Chương 2 phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 30 - 53)

kích thước cho trẻ mẫu giáo

Hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ giúp trẻ xác định được độ lớn của các vật, nhận biết được các chiều kích thước (dài, rộng, cao…) và so sánh độ lớn của các vật theo các chiều kích thước đó. ở trẻ mẫu giáo lớn, sau khi đã nắm vững được các kỹ năng so sánh thì việc dạy trẻ phép đo lường ở giai đoạn này là rất quan trọng. Nó giúp phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn. Trong quá trình học đo lường, trẻ học được cách phân biệt vật để đo, vật làm thước đo và kết quả đo. Vì vậy sự ước lượng kích thước của trẻ được phát triển. Hơn nữa nhờ hoạt động đo mà biểu tượng về số lượng và mối quan hệ giữa các con số của trẻ được củng cố. Chính vì vậy người giáo viên phải nắm vững phương pháp và kết hợp dưới nhiều hình thức dạy học khác nhau nhằm đem lại hiệu quả giáo duc cao nhất.

Có hai hình thức dạy học Mầm non:

+ Dạy học trong hoạt động học có chủ đích + Dạy học ngoài hoạt động học có chủ đích 2.1. Dạy học và phương pháp dạy học

2.1.1. Dạy học và dạy học Mầm non

Dạy học: là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoach, nhằm giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, kỹ xảo và phương thức hoạt động trí tuệ trên cơ sở đó mà phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách.

Dạy học ở Mầm non: là quá trình phát triển có hệ thống, có kế hoạch có mục đích năng lực nhận thức của trẻ, trang bị cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.

2.1.2. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là con đường, là cách thức mà giáo viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt kết quả cao nhất.

Phương pháp dạy học ở Mầm non: là cách thức làm việc của giáo viên và trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp trẻ tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen mới, phát triển năng lực nhận thức, góp phần xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người mới.

Phương pháp dạy học không chỉ ở chỗ giáo viên đem lại cho trẻ tri thức mà còn là hoạt động nhận thức của trẻ. Nó không chỉ là hoạt động nhận thức thuần tuý mà còn bao gồm những hoạt động thực tiễn. Việc nắm tri thức là sản phẩm hoạt động của trẻ chứ không phải của giáo viên.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu phương pháp là một phạm trù mang tính biện chứng nó không phải là bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Việc xác định đúng và nắm vững các phương pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, nhanh chóng đạt được mục đích đề ra.

Dựa trên quan điểm đổi mới nội dung chăm sóc giáo dục trẻ tôi xây dựng phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ gồm những phương pháp sau:

* Phương pháp hoạt động với đồ vật

* Phương pháp dùng lời * Phương pháp luyện tập

2.2.1. Phương pháp hoạt động với đồ vật 2.2.1.1. Khái niệm

Phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp giáo viên sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, để tổ chức cho trẻ tiến hành hoạt động với dùng, đồ chơi đó nhằm giúp trẻ tự khám phá ra tri thức.

Phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp chủ đạo để hình thành các biểu tượng Toán cho trẻ được giáo viên sử dụng nhiều trong “tiết học” cho trẻ làm quen với Toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua hệ thống các bài tập: bài tập sao chép, bài tập sáng tạo. Các loại bài tập này thường dùng trong phần ôn luyện kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.

Sử dụng hệ thống bài tập phân theo hình thức tổ chức dạy học: bài tập cho cả lớp, bài tập cho từng nhóm trẻ, cá nhân trẻ. Mức độ khó dễ phụ thuộc vào từng loại bài tập.

2.2.1.2. Mục đích, yêu cầu của phương pháp * Mục đích:

- Phát triển cảm giác và khả năng tri giác nhanh nhạy, chính xác thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng.

- Phát triển khả năng sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động của trẻ. Phát triển trí tưởng tượng phong phú cho trẻ.

* Yêu cầu:

- Chọn đối tượng cho trẻ hoạt động phải phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài dạy và nội dung hoạt động đã chọn.

- Từng trẻ phải được trực tiếp tham gia hoạt động, được quan sát vật mẫu, hành động mẫu của cô đầy đủ, rõ ràng.

2.2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp * Ưu điểm:

- Phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá ra tri thức.

- Góp phần phát triển các thao tác tư duy: so sánh, phân loại, trừu tượng hoá, khái quát hoá… Từ đó giúp trẻ chuyển từ tư duy trực quan cụ thể sang tư duy trực quan hình tượng – tư duy lôgic.

* Nhược điểm:

- Nếu sử dụng không hợp lí các đồ dùng học tập sẽ làm cho trẻ bị phân tán, không tập trung vào bài.

- Nếu không có sự định hướng của cô giáo thì các hoạt động sẽ không đảm bảo tính thống nhất, tính trừu tượng.

2.2.1.4. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu của bài dạy - Bước 2: Xác định phương thức hoạt động

- Bước 3: Định hướng hoạt động( xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện) - Bước 4: Tổ chức hoạt động:

+ Chọn ra các đối tượng đặt trên mặt phẳng nằm ngang cho trẻ quan sát.

+ Hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh để rút ra kết luận + Tổ chức luyện tập, vận dụng

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động

Bài tập sao chép: là loại bài tập mà trẻ bắt chước các

hoạt động của cô, thực hiện các việc làm, các thao tác theo một quy trình nhất định dưới sự hướng dẫn của cô. Chính vì vậy mà việc định hướng hành động cho trẻ phải bằng hành động mẫu cùng vật mẫu có kèm lời hướng dẫn cách làm của cô nhằm lôi cuốn trẻ vào hoạt động.

Cô vừa nói vừa thực hiện, lời nói và hành động phải đi liền nhau. Yêu cầu lời nói mẫu phải ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ biết mình phải làm gì? Làm như thế nào? Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ.

Ví dụ : Khi dạy trẻ hình thành biểu tượng về chiều dài, cô yêu cầu trẻ xác đinh chiều dài của băng giấy. Cô cầm băng giấy theo phương nằm ngang và chỉ tay từ trái sang phải dọc theo chiều dài băng giấy. Trẻ làm theo cô và nói “ chiều dài”.

Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán, bài tập

sao chép thường được sử dụng trong các “tiết học” hình thành kiến thức mới ở

tất cả các độ tuổi (3-4tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi), đặc biệt là với trẻ 3-4 tuổi. Ví dụ : “Dạy trẻ so sánh chiều dài giữa hai đối tượng. Sử dụng đúng các từ dài hơn, ngắn hơn”. Đây là bài tập nhằm hình thành cho trẻ 4 tuổi kiến thức, kĩ năng mới. ở bài tập này, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ phải học kỹ năng so sánh chiều dài giữa hai đối tượng thông qua việc thực hiện các thao tác: đặt 2 đối tượng cạnh nhau( có một đầu thẳng hàng) để so sánh, từ đó thấy được mối quan hệ về chiều dài giữa chúng (dài hơn – ngắn hơn).

- Dài hơn

- Ngắn hơn

Bài tập sáng tạo: là loại bài tập mà giáo viên chỉ nêu ra vấn đề giải

quyết và hướng dẫn biện pháp giải quyết vấn đề bằng lời nói, không có hành động mẫu. Trẻ tự mình thực hiện một phần hoặc toàn bộ phương thức hoạt động của giờ học.

Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán, bài tập

sáng tạo thường được sử dụng trong các “tiết học” củng cố, rèn luyện, vận

dụng các kỹ năng đã học cho mọi lứa tuổi hoặc giờ dạy kiến thức mới cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).

Ví dụ: “Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều dài giữa 3 đối tượng. Sử dụng đúng các từ: dài nhất – ngắn hơn – ngắn nhất ”. Đây là bài tập nhằm rèn luyện, mở rộng việc so sánh về chiều dài giữa 3 đối tượng cho trẻ 5 tuổi. ở bài tập này cô giáo yêu cầu trẻ tự mình thực hiện phương thức hoạt động. Cô không làm mẫu mà để trẻ tự nhớ lại kỹ năng so sánh chiều dài bằng thao tác đặt các đối tượng cần so sánh cạnh nhau để từ đó trẻ tự mình tìm ra mối quan hệ về chiều dài giữa chúng.

Dài hơn Ngắn hơn Ngắn nhất

2.2.2. Phương pháp dùng lời 2.2.2.1. Khái niệm

Phương pháp dùng lời là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của cô để mô tả, hướng dẫn, gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích, khái quát hoá để nắm được những tri thức cần thiết.

2.2.2.2. Mục đích, yêu cầu của phương pháp: * Mục đích:

- Giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn.

- Giúp chính xác hoá, khái quát hoá các biểu tượng Toán ban đầu.

- Thúc đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ tạo điều kiện để trẻ độc lập trong suy nghĩ, hướng trẻ vào nhiệm vụ cần giải

quyết. Qua đó rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe, hiểu được lời nói của người khác, tăng cường khả năng diễn đạt bằng lời nói của bản thân.

* Yêu cầu:

- Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học, vừa sức với trẻ và theo một trình tự hợp lí.

- Lời hướng dẫn phải rõ ràng, tỉ mỉ, phải định hướng theo trình tự lôgic của bài học.

- Cho trẻ diễn đạt chính xác, đầy đủ, phát âm rõ ràng không bắt buộc phải sử dụng theo đúng ngôn ngữ của cô.

2.2.2.3. ưu nhược điểm của phương pháp * ưu điểm:

- Giúp giáo viên định hướng nội dung bài học.

- Trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và đầy đủ các kiến thức hơn.

- Tăng cường được khả năng khái quát hoá, kích thích sự phát triển của tư duy, tăng cường khả năng diễn đạt.

* Nhược điểm:

- Nếu sử dụng phương pháp này quá nhiều sẽ làm cho không khí lớp học trở nên trầm lắng. Trẻ bị động tiếp thu các kiến thức.

2.2.2.4. Các bước tiến hành:

- Hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng: Lời nói của cô giáo phải hấp dẫn để trẻ thấy được cái cần nhìn, cần quan sát. Sau khi trẻ đã nhận xét, cô cần nêu nhận xét của mình để chính xác hoá và hệ thống hoá lại kiến thức.

- Quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật: lời nói của giáo viên phải ngắn gọn, dễ hiểu, có định hướng rõ ràng để trẻ hiểu được phải làm cái gì và làm như thế nào. Lời nói phải có ngữ điệu, phải nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng.

Người ta sử dụng phương pháp dùng lời để hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ thông qua hệ thống các câu hỏi.

Phương pháp nêu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thúc đẩy sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ của trẻ, khêu gợi cho trẻ thấy cần thiết phải giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ đặt ra cho mình.

Những câu hỏi thường được sử dụng bao gồm các nhóm sau:

- Loại câu hỏi sao chép bề ngoài hay các câu hỏi dựa trên sự tri giác và

trí nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi lại những đặc điểm bên ngoài của đối tượng, yêu cầu trẻ mô tả lại những điều vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ cô giao.

Ví dụ: Khi dạy so sánh chiều dài hai đối tượng cô sử dụng hệ thống các câu hỏi sao chép bề ngoài sau:

Trên tay cô có cái gì đây?( Băng giấy)

Băng giấy có màu gì? Băng giấy có dạng hình gì? Chiều dài của băng giấy được tính từ đâu?

Cô vừa làm gì?(xếp chồng hai băng giấy lên nhau)

Một đầu của băng giấy như thế nào với nhau?(trùng nhau)

Đầu còn lại như thế nào với nhau?(không trùng nhau)

Băng giấy nào có phần thừa ra?

Băng giấy nào có phần thiếu đi?

Băng giấy nào dài hơn? Băng giấy nào ngắn hơn? Những câu hỏi loại này nhằm hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng. Đồng thời cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ bộ về đối tượng mình đang tiếp xúc và mục đích hành động của mình. Giúp trẻ xác định đâu là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật và làm thế nào để biết được đối tượng nào dài hơn, ngắn hơn, rộng hơn, hẹp hơn, cao hơn, thấp hơn…

- Loại câu hỏi nhận thức sao chép: là loại câu hỏi ở mức độ cao hơn nhằm

giúp trẻ nắm vững và củng cố kiến thức một cách sâu sắc hơn. Loại câu hỏi này yêu cầu trẻ mô tả lại quá trình thực hiện giúp trẻ đào sâu, củng cố kiến thức đã có.

Ví dụ:

Vì sao con biết băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ?

Vì sao con biết băng giấy màu đỏ ngắn hơn băng giấy màu xanh?

Vì sao cô lấy được quả táo trên cao mà các cháu không lấy được?

Vì sao con không nhìn thấy gấu em? (vì gấu anh to hơn)

Loại câu hỏi này kích thích quá trình tư duy, suy luận của trẻ, giúp trẻ hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng.

- Loại câu hỏi nhận thức sáng tạo: Yêu cầu trẻ sử

dụng tri thức đã có vào việc giải quyết các tình huống khác nhau, hoặc giải thích các mối quan hệ phụ thuộc về kích thước giữa các đối tượng.

Làm thế nào để biết băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ mấy que tính.

Loại câu hỏi này giúp ta phân biệt nhận thức của trẻ rất tốt. Trẻ nào có tư duy trí nhớ tốt sẽ tìm ra cách giải bài toán một cách tối ưu và ngược lại. Giáo viên cần tích cực sử dụng loại câu hỏi này nhằm kích thích trí não của trẻ phát triển.

Như vậy hệ thống các câu hỏi trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán bao gồm hệ thống các câu hỏi đơn giản nhất là các câu sao chép bề ngoài, rồi đến các câu hỏi nhận thức sao chép và đến các câu hỏi phức tạp hơn là câu hỏi nhận thức sáng tạo. Tùy theo yêu cầu của tình huống, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi bài học mà cô giáo lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp.

Lưu ý: Khi sử dụng hệ thống các câu hỏi, các câu hỏi cần phải cụ thể, rõ

ràng, ngắn gọn, dễ hiểu đối với trẻ. Nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề. Hệ thống câu hỏi đưa ra phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng câu hỏi vừa đủ, không nên quá nhiều khiến trẻ căng thẳng. Không nên dùng những câu hỏi ép mớn trẻ trả lời như thế sẽ hạn chế sự phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Giáo viên nên tập cho trẻ tìm hiểu và sử dụng nhiều cách đặt câu hỏi để có thể ứng dụng vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Tóm lại, phương pháp sử dụng câu hỏi là một trong những phương pháp dạy học bằng lời. Các loại câu hỏi này sẽ bổ sung minh hoạ và làm rõ vấn đề. Giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trong cảu đối tượng. Từ đó, góp phần phát triển tư duy logic cho trẻ nhằm hướng tới mục đích phát triển toàn diện.

2.2.3.Phương pháp luyện tập

Phương pháp luyện tập là phương pháp giáo viên tổ

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo (Trang 30 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)