1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo lớn

42 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 358,07 KB

Nội dung

2 Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Khoa giáo dục tiểu học Hoàng Thị Quỳnh hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn khoá luận tốt nghiệp đại học

Trang 1

Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2

Khoa giáo dục tiểu học

Hoàng Thị Quỳnh

hệ thống trò chơi học tập hình thành

biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ

mẫu giáo lớn

khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Ph-ơng pháp dạy toán

Hà Nội - 2009

Trang 2

2

Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2

Khoa giáo dục tiểu học

Hoàng Thị Quỳnh

hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho

trẻ mẫu giáo lớn

khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Ph-ơng pháp dạy toán

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: ThS Phạm Đức Hiếu

Hà Nội - 2009

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Phạm Đức Hiếu- giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình h-ớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này Những ý kiến của thầy đã giúp em tìm ra cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề khó khăn

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, cùng các giáo viên tr-ờng Mầm non Mai Đình A Sóc Sơn - Hà Nội đã giúp em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không tránh đ-ợc những hạn chế, thiếu sót! Em mong nhận đ-ợc sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận đ-ợc hoàn thiện hơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2009 Ng-ời thực hiện

Hoàng Thị Quỳnh

Trang 4

Lời Cam đoan

Tôi xin cam đoan:

1 Đề tài “Hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu t-ợng về số l-ợng

cho trẻ mẫu giáo lớn ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên h-ớng dẫn, có tham khảo các tài liệu

2 Khóa luận không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào

3 Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác

Hà Nội, tháng 04 năm 2009

Ng-ời thực hiện

Hoàng Thị Quỳnh

Trang 5

Mục lục

Mở đầu trang

1.Lý do chọn đề tài 7

2.Mục đích nghiên cứu 7

3.Đối t-ợng nghiên cứu 7

4.Phạm vi nghiên cứu 8

5.Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6.Ph-ơng pháp nghiên cứu 8

Nội dung

Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận 9

1.1 Trò chơi học tập và vai trò 9

1.1.1.Khái niệm trò chơi học tập 9

1.1.2 Vai trò của trò chơi học tập trong việc hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ 9

1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn đối với nội dung hình thành biểu t-ợng về số l-ợng 10

1.3 Nội dung hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ 12

Ch-ơng 2: Trò chơi học tập và ph-ơng pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ 13

2.1 Cấu trúc của trò chơi học tập 13

2.2 Phân loại trò chơi học tập 14

2.3 Ph-ơng pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ 15

Trang 6

2.4 Những l-u ý khi sử dụng trò chơi học tập để hình thành biểu t-ợng về số

l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn 17

Ch-ơng 3: Hệ thống trò chơi hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ

mẫu giáo lớn 19

3.1 Trò chơi học tập đ-ợc sử dụng trong nội dung dạy trẻ các số mới từ 6 -

10, giới thiệu các chữ số trong phạm vi 10 19

3.2 Những trò chơi học tập sử dụng trong nội dung dạy trẻ so sánh, thực hiện

các phép biến đổi trong phạm vi 10, mối quan hệ số l-ợng trong phạm vi10 30

3.3 Trò chơi học tập đ-ợc sử dụng trong nội dung dạy trẻ chia một nhóm có

số l-ợng trong phạm vi 10 thành hai phần theo các cách khác nhau 37

Kết luận 41

Tài liệu tham khảo 42

Trang 7

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em có đặc điểm là tò mò, ham hiểu biết nh-ng lại nhanh quên, chóng chán Sự tập trung chú ý của trẻ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn và trẻ th-ờng bị phân tán bởi nhiều yếu tố Nếu trẻ phải học tập trong sự

gò bó, g-ợng ép thì trẻ sẽ rất dễ có cảm giác chán nản, làm giảm hứng thú học tập Đặc biệt, trong các tiết học làm quen với toán, trẻ phải tiếp xúc với những con số, những biểu t-ợng khô khan, khó hiểu, trẻ không thể ngồi lâu một chỗ

để nghe cô giáo hình thành các biểu t-ợng thông qua những lời giảng giải Đối với trẻ, hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo, trẻ “học bằng chơi, chơi

mà học”, việc học của trẻ chủ yếu thông qua các trò chơi Chính vì thế, trò chơi, đặc biệt là trò chơi học tập đ-ợc sử dụng rất nhiều trong việc hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ

Khi tham gia trò chơi học tập, trẻ là ng-ời chủ động, tự mình thao tác, giải quyết các tình huống, nhiệm vụ đặt ra, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không g-ợng ép Việc sử dụng trò chơi hợp lý sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, giúp cho việc lĩnh hội những tri thức toán học của trẻ đ-ơc thoải mái, dễ dàng hơn Tuy nhiên việc sử dụng trò chơi học tập để hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ không phải là việc đơn giản Trò chơi học tập rất phong phú và đa dạng, để tổ chức cho trẻ học tập có hiệu quả, cô giáo cần căn cứ vào mục đích, nội dung bài học, căn cứ vào từng độ tuổi để lựa chọn những trò chơi học tập hợp lý Cho nên cần phải có một hệ thống trò chơi học tập theo từng nội dung của quá trình hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ để giúp cho giáo viên có thể lựa chọn trò chơi học tập hơp lý để hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ đ-ợc dễ dàng hơn

Là sinh viên mầm non, nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của trò chơi học tập trong hình thành biểu t-ợng toán nói chung và hình thành biểu t-ợng

về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, tôi thực hiện đề tài “Hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ mẫu giáo lớn”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thống trò chơi học tập hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn

3 Đối t-ợng nghiên cứu

Trò chơi học tập hình thành biểu t-ợng toán

4 Phạm vi nghiên cứu

Trò chơi hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm:

+ Khái niệm trò chơi học tập

+ Cấu trúc của trò chơi học tập

Trang 9

1.1.2 Vai trò của trò chơi học tập trong việc hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ

1.1.2.1.Trò chơi học tập giúp nâng cao hứng thú học tập của trẻ

Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của dạy học mầm non là trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi học tập được sử dụng rất nhiều trong quá trình hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ Việc sử dụng hợp lý trò chơi học tập

sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, làm cho việc học đối với trẻ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn

Trong các tiết học toán, ph-ơng pháp trò chơi đ-ợc sử dụng nhiều với chức năng nh- nh- một biện pháp hay một ph-ơng pháp dạy học Sử dụng trò chơi đ-ợc coi là một ph-ơng pháp dạy học khi toàn bộ tiết học đ-ợc lồng vào một trò chơi mà trẻ là ng-ời tham gia chính Sử dụng trò chơi đ-ợc xem là một biện pháp dạy học khi chỉ một phần của tiết học đ-ợc lồng vào nội dung chơi, ví dụ nh-: trò chơi “tìm nhà” đuợc sử dụng ở phần sau của tiết học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức kỹ năng cho trẻ Việc sử dụng rộng rãi và đa dạng các trò chơi học tập, nh-: các trò chơi xếp hình, lắp ghép, trò chơi dùng lời nói đều là ph-ơng tiện góp phần đem lại hiệu quả cho việc hình thành biểu t-ợng toán học cho trẻ mầm non

1.1.2.2 Trò chơi học tập giúp trẻ tiếp thu những tri thức toán học một cách

tự nhiên, thoải mái:

Trò chơi học tập có ý nghĩa giáo dục và phát triển to lớn Nó tác

động trực tiếp đến việc củng cố kiến thức và phát triển các quá trình nhận thức nh-: cảm giác, tri giác, t- duy, t-ởng t-ợng Thông qua trò chơi, trẻ phải giải quyết một số nhiệm vụ của trí lực, lĩnh hội kỹ năng về ngôn ngữ, chính xác

Trang 10

hoá các biểu t-ợng, vì nhiệm vụ chơi chính là nhiệm vụ nhận thức d-ới hình thức chơi và chính nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu bắt trẻ phải phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hoá Tính hấp dẫn của hành động chơi trong trò chơi đã giúp trẻ tích cực hoạt động, kích thích ngôn ngữ của trẻ, từ

đó hình thành một loạt các sản phẩm trí tuệ cần thiết cho việc tiếp thu tri thức mới nh- nhanh trí, linh hoạt, óc quan sát

Nhờ trò chơi học tập mà trẻ tiếp thu tính chất của đồ vật (kích th-ớc, số l-ợng), định h-ớng đ-ợc không gian, thời gian một cách tự nhiên, thoải mái Với cấu trúc bền vững (nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi), trò chơi học tập đ-ợc sử dụng trong quá trình hình thành biểu t-ợng toán học sơ đẳng cho trẻ nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ Th-ờng th-ờng trong các tiết học, trò chơi học tập đ-ợc đ-a vào nh- một phần để củng cố tiết học Nhờ trò chơi học tập mà việc củng cố kiến thức toán học đ-ợc tiến hành một cách đa dạng tạo ra hứng thú học tập cho trẻ Khi tổ chức cho trẻ làm quen với biểu t-ợng toán, cô giáo có thể tiến hành d-ới các hình thức trò chơi, làm cho việc tiếp thu nhiệm vụ học nh- một nhiệm vụ thực hành, chơi giúp trẻ dễ dàng tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đẩy mạnh tính tích cực của trẻ, bắt buộc trẻ phải huy động trí tuệ của mình

Một trong những thành phần của trò chơi học tập là sự tồn tại của hoàn cảnh chơi t-ởng t-ợng d-ới dạng mở rộng (có nội dung chơi, vai chơi, các thao tác chơi và các thao tác hành động), ví dụ: việc luyện tập cho trẻ nhận biết số l-ợng các nhóm vật và kỹ năng đếm đ-ợc lồng vào hoàn cảnh chơi

“cửa hàng tạp hoá”, trong đó trẻ đóng vai người bán hàng, người mua hàng, cùng thực hiện các nhiệm vụ, thao tác chơi: mua và bán các nhóm đồ vật với

số l-ợng, kích th-ớc, hình dạng theo yêu cầu nhất định Khi tham gia trò chơi, trẻ th-ờng phải sử dụng các hành động đa dạng với các đồ vật và vật liệu chơi, nh- đếm, đo l-ờng, tạo nhóm vật theo dấu hiệu nhất định, so sánh hình dạng, kích th-ớc, sắp đặt các vật Tất cả điều đó tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa chơi mà học trong hoạt động tích cực của trẻ, d-ới sự tổ chức, h-ớng dẫn của giáo viên

Trang 11

Tóm lại, trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ, nó là ph-ơng tiện khá tiện ích để giúp trẻ tiếp nhận các biểu t-ợng toán một cách dễ dàng nhất Giáo viên mầm non cần thu thập nhiều trò chơi học tập phong phú, đa dạng để tổ chức cho trẻ làm quen với biểu t-ợng toán có hiệu quả cao

1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn đối với nội dung hình thành biểu t-ợng về số l-ợng

Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp, các tập con trong tập lớn, trẻ khái quát đ-ợc một tập lớn gồm nhiều tập con và ng-ợc lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp lại với nhau theo một dấu hiệu chung nào đó để tạo thành một tâp lớn Khi đánh giá độ lớn của tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnh h-ởng bởi các yếu tố nh-: màu sắc, kích th-ớc,

vị trí sắp đặt của các phần tử của tập hợp

Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một b-ớc mới, trẻ rất thích đếm và phần lớn trẻ nắm đ-ợc trình tự của các số từ 1-10, thậm trí còn nhiều số hơn nữa Trẻ biết thiết lập t-ơng ứng 1:1 trong quá trính

đếm, mỗi từ số ứng với một phần tử mà trẻ đếm Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi

đếm thì số cuối cùng là số kết quả ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn hiểu con số là chỉ số cho số l-ợng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vào những đặc điểm tính chất cũng nh- cách xắp đặt của chúng

Trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch gữa các số liền kề của dãy số tự nhiên (mỗi số đứng tr-ớc nhỏ hơn số đứng sau một đơn

vị và mỗi số đứng sau lớn hơn số đứng tr-ớc một đơn vị) Trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy số tự nhiên n+1 Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng số l-ợng các nhóm vật mà còn cả các âm thanh và động tác Qua đó, trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trò của kết quả Mặt khác, trẻ không chỉ đếm từng vật mà còn đếm từng nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của khái niệm đơn vị - đơn vị của phép đếm có thể là cả nhóm vật chứ không phải là từng vật riêng lẻ

Trang 12

Hơn nữa, d-ới tác động của dạy học, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếm ng-ợc trong phạm vi 10, trẻ nhận biết đ-ợc các số từ 1-10 Trẻ hiểu rằng mỗi con số không chỉ đ-ợc diễn đạt bằng lời nói

mà còn có thể viết, và muốn biết số l-ợng của các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số l-ợng của chúng

1.3 Nội dung hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo

Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

- Dạy trẻ nhận biết các

số trong phạm vi 5, tạo nhóm có số l-ợng trong phạm vi 5, tập đếm đến

5

- Dạy trẻ luyện đếm, thêm bớt trong phạm vi

5

- Dạy trẻ các số mới từ 6-10, giới thiệu các chữ

số

- Dạy trẻ so sánh, thực hiện các phép biến đổi trong phạm vi 10, mối quan hệ về số l-ợng trong phạm vi 10

- Dạy trẻ chia 1 nhóm

có số l-ợng trong phạm

vi 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau

Nội dung hình thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ Những kiến thức trẻ đ-ợc học trong nội dung này đ-ợc xây dựng trên cơ sở và phát triển thêm từ những kiến thức

đã đ-ợc học ở những lứa tuổi tr-ớc Đây là những kiến thức toán học cơ bản giúp trẻ tiếp thu kiến thức toán học ở tr-ờng phổ thông

Trang 13

Ch-ơng2: Trò chơi học tập và ph-ơng pháp tổ

chức trò chơi học tập cho trẻ 2.1 Cấu trúc của trò chơi học tập

Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần: nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi

Nội dung chơi: Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất nh-

là một bài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho để giải quyết Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ

Hành động chơi: Là những hành động trẻ làm trong lúc chơi

Những hành động đó càng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú bấy nhiêu Những động tác chơi do cô giáo thực hiện cho phép cô có thể h-ớng dẫn trò chơi thông qua “tiến trình làm thử”

Hành động chơi của trẻ ngày càng phong phú và phức tạp dần theo

độ tuổi Nếu nh- trong động tác chơi của trẻ mẫu giáo bé chỉ là sự di chuyển, sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo dấu hiệu, màu sắc, kích th-ớc, bắt ch-ớc các động tác chơi thì động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn phức tạp hơn: Những hành động chơi của trẻ đòi hỏi phải có

sự liên hệ lẫn nhau giữa hành động của một số trẻ này với một số trẻ khác, đòi hỏi phải có sự liên tục và tuần tự Nhiều trò chơi của trẻ mẫu giáo lớn đòi hỏi phải suy nghĩ tr-ớc khi làm động tác chơi

Luật chơi: Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi do hành động chơi

quy định Những luật này có vai trò xác định tính chất, ph-ơng pháp hành

động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của đứa trẻ trong khi chơi Những luật chơi trong trò chơi học tập là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai

Trong trò chơi học tập thì ba bộ phận này có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì đều không thể tiến hành trò chơi đ-ợc

Trang 14

2.2 Phân loại trò chơi học tập và yêu cầu đối với trò chơi học tập

2.2.1 Phân loại trò chơi học tập

Có nhiều loại trò chơi có thể sử dụng làm trò chơi học tập Có thể phân loại các trò chơi theo nội dung, theo nhiệm vụ trí tuệ, và theo tính chất của hành động chơi và luật chơi

Công trình của VN_Avanhêxôva đã nêu ra một số nhóm nh- sau: Trò chơi giao nhiệm vụ dựa trên hứng thú của trẻ đối với các hoạt

động cùng với các đồ vật: thu nhặt, sắp xếp, rải ra, lắp vào, luồn vào Các hành động chơi ở đây mang tính chất đơn giản mà các thao tác th-ờng trùng với các hành động với các đồ vật

Trò chơi dấu và tìm dựa trên hứng thú của trẻ đối với sự xuất hiện

và sự mất đi một cách bất ngờ của đồ vật

Trò chơi với câu đố giải đáp, lôi cuốn trẻ tìm hiểu những điều kiện chưa biết: “Hãy nhận biết đi”, “Hãy đoán đi”, “Cái gì ở đây” “Cái gì đã thay

đổi”

Trò chơi phân vai theo chủ đề, hành động chơi h-ớng vào sự mô tả những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, trong sự đóng vai ng-ời lớn: ng-ời bán hàng, ng-ời mua hàng, ng-ời đ-a th-, ng-ời bác sĩ hoặc đóng giả một con vật: con sói, con vịt

Trò chơi thi đua, dựa trên sự mong muốn đạt kết quả chơi một cách tốt và nhanh: “Ai trước tiên”, “Ai nhanh nhất”

Trò chơi t-ởng t-ợng và đối t-ợng bị cấm hay một thuộc tính của

nó (ví dụ về màu sắc), những trò chơi ấy liên quan tới chơi thú vị nh-: loại bỏ các yếu tố chơi vô ích, không đ-ợc nói từ bị cấm

Ngoài ra, trò chơi học tập có thể phân thành 4 nhóm theo tính chất của trò chơi:

Trò chơi học tập với đồ vật và tranh in Trò chơi lô tô

Trò chơi học tập bằng lời Trò chơi âm nhạc

Trang 15

2.2.2 Yêu cầu đối với mỗi trò chơi học tập

Mỗi trò chơi học tập phải cho trẻ đ-ợc luyện tập hoạt động trí tuệ

và giáo dục phẩm chất đạo đức

Mỗi nhiệm vụ nhận thức trong trò chơi đòi hỏi trẻ huy động trí óc làm việc thực sự

Trong mỗi trò chơi học tập cần kết hợp cả hai yếu tố (nhận thức

và hài h-ớc) để trẻ dễ dàng có hứng thú khi chơi

2.3 Ph-ơng pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ

Trò chơi học tập có ý nghĩa to lớn trong giáo dục trí tuệ và dạy học Muốn đạt đ-ợc kết quả cao, cần hiểu rõ đ-ợc việc h-ớng dẫn trò chơi đòi hỏi một nghệ thuật s- phạm cao thích ứng với độ tuổi của trẻ mẫu giáo Để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua trò chơi và trong trò chơi, cô giáo phải h-ớng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động thích thú, gần gũi với trẻ, tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú đối với trẻ và đồng thời tổ chức đ-ợc hoạt động tập thể với những mối giao tiếp giữa chúng làm xuất hiện và củng cố tình bạn, tình thân ái giữa trẻ với nhau Để tổ chức và h-ớng dẫn trò chơi học tập cho trẻ

có kết quả, cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

Trang 16

l-ợng cho trẻ cần chon những trò chơi giúp hình thành, củng cố những biểu

Nếu là trẻ mẫu giáo nhỡ thì cô giáo nên chọn những trò chơi có nội dung chơi, hành động chơi phức tạp hơn

Trẻ mẫu giáo lớn th-ờng thích những trò chơi học tập bằng lời, vì thế cô giáo cần chọn những trò chơi mang tính khái quát, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp

Cô giáo cần hiểu thấu đáo luật chơi, cách chơi để có ph-ơng án chuẩn bị, cách h-ớng dẫn, tổ chức trò chơi hợp lý

2.3.2 Chuẩn bị địa điểm và ph-ơng tiện chơi

Tuỳ theo từng trò chơi, cô giáo có thể cho trẻ chơi ở trong lớp hoặc ngoài trời Địa điểm vừa đủ cho số ng-ời chơi và đáp ứng nội dung chơi, không có ch-ớng ngại vật gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh cho ng-ời chơi

Đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ

Lựa chọn đồ chơi, đồ dùng dạy học thích hợp và hấp dẫn là điều kiện rất quan trọng của việc tổ chức thành công trò chơi học tập Nếu chuẩn bị tốt địa điểm và ph-ơng tiện chơi thì kết quả tổ chức trò chơi sẽ cao và an toàn cho trẻ

2.3.3 H-ớng dẫn trẻ chơi

Khi h-ớng dẫn trẻ chơi cô giáo phải giới thiệu cho trẻ biết tên trò chơi, phổ biến nôi dung chơi (các nhiệm vụ chơi), các hành động chơi và phổ biến luật chơi cho trẻ

Đối với từng trò chơi cô cần có cách h-ớng dẫn khác nhau Nếu đó

là những trò chơi mới, hành động chơi phức tạp, đòi hỏi cô vừa giải thích vừa

Trang 17

kết hợp làm mẫu cho trẻ sao cho tất cả trẻ đều nắm đ-ợc cách chơi Nếu đó là trò chơi cũ, trẻ đã từng đ-ợc chơi, cô chỉ gợi ý trẻ nhắc lại nội dung chơi, luật chơi

Cách h-ớng dẫn của cô cũng phải tuỳ thuộc vào từng độ tuổi:

ở lớp mẫu giáo bé, khi giải thích luật chơi, nhiệm vụ chơi cho trẻ cô cần sử dụng biện pháp minh hoạ và làm mẫu, lời h-ớng dẫn cần phải ngắn gọn, rõ ràng

Khi h-ớng dẫn cho trẻ mẫu giáo nhỡ, cô có thể h-ớng dẫn bằng lời, sau đó đề nghị trẻ nhắc lại luật chơi và làm thử động tác chơi

ở lớp mẫu giáo lớn, cô không nên giới thiệu tỉ mỉ ngay luật chơi để tránh trẻ bắt ch-ớc một cách máy móc mà cô giáo nên đặt ra câu hỏi để trẻ tìm ra cách chơi

Khi h-ớng dẫn trò chơi, cô phải bố trí đội hình phù hợp với vị trí trung tâm của ng-ời h-ớng dẫn sao cho tất cả trẻ đều có thể nghe thấy, quan sát thấy ng-ời h-ớng dẫn đang nói gì, làm gì

Trong khi trẻ chơi cô cần quan sát, theo dõi quá trình chơi của trẻ

để đảm bảo an toàn cho trẻ, sử lý những tình huống xảy ra, đồng thời cô có biện pháp giúp đỡ các em còn nhút nhát, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo

Đối với những trò chơi có tính tập thể, cô nên tổ chức d-ới hình thức thi đua giữa trẻ với nhau hoặc giữa các tập thể trẻ với nhau để tăng thêm hứng thú chơi cho trẻ

2.3.5 Đánh giá, nhận xét kết quả chơi

Trang 18

Cô giáo căn cứ vào luật chơi để đánh giá khẳ năng chơi của trẻ Ngoài ra cô còn nhận xét về thái độ chấp hành luật chơi, thái độ đối với bạn chơi trong khi chơi, thái độ của trẻ đối với đồ chơi, thời gian hoàn thành trò

chơi của trẻ Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn

Đặc điểm của trẻ là thích đ-ợc khen ngợi, không thích bị chê bai, vì thể khi nhận xét, đánh giá, cô giáo không nên quá chú trọng vào những hành động không đúng vì nh- thế sẽ tạo nên sự buồn chán, hụt hẫng ở trẻ Cô giáo cần động viên, khích lệ trẻ để những trẻ thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn Ng-ợc lại, những trẻ thua cuộc vẫn vui

vẻ, quyết tâm phấn đấu giành kết quả cao trong trò chơi tiếp theo

2.4 L-u ý khi sử dụng trò chơi học tập

Tr-ớc hết cô giáo phải phân rõ ràng sự khác nhau giữa các trò chơi học tập và sự luyện tập, bởi vì trong thực tế có nhiều cô giáo coi những giờ có

sử dụng đồ chơi (đặc biệt là búp bê và tranh ảnh) là những trò chơi dạy học Chúng ta biết rằng, cùng với thứ đồ chơi có thể vừa tiến hành luyện tập, vừa tiến hành trò chơi học tập cho trẻ Song ở trò chơi học tập thì phải có nội dung (nhiệm vụ nhận thức), hành động chơi và luật chơi Chính nội dung và hành

động chơi làm cho trò chơi học tập trở thành trò chơi khêu gợi nguyện vọng, hứng thú chơi của trẻ Còn trong giờ luyện tập thì chủ yếu là cô ra bài tập và trẻ hoàn thành những bài tập ấy

Khi sử dụng trò chơi học tập để hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ mẫu giáo lớn, cô giáo cần l-u ý:

Trò chơi học tập đ-ợc sử dụng trên tiết học phải phù hợp và phục

vụ cho nội dung hình thành biểu t-ợng toán cho trẻ

Trò chơi phải phù hợp với những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ

đã có

Nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi phải đ-ợc phức tạp hoá dần

Cần lựa chọn các trò chơi học tập đa dạng khác nhau để luyện tập,

để chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ

Trang 19

Cần chuẩn bị đầy đủ các loại đồ chơi học tập phục vụ thiết thực cho trò chơi

Trò chơi phải hấp dẫn để kích thích tính tích cực và tính tự lập của trẻ

Tóm lại, cô giáo phải luôn duy trì niềm vui, hứng thú chơi của trẻ

đối với trò chơi học tập, giữ tốc độ chơi vừa phải, nâng dần tính phức tạp của trò chơi, th-ờng xuyên đ-a ra nhiều trò chơi có nội dung chơi phong phú, hành động chơi phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải nỗ lực về trí tuệ và tinh thần Khi kết thúc trò chơi cần tạo cho trẻ phấn chấn vì kết quả đã đạt đ-ợc và tạo tâm thế chờ đợi những trò chơi tiếp theo

Ch-ơng3: Hệ thống trò chơi học tập hình

thành biểu t-ợng về số l-ợng cho trẻ mẫu giáo lớn

Trang 20

Hệ thống trò chơi học tập trong đề tài này đ-ợc xây dựng theo cấu trúc gồm:

Dạy trẻ các số mới từ 6-10, giới thiệu các chữ số trong phạm vi 10 Dạy trẻ so sánh, thực hiện các phép biến đổi trong phạm vi 10, mối quan hệ số l-ợng trong phạm vi 10

Dạy trẻ chia một nhóm có số l-ợng trong phạm vi 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau

3.1 Trò chơi học tập đ-ợc sử dụng trong nội dung dạy trẻ các số mới từ 6-10, giới thiệu các chữ số trong phạm vi 10

3.1.1 Trò chơi “Đếm trên người tôi”

Trang 21

Nếu quân bài là 2, trẻ sẽ đếm “Một, hai Hai cái mắt”

Nếu quân bài là 4, trẻ sẽ đếm “Một, hai, ba, bốn Bốn cái cúc áo” Nếu quân bài là 0, trẻ sẽ nói: “Không có cái râu nào”

Vẽ những con số có kích th-ớc to hơn bàn chân của trẻ lên giấy bìa

và khoanh tròn lại tữ số 0 đến số 10, xếp các con số lộn sộn lên sàn

*Cách chơi

Yêu cầu trẻ: đặt chân phải vào số 3, đặt tay trái vào số 1, quỳ gối vào số 4

Sau đó cho 1 trẻ ra yêu cầu trẻ thực hiện

Trẻ thực hiện xong phát cho trẻ một mảnh giấy nhỏ ở trên đó có các dãy số từ 0 đến 10 Cho trẻ khoanh tròn lại những chữ số trẻ vừa thực hiện

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w