1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Thiết kế trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non

56 494 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 744,74 KB

Nội dung

Bản thân là một sinh viên, một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và tổ chức các trò chơi học tập để hình thành biểu tượng chữ số sẽ giúp trẻ có hứng thú học

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp hình thành biểu tượng toán

Hà Nội - 2016

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp hình thành biểu tượng toán

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp

ý kiến nhiệt tình của các Thầy (Cô), các anh chị sinh viên khóa trên, các bạn sinh viên K38 khoa Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo,

Th.S Nguyễn Thị Hương - người đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành

khóa luận này

Hà Nội, tháng 04 năm 2016

Tác giả

Hủng Thị Dạng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận: “Thiết ké trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ

số cho trẻ mầm non” được em thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo -

ThS Nguyễn Thị Hương Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

cá nhân em Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 04 năm 2016

Tác giả

Hủng Thị Dạng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc khóa luận 3

NỘI DUNG 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức về chữ số của trẻ mầm non 5 1.1.2 Định hướng dạy trẻ chữ số 9

1.1.3 Trò chơi 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1 Mục đích điều tra 23

1.2.2 Nội dung điều tra 24

1.2.3 Thời gian và phạm vi điều tra 24

1.2.4 Phương pháp điều tra 24

1.2.5 Kết quả điều tra 25

Chương 2 TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG CHỮ SỐ CHO TRẺ MẦM NON 30

2.1 Nguyên tắc tổ chức trò chơi học tập 30

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 30

Trang 6

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức 30

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo cấu trúc trò chơi 30

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thi đua 31

2.2 Quy trình thực hiện trò chơi 31

2.2.1 Những yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 31

2.3 Hệ thống trò chơi học tập 34

2.3.1 Các trò chơi hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ 3-4 tuổi 34

2.3.2 Các trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ 4-5 tuổi 35

2.3.3 Các trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ 5-6 tuổi 39

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta

đã chủ trương “muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải

phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người là yếu tố

cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2

BCH TW Đảng khóa VIII) Do đó, để chuẩn bị nguồn lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, trách nhiệm đó đặt lên vai ngành giáo dục nước nhà Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và chuẩn bị cho

trẻ bước vào học phổ thông

Ở bậc học này, để phát triển nhận thức cho trẻ bên cạnh các nội dung như: cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, môi trường xung quanh, âm nhạc, tạo hình,… thì việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ giữ một vai trò quan trọng Quá trình này giúp cho trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của những đồ vật xung quanh thông qua biểu tượng về: Số lượng, chữ số, phép đếm, kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt của các đối tượng trong không gian Qua đó hình thành và phát triển ở trẻ trí thông minh, khả năng phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trọng tâm của hoạt động dạy trẻ làm quen với toán là giúp trẻ nhận biết

số lượng và chữ số trong cuộc sống xung quanh Những biểu tượng về số lượng và chữ số có ở mọi nơi Vì vậy, trong nhiều hoạt động, chúng ta không chỉ cho trẻ nhận biết về số lượng qua việc đếm các đối tượng mà còn có thể dạy trẻ nhận biết số lượng thông qua dạng kí hiệu của nó là các chữ số

Ví dụ: Trong một hộp bánh có ghi: có 5 cái bánh, chúng ta không cần

mở hộp để đếm số lượng ở trong mà chỉ cần nhìn vào chữ số ghi ở bên ngoài hộp là ta biết có 5 cái bánh

Trang 8

Đối với trẻ mầm non, trẻ đã có khả năng nhận biết các chữ số và kí hiệu chữ số Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như: trẻ hay xếp nhầm, đặt ngược số,… Vì vậy cần tổ chức các hoạt động để giúp trẻ nhận biết và thể hiện các chữ số chính xác

Có nhiều phương pháp và hình thức khác nhau để giáo viên dạy trẻ làm quen với các biểu tượng chữ số Ở độ tuổi này vui chơi là hoạt động chủ đạo nên Trong đó, trò chơi là một phương thức hiệu quả không thể thiếu để dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về chữ số Việc tổ chức trò chơi phù hợp với nhu cầu, khả năng, đặc điểm của trẻ mẫu giáo sẽ có tác dụng nâng cao hứng thú trong giờ học của trẻ, khả năng chú ý có chủ định, phát huy tính tích cực của trẻ trong giờ học Chính vì vậy, trò chơi học tập được coi là phương tiện, con đường thuận lợi để hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non bởi tính chất vui chơi - học tập độc đáo của nó

Tuy nhiên, thực tế ở nhiều trường mầm non cho thấy: Việc hình thành các biểu tượng toán học nói chung đặc biệt các biểu tượng chữ số nói riêng còn rất hạn chế, các tiết học thường được diễn ra theo khuôn mẫu mang tính chất tiết học phổ thông Do đó, trong các tiết học, trẻ thụ động ghi nhớ bài học, trẻ mệt mỏi, căng thẳng, không hứng thú tham gia các hoạt động

Bản thân là một sinh viên, một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi nhận thấy việc tìm hiểu và tổ chức các trò chơi học tập để hình thành biểu tượng chữ số sẽ giúp trẻ có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài một cách tự nhiên hơn, do đó sẽ học tốt hơn Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài:

“Tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tìm hiểu hoạt động tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non

Trang 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí và nhận thức về chữ số của trẻ mầm non

- Tìm hiểu định hướng hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non

- Tìm hiểu về trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non

- Tìm hiểu thực trạng việc dạy trẻ mầm non làm quen với các biểu tượng về chữ số thông qua trò chơi học tập tại trường mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

- Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về chữ

số cho trẻ mầm non

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ mầm non

4 Đối tượng nghiên cứu

Trò chơi và cách tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số

5 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ mần non tại một số trường mầm non trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn - đàm thoại

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung gồm:

Trang 10

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Tổ chức một số trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ

số cho trẻ

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức về chữ số của trẻ mầm non

Trẻ mầm non cũng được ví như một thực thể tích hợp Trẻ cũng sống, lĩnh hội kiến thức trong một môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên -

xã hội và khoa học đan quyện, hòa nhập vào nhau thành một thể thống nhất

Vì vậy, để tìm hiểu về cách tổ chức các trò chơi học tập hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ, chúng ta cần có những hiểu biết khoa học về tâm lí và nhận thức về chữ số của trẻ

1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non

a Trẻ 3 - 4 tuổi

Trẻ mẫu giáo bé là thời kì có nhiều biến đổi quan trọng và rõ rệt về mặt tâm sinh lí so với giai đoạn trước đó Đối với trẻ ở giai đoạn này, hệ thống tín hiệu thứ nhất có nhiều ưa thế hơn hệ thống tín hiệu thứ hai Trẻ nhạy cảm với các tác động bên ngoài và bị chi phối bởi nhiều yếu tố: hình dạng, màu sắc, kích thước…Sự nhận thức đó còn gắn liền với nhiều cảm xúc và ý muốn chủ quan của bản thân trẻ

Tư duy trực quan hành động của trẻ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế và xuất hiện một loại tư duy mới là tư duy trực quan hình ảnh Trẻ biết dùng các hình ảnh biểu tượng và kinh nghiệm sống để giải quyết nhiệm vụ Tuy nhiên, do vốn hiểu biết các biểu tượng còn hạn chế, đơn giản nên trẻ thường giải quyết các vấn đề theo ý muốn chủ quan của riêng trẻ mà không chú ý đến tính khách quan của đối tượng

b Trẻ 4 - 5 tuổi

Sự phát triển nhận thức của trẻ được kế thừa từ những đặc điểm của lứa tuổi trước và tiếp tục phát triển, hình thành những nhận thức mới, phù hợp với

Trang 12

đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong giai đoạn này Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, bên cạnh kiểu tư duy như trực quan hành động thì kiểu tư duy trực quan hình tượng cũng đang phát triển khá mạnh mẽ Đây được coi là bước ngoặc trong

tư duy của trẻ

Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát đã phát triển mạnh mẽ Trẻ có thể nhận biết các đặc điểm chủ yếu của sự vật, hiểu được mối quan hệ đơn giản giữa các vật các quá trình tâm lí như ghi nhớ, chú ý, tưởng tượng cũng đang phát triển mạnh mẽ Trí nhớ của trẻ đã phát triển nhiều hơn Tuy nhiên trẻ dễ nhớ nhưng lại mau quên

và thường chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài không chú ý đến bản chất, tư duy logic của trẻ còn hạn chế

Cơ quan phân tích thị giác là mắt cũng hoàn thiện Trẻ có khả năng chú

ý vào đối tượng nhưng đôi khi không tập trung chú ý vào những cái mà giáo viên yêu cầu Trẻ thường chịu sự chi phối của nhiều các yếu tố bên ngoài khác nhau như: Màu sắc, hình ảnh, hình dáng, chất liệu…

c Trẻ 5 - 6 tuổi

Đây là thời kì biến đổi về chất lượng nhiều hơn số lượng trong tâm lí trẻ Các chức năng chủ yếu của cơ thể trẻ dần hoàn thiện Hệ thần kinh tương đối phát triển Chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện Số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng lên

Đây là giai đoạn hoàn thiện các cấu trúc tâm lí ở trẻ Bên cạnh tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh vẫn tiếp tục phát triển, xuất hiện kiểu tư duy hình tượng mới - tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic Tư duy trực quan sơ đồ tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bản thân trẻ Sự phản ánh những mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để trẻ lĩnh hội những tri thức vượt qua ra ngoài việc tìm hiểu những

Trang 13

sự vật riêng lẻ Tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ có thể lĩnh hội tri thức ở trình

độ khái quát cao, từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có sự hình thành hành động ý chí Trẻ bắt đầu đặt ra được mục đích của hoạt động; xác định được các mối quan hệ giữa mục đích và động cơ; biết sử dụng ngôn ngữ để điều khiển, điều chỉnh hành động của mình

1.1.1.2 Khả năng nhận thức về chữ số của trẻ mầm non

Khả năng nhận thức về chữ số của trẻ được thể hiện ở hai khía cạnh là: Nhận biết chữ số và thể hiện chữ số

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhận biết và thể hiện chữ số chủ yếu thông qua cảm tính: Trẻ phải nhìn thấy và được sờ trực tiếp thì trẻ mới có cảm nhận và nhận biết được Ngoài ra, trẻ còn nhận biết thông qua hoạt động Khả năng nhận biết và thể hiện chữ số ở trẻ mang tính phát triển, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Trẻ nhận biết được những chữ số đứng riêng lẻ dễ dàng hơn là khi cho những chữ số đứng trong một dãy các số Khả năng nhận biết và thể hiện chữ số của trẻ cũng tăng dần và phức tạp dần theo độ tuổi và

ở các độ tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết và thể hiện chữ số của trẻ là khác nhau: trẻ 3 - 4 tuổi trẻ mới chỉ bắt đầu làm quen với chữ số Trẻ chỉ nhận biết được một số các chữ số đứng riêng lẻ Đến 4 - 5 tuổi trẻ có thể nhận biết

và thể hiện chữ số trong phạm vi 5 Trẻ 5 - 6 tuổi thì đã nhận biết và thể hiện chữ số được ở trong phạm vi 10

a Trẻ 3 - 4 tuổi

Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết những biểu tượng về tập hợp Tập hợp được cấu tạo từ các đối tượng cùng dạng hay không cùng dạng: có nhiều bông hoa, có nhiều đồ chơi, có nhiều quả bóng Chính vì vậy, cuối 3 tuổi, trẻ có nhu cầu xác định chính xác số lượng các nhóm đối tượng Trẻ bắt đầu bắt chước người lớn đếm và sử dụng các chữ số

Trang 14

Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng và hình thành kĩ năng đếm cho trẻ được thực hiện trên các tiết học Mặc dù ở độ tuổi này, giáo viên đã dạy trẻ đọc thuộc lòng tên các số thứ tự Giáo viên cũng đã cho trẻ tập đếm các nhóm số lượng xếp theo hàng và xếp theo các cách khác nhau và hướng sự chú ý của trẻ đến số kết quả bằng việc nói số kết quả kèm theo tên gọi các nhóm đồ vật Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, trẻ vẫn không nhận biết được đặc điểm của các chữ số mà phải trải qua một thời gian củng cố dài trẻ mới biết được Ví dụ, cô cho trẻ đếm số lượng là ba bông hoa Khi trẻ đếm xong cô yêu cầu trẻ đặt thẻ

số tương ứng với số bông hoa đấy thì trẻ thường nhặt nhầm thẻ số, hoặc trẻ thường đặt thẻ số bị ngược, nếu được củng cố nhiều lần trong các hoạt động dần dần trẻ mới nhớ được đặc điểm và đặt đúng được thẻ số theo yêu cầu của

cô Trẻ ở độ tuổi này chỉ nhận biết được đặc điểm của 1- 2 chữ số trong phạm

vi 5

b Trẻ 4 - 5 tuổi

Bước sang tuổi mẫu giáo nhỡ, những biểu tượng về tập hợp của trẻ phát triển và mở rộng Trẻ hiểu được tập hợp gồm nhiều các phần tử có dấu hiệu khác nhau và có số lượng khác nhau Trẻ có khả năng so sánh số lượng giữa hai nhóm đồ vật, trẻ bắt đầu quan tâm đến chữ số nhiều hơn trẻ thích đếm số

lượng các vật xung quanh và hỏi “bao nhiêu” “là số mấy” Khi được dạy đếm

trẻ biết tách số cuối cùng ra khỏi quá trình đếm và hiểu rằng số cuối cùng là

số chỉ số lượng trong phần tử, đó là kết quả của phép đếm Trẻ gọi số lượng các phần tử của tập hợp bằng các chữ số và hiểu rằng mỗi một tập hợp có một

số lượng cụ thể Các tập hợp có số lượng bằng nhau bao giờ cũng được biểu thị bằng một chữ số giống nhau Ví dụ, có 5 bông hoa, có 5 cái bình, có 5 cái bát thì đều được biểu thị bằng một thẻ chữ số giống nhau là thẻ chữ số 5 Trẻ hiểu được các tập hợp có số lượng không bằng nhau được biểu thị bằng các số khác nhau Bằng việc dạy trẻ lập số mới từ các số đã biết trẻ đã dần học được

Trang 15

cách sử dụng các con số để gắn vào số lượng nhóm đối tượng mà trẻ vừa tạo

ra và trẻ đã thực hành đặt con số vào các nhóm đối tượng có số lượng bằng nhau và không bằng nhau, nhờ vậy trẻ đã hiểu được ý nghĩa khái quát của con

số đó là số đo độ lớn của một lớp các tập hợp tương đương Trên cơ sở đó, trẻ

so sánh số lượng của hai tập hợp bằng kết quả của phép đếm Trẻ ở độ tuổi này đã nhận biết và thể hiện chữ số chính xác hơn Trẻ có thể nhìn vào các đồ vật có ghi số lượng bên ngoài mà biết bên trong có số lượng là bao nhiêu mà không cần phải đếm Ví dụ, cô đưa cho trẻ một cái hộp đựng thìa bên ngoài có ghi số 5 trẻ biết rằng trong hộp có 5 cái thìa mà không cần đếm Tuy nhiên, trẻ mới chỉ nhận biết các chữ số trong phạm vi là 5 Khi cho các chữ số đứng thành một dãy thì trẻ lại khó nhận biết hơn Và mặc dù trẻ đã biết được đặc điểm các chữ số nhưng nhiều khi vẫn đặt ngược các chữ số đó Ví dụ trẻ đặt thẻ số 3 thành

c Trẻ 5 - 6 tuổi

Trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng nắm vững thứ tự các số từ 1 đến 10 Trẻ tri giác, nhận biết, phân tích đặc điểm của các chữ số từ 1 đến 10 Ở độ tuổi này, khả năng nhận biết và thể hiện chữ số của trẻ tăng lên rõ rệt Trẻ ít sử dụng sai thẻ số, ít đặt thẻ số nhần như: đặt không đúng chiều, quay ngược thẻ số… dù cho các chữ số đứng trong cùng một dãy

1.1.2 Định hướng dạy trẻ chữ số

1.1.2.1 Mục đích dạy học

Chữ số đóng một vai trò rất quan trọng đối với trẻ, chữ số là một dạng

kí hiệu của số Việc dạy cho trẻ về chữ số giúp cho trẻ nhận biết dạng kí hiệu, dạng tổng quát của số từ đó giúp cho tư duy của trẻ phát triển Vì vậy, cần thiết phải dạy trẻ về chữ số cụ thể là: dạy trẻ nhận biết các chữ số từ 1 đến 10; nhận dạng được các chữ số; biết thể hiện và tạo ra các chữ số

3

Trang 16

Việc dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về chữ số góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là số từ Trong quá trình học, trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: trẻ gọi tên các con số; đặc điểm của các con số; diễn

tả các mỗi quan hệ giữa các con số bằng lời Điều đó sẽ có tác dụng phát triển lời nói, khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ

Việc dạy trẻ nhận biết các chữ số cũng góp phần dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỉ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết các nhiệm vụ học tập

Trong quá trình hình thành những biểu tượng chữ số cho trẻ, chúng ta còn hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên và tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh Vì vậy, việc dạy học những kiến thức về chữ số không chỉ góp phần phát triển năng lực nhận biết, năng lực học tập, mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ

1.1.2.2 Nội dung hình thành biểu tượng về chữ số cho trẻ

Trang 17

- Trẻ nhận dạng các chữ số từ 1 đến 10

- Trẻ biết thể hiện các chữ số từ 1 đến 10 trong các hoạt động khác nhau

1.1.2.3 Phương pháp và hình thức dạy trẻ nhận biết chữ số

a Phương pháp dạy trẻ nhận biết chữ số

Để dạy trẻ nhận biết chữ số nói riêng hay các biểu tượng toán nói chung Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng

* Phương pháp dạy học trực quan (Phương pháp hoạt động với

đồ vật)

Đây là phương pháp dạy học dựa vào việc sử dụng các đối tượng và hiện tượng, hiện thực Các phương pháp trực quan có chức năng giúp cho trẻ biết được các thuộc tính, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng Trên cơ

sở đó hình thành ở trẻ những biểu tượng cụ thể về đối tượng nghiên cứu Trong việc dạy những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nói chung

và chữ số nói riêng, phương pháp dạy học trực quan đóng vai trò quan trọng xuất phát từ tính cụ thể tư duy của trẻ nhỏ Nhờ có các đồ dùng trực quan mà trẻ được quan sát và tri giác trực tiếp các đối tượng một cách chính xác Vì vậy, dần dần trẻ nhận biết, nhận dạng và thể hiện được các chữ số

Trang 18

Phương pháp dùng lời bao gồm phương pháp gọi mở vấn đáp và đàm thoại, khi sử dụng phương pháp này thì giáo viên cần:

+ Khi xây dựng câu hỏi, giáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung bài học để xây dựng một hệ thống câu hỏi chính và phụ một cách hợp lí có tính chất gợi mở cho trẻ

+ Đặt câu hỏi với nội dung phải chính xác, vừa sức hiểu của trẻ, ngắn gọn, cụ thể, đủ ý

Ví dụ: Số 1 được cấu tạo gồm mấy nét

+ Cùng nội dung có thể đặt câu hỏi dưới hình thức khác nhau để giúp trẻ nắm vững kiến thức và linh hoạt suy nghĩ Số lượng câu hỏi không nên quá nhiều mà chỉ vừa đủ để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

+ Giáo viên nên đặt câu hỏi đa dạng để mở rộng vốn ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên cần dự đoán khả năng trả lời của trẻ để chuẩn bị các câu hỏi phụ để nhằm dẫn dắt trẻ tập trung vào vấn đề chủ yếu của hệ thống câu hỏi

+ Khuyến khích trẻ tích cực suy nghĩ, tự đưa ra câu trả lời của mình, tập cho trẻ biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề

+ Dạy trẻ biết lắng nghe bạn trả lời, đánh giá, bổ sung và điều chỉnh, củng cố các câu trả lời của bạn: Bạn trả lời có đúng không? Ai trả lời chính xác hơn?

* Phương pháp thực hành luyện tập

Luyên tập là phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ và thực hành của nội dung học tập Về bản chất luyện tập chính là việc vận dụng các hành động Luyện tập đóng vai trò quyết định trong dạy học và phát triển thông qua việc trẻ nắm các phương thức hoạt động trí tuệ, nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Hơn nữa nhờ luyện tập mà kiến thức cơ sở của những kĩ năng trí tuệ và thực hành, trở nên vững chắc và có ý thức hơn

Trang 19

Tính chất của luyện tập phụ thuộc vào đặc thù của quá trình hình thành các biểu tượng chữ số Trong quá này, giáo viên cần tổ chức cho tất cả chỉ để tham gia luyện tập thông qua việc thực hiện các bài tập với tính chất khác nhau không chỉ về nội dung mà cả về cấu trúc và phương thức hành động, qua

đó giúp trẻ nắm kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo

Cũng nhờ có quá trình luyện tập mà trẻ hiểu, nắm rõ hơn về các biểu tượng về chữ số Đồng thời trẻ cũng nhớ được các đặc điểm của chữ số lâu hơn sâu sắc hơn

Có hai mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập: luyện tập nhằm tái tạo lại tài liệu đã học nhằm củng cố và luyện tập nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng

từ nội dung bài học vào các hoàn cảnh khác nhau Tương ứng với hai mức độ trên giáo viên có thể sử dụng các dạng bài tập đòi hỏi trẻ ở mức độ tích cực, độc lập khác nhau như: bài tập tái tạo và bài tập sáng tạo

Bài tập tái tạo: Hình thành trên cơ sở tái tạo đơn giản phương thức

hành động được quy định hoàn toàn theo mẫu, theo yêu cầu, quy định của người lớn Dựa trên trình tự giải đã biết trẻ có thể giải các bài tập tái tạo dễ dàng Trong nội dung của bài tập tái tạo có thể thay đổi điều kiện, nhưng sự thay đổi này không làm sáo trộm trình tự giải của nó Ví dụ cùng một thẻ chữ

số 5 trẻ có biểu thị các nhóm đồ vật khác nhau có số lượng là 5

Bài tập sáng tạo: Dạng bài tập này đòi hởi trẻ phải kiếm tìm phương

thức hành động cần thiết Như vậy được giải được bài tập sáng tạo đòi hỏi trẻ phải nắn chắc kiến thức, kĩ năng và phải biết vận dụng linh hoạt trong các hoàn cảnh, điều kiện mới tìm ra phương thức giải quyết chúng

Việc sử dụng các dạng bài tập này trên tiết học phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của tiết học, vào mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của trẻ, vào năng lực và đặc điểm lứa tuổi của trẻ

Trang 20

Trong quá trình dạy trẻ, chỉ khi trẻ thực hiện được bài tập tái tạo thì giáo viên mới chuyển sang bài tập sáng tạo Sự chuyển dần từ việc sử dụng những bài tập tái tạo sang bài tập sáng tạo tạo điều kiện để trẻ nắm chắc kiến thức và các biện pháp hành động hợp lí cũng như tạo điều kiện để trẻ phát huy tính tích cực tư duy và tính tích cực hoạt động của trẻ

* Phương pháp sử dụng trò chơi

Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nói chung cũng như hình thành biểu tượng chữ số nói riêng, Trò chơi được sử dụng nhiều với chức năng như một biện pháp hay một phương pháp dạy học với trẻ Việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học tạo điều kiện thuận lợi để trẻ lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng mới Củng cố và làm sâu sắc hơn các kiến thức đã học, hình thành cho trẻ kĩ năng vận dụng chúng trong các hoàn cảnh mới Chính vì vậy mà trò chơi được coi là một phương pháp dạy học hiệu quả trong việc dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về chữ số

Để sử dụng trò chơi đạt hiệu quả cao nhất, trong việc dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về chữ số Thì cần chú ý lựa chọn các trò chơi có nội dung phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học, khi tiết hành trò chơi cần đảm bảo được cấu trúc của trò chơi, nên sử dụng đa dạng các trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ

Trong quá trình dạy trẻ nhận biết chữ số nên tăng cường sử dụng các biện pháp giao nhiệm vụ nhằm tạo cơ hội, tình huốn giúp trẻ củng cố, luyện tập và ứng dụng những chữ số đã biết vào các tình huống khác nhau

Sự phối hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp hình thành biểu tượng chữ

số cho trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen và nhận biết các kí hiệu của số, góp phần hình thành cho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng toán học sơ đẳng

Trang 21

b Hình thức dạy trẻ nhận biết chữ số

Hình thức dạy học là một trong những thành phần cơ bản của quá trình dạy học Trong lí luận dạy học hình thức được coi là phương thức tổ chức hoạt động học tập Hình thức cần đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm

vụ dạy học nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ

Hình thức dạy học thì rất phong phú và đa dạng chúng phụ thuộc vào

số lượng trẻ tham gia, vào quá trình học, vị trí, thời gian tiến hành tết học, vào các phương thức hoạt động của trẻ và đồng thời cả những phương thức mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động cho trẻ

Việc dạy trẻ làm quen và nhận biết các biểu tượng về chữ số thường sử dụng ba hình thức dạy học chủ yếu là:

+ Hình thức dạy học cá nhân: đây là hình thức dạy học có từ lâu nhất

và về nguyên tắc thì hình thức dạy học này dên lại hiệu quả hơn so với dạy học tập thể vì hình thức này đảm bảo tích lũy những kinh nghiệm cho trẻ, phát huy tính độc lập và tích cực của trẻ, tuy nhiên hình thức dạy học này lại không kinh tế, hạn chế khả năng hợp tác và kết bạn với bạn bè cùng lứa

+ Hình thức dạy học cả lớp: đây là một hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay

Trang 22

+ Hình thức dạy học theo nhóm, hình thứ này rất phổ biến và ngày càng được áp dụng nhiều trong quá trình dạy học cho trẻ Hình thức dạy học này trẻ vừa tiếp thu được kiến thức dễ dàng hơn lại vừa phát triển được các mỗi quan hệ với bạn bè cùng lứa

1.1.3 Trò chơi

1.1.3.1 Trò chơi học tập

a Quan niệm trò chơi học tập

Trò chơi học tập: Là trò chơi có luật và có nội dung định trước Đó là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, hướng đến sự phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi Ngoài ra trò chơi học tập còn mang những đặc điểm chung của trò chơi trẻ em chứa đựng tất cả những đặc điểm của trò chơi có luật Sự có mặt của luật chơi và nội dung chơi cho phép trẻ có thể nắm vững luật chơi và tổ chức chơi, thực hiện trò chơi

Cùng với các trò chơi khác, trò chơi học tập là một trò chơi mà luật chơi được quy định rõ ràng Trong trò chơi học tập, các em đều được tham gia một cách bình đẳng và việc thực hiện trò chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá năng lực của các em Nội dung giáo dục của trò chơi học tập gắn liền với nhiệm vụ chơi trong các hành động chơi, trong các luật chơi và nó không đặt ra cho các em những nhiệm vụ độc lập

Trò chơi học tập là một dạng hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định mà người chơi phải tuân theo Nếu vui chơi là một thuật ngữ chỉ là một dạng hoạt động giải trí tự nguyện của mọi người, tạo ra sự sản khoái thư giãn về thầnkinh, tâm lí thì trò chơi là một sự vui chơi có nội dung

tổ chức của nhiều người, có quy định và luật lệ mà người chơi phải tuân theo Nếu vui chơi của cá nhân được tổ chức dưới dạng trò chơi thì nó mang lại ý

Trang 23

nghĩa giáo dục rèn luyện đối với người chơi, đặc biệt đối với trẻ mầm non, nó góp phần hình thành phẩm chất và nhân cách của trẻ Khi được tham gia trò chơi trẻ vận dụng hết khả năng, sức lực, sự tập trung, chú ý của mình

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật chơi của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động gắn với nội dung bài học giúp trẻ khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân Thông qua trò chơi các

em được rèn luyện kiến thức, kĩ năng đã học, thúc đẩy hoạt động trí tuệ Nhờ trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một quá trình vui chơi hấp dẫn, một cơ hội học tập tích cực hơn Học sinh vừa học vừa chơi mà vẫn có kết quả học tập tốt

b Bản chất của trò chơi học tập

Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là: Truyền tải mục tiêu của bài học, luật chơi, cách chơi quy định nội dung, phương pháp học tập có

Qua luật chơi, học sinh có được những phương pháp học tập đúng đắn cùng với sự hợp tác của các thành viên trong đội để đạt được kết quả học tập tốt nhất

Như vậy, tổ chức trò chơi học tập cho học sinh là phương pháp đi sâu vào sự tự phát hiện ra tri thức bài học của học sinh, coi trọng năng lực của học sinh để tổ chức các hoạt động, tổ chức nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng và trình độ của học sinh mầm non

Trang 24

c Mục đích của trò chơi học tập

Trò chơi học tập không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còn giáo dục được một số phẩm chất đạo đức của trẻ như: Tính thật thà, tính tổ chức, tính tự lập trong khi chơi, luật chơi trực tiếp điều khiển hành vi của trẻ, trong các trò chơi học tập cụ thể trẻ còn được giao tiếp với nhau, biết thống nhất hành động chơi của mình với bạn, cũng chính trong trò chơi học tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt được bên cạnh đó trò chơi học tập còn giúp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, năng lực cảm thụ cái đẹp của đồ chơi, hình ghép, tranh ảnh, màu sắc

Trò chơi học tập như một hình thức dạy học: Toàn bộ tiết học được lồng ghép vào nội dung chơi, trẻ tham gia với vai trò là chủ thể hoạt động Nếu như trong quá trình dạy học mỗi quan hệ giữa cô và trẻ là: cô dạy trẻ học thì trong trò chơi học tập thì vai trò của cô như một người hướng dẫn và như một người tham gia, cô cùng chơi với trẻ, dạy trẻ các thao tác chơi và thực hiện đúng luật chơi, từ đó tạo cho trẻ những ấn tượng cảm xúc, bên cạnh đó giúp trẻ và cô trở nên gần gũi nhau hơn

Đối với trẻ mẫu giáo trò chơi học tập tác động trực tiếp đến việc cung cấp, củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức cho trẻ như: Cảm giác, tri giác, qua đó trí tuệ của trẻ phát triển hơn, trẻ dễ dàng tiếp thu các kiến thức hơn, tiếp thu một cách nhanh trí, linh hoạt

Trong dạy học trò chơi học tập được sử dụng sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác và các biểu tượng của trẻ mẫu giáo Nhờ đó mà trẻ đã tiếp thu các tính chất của đồ vật như: Hìnnh dạng, kích thước, màu sắc, định hướng trong không gian… một cách dễ dàng hơn

Trò chơi học tập với nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ

Trang 25

Nhờ có nội dung và luật chơi mà trẻ rèn luyện được khả năng mô tả các mỗi qua hệ toán học một cách chính xác bằng lời và biết gọi đúng tên

- Hành động chơi:

Chính là các động tác mà trẻ cần phải làm trong lúc chơi và nó cũng

là thành phần quan trọng của trò chơi học tập, thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được Hành động chơi bao gồm nhiều thao tác, chủ yếu là thao tác trí óc, nhằm thực hiện cho được nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra, nhưng mặt khác lại phải tuân thủ theo những điều quy định mà luật chơi đề

ra Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng hấp dẫn trẻ hào hứng tham gia trò chơi ấy bấy nhiêu, những trò chơi quá ít hành động chơi thì càng ít thu hút trẻ

- Luật chơi:

Trò chơi học tập bao giờ cũng có luật chơi và luật chơi giữ một vai trò quyết định, đó là những quy định có sẵn mà trẻ nhất định phải tuân thủ trong khi chơi Luật chơi quyết định trò chơi nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo Có thể nói luật chơi có vai trò xác định tính chất và phương thức hoạt động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mỗi quan hệ giữa trẻ với nhau trong khi chơi Những luật chơi này là tiêu chuẩn đánh giá hành

Trang 26

động chơi đúng hay sai, việc trẻ lĩnh hội luật chơi, tuân theo luật có tác dụng giáo dục tính độc lập, khả năng tự kiểm tra - đánh giá lẫn nhau

Nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành động chơi có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau Nhiệm vụ nhận thức có vai trò quyết định, nó xác định đặc điểm hành động chơi và luật chơi Nhiệm vụ nhận thức và hành động chơi làm thành nội dung chơi Luật chơi quyết định hành động chơi và qua đó giải quyết nhiệm vụ nhận thức, giúp trẻ hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác Nếu thiếu một trong ba bộ phận thì không thể tiến hành trò chơi được

Trong trò chơi học tập luôn tồn tại mỗi quan hệ giữa cô và trẻ và giữa các trẻ với nhau, quan hệ này do nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi quy định cụ thể Cô giáo có thể là người tổ chức cho trò chơi và cũng có thể như một người bạn tham gia chơi cùng trẻ Cô giáo tổ chức trò chơi học tập cho trẻ, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo và đây cũng chính là đặc thù của nó

e Quy trình tổ chức trò chơi học tập

Việc tổ chức trò chơi học tập được thực hiện theo ba bước Bước 1: Hướng dẫn trò chơi

+ Cô giải thích nội dung chơi, luật chơi, hướng dẫn chơi thử

Bước 2: Theo dõi quá trình chơi + Cô theo dõi việc thực hiện hành động chơi, luật chơi

+ Theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ, động viên khuyến khích trẻ chơi

+ Theo dõi tiến độ chơi

Bước 3: Nhận xét đánh giá sau khi chơi + Nhận xét việc thực hiện và nắm vững luật chơi

+ Nhận xét thành tích của trẻ trong trò chơi

+ Nhận xét những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi

Trang 27

1.1.3.2 Trò chơi hình thành biểu tượng chữ số

a Quan niệm

Ở mầm non thì trò chơi học tập có thể được tổ chức ở tất cả các môn học, giúp trẻ học toán qua các trò chơi là một trong hướng đổi mới phương pháp dạy học ở mầm non Trò chơi toán học trong dạy học toán rất phong phú

và da dạng Mỗi một dạng kiến thức lại có một dạng trò chơi khác nhau Vì vậy, trong trò chơi toán học có trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số Trò chơi hình thành biểu tượng chữ số cho trẻ; là trò chơi trong đó có chứa một số yếu tố về chữ số nào đó, nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức về toán, cụ thể là về chữ số và được tổ chức trong các giờ học toán hoặc trong các hoạt động ngoại khóa

b Mục đích

Trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập trong đó, học sinh được củng cố kiến thức chữ số, vận dụng linh hoạt tri thức, kĩ năng đã học cùng những kinh nghiệm sống của mình

Trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số cũng là một loại trò chơi trí tuệ Bởi vậy, trong quá trình trẻ tham gia chơi các hoạt động trí tuệ như tư duy logic, khả năng so sánh, tưởng tưởng, khái quát hóa, sáng tạo… Được đẩy mạnh và có tính chủ định Chính vì vậy có thể nói đây là một phương tiện hữu hiệu nhằm hình thành năng lực trí tuệ ở trẻ

Trong quá trình thực hiện trò chơi hình thành biểu tượng chữ số phải tuân theo đúng luật chơi, điều đó đã góp phần hình thành tính kỉ luật, tính trung thực ở trẻ

Trong trò chơi hình thành biểu tượng chữ số, yếu tố học tập được lồng ghép và các hoạt động chơi, chính đều này đã kích thích hứng thú nhận thức của trẻ Để giành phần thắng về mình trẻ phải nghĩ cách làm cho đối phương

bị thua và như vậy khả năng độc lập suy nghĩ của trẻ được rèn luyện

Trang 28

Việc thực hiện trò chơi hình thành biểu tượng về chữ số giúp trẻ hoạt động một cách tự giác, tích cực theo đúng khả năng của mình

c Bản chất

Bên cạnh những bản chất của trò chơi học tập thì trò chơi hình thành biểu tượng chữ số còn có những bản chất riêng sau:

Thứ nhất: Mỗi trò chơi hình thành biểu tượng chữ số bao giờ cũng có

ba phần: nội dung chơi, luật chơi và hoạt động chơi

Tất cả các trò chơi khi tổ chức ở bất kì thời gian nào trong tiết học, nhằm phát hiện tri thức hay ôn tập, củng cố đều đầy đủ ba phần:

- Nội dung chơi: Đây là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên những đều kiện đã cho để giải

- Luật chơi: Mỗi trò chơi hình thành biểu tương chữ số đều có luật chơi

do nội dung trò chơi quy định Luật chơi có vai trò xác định tính chất, phương pháp hoạt động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng các mối quan hệ của trẻ với nhau khi chơi Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hoạt động đúng hay sai

- Hoạt động chơi: Là những hoạt động học sinh làm trong lúc chơi Trong trò chơi hình thành biểu tượng chữ số ba phần này có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba phần thì trò chơi sẽ không thể tiến hành được

Thứ hai: Trò chơi hình thành biểu tượng chữ số bao giờ cũng có một kết quả nhất định

Trò chơi hình thành biểu tượng chữ số bao giờ cũng có một kết quả nhất định đó là lúc kết thúc trò chơi, trẻ giải quyết được một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu Kết quả của trò chơi học tập thường thỏa mãn nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầu chơi của trẻ Đối vởi trẻ em, kết quả chơi khuyết khích trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi tiếp theo Đối với cô giáo kết quả trò chơi luôn luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công khi giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ

Ngày đăng: 11/03/2017, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2010
[2]. Đoàn Thanh Ân (chủ biên) (2006), Giáo dục học mầm non. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đoàn Thanh Ân (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm
Năm: 2006
[3]. Lê Thu Hương (2009), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,câu đố. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,câu đố
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
[4]. Lê Thu Hương (2009), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,câu đố theo chủ đề, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,câu đố theo chủ đề
Tác giả: Lê Thu Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
[5]. Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
[7]. Đỗ Thị Minh Liên (2001), Lí luận và Phươnng pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và Phươnng pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
Tác giả: Đỗ Thị Minh Liên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm
Năm: 2001
[8]. Đinh Thị Nhung (2006), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Đinh Thị Nhung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2006
[10]. Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Lan Hương, Nguyễn Thanh Thủy (2002), Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Lan Hương, Nguyễn Thanh Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
[11]. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2007) Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w