Mục dich nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Sứ dụng phần mềm powerPoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mâm non” nhằm các mục dich sau: + Giúp người giáo viên ma
Trang 1MỞ ĐÀU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục mam non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Nó cung cấp cho trẻ những biểu tượng sơ gián, ban đầu về tập hợp, số lượng - phép đếm, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian
Từ đó tạo nền tảng vững chắc chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phố thông Nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non gồm 5 mạch kiến thức chính: Số lượng - phép đếm, hình dạng, kích thước, không gian, thời gian Trong đó, nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non là một nội dung khá quan trọng và tương đối khó Nó cung cấp cho trẻ những biểu
tượng kích thước cụ thể như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, độ lớn, ở một
đối tượng hay một nhóm đối tượng Nội dung này có liên quan chặt chẽ với các nội dung khác góp phần tạo nên một chỉnh thể thống nhất, toàn điện trong
hệ thống nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ
Nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ nói chung và nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non nói riêng là tương đối khó
so với các nội dung học khác Đề nội dung toán đó gần gũi dễ hiểu, ta cần chú
ý tới phương pháp dạy học, hình thức tô chức dạy học cho trẻ mầm non Một trong những cách đó là sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cụ thể là việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật dạy học, các phần mềm dạy học đề hỗ
trợ cho việc thiết kế các bài soạn, bài giảng điện tử và hỗ trợ cho hoạt động
giảng dạy trên lớp
Trang 2Cách thức ứng dụng CNTT hết sức đa đạng và phong phú, người ta có thể sử dụng phần mềm PowerPoint, Violet, Flash, Trong đó, phần mềm PowerPoint là một trong những phần mềm được ứng dụng khá phổ biến và đạt được hiệu quả cao trong dạy học nói chung và dạy học ở mầm non nói riêng Trong phạm vi giới hạn khoá luận, chúng tôi chỉ nghiên cứu “Sứ dựng phan mém PowerPoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho tré mam non”
2 Mục dich nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Sứ dụng phần mềm powerPoint trong dạy học
hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mâm non” nhằm các mục dich sau:
+ Giúp người giáo viên mam non nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ
+ Góp phần hỗ trợ giáo viên giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học thông qua quá trình thiết kế, tạo giáo án, bài giảng điện tử bằng phần mềm PowerPoint qua một số đề tài cụ thể
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
+ Nghiên cứu cách thức khai thác, sử đụng phần mềm PowerPoint vao
việc thiết kế bài giảng
+ Nghiên cứu các hoạt động dạy học nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non qua phần mềm PowerPoint
+ Đánh giá các khó khăn, thuận lợi và đưa ra giải pháp tăng tính hiệu quả ứng dụng CNTT vào dạy học mầm non
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Trang 3Cách thức sử dụng phần mềm PowerPoint trong soạn giảng, thiết kế giáo án, bài giảng điện tử hình thành biêu tượng kích thước cho trẻ
b Phạm vi nghiên cứu
Phần mềm PowerPoint 2003, 2007, 2010
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2 Sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non
Trang 4NOI DUNG
CHUONG 1
CO SO Li LUAN VA THUC TIEN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non
1.1.1.1 Vai trò của việc hình thành biểu tượng kích thước
Trước tiên, chúng ta cần hiểu một số khái niệm có liên quan
“Biểu tượng” là một khái niệm được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đứng ở mỗi góc độ trên quan điểm khác nhau ta sẽ có những định nghĩa khác nhau về nó
Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng (Triết học Mác - Lênin) thì “Biểu tượng là hình ảnh của khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái hiện Hay nói cách khác, biểu tượng là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan Biểu tượng được hình thành sau quá trình cảm giác, tri giác, là kết quả của quá trình tri giác Nó phản ánh khách thê một các gián tiếp”
Theo từ điển tâm lí (Vũ Dũng - NXB Khoa học xã hội 2000) thì “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ
lại hay tưởng tượng Khác với tri giác, biểu tượng có thê mang tính khái quát Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại thì biểu tượng liên quan đến quá khứ va tương lai”
Theo từ điển Tiếng Việt (Giáo sư Hoàng Phê chủ biên) thì “Biểu tượng
là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”
“Kích thước” là một khái niệm cơ bản của Toán học, xuất hiện từ thời
cô và hoàn thiện trong quá trình rất lâu dài Kích thước là một khái niệm
Trang 5chung, tong quat, biểu thị độ lớn của các đại lượng (có khi còn gọi là độ lớn),
trực tiếp hơn là các khái niệm cụ thể như: Độ dài, thể tích, diện tích Mỗi
loại kích thước cụ thé liên quan đến một phương pháp xác định, cách so sánh
và cả tính chất thích ứng của vật thê
“Biểu tượng kích thước” chính là biểu tượng của sự tri giác, điều đó cũng có nghĩa: Tri giác là cơ sở tạo nên những biểu tượng, có tri giác kích thước thì mới có biểu tượng kích thước Nói cách khác, tri giác kích thước là
cơ sở tạo nên biểu tượng về kích thước Hơn thế nữa, việc tri giác phải kĩ lưỡng, chính xác và tổng thé thì biểu tượng được hình thành mới trọn vẹn và
sâu sắc
Việc hình thành biểu tượng kích thước sẽ giúp trẻ xác định độ lớn của
các vật, nhận biết được các chiều kích thước (dải, rộng, cao ) và so sánh độ lớn của các vật theo chiều kích thước đó
Việc hình thành biểu tượng kích thước cần có sự kết hợp nhuan nhuyén giữa các giác quan, đặc biệt là thị giác và xúc giác Trẻ quan sát cô làm mẫu, ước lượng độ lớn bằng mắt , sử dụng hoạt động bằng tay để thực hiện các biện pháp xếp chồng, xếp kề, đo, Do đó, quá trình hình thành biểu tượng kích thước cũng giúp cho các giác quan của trẻ phát triển hơn, trẻ quan sát tốt hơn và hoạt động bằng tay cũng trở nên khéo léo và chính xác hơn
Trong quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ, GV cung cấp cho trẻ một số từ mới, mở rộng vốn từ cho trẻ và giúp trẻ sử dụng từ chính
xác: dài hơn, ngắn hơn, to hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp hơn từ đó phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
Khi nắm được các chiều kích thước và độ lớn của vật thê sẽ góp phần tích cực chuẩn bị cho trẻ vào trường phố thông
Hình thành biểu tượng kích thước có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Từ các
biểu tượng mà trẻ có được sẽ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình Ví
Trang 6dụ: Trẻ có thể giúp đỡ mọi người lấy những đồ vật theo yêu cầu của họ như: lấy cho me cai ca to, cai bat to, cai gay dai, chai nước mắm nhỏ Khi đã có biểu tượng chính xác về kích thước trẻ không còn cô xỏ chân vào cái tất của búp bê hay đôi giày của mẹ nữa mà trẻ có thé tự chọn những đồ dùng phù hợp với kích cỡ của mình hoặc người khác như: giày, tất, mũ, gang tay, quần, áo, Cùng với sự lớn lên về nhận thức các biểu tượng kích thước thì nhận thức của trẻ cũng dần dần hoàn thiện hơn - đó chính là vai trò to lớn của việc
hình thành biểu tượng kích thước
1.1.1.2 Đặc điểm nhận thức về kích thước ở trẻ mm non
a Tré 3 - 4 tuổi
Trẻ ở giai đoạn này hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế nhiều hơn hệ thống tín hiệu thứ hai Trẻ nhạy cảm với các tác động bên ngoài và bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố: hình dạng, màu sắc, kích thước Sự nhận thức gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan của bản thân
Đối với biểu tượng toán, trẻ nhận biết mỗi loại kích thước của vật thể nhờ sự hoạt động tích cực của các giác quan là thị giác và xúc giác Thông qua ngôn ngữ, trẻ nói khái quát những biểu tượng đó Tuy nhiên do đặc điểm nhận thức của trẻ còn thấp nên quá trình nhận thức này chưa đầy đủ và chính xác, cụ thé:
Trẻ nhận thức được một chiều kích thước của vật như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn Dưới sự hướng dẫn của GV trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu đó Ví dụ: Lấy giúp cô cái thước dài hoặc tìm cho cô quả bóng to Đặc biệt trẻ phân biệt được đâu là người lớn, đâu là trẻ con
Trẻ ở độ tuổi này chưa có khá năng phân tích tổng hợp nên khi tri giác
các đối tượng còn thiếu tính phân định, trẻ thường hướng tới độ lớn chung của vật mà không có sự phân tách rõ ràng từng chiều kích thước như: chiều dài,
chiều rộng, chiều cao và độ lớn Trẻ thường nhằm lẫn giữa chiều dài và chiều
Trang 7rộng Khá năng ước lượng bằng mắt còn kém, động tác tay chưa thành thạo nên trẻ chỉ có khả năng phân biệt kích thước của hai vật có sự chênh lệch rõ nét, trẻ không có khả năng so sánh
Ngôn ngữ của trẻ đã có những từ khái niệm về kích thước khác nhau của vật nhưng còn ít và chưa đầy đủ, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của đanh từ
“Kích thước” nên trẻ thường trả lời sai về kích thước của vật Ví dụ: Con lợn béo trẻ nói thành con lợn to, cây cao thì nói thành cây to
b Trẻ 4 - 5 tuổi
Trẻ ở lứa tuổi này sự nhận thức được kế thừa từ những đặc điểm của lửa tuổi trước và tiếp tục phát triển hình thành những nhận thức mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí ở giai đoạn này của trẻ Ở lứa tuổi này hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ưu thế nhưng đã giảm đi với độ tuổi trước, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển hơn do ngôn ngữ của trẻ đã phát triển Tuy nhiên,
sự nhận thức vẫn gắn liền với quá trình nhận thức cảm tính
Đối với biểu tượng toán: Trẻ nhận biết được chiều kích thước của 2 - 3
vật về chiều dài, chiều rộng và độ lớn, nếu có sự khác biệt rõ nét về các chiều
đó Nhờ có trí giác phát triển nên khả năng ước lượng của trẻ tốt hơn giai đoạn trước Trẻ đã biết kết hợp với vốn kinh nghiệm đã có, sự cảm thụ qua lời
nói, đặc biệt có sự tham gia của các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, đã giúp cho quá trình phân biệt các chiều đo kích thước của đối tượng diễn ra nhanh và chính xác hơn
Sự nhận thức của trẻ trong giai đoạn này phát triển rõ nét hơn trong giai đoạn trước, đó là: Trong quá trình xác định các chiều đo kích thước của vật trẻ biết dùng tay sờ dọc theo chiều đài, chiều rộng của vật Các thao tác khảo sát này rất quan trọng giúp trẻ tri giác kích thước và phân tích các chiều đo của vật chính xác hơn
Trang 8Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn kể cả vốn từ và khả năng phát âm Trẻ hiểu được ý nghĩa của các danh từ “Kích thước” nên việc diễn đạt các từ chỉ mối quan hệ kích thước cũng chính xác hơn như: quan hệ bằng nhau, quan hệ không bằng nhau, dài hơn - ngắn hơn, cao hơn - thấp hơn ngoài ra trẻ còn thể hiện rõ được mối quan hệ về chiều kích thước của 3 đối tượng theo chiều tăng dần hay giảm dần về kích thước như: cao nhất - thấp hơn - thấp nhất, dai nhất - ngắn hơn - ngắn nhất, hẹp nhất - hẹp hơn - rộng nhất Bên cạnh đó, trẻ vẫn mắc các lỗi như: nhầm lẫn giữa chiều đài và chiều rộng, khi trả lời về chiều kích thước còn bị chỉ phối bởi màu sắc, số lượng của các vật
e Trẻ 5 - 6 tuổi
So với hai giai đoạn trước, ở giai đoạn này sự nhận thức của trẻ có phần
vượt trội Hệ thống tín hiệu thứ nhất không còn chiếm ưu thế như các giai
đoạn trước, thay vào đó là sự phát triển mạnh của hệ thống tín hiệu thứ hai, cụ
thể trẻ nhận thức về biểu tượng toán như sau:
Trẻ nhận biết được ba chiều kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn) của vật một cách nhanh chóng bằng các biện pháp so sánh và
phản ánh được bằng lời mối quan hệ kích thước đó Ở giai đoạn này, phần lớn
đã phát triển khả năng ước lượng bằng mắt về kích thước các đồ vật ở trẻ
Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng ước lượng kích thước bằng mắt phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ Trẻ càng lớn thì độ chính xác càng cao Do đó cần dạy trẻ những thủ thuật ước lượng kích thước bằng mắt
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã sử dụng các thao tác tay để khảo sát đồ vật Ở giai đoạn này trẻ sử dụng thao tác tay một cách thành thạo, kết hợp được quá trình tri giác, ghi nhớ, phân tích, tổng hợp Thể hiện bằng việc trẻ đã thực hiện các thao tác đo lường, sử dụng được thước đo, diễn đạt được kết quả đo Từ đó việc xác định các chiều kích thước của vật trở nên dễ dàng và chính xác
Trang 9Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa “độ lớn” của thước đo với số đo kích thước của vật Từ đó trẻ cũng nhanh chóng xác định được “độ lớn” của thước
càng nhỏ thì số đo kích thước càng lớn Mỗi thước đo khi đo một vật thì kết
quả đo sẽ khác nhau
Ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh, trẻ có khả năng giao tiếp như người lớn Do vậy việc điễn đạt các mối quan hệ về kích thước đối với trẻ dễ dàng hơn và chính xác theo yêu cầu của cô giáo
1.1.1.3 Nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non
a Trẻ 3 - 4 tuổi
Trẻ Mẫu giáo bé rất chú ý tới sự khác biệt về kích thước của các vật và
có hứng thú so sánh kích thước của chúng Thông qua quá trình hoạt động với
đồ vật, đồ chơi kích thước khác nhau, trẻ đã bước đầu nhận biết sự khác biệt
về kích thước của các vật và thông qua ngôn ngữ của mình diễn đạt lại mối quan hệ kích thước đó.Theo chương trình giáo dục hiện hành nội dung dạy
học hình thành biểu tượng về kích thước cho Mẫu giáo bé gồm những vấn đề sau:
i Dạy trẻ làm quen bằng trực giác sự khác biệt rõ nét về chiều đo kích thước của hai đối tượng (Chiều đài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn)
ii Dạy trẻ nhận biết, phân biệt và nắm vững được tên gọi từng chiều đo
kích thước như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn Trẻ phản ánh được
bằng lời mối quan hệ kích thước giữa hai đối tượng và sử dụng đúng các từ diễn đạt chỉ mối quan hệ đó như: to hơn - nhỏ hơn, dài hơn - ngắn hơn, rộng hơn - hẹp hơn, cao hơn - thấp hơn
Bên cạnh đó cần phát triển sự tri giác kích thước của các vật, làm
phong phú và hoàn thiện hơn kinh nghiệm cảm nhận kích thước của trẻ
b Trẻ 4 - 5 tuổi
So với độ tuổi trước, ở độ tuổi này trẻ đã có những kiến thức nhất định
về biểu tượng kích thước, có những vốn từ đủ để diễn tả mỗi quan hệ về các
Trang 10chiều kích thước mà trẻ biết Nội dung hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ 4 - 5 tuổi gồm:
¡ Phát triển khả năng nhận biết về độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hai đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng
ii Hình thành cho trẻ kĩ năng so sánh về các chiều kích thước của hai đối tượng bằng các biện pháp xếp chồng, xếp kề các đối tượng Biết diễn đạt mối quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói như: to hơn - nhỏ hơn, có độ lớn bằng nhau, dài hơn - ngắn hơn, dài bằng nhau
1ii Hình thành cho trẻ kĩ năng so sánh chiều đài, chiều rộng, chiều cao
và độ lớn của ba đối tượng, biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự tang dan hoặc giảm dần về kích thước Phản ánh được mối quan hệ thứ tự ba đối tượng
bằng lời nói như: Dài nhất - ngắn hơn - ngắn nhất, cao nhất - thấp hơn - thấp nhất, rộng nhất - hẹp hơn - hẹp nhất, lớn nhất - nhỏ hơn - nhỏ nhất
e Trẻ 5 - 6 tuổi
Khác với độ tuổi trước trẻ mẫu giáo lớn đã có những vốn kiến thức và kinh nghiệm về biểu tượng các chiều kích thước của đối tượng khả năng ước lượng bằng mắt, các thao tác tay thực hiện một cách thành thạo Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, trẻ có khả năng giao tiếp như người lớn Do vậy nội dung hình thành biểu tượng kích thước gồm những vấn đề sau:
¡ Củng cố và phát triển kĩ năng so sánh kích thước của các đối tượng bằng các biện pháp xếp chồng, xếp kể, ước lượng kích thước bằng mắt
ii Dạy trẻ đo độ dài của một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác
nhau
iii Dạy trẻ đo dung tích của một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau Nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối tượng
Trang 111.1.1.4 Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước
a Trẻ 3 - 4 tuổi
* Dạy trẻ trên giờ học
Hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng toán về kích thước trên giờ học đóng vai trò rất trọng Trong mỗi giờ học cô phải chuẩn bị giáo án, mục đích, yêu cầu, nội dung đầy đủ cần dạy cho trẻ, đồ dùng trực quan phù hợp, đảm
bảo được tính thâm mĩ an toàn đối với trẻ Giờ học diễn ra dưới sự hướng
dẫn, tổ chức của cô giáo mọi trẻ đều được tham gia hoạt động với đồ vật Hơn nữa dạy trẻ trên giờ học GV dé quan sát, nhận xét được sự nhận thức các biểu tượng toán của trẻ Từ đó có sự động viên, khuyến khích cũng như sửa sai kịp
thời cho trẻ giúp trẻ nhận thức tốt hơn
Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về các chiều kích thước của hai đối tượng bằng trực giác: Ở lứa tuổi này do động tác tay chưa thành thạo, khả
năng ước lượng bằng mắt còn kém, vì vậy cô không sử dụng kĩ năng so sánh
để dạy trẻ Cô nên tạo tình huống bằng các hoạt động hàng ngày mà trẻ vẫn thường làm nhưng có yêu cầu cao hơn đề khi thực hiện nhiệm vụ của cô giáo,
trẻ không thể thực hiện được hết yêu cầu của cô, lí do là vì có sự khác biệt về
kích thước của các đối tượng Từ đó trẻ nắm được các biểu tượng của từng loại kích thước Sau khi trẻ phát hiện được sự khác biệt trong khi hoạt động,
cô giáo dùng kĩ năng so sánh bằng cách xếp chồng hoặc đặt kề hai đối tượng với nhau và chỉ cho trẻ sự khác biệt này và giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa sự khác biệt của từng loại kích thước
Ví dụ: Cô cho trẻ chơi “đập bóng”, trẻ đập được quả bóng ở dưới vì quả bóng treo ở thấp, và không đập được quả bóng treo trên cao hơn mà chỉ
cô đập được Kết luận “cô cao hơn cháu, còn cháu thấp hơn cô”, cô gọi vài trẻ lên thực hiện để các bạn nhìn rõ kết quả và cô chỉ cho trẻ thấy phần cao hơn của cô so với trẻ
Trang 12Trong giai đoạn này không yêu cầu trẻ sử dụng kĩ năng so sánh để kiểm tra kết quả Sự so sánh của kích thước chỉ có tính tương đối, vì vậy khi hình thành biểu tượng cho trẻ cô cần cho trẻ diễn đạt đầy đủ nội dung khi so sánh
Vị dụ: “Sợi len đỏ dài hơn sợi len xanh” hay “Sợi len xanh ngắn hơn sợi len đỏ”, không nên nói “Sợi đỏ đài hơn” hay “Sợi xanh ngắn hơn”
Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về các chiều kích thước khi hai đối tượng
này không còn có sự chênh lệch về kích thước lớn Cô hướng dẫn trẻ sử dụng
kĩ năng so sánh, cụ thể:
Với độ dài: Đối với các vật thể mềm, hướng dẫn trẻ dùng tay cầm một
đầu các đối tượng, điều chỉnh cho hai đối tượng song song với nhau Tay còn lại vuốt nhẹ theo chiều từ trên xuống dưới Đối với các vật thể cứng, hướng dẫn trẻ xếp chồng và xếp kề theo chiều dài và sao cho một đầu của chúng trùng nhau Với cả hai trường hợp trên, cô hướng dẫn trẻ kiểm tra đầu còn lại, nếu đầu còn lại của hai đối tượng trùng khít với nhau thì hai đối tượng đài bằng nhau Nếu đầu còn lại của hai đối tượng không trùng khít thì đối tượng
nào có đầu còn lại thừa ra thì đài hơn, ngược lại sẽ là đối tượng ngắn hơn
Với bề rộng (Chí hướng dẫn trẻ so sánh các vật có diện tích): Cô sử dụng biện pháp đặt chồng hai đối tượng lên nhau Nếu hai đối tượng trùng khít không có phần thừa, phần thiếu thì chúng rộng bằng nhau Nếu các đối tượng có thể nằm trọn trong nhau thì đối tượng nào có thừa ra thì rộng hơn,
ngược lại sẽ hẹp hơn Trường hợp đặc biệt: Nếu đối tượng là hình vuông, hình
chữ nhật, cô hướng dẫn trẻ đặt hai cạnh liên tiếp của các hình trùng nhau cho
dễ so sánh
Với chiều cao: Cô hướng dẫn trẻ đặt hai đối tượng cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng theo chiều thắng đứng hoặc chọn các đối tượng trên cùng một mặt phẳng đề so sánh và kiểm tra phần trên Nếu phía trên của hai đối tượng không có phần nào nhô lên thì hai đối tượng này cao bằng nhau Nếu đối
Trang 13tượng nào có phần trên nhô lên thì đối tượng đó cao hơn, ngược lại là thấp hơn
Độ lớn: Cô hướng dẫn trẻ so sánh các đối tượng có thể tích hoặc dung tích
Ở phần luyện tập này cô phát cho mỗi trẻ các đối tượng theo từng cặp:
Cô đọc đồ vật, trẻ nói kích thước
Cô nói kích thước, trẻ chọn đồ vật g1ơ lên và nói màu sắc
Cô nói màu sắc, trẻ chọn đồ vật giơ lên và nói kích thước
Khi trẻ chọn đồ vật giơ lên cô nên cho trẻ dùng tay chỉ theo chiều so sánh của đối tượng, vừa chỉ vừa nói càng nhiều lần càng tốt, chỉ chiều dài hay chiều rộng của đối tượng, tay theo hướng từ trái sang phải dọc theo vật, chỉ chiều cao từ trên xuống dưới hay từ đưới lên trên
Cô cho trẻ liên hệ với thực tế xung quanh, các cặp đối tượng của từng loại kích thước phải để gần nhau hoặc để chồng lên nhau ở các vị trí trẻ dễ quan sát
Lúc đầu cô có thể nêu tên đối tượng và vị trí đặt, còn trẻ nói kết quả (ví dụ: mũ của cô và của cháu) Sau đó cô nêu vị trí cho trẻ đi tìm các cặp đối
tượng và nói kết quả Khi trẻ đã nhận biết thành thạo, cô có thê hướng dẫn trẻ
tập giải thích và làm thao tác so sánh
* Dạy trẻ ngoài giờ dạy học
Do đặc điểm của trẻ chóng nhớ nhanh quên nên việc dạy trẻ ngoài giờ học có vai trò quan trọng giúp trẻ củng cố lại kiến thức và mở rộng những hiểu biết của trẻ Dạy ngoài giờ học bằng nhiều hình thức như:
Thông qua tiết học tạo hình cho trẻ xếp những ngôi nhà cao, ngôi nhà thấp, vẽ sợi dây dài ngắn, nặn viên bỉ to, nhỏ
Thông qua tiết học ngoài giờ học cho trẻ quan sát, nhận biết: cây cao, cây thấp, cây to, cây nhỏ
Trang 14Trong sinh hoạt hàng ngày: Cô chú ý hướng dẫn trẻ vào việc nhận xét mối quan hệ kích thước của các đồ vật mà trẻ thường gặp (Ví dụ: Am đựng nước to hơn chén, bát đựng thức ăn to hơn bát ăn cơm, cô cao hơn cháu, bàn cao hơn ghế )
b Trẻ 4 - 5 tuổi
* Dạy trên giờ học
Cũng như ở Mẫu giáo bé, dạy trên giờ học đóng vai trò quan trọng Trong mỗi tiết học mục đích, yêu cầu được đề ra rõ ràng, GV chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học phù hợp
Bồ cục của giáo án gồm ba bước:
Bước l1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dung bài mới
Bước 2: Hình thành biểu tượng mới
Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết
Ở lứa tuổi này trẻ đã có những vốn kiến thức nhất định về biểu tượng kích thước do đã được hình thành ở độ tuôi trước, nên trong độ tuổi này mục đích của buổi dạy được mở rộng, phát triển lên, thời gian một tiết học diễn ra khoảng 20 - 25 phút
Mục đích của giờ dạy là phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để
nhận biết các chiều kích thước của đối tượng, phát triển kĩ năng so sánh từ 2 -
3 đối tượng bằng các biện pháp xếp chồng, xếp kể Trẻ diễn đạt các mối quan
hệ đó một cách đầy đủ
Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về các chiều kích thước của ba đối
tượng: Dựa trên cơ sở sử dụng kĩ năng so sánh các chiều kích thước của ba đối tượng Từ đó hình thành biểu tượng hơn nhất và kém nhất về kích thước
Cu thé, trong ba đối tượng có kích thước khác nhau, đối tượng nào có kích thước lớn hơn hắn hai đối tượng còn lại là đối tượng hơn nhất về kích thước
Ngược lại, đối tượng nào có kích thước kém hơn hẳn tất cá các đối tượng là
Trang 15đối tượng kém nhất Từ đó trẻ có thê sắp xếp thứ tự kích thước tăng dần (ngắn
nhất - dài hơn - dài nhất), sắp xếp theo chiều giảm dần của kích thước (dài
nhất - ngắn hơn - ngắn nhất)
Dạy trẻ đo độ dài của một đối tượng bằng một đơn vị đo
Mục dich của phép đo: Để so sánh các chiều kích thước của các vật thể khác nhau, ngoài việc so sánh trực tiếp bằng cách xếp chồng, xếp kề hoặc xếp lồng các đối tượng vào nhau, ta còn có cách so sánh gián tiếp khác Dựa vào hoạt động đo và kết quả đo, cô hướng dẫn trẻ dùng các hình chữ nhật hoặc các que tính ngắn (gọi là thước đo quy ước hoặc đơn vị đo), đặt liên tiếp nhau theo chiều dài của đối tượng cần đo cho đến hết Trẻ đếm số lượng thước đo quy ước đã xếp kín chiều dài băng giấy rồi lấy chữ số đặt tương ứng ở bên
cạnh Cô hướng dẫn trẻ diễn đạt kết quả bắng lời nói: Chiều dài của đối tượng
cần đo bằng mấy lần thước đo hoặc đối tượng cần đo dài bằng mấy lần thước
đo Đây cũng được gọi là hoạt động mô hình hoá sự đo Qua hoạt động đo các đối tượng khác nhau bằng cùng một thước đo quy ước, trẻ có thể so sánh kích thước của các đối tượng cần đo dựa vào việc so sánh các kết quả đo (thực chất
Trang 16tượng đó dài không bằng nhau, nếu hai đối tượng đó không có phần nhô ra
mà trùng khít nhau thì chúng đài bằng nhau
Kĩ năng so sánh bề rộng (Chỉ so sánh các đối tượng có diện tích: bưu ảnh, tờ giấy): GV hướng dẫn trẻ đặt chồng hai đối tượng lên nhau, đối tượng nao co phan thừa ra thì đối tượng đó rộng hơn, đối tượng còn lại là hẹp hơn Nếu cả hai đối tượng không có phần thừa ra thì hai đối tượng đó rộng bằng
nhau Đối với những đối tượng là hình vuông, hình chữ nhật cô hướng dẫn trẻ
đặt hai cạnh liên tiếp của các hình trùng nhau để dễ so sánh
Kĩ năng so sánh chiều cao của hai đối tượng: GV hướng dẫn trẻ đặt hai đối tượng cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng, theo chiều thắng đứng Đối tượng nào có phần nhô lên là đối tượng cao hơn, đối tượng còn lại là thấp
hơn Nếu hai đối tượng không có phần nhô cao thì hai đối tượng đó cao bằng
nhau
Kĩ năng so sánh độ lớn (Chỉ so sánh các đối tượng có thê tích: hộp, các loại hoa quả, ca, cốc, bát ): GV hướng dẫn trẻ đặt các đối tượng cạnh nhau hoặc lồng các đối tượng vào nhau (nếu là vật rỗng) Quan sát các đối tượng bằng mắt và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng
* Dạy ngoài giờ học
Thông qua các hoạt động ngoài giờ học củng cố mở rộng kiến thức cho trẻ Giờ tạo hình cho trẻ xếp được ngôi nhà cao, ngôi nhà thấp, vẽ cây với
nhiều kích thước khác nhau, nặn nhiều bát, bánh có nhiều kích thước khác
Trang 17* Dạy trên giờ học
Dạy trên giờ học rất quan trọng là thời gian chủ yếu để hình thành
những kĩ năng đo lường cho trẻ Mỗi giờ học có sự chuẩn bị đầy đủ về giáo án lên lớp, đồ dùng trực quan, đảm bảo giờ học đạt kết quá tốt nhất
Bồ cục giáo án gồm 3 bước:
Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dung kiến thức mới
Bước 2: Hình thành kiến thức mới
Bước 3: Củng cố, mở rộng kiến thức
Thời gian một tiết học kéo dài khoảng 30 - 35 phút Mục tiêu của giờ dạy nhằm đạy trẻ các thao tác đo lường, sử dụng được kết quá đo đề phản ánh
mối quan hệ về kích thước giữa các đối tượng
Để hình thành kĩ năng đo trước hết cần chuân bị những kinh nghiệm xác định về các chiều đo của vật Biết phối hợp các động tác của tay với mắt, nắm chắc kĩ năng về hoạt động đếm và nhớ được mặt các số tự nhiên trong phạm vi 10, có khả năng khái quát hoá, tổng quát hoá
Dạy trẻ đo độ dài của nhiều đối tượng bằng một đơn vị đo Đây là nội dung cô hướng dẫn trẻ sử dụng thao tác đo kích thước của nhiều đối tượng khác nhau bằng cùng một thước đo Qua đó trẻ nhận biết được mối tương quan giữa chiều dài của đối tượng cần đo với kết quả đo khi chiều dài của
thước đo không thay đối Cụ thé, nếu chiều dài của đối tượng đo càng lớn thi
kết qua do sẽ là một số lớn, ngược lại nếu chiều dài của đối tượng đo càng nhỏ thì kết quá đo càng nhỏ
Dạy trẻ đo độ dài của một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo: Qua nội dung này trẻ nhận biết được mối tương quan giữa chiều dài của thước đo quy ước với số đo khi giữ nguyên chiều dài của đối tượng cần đo Cụ thể, nếu thước đo càng ngắn thì số đo càng lớn, ngược lại nếu thước đo càng dài thì số
đo càng nhỏ
Khi dạy trẻ thao tác đo cần đo tuần tự theo các bước:
Trang 18Đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của vật cần đo theo chiều cần đo Với việc đo chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải, nếu đo chiều cao có thể đo từ đưới lên trên, chú ý đặt thước đo sao cho cạnh của thước đo sát với cạnh của vật cần đo
Đánh dấu đầu kia của thước đo trên vat can do va nhac thước đo ra Đặt tiếp thước đo theo chiều cần đo, sát với cạnh của vật cần đo, sao cho một đầu của thước đo trùng với vạch, đánh dấu tiếp đầu kia va nhac thước
đo ra Làm tiếp tục như vậy cho đến hết
Luyện tập đo:
Cô cho trẻ thực hành đo nhiều đối tượng của kích thước bằng nhau, bằng cùng đơn vị đo, để trẻ nhận xét các đối tượng này đều có số đo giống nhau cùng đo được mấy lần
Cô cùng trẻ thực hành đo các đối tượng có độ dài khác nhau bằng cùng
đơn vị đo để trẻ nhận thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào đài hơn thì đo
được nhiều lần hơn
Cô cho trẻ thực hành đo trên cùng một đối tượng hoặc trên các đối tượng có kích thước bằng nhau, nhưng với các đơn vị đo khác nhau để trẻ nhận thấy kết quả đo khác nhau, nếu đơn vị đo là khác nhau
*Dạy ngoài giờ học
Cho trẻ thực hành các thao tác đo: Đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, của cửa lớp; đo cái ghế bằng các thước đo: Gang tay, bước chân, sải tay, thước kẻ
1.1.2 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ
1.1.2.1 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các biểu tượng toán
CNTT có ảnh hướng trực tiếp, sâu sắc tới giáo dục và đào tạo trên
nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt với đổi mới phương pháp dạy học ở mầm
Trang 19non Đổi mới phương pháp dạy học là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm làm thay đối căn bản về chất của quá trình dạy và học Đây cũng
là một chìa khoá lớn được nhiều cơ quan tố chức quốc tế đưa ra bàn thảo nhằm hướng đến một chương trình chung cho các nước tham gia
Dạy và học thực chất là một quá trình thu phát thông tin Vì vậy bằng cách nào đó người đạy phải hướng tới mục đích phát càng nhiều thông tin liên quan tới nội dung môn học càng tốt Trong quá trình thu phát thông tin nói chung và thu phát thông tin trong đạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non nói riêng, việc phát và thu tín hiệu ở mầm non có những đặc điểm khá giống các bậc khác, thông tin càng có sự bất ngờ lớn thì càng có giá
trị và trẻ càng cảm thấy hứng thú vào bài học Trẻ ngồi học lúc này như một máy thu với nhiều kênh thu nhận thông tin như: thông qua các giác quan, các
cơ quan cảm giác như mắt, tai Từ đó, trẻ có thể ghi nhớ ngay trong trí nhớ của mình những đối tượng được trẻ quan sát Muốn truyền lượng thông tin lớn cho học sinh và để trẻ thu nhận được phần lớn các thông tin đó, thì người GVMN phải biết lựa chọn các thông tin và song song với đó phải biết sử dụng, lựa chọn các phương tiện truyền tải thông tin hợp lí, để phù hợp với các kênh thu nhận của trẻ Chắng hạn, có những thông tin nếu chỉ thu nhận bằng
nghe thì rất khó tiếp nhận và ghi nhớ, nhưng nếu được truyền tải bằng hình ảnh trực quan đề thu nhận qua thị giác và thính giác thì lại rất hiệu qua, đặc
biệt là cho lứa tuổi trẻ mầm non
Như vậy, cùng một bài học, nếu chỉ truyền tải nội dung văn bản của bài
học đến trẻ thì lượng thông tin rất cô đọng, thậm chí đến khô khan, trẻ khó có
thê tiếp nhận nội dung bài học một cách hiệu quả, trẻ khó tiếp thu, mất hứng thú học tập, GV lãng phí thời gian để giảng giải nhiều lần Mặt khác, nếu cứ
truyền thông tin liên tục, không có sự phản hôi, truyền tin theo một chiều thì
Trang 20thông tin thu nhận được từ trẻ kém đầy đủ, kém hiệu quả, trẻ không còn hứng thú học bài ồn ào không tập trung vào bài học
Vì vậy, sử dụng CNTT nhằm hỗ trợ cho việc dạy học đạt hiệu quả cao Hơn nữa, nằm trong hệ thống giáo đục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đây mạnh ứng dụng CNTT vào giảng day
Hiện nay các trường mắm non có điều kiện đầu tư và trang bi Tivi, dau video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng Internet Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh tạo điều kiện cho GVMN có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy Qua
đó người GVMN không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người GV năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người GV nhân dân trong thời đại CNTT
CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều phần mềm hữu ích cho người GVMN như: Flash, Photoshop, Kidsmart Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết
kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như: Tivi, đầu video , vừa tiết kiệm được
thời gian cho người GVMN, vừa tiết kiệm được chỉ phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Nếu trước đây người
GVMN phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ
dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT GV có thể sử đụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay
phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử Chỉ cần vài cái “nhấp
chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
Trang 21những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với những hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự
chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để
khám phá nội dung bài giảng Đây có thể coi là một biện pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lí giáo dục của Vugotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dé dàng
Có thể thấy ứng dụng của CNTT trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đồi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa GV và trẻ
1.1.2.2 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng CNTT trong dạy học các biểu tượng toán
* Ưu điểm
- HS hứng thú với bài học đặc biệt là thu hút bởi hình ảnh
- Kênh hình, kênh chữ phong phú, đa dạng về cả màu sắc và chất lượng, không mat công trong chuẩn bị các vật mẫu hay vẽ tranh ảnh, ¡in hình,
phôtô, ken ảnh
- GV chủ động thời gian giảng dạy hơn là cách giảng dạy truyền thống, bài giảng phong phú cho cả nội dung lẫn chương trình bài học, môn học, cách
tổ chức, phương pháp giảng dạy
- Giúp HS dễ hình dung bài học có chứa nội dung lịch sử hay quá trình diễn biến của sự vật hiện tượng trong thực tế hoặc trong tự nhiên một cách khách quan bằng hình ảnh động hoặc bằng video clip chuân bị sẵn có liên quan đến nội dung bài học
- Giúp GV phát huy khả năng sáng tạo trong giảng đạy và trong tổ chức các hoạt động như (bài tập trắc nghiệm, bài tập giải ô chữ )
Trang 22Tạo sự liên hoàn và đồng hiện nội dung bài học trên cùng một trang
giao diện trên màn hình (slide) giúp HS có thể dé dàng hệ thống nội dung bài
- Nội dung bài dạy không lưu trên cùng một báng như bảng đen phấn trắng
Để dạy học các nội dung, đặc biệt là các biểu tượng toán học cho trẻ, GVcần chú ý tới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
1.1.2.3 Một số phan mém dạy học được ứng dụng trong dạy học các biểu tượng toán
Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp trong một chừng mực nào đó có thé thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của
GV Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự hỗ trợ của phần mềm đạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự tích hợp kiến thức đầy đủ của nhiều yếu tố
a Phan mém Microsoft PowerPoint
Năm 1984, Bob Gaskin, mét nghiên cứu sinh về khoa học máy tinh tại đại học Berkeley (tiêu bang California), và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mềm PowerPoint Microsoft PowerPoint là một phần mềm ứng dụng nằm trong hệ Office của hãng Microsoft, cho phép thiết kế xây dựng các tài liệu thực hiện công việc trình chiếu như các báo cáo trong hội thảo khoa học,
Trang 23thông tin quảng cáo, nhất là trong việc giảng dạy, truyền bá kiến thức Slide là một trang thông tin trong Presentation, mỗi slide chứa một phần của nội dung trình chiếu Presentation sử dụng slide làm đối tượng mang tin Trong mỗi slide có thể chứa nhiều đạng thông tin khác nhau, hơn nữa ta có thể điều khiển được nội dung của nó Điều này làm phong phú và linh hoạt nội dung thông tin cần trình chiếu, đây là một điểm đặc biệt lợi thế của PowerPoint
Phần mềm này là một trong những phần mềm phổ dụng nhất của Microsoft cùng với Word hay Excel Phần mềm PowerPoint cho phép GV xây dựng
các trình chiếu đưới dạng các slide Trén các silde này, GV sẽ thiết kế nội
dung bài học, các hình ảnh, hiệu ứng sao cho phù hợp đề có thé truyền tải nội dung bài học đến cho người học Do sự phổ dụng và dễ thao tác của PowerPoint mà nhiều GV đã sử dụng để tạo ra các bài giáo án, bài giảng phục
vụ cho công tác dạy học Tuy nhiên, nhược điểm của phần mềm này là không thể chạy được các ảnh động, các video; giao diện bằng tiếng Anh nên khó khăn cho nhiều GV còn hạn chế về ngoại ngữ; ít có khả năng lập trình, Vì vậy, nhiều GV vẫn chưa thực sự chú ý tới phần mềm này
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình
ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với đối tượng người học là trẻ
nhỏ Tương tự phần mềm PowerPoint, Violet có đầy đủ các tính năng dùng để xây dựng nội dung bài giảng như: nhập các dữ liệu văn bản công thức, hình
vẽ, các dữ liệu Multimedia (hình ảnh âm thanh, phim hoạt hình, Flash ), sau
đó lắp ghép với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và và thiết lập tham SỐ; tao
Trang 24các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, riêng với việc xử lý các Multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác; xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, tạo bài tập ô chữ cần thiết cho hoạt động
củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của HS Đặc biệt, Violet có tính vượt trội hơn so với các phần mềm khác đó là khả năng nhúng vào một phần mềm như PowerPoint
Đây là một phần mềm dễ sử dụng, có đầy đủ các chức năng soạn thảo
trình chiếu; tạo ra các bài tập trắc nghiệm, bài tập giải ô chữ, lập trình mô
phỏng, và có thể đóng gói nhúng trực tiếp vào bài giảng của PowerPoint một cách đơn giản, từ đó tạo hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực của người học
Tuy nhiên, nhiều GV vẫn chưa thực sự quen với việc sử dụng phần mềm Violet vì nhiều lí do: vấn đề cài đặt phức tạp và còn mang tính kinh tế (phải mua bản quyền sử dụng nếu muốn sử đụng thời gian dài); giao điện màn hình chưa nhiều mẫu có sẵn
e Các phần mềm dạy học khác
* Phần mềm Bút chì thông minh
Phần mềm Bút chì thông minh là phần mềm giáo dục đầu tiên của Việt Nam đành cho lứa tuổi mẫu giáo, mầm non Đối tượng sử dụng phần mềm là các cháu nhỏ lứa tuổi từ 3 - 6, các bậc cha mẹ học sinh, các GV và
nhà trường mầm non, mẫu giáo
Phần mềm đầu tiên của Việt Nam được thiết kế riêng cho lứa tuéi mam non, mẫu giáo với nội dung rất đa dạng, phong phú
Toàn bộ nội dung của phần mềm đã được âm thanh hóa phục vụ tốt nhất cho các cháu bé chưa biết đọc biết viết
Nội dung của phần mềm hoàn toàn định hướng học tập vui chơi lành
mạnh, dùng trên lớp học cũng như tại gia đình
Trang 25Chức năng tự động cho điểm, tự động nhận xét đúng sai và các phần thưởng ngộ nghĩnh sẽ giúp cho các bài học, trò chơi trở nên rất hấp dẫn và lý thú cho các cháu nhỏ
GV, cha mẹ học sinh có thể sử dụng phần mềm như một công cụ hỗ trợ đạy và hướng dẫn học tập, rèn luyện, vui chơi cho trẻ nhỏ
Bút chì thông minh là phần mềm đầu tiên của Việt Nam được thiết kế hoàn toàn cho lứa tuổi mẫu giáo, mầm non và định hướng vào các hoạt động giáo dục cho lứa tuổi này Phần mềm có thể dùng tại nhà cũng như tại trường dưới sự hướng dẫn của cha mẹ học sinh và cô giáo
* Phần mềm Kids Mart
Là phần mềm giúp phần mềm giúp phát triển tư duy cho trẻ, các trò chơi trong Kids Mart thích hợp với lứa tuổi mẫu giáo đang học đếm, học phân
biệt màu sắc âm thanh
Ngôi nhà toán học của Millie dạy trẻ biết cách: Nhận biết, so sánh hình đạng, kích thước; hoàn thành theo những hình mẫu hay tự sáng tác những mẫu hình riêng dựa trên các hình học phẳng; học các con số và tập đếm đến 30; thực hành cộng trừ đơn giản
Ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ Thinking'things giúp trẻ: Phát triển kĩ
năng quan sát, nhận xét, xây dựng kĩ năng sáng tác
Ngôi nhà toán học của Sammy hướng dẫn trẻ khả năng: Phân loại và nhận biết, sắp xếp theo mẫu, tư duy logic, kĩ năng quan sát và phán đoán Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy giúp trẻ: Phát triển kĩ năng diễn đạt thời gian, xây dựng kĩ năng định hướng không gian, phát triển kĩ năng xem bản đồ và liên hệ thực tế
Ngôi nhà Văn học và Chữ viết Happykid giúp trẻ: Tập làm quen với các chữ cái tiếng Việt; tập phát âm và nhận dạng mặt chữ; làm quen với cách viết các chữ cái theo đúng phương pháp làm nền tảng trong việc viết chữ
Trang 26đúng và đẹp theo chương trình đối mới; phân biệt các chữ cái tương tự trong cùng một nhóm và phân loại, sắp xếp các hình anh; phan biệt màu sắc và kích
cỡ đơn giản qua những người bạn ngộ nghĩnh; tập kể chuyện Qua đó phát triển kĩ năng trình bày qua hình ánh truyện sinh động; tạo ra những tắm bưu thiếp cho mình và bạn bè
IBM Kidmart là chương trình tài trợ toàn cầu nhằm trang bị cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi một sự khởi đầu hiệu quả giúp cho quá trình học tập sau này, hỗ trợ phụ huynh và GV ý tưởng giáo dục cũng như sử dụng công nghệ mới trong quá trình giáo dục trẻ
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình IBM Kidmart
đang được xem là “hạt nhân” của quá trình ứng dụng CNTT giáo dục mầm non
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng việc dạy biểu tượng kích thước hiện nay ở các trường mầm non
Tất cả các lớp học ở mọi lứa tuổi đều trang bị đầy đủ máy vi tính Phần
lớn GV đã sử dụng bài giảng điện tử để lên lớp Tuy nhiên, để sử đụng thành
thạo thì chưa nhiều, vì vậy việc đây mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung, việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trong giáng dạy còn hạn chế
Việc dạy học nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm
non, GVMN đã lên lớp đầy đủ với các tiết dạy theo đúng quy trình của bài dạy Đồ dùng cho trẻ thao tác trực tiếp đầy đủ và đồng bộ, nhưng tiết học khiến trẻ đễ nhàm chán, mất tập trung Do GV nói quá nhiều, mà chỉ chú ý vào những đồ dùng mà mình có, không chú ý nghe cô giảng Các thao tác cô hướng dẫn trẻ đo, một số trẻ còn lúng túng, chưa thực hành được, trẻ chưa thực sự tập trung vào bài học Trong đó lớp học số lượng trẻ đông GV không
Trang 27thể đến để hướng dẫn cho từng trẻ được Hơn nữa, đạy học môn toán rất khô
khan trẻ đễ nhàm chán, mắt hứng thú vào bài học
Đối với nội dung dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ thì
ở trường mầm non Ngô Quyền chưa thấy có GV nào soạn bài giảng điện tử Nếu bài dạy GV dùng PowerPoint soạn bài giảng điện tử với những hình ảnh, màu sắc sặc sỡ, những hiệu ứng âm thanh sinh động tạo cho trẻ có hứng thú
vào bài học hơn Như vậy, trẻ tiếp thu bài tốt hơn và làm cho tiết dạy của
người GV trở nên sinh động và thành công hơn
1.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học biểu tượng kích thước ớ trường mầm non
Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non trong trường mằm n0n:
Qua thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng được trực tiếp giảng dạy quan sát giờ học hình thành biểu tượng kích thước của một số GVMN trường Ngô Quyền và trao đối kinh nghiệm giảng dạy Em nhận thấy rằng quá trình
giảng dạy hình thành biểu tượng kích thước có sử dụng phần mềm
PowerPoint cho trẻ có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Những thuận lợi
Thứ nhất: Đội ngũ GV có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
có tham gia nhiều lớp tập huấn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy Có tỉnh thần dạy dỗ và chỉ bảo tận tình cho trẻ
Thứ hai: Khi sử dụng bài dạy bằng phần mềm PowerPoint các hình ảnh trực quan rất sinh động và phong phú Đưa được nhiều kiến thức mới cho trẻ,
trẻ rất hứng thú và tiếp thu kiến thức tốt Bên cạnh đó Ban Giám hiệu nhà
trường kiểm tra sát sao trong việc quản lí kiểm tra chuyên môn của GV Trong quá trình giảng dạy GV đã nắm chắc quy trình và thực hiện đầy đủ các
Trang 28bước nắm được mục tiêu và nội dung của từng lớp, từng giờ học GV đã biết lựa chọn những thông tin chính xác, phù hợp với bài giảng
Thứ ba: Nhờ có ứng dụng CNTT mà việc chuẩn bị đồ dùng phương
tiện dạy học của GV được giảm bớt, các tranh ảnh của bài dạy thì đa dạng, chuẩn xác và mang tính thâm mĩ cao tạo hiệu quả cho giờ dạy
* Những khó khăn
Ngoài những thuận lợi đã nêu trên thì việc dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ có sử dụng phần mềm PowerPoint còn gặp nhiều khó khăn
Thứ nhất: Ở trường mầm non tuần chỉ có một tiết cho trẻ làm quen với biểu tượng toán Như vậy, nếu cách thức tô chức của GV không tốt trẻ sẽ rất khó nắm bắt kiến thức và nếu không được ôn tập củng cố thường xuyên thì những biểu tượng đó sẽ mắt dần đi vì trẻ mẫu giáo rất nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên
Việc hình thành những biểu tượng Toán nói chung và hình thành các biểu tượng kích thước nói riêng cho trẻ mẫu giáo khi trình chiếu giảng dạy
trên lớp, trẻ hay tò mò, chú ý đến phim hình ảnh nếu các hình ảnh và các trình chiếu quá nhiều sẽ dẫn tới sự chú ý thị giác của trẻ
Thứ hai: Khi ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử, GV phải
mat nhiều thời gian chuẩn bị công phu đo phải tìm kiếm nhiều tài liệu khác
nhau Đây cũng là lý do khiến nhiều GV ngại thiết kế bài giảng điện tử Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng điện tử đòi hỏi GV phải
có một số hiểu biết nhất định về CNTT và cơ sở vật chất của trường học đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho GV trong quá trình giảng dạy
Trang 29CHƯƠNG 2
SU DUNG PHAN MEM POWERPOINT TRONG VIEC DẠY HỌC
HÌNH THÀNH BIEU TUQNG KiCH THUOC CHO TRE MAM NON
2.1 Sử dung phan mém PowerPoint trong thiết kế bài giảng
2.1.1 Làm quen với phần mềm PowerPoint
1 Đưa con trỏ chuột tới nút Start trên thanh Taskbar và nhấn, một bảng chọn xuất hiện
2 Chuyển con trỏ chuột tới mục Programs, xuất hiện bảng chọn con
3 Chuyén sang bang chon con, nhan Microsoft PowerPoint
Cách 2: Nháy đúp chuột tại biểu trong PowerPoint trén man hinh nén của Windows Sau khi thực hiện các thao tác trên, hộp thoại PowerPoint xuất hiện
Click to add title Click to add subtle
Trang 302.1.1.2 Tạo một tệp tín trình bày mới
Khi cửa số PowerPoint đầu tiên mở ra, ta có thể tạo một tệp trình bày mới Để tạo một tệp trình bày mới, ta thực hiện các thao tác sau:
1 Trên thanh công cụ chọn Insert, một bảng chọn xuất hiện, ta chọn
New Slide Hộp thoại New Slide xuất hiện (Hình 3)
2 Chọn một AutoLayout từ các mẫu hiện ra
3 Nhan OK Trang trinh bay xuất hiện theo bố cục đã chọn
Clink to acd ttle
Hình 3 2.1.1.3 Thanh bảng chọn và thanh công cụ
Cửa số PowerPoint có các công cụ thao tác tương tự như trong cửa số của các chương trình Microsoft Office khác (Word hoặc Excel) Trong cửa số
đó ta cũng có thanh bang chọn, các thanh công cụ và các báng chọn tắt
- Thanh bảng chọn xuất hiện tại đỉnh cửa số PowerPoint bao gồm nhóm các lệnh của PowerPoint
- Nhấn một bảng chọn để xem các lệnh trên đó Trước và sau nhiều lệnh, ta có các biểu tượng và các phím tắt
- Theo ngầm định, thanh công cụ chuẩn (Standard) và thanh định dạng (Formatting) dùng chung một dòng bên dưới thanh bảng chọn Một vạch dọc kép nêu rõ đầu thanh công cụ.
Trang 312.1.1.4 Nhập văn bản, biểu đồ và các ảnh vào ô giữ chỗ (Placeholders) Hầu hết các bố cục trang trình bày đều chứa các ô giữ chỗ mà bạn có
thé ding dé bé sung van ban, biểu đồ và các ảnh Các ô giữ chỗ này điều
khiến kích cỡ và dạng thức của các đối tượng
Nhấn bất kỳ đâu trong ô giữ chỗ để kích hoạt nó Hình bên trái nêu bố cục trang trình bày chứa hai ô giữ chỗ: một cho tiêu đề và một cho tiêu đề con Hình bên phải là một trang trình bày chứa một tiêu đề hoàn chỉnh, một danh sách có đánh dấu đầu mục và một đối tượng ảnh
Hình hành iểu lượng toán củo trẻ Tiềm non
1, Tr 34 tuổi
Click to acd title 2 Te 4S aii
3 Te56 di Click to add subtle
Hinh 4 2.1.1.5 Bồ sung thêm Slide vao tép tin trinh bay
Dé bổ sung thêm một Slide vào tệp tin ta thực hiện các thao tac như
sau:
1 Trén thanh bang chon chon Insert — New Slide
2 Nhắn một kiểu bố cục trang trình bày Một phần mô tả ngắn gọn về
bố cục xuất hiện ở góc dưới phải hộp thoại
3 Nhắn OK PowerPoint bổ sung thêm một trang trình bày vào tệp tin trình bảy theo bố cục đã chọn
2.1.1.6 Hiển thị các Slide khác
- Xem dấu chỉ trang trình bày trên thanh trạng thái để xác định trang trình bày nào đang hoạt động
Trang 32- Nếu trang trình bày muốn hiển thị xuất hiện trong khung Outline, nhắn bất kỳ đâu trong văn bản của trang trình bày để kích hoạt trang trình bày
- Để lần lượt duyệt qua từng trang trình bày một, nhấn nút Previous Slide hoặc Next Slide (ở góc đưới phải cửa số PowerPoint)
- Nếu nhắn và g1ữ thanh trượt một thông báo về số thứ tự của Slide xuất hiện Có thê dùng thanh trượt đề di chuyển đến các trang trình bày
2.1.1.7 Lưu tệp tin trình bay
- Vao bang chon File — Save hoặc nhấn vào biểu tượng Save trên thanh công cụ (hoặc tổ hợp phím Ctrl+S)
- Nếu tệp tin đã ít nhất một lần ghi thì tất cả các thay đổi sẽ được ghi lại với tên đã ghi trước đó Còn nếu tệp tin là lần đầu ghi sẽ hiện lên hộp thoại
Save As
- Chọn thư mục muốn lưu tệp tin trình bày ở mục Save ïn
- Nhắn vào hộp File name rồi gõ tên cho tệp tin trình bày
- Nhắn Save đề lưư tệp tin trình bày
2.1.1.8 Đóng tệp tin trình bay
- Cách 1: Nhan nút đóng (x) bên dưới (dấu x nằm trong thanh bảng
chọn PowerPoint) ở góc bên phải màn hình PowerPoint Hộp thoại truy vấn cua PowerPoint sé hién ra
- Cách 2: Chọn File —> Close để đóng tệp tin trình bày đang hoạt động
Nếu tệp tin chưa được lưu trước đó, hộp thoại truy vấn của PowerPoint sẽ hiện ra
- Nếu đã sửa đổi tệp tin trình bày, PowerPoint yêu cầu lưu các chỉ tiết
thay đối Nhắn Yes để lưu và đóng tệp trình bày Nhắn No đề đóng tệp trình
bày mà không lưu các thay đôi Nhắn Cancel đề huỷ thao tác đóng và trở lại trang hiện thời
Trang 332.1.1.9 Dong Microsoft PowerPoint
- Cách 1: Nhấn nút đóng (x) bên trên (dấu x nằm trong thanh tiêu dé PowerPoint) ở góc trên bên phải màn hình PowerPoint
- Cách 2: Chọn File —› Exit để đóng PowerPoint
2.1.2 Một số chức năng và tiện ích của phần mềm PowerPoint có thể khai thác ứng dụng trong dạy học
2.1.2.1 Chèn và cập nhật văn bản trong các ô giữ chỗ “Click”
- Để chèn văn bản vào một ô giữ chỗ Click, nhấn tại điểm muốn bổ sung văn bản
- Gõ văn bản muốn bổ sung Ô giữ chỗ tự động đóng khung văn bản nếu cần
- Đề thay một từ, nhắn đúp đề chọn nó, sau đó gõ từ mới
- Dé thay đối nguyên cả dấu đầu mục hoặc đoạn, nhấn ba lần liên tiếp dấu đầu mục hoặc đoạn, sau đó gõ văn bản mới
- Nếu vô tình xoá văn bản trong một ô giữ chỗ “click”, để quay lại văn bán khi chưa xóa ta cần nhắn nút Undo
2.1.2.2 Xoú các từ, các đoạn hoặc toàn bộ văn bản
- Phương pháp chung đó là: chọn văn bản cần xoá, sau khi chọn ta nhấn phím Delete đề gỡ bỏ nó
- Để gỡ bỏ một từ trong ô giữ chỗ CHick ta nhắn đúp từ đó rồi nhấn Delete
- Để gỡ bỏ nguyên dấu đầu mục hoặc một mục đánh số, nhắn đầu mục
hoặc kí hiệu số và nhắn Delete
- Đề gỡ bỏ toàn bộ văn bản trong ô giữ chỗ Cliek nhấn tại một vị trí bất
kì trong ô giữ chỗ Sau đó nhan Ese dé chon ô giữ chỗ Nhắn Delete để xoá
toàn bộ văn bản
Trang 342.1.2.3 Chèn văn bản vào một vị trí bắt kì trên trang trình bày
* Đối với hộp văn bản
- Chọn Insert — Text Box
- Định vị con trỏ nơi muốn hộp văn bản bắt đầu và kéo đến nơi muốn
nó kết thúc Một hộp có con trỏ nhấp nháy xuất hiện
- Gõ văn bản muốn dùng
* Đối với AutoShapes
- Chọn AutoShapes từ thanh công cụ Drawing, chọn một hình thể từ một trong các kiểu
- Con trỏ chuột biến thành một đấu cộng lớn Định vị con trỏ chuột tại nơi hình thể bắt đầu, nhắn rồi kéo để tạo AutoShapes
- Gõ văn bản muốn dùng
2.1.2.4 Định dạng văn bản của trang trình bày
- Nếu chỉ chọn một vài từ ta nhắn giữ chuột và kéo rê qua văn bản
- Nếu muốn chọn toàn bộ văn bản trong ô giữ chỗ hoặc trong hộp văn bản, ta nhấn viền của nó Khi đó viền sẽ đổi thành các dấu số
- Dé thay déi phông chữ, ta nhắn mũi tên thả Font và chọn một phông chữ
- Đề thay đối cỡ chữ, ta nhắn mũi tên thả Font Size rồi chọn co chữ
- Để thay đổi màu phông chữ, ta nhấn mũi tên thả Font Color trên thanh công cụ Drawing và chọn các màu có thể
- Bé chon nhiéu mau hon, chon More Font Color Trén thé Standard ta chon màu mong muốn từ bánh xe màu Nhắn OK khi đó PowerPoint áp dụng màu mới cho văn bản
2.1.2.5 Bố sung ánh, chữ nghệ thuật và hình vẽ
a Bồ sung ảnh vào trang trình bày
* Nếu trang trình bày có ô giữ chỗ cho ánh:
Trang 35- Nhấn đúp ô giữ chỗ đề xem Clip Gallery (thư viện ảnh)
- Chọn một biểu tượng Từ danh sách ảnh đang xuất hiện, nhắn để chọn một ảnh
- Từ bảng chọn đang xuất hiện trên ảnh, nhắn tuỳ chọn đầu tiên, Insert Clip Ảnh xuất hiện trong ô giữ chỗ trên trang trình bày
* Nếu trang trình bày không có ô giữ chỗ cho ảnh:
- Nhắn nút Insert Clip Art trên thanh công cụ Drawing đề truy cập Clip Gallery
- Chọn một biểu tượng Từ danh sách ảnh đang xuất hiện, nhắn để chọn một ảnh
- Từ bảng chọn nổi đang xuất hiện ảnh, nhấn tuỳ chọn đầu tiên, Insert Clip Ảnh xuất hiện trong ô giữ chỗ trên trang trình bày
- Vi trên trang trình bày không có ô giữ chỗ cho ảnh nên ảnh được đặt ở giữa trang trình bày, đùng kĩ thuật kéo thả để rời ảnh đến vị trí cần đặt
b Bồ sung chữ nghệ thuật vào trang trình bày
- Nhắn nút WordArt trên thanh công cụ Drawing
- Chọn một kiểu đáng muốn sử dụng nhấn OK Hộp thoại Edit WordArt Text xuất hiện
- Gõ văn bản muốn dùng cho WordArt rồi nhắn OK Khi đó đối tượng WordArt xuất hiện giữa trang trình bày, cùng với thanh công cụ WordArt
- Kéo thả từ gữa đối tượng đề dời nó đến vị trí mong muốn
- Đề chỉnh cỡ đối tượng WordArt ta kéo một mốc chon góc
c Bồ sung các đường kẻ, mũi tên và các hình thể khác vào trang trình bày
Sử dụng thanh công cụ Drawing mằm ở cuối cửa số PowerPoint:
- Đề vẽ một đường kẻ hoặc mũi tên, ta thực hiện:
Trang 36+ Trên thanh công cụ Drawing nhấn chuột vào nút Line (đường kẻ) hoặc Arrow (mũi tên) tuỳ theo đối tượng muốn vẽ
+ Nhắn và kéo rê con chuột từ đầu đường kẻ hoặc mũi tên đến đầu điểm cuối rồi thả nút chuột
- Tuong tu dé vé Auto Shape:
+ Chon một hình thể từ một trong các nhóm nêu trên bảng chọn Auto Shape
+ Nhắn và kéo rê con trỏ chuột cho đến khi được hình mong muốn rồi thả nút chuột
2.1.2.0 Chọn các xác lập tệp tin trình bày, hoạt hình và âm thanh
a Xem trước tệp tin trình bày
Khi bố sung hoạt hình và âm thanh vào trang trình bày ta phải đảm bảo duyệt qua tệp tin trang trình bày để xem trước các xác lập hoạt hình và để trình diễn tệp tin trình bày Xem trước một tệp tin trình bày còn được gọi là chạy Slide Show
- Cách 1: Xem các trang trình bày trong ché d6 xem Slide Sorter Nhan nút Slide Sorter View ở góc dưới trái màn hình PowerPoint
- Cách 2: Dùng tính năng Slide Show
- Sau đó nhắn nút Slide Show ở góc trái dưới màn hình để xem trước tệp tin trình bày
b Bồ sung các bước chuyển tiếp giữa các trang trình bày
- Chuyén sang kiéu xem Slide Sorter
- Để áp dụng một bước chuyên tiếp trang trình bày chọn Slide Show-> Slide Transition Hộp thoại Transition xuất hiện
- Từ danh sách thả Effect, chọn một bước chuyên tiếp Bước chuyên
tiếp sẽ xuất hiện trong mẫu xem trước.
Trang 37- Nhấn Slow, Medium hoặc Fast để ấn định tốc độ của bước chuyên tiếp Mẫu sẽ thay đổi để minh hoạ tốc độ
- Nhấn Apply to AII để bỗ sung bước chuyền tiếp vào mọi trang trình bày Nhắn Apply để bổ sung bước chuyên tiếp vào trang trình bày đã chọn
e Bồ sung âm thanh vào các bước trình bày
- Chuyén sang kiéu xem Slide Sorter
- Chọn trang trình bày muốn bổ sung âm thanh Một viền dày xuất hiện quanh trang trình bày
- Chọn Slide Show —> Slide Transition Hộp thoại Transition xuất hiện
- Từ danh sách thả Sound, chọn một âm thanh
- Nhấn Apply, âm thanh được đính kèm với các trang trình bày đã chọn
d Ấn định thời gian hiển thị một trang trình bày
- Chuyén qua kiéu xem Slide Sorter
- Chọn trang trình bày muốn bổ sung áp dụng thời gian hiển thị Một vién day xuất hiện quanh trang trình bay
- Chọn Slide Show — Slide Transition
- Để đánh dấu, chọn Automatically affer rồi gõ số lượng giây muốn trang trình bày hiển thị trên màn hình
- Chọn Apply to All hoặc Apply Thời gian sẽ xuất hiện cạnh kí hiệu bước chuyên tiếp trang trình bày
e.Tạo hiệu ứng cho văn bản, ảnh, WordArt và các hoạ tiết
- Chuyên qua khung trang trình bày trong kiểu xem Normal hoặc kiểu xem Slide, sau d6 mé trang trình bày muốn hoạt hoá
- Chon Slide Show — Custom Animation
Trang 38- Chọn thẻ Order & Timing Ta đánh đấu đối tượng muốn hoạt hoá, ảnh thu nhỏ sẽ nêu đối tượng đã chọn và đối tượng xuất hiện trong danh sách
- Sau đó nhấn nút Slide Show để chạy Slide Show
2.1.2.7 Chạy tệp tin trình bày
- Chọn Slide Show —> Set up Show Hộp thoại Set Up Show xuất hiện Hộp thoại này chứa vài tuỳ chọn mà bạn có thể ấn định trước khi chạy Slide Show
- _ Theo ngầm định mọi trang trình bày trong tệp tin trình bày sẽ hiện ra
khi bạn chạy phiên trình chiếu trang trình bày Bạn có thể chỉ định một miền
các trang trình bày đề hién thi
- Nếu chạy Slide Show mà không hợp lệ hoá các xác lập trước, các xác lập ngầm định sẽ được dùng
- Bao dam da chon tuy chon Using timings, If present néu da ấn định một thời gian hiền thị cho các trang trình bày của tệp tin trình bảy
- Nhắn OK để chấp nhận các xác lap Slide Show
2.1.3 Sử dụng phần mém PowerPoint để khới tạo bài dạy hình
thành các biểu tượng toán
2.1.3.1 Một số khái niệm
* Bài giảng điện tử