1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

66 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 525,87 KB

Nội dung

Ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc sử dụng hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn, bởi lẽ sự sáng tạo luôn là một cái đích mà co

Trang 1

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt khoá học

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thu Trang – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo

lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” là kết quả nghiên cứu

của riêng mình, khoá luận không sao chép từ các tài liệu sẵn có nào Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục đích nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc khoá luận 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1.1 Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn 12

1.1.1 Đặc điểm sinh lí 12

1.1.2 Đặc điểm tâm lí 13

1.1.3 Đặc điểm tư duy 15

1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ 16

1.2 Lời nói mạch lạc và đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 17

1.2.1 Khái niệm lời nói mạch lạc 17

1.2.2 Các kiểu lời nói mạch lạc 18

1.2.3 Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 18

1.2.4 Sự cần thiết phải phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn19 1.3 Kể chuyện sáng tạo (kể chuyện theo tưởng tượng) 20

1.3.1 Quan niệm về sự sáng tạo 20

1.3.2 Mục đích của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 21

Trang 4

Chương 2: CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC

CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 23

2.1 Các phương án kể chuyện sáng tạo 23

2.1.1 Cô kể phần mở đầu, trẻ nghĩ ra phần tiếp tục và kết thúc câu chuyện 23

2.1.2 Cô nghĩ ra phần kết thúc truyện, trẻ sáng tạo phần mở đầu và cả thân truyện 25

2.1.3 Trẻ nghĩ ra câu chuyện theo đề tài do cô đưa ra (không có dàn ý) 27

2.1.4 Sáng tác chuyện về đồ chơi 29

2.1.5 Chuyện kể có kèm đồ chơi 31

2.1.6 Sáng tác chuyện theo tranh 32

2.2 Các biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 33

2.2.1 Biện pháp kể chuyện theo dàn ý 33

2.2.2 Biện pháp cô và trẻ cùng ság tác chuyện 33

2.2.3 Biện pháp sáng tác chuyện tập thể 34

2.3 Tổ chức cho trẻ luyện tập kể chuyện sáng tạo thông qua một số dạng hoạt động ngoài tiết học 36

2.3.1 Tổ chức thông qua hoạt động góc 36

2.3.2 Tổ chức thông qua hoạt động ngoài trời 38

Chương 3: THỂ NGHIỆM MỘT SỐ GIÁO ÁN 40

Giáo án 1 40

Giáo án 2 50

Giáo án 3 57

KẾT LUẬN 64

Tài liệu tham khảo 66

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ em đã có nhu cầu lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử được vật chất hoá trong nền văn hoá của loài người Đó là quá trình chỉ được thực hiện trong điều kiện có sự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, tức là giáo dục

Ở nước ta đối với trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông (trước 6 tuổi) Giáo dục mầm non Việt Nam có nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển ấy

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam, và là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân Trong Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho con người năm 2005,

Unessco đã đánh giá: “Những năm đầu tiên của cuộc sống là giai đoạn chủ

yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi” và “bằng chứng cho thấy rằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trước tuổi học có liên quan tới việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn” L.N.Tônxtôi đã nhấn mạnh ý nghĩa

của giai đoạn trước tuổi đi học rằng: “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này

khi trở thành người đều thu nhận được trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi”

Ông đã nêu ra một phép so sánh cho thấy tầm quan trọng của giáo dục mầm

non như sau: “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một

bước thì từ đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi là khoảng dài kinh khủng”

Để có những con người lao động, người công dân thực sự của đất nước trong tương lai, việc đào tạo con người mới cần phải bắt đầu ngay từ thuở lọt lòng Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ

sở ban đầu của nhân cách con người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài hoà và cân đối, tạo điều kiện tốt cho những bước phát triển sau này, xây dựng cho mỗi trẻ em một nền tảng nhân cách vừa khoẻ khoắn, vừa mềm mại, đầy

Trang 6

sức sống cả về thể chất lẫn tinh thần, có nghĩa là giáo dục mầm non một mặt làm cho trẻ hồn nhiên, vui tươi, tích cực, chủ động, nhạy cảm để trở thành người dễ tiếp thu giáo dục Mặt khác, giáo dục mầm non ngay từ đầu hướng

sự phát triển của trẻ vào việc hình thành những tiền đề nhân cách mới, chuẩn

bị cho trẻ khả năng học tập tốt, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thế kỷ XXI

Do đó nếu ví rằng quá trình học tập của con người là quá trình xây một ngôi nhà thì bậc học mầm non chính là giai đoạn làm móng cho ngôi nhà ấy, nền móng có vững chắc thì mới xây nên được những ngôi nhà vững chãi, chống chịu được với gió bão Như vậy, có thể nói bậc học mầm non là bước đệm, là tiền đề vô cùng quan trọng cho trẻ trước khi đến trường phổ thông 1.2 Khả năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới sự thành công của con người Do đó, phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trong nhất trong mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non Trẻ em phải được lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người để xã hội hoá bản thân, và nhờ có ngôn ngữ để tiếp thu lịch sử, xã hội loài người Sự phát triển có tác động đến sự phát triển tư duy qua biểu tượng được giữ gìn, cung cấp vững chắc, nhanh nhạy vì ngôn ngữ phản ánh kết quả của hoạt động nhận thức, ngôn ngữ càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và tư duy của con người, con người vượt

xa hơn về chất so với con vật và trở thành động vật bậc cao có ý thức Ngôn ngữ giúp con người hoạt động trí tuệ, đề ra được kế hoạch hoạt động, là phương tiện quan trọng trong việc phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, nói cách khác, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển toàn diện Ganzalop - một

nhà thơ nổi tiếng của Đaghextan đã nói: “Khi chết người cha để lại cho con

cái của mình nhà cửa, ruộng vườn, thanh kiếm và cây đàn Pandua Nhưng một thế hệ khi mất đi thì để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng nói Ai có tiếng nói

Trang 7

người ấy sẽ xây dựng nhà mình, sẽ cày được ruộng, đúc được kiếm, lên được dây đàn Pandua và gẩy được nó” Trẻ em nắm trong tay tương lai của đất

nước, do đó việc phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, mà ở độ tuổi mẫu giáo lớn nhiệm vụ đó phải được hoàn thành Vì vậy việc dạy trẻ lời nói mạch lạc sẽ là tiền đề, là công cụ

để trẻ lĩnh hội tri thức khi trẻ bước vào lớp một

1.3 Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt là lời nói mạch lạc, chúng tôi muốn đi nghiên cứu vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn Ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc sử dụng hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn, bởi lẽ sự sáng tạo luôn là một cái đích mà con người muốn hướng tới Thông qua việc sáng tạo ra những câu chuyện thú

vị dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ vừa có thể phát triển lời nói mạch lạc, lại vừa khơi dậy được ở trẻ những tư duy tích cực, niềm khao khát sáng tạo Hơn thế nữa, qua những câu chuyện mà trẻ tự nghĩ ra, trẻ sẽ phải vận dụng tất

cả vốn ngôn ngữ sẵn có của mình để sáng tạo Người giáo viên sẽ kiểm tra được vốn ngôn ngữ của trẻ, từ đó có được những phương pháp, biện pháp thích hợp để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ

Từ những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát triển

lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình Chúng tôi

nghĩ rằng đây sẽ là một đề tài rất hấp dẫn và thiết thực đối với hoạt động dạy

và học ở Bậc Mầm non, cũng như với những người quan tâm tới trẻ em và ngành Giáo dục Mầm non

2 Lịch sử vấn đề

Trẻ em luôn giành được rất nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường

và xã hội Những vấn đề về trẻ em đã được các nhà nghiên cứu khoa học hết

Trang 8

sức quan tâm Riêng về phát triển ngôn ngữ và lời nói mạch lạc cho trẻ đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học với những công trình nghiên cứu được xã hội ghi nhận

Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB

ĐHSP, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa đã nghiên cứu rất kỹ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này, dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho các giáo viên và sinh viên ngành mầm non, cũng như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này

Cùng với Nguyễn Xuân Khoa, trong cuốn “Giáo trình phương pháp

phát triển lời nói trẻ em” của Đinh Hồng Thái, NXB ĐHSP, năm 2007 đã

viết rất chi tiết về lời nói mạch lạc và các hình thức, phương pháp phát triển lời nói mạch lac cho trẻ mẫu giáo

Trẻ 5 – 6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhất trong giai đoạn mẫu giáo, sắp bước vào môi trường hoàn toàn mới mẻ nên lời nói mạch lạc trở thành một yếu tố không thể thiếu Xuất phát từ góc nhìn này, luận án tiến sĩ của Vũ Thị

Hương Giang, ĐHSP Hà nội, 2007 đã bàn về: “Một số phương pháp dạy trẻ 5

– 6 tuổi kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc” Luận án

này đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận của của việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua kể chuyện với đồ chơi, thực trạng việc sử dụng các biện pháp dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay Bên cạnh đó, trong luận án của mình, Vũ Thị Hương Giang còn xây dựng được một số biện pháp kể chuyện với đồ chơi rất sáng tạo, phát huy tốt khả năng sử dụng lời nói mạch lạc ở trẻ

Trang 9

Cũng nghiên cứu về việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi, thông qua hình thức dạy trẻ

kể chuyện theo tranh, Nguyễn Thuỳ Linh lại nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn

khác Với: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện theo tranh liên

hoàn có chủ đề”, Nguyễn Thùy Linh đã tìm được phương thức hiệu nghiệm

dùng tranh liên hoàn có chủ đề trong việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể lại chuyện

Năm 2005, với việc bảo vệ thành công luận án tién sĩ với đề tài: “Một số

biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện theo tranh”, Nguyễn Thị Xuân, ĐHSP Hà Nội đã điều tra được thực

trạng về việc sử dụng các biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi Nguyễn Thị Xuân đã đưa

ra được kết luận khoa học và đề xuất những kiến nghị về biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi

Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm cũng giúp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ Nghiên cứu vấn đề này, luận án của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đề cập đến thực trạng việc dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm của giáo viên mầm non và mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Ở hầu hết các công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đều đưa

ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Ở mỗi công trình là những góc nhìn, những ý kiến khác nhau của từng người

Cũng nghiên cứu mảng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, luận án: “Một số

biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi kể lại chuyện văn học nhằm phát triển lời nói mạch lạc” của Âu Thị Hảo đã điều tra thực trạng sử dụng ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ, tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá và kiểm tra giả thiết khoa học, đồng thời xử lý kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê

Hồ Lam Hồng cũng nghiên cứu vấn đề này trong luận văn: “Sự phát

triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện”

Trang 10

Tạp chí Giáo dục Mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản

lý, tin hoạt động, những sáng kiến kinh nghiệm dạy học của giáo viên và các cán bộ quản lý ngành mầm non Ở đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trong tạp chí số 1/2006, Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non Hàn Quốc Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay

Và còn rất nhiều những công trình nghiên cứu khác đã đi vào tìm hiểu về ngôn ngữ và lời nói mạch lạc của các độ tuổi, các giai đoạn Tựu chung lại, các nhà khoa học đều muốn tìm ra các hình thức và biện pháp để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chung Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, chưa có một ai và chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào khai thác việc dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi

đã tìm được cho mình một hướng đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu, đánh giá và thực nghiệm của chính bản thân mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

- Phạm vi nghiên cứu: trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

4 Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ việc hiểu được tầm quan trọng của lời nói mạch lạc đối với trẻ mẫu giáo lớn; từ lòng yêu nghề mến trẻ; từ niềm say mê tìm tòi khoa học, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài nhằm phát triển lời nói mạch lạc ho trẻ mẫu giáo lớn dựa trên hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Thông qua đó góp

Trang 11

phần khơi dậy và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn Đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin, thích giao tiếp, đặc biệt góp phần chuẩn

bị tâm thế cho trẻ trước khi đến trường phổ thông

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Quy nạp

- Phương pháp cụ thể:

+ Phân tích

+ Tổng hợp

+ Nghiên cứu lý thuyết

6 Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của khoá luận gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Các phương án và biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn

- Chương 3: Thể nghiệm một số giáo án

Trang 12

hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng tăng Tư duy bằng từ ngày càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện Chức năng khái quát hoá của từ đã có bước nhảy vọt gần như ở người lớn ở chỗ sự khái quát hoá được thể hiện theo hoạt động với đồ vật, vì thế tư duy bằng hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh cấp cao của trẻ.

Ở lứa tuổi này trẻ có thể học đọc và học viết Ngoài ra, do sự phát triển của hệ thần kinh nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của trẻ cũng giảm xuống còn 11 giờ trên ngày

- Về hệ vận động, trẻ 5 – 6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm

cơ như ở người lớn Còn việc tiếp thu những thói quen và vận động còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp

- Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về chất: Huyết sắc tố 80 – 90%; hồng cầu 4,5 – 5 triệu đơn vị; bạch cầu 7 – 10

Trang 13

nghìn; tiểu cầu 200 – 300 nghìn Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng lên

từ 80 – 110 lần /phút

- Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển

1.1.2 Đặc điểm tâm lí

1.1.2.1 Đặc điểm hoạt động vui chơi

* Chủ đề và nội dung chơi được mở rộng

- Về chủ đề chơi, số lượng chủ đề đã tăng lên, xuất hiện các chủ đề mới như: Du lịch, điện thoại…

- Về nội dung chơi, trẻ em không chỉ tái tạo những mối quan hệ bên ngoài, chức năng xã hội của người lớn mà còn tái tạo tình cảm đạo đức giữa người với người

* Xuất hiện trò chơi có luật

Đây là bước phát triển mới trong hoạt động chơi Luật chơi là những quy định về phương thức hành động, ứng xử thể hiện tình cảm của các vai chơi Bước sang lứa tuổi này động cơ vui chơi đang chuyển dần thành động cơ có kết quả

Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “Về đúng nhà mình”, trẻ không chỉ thích trò chơi này mà còn mong muốn giành phần thắng cho đội mình

Tuy nhiên luật chơi trong lứa tuổi này chủ yếu là do trẻ thoả thuận với nhau, mang tính linh hoạt và phụ thuộc vào nhóm chơi

Do thực hiện trò chơi có luật mà hành động của trẻ theo hướng nhất định

và phát triển mạnh các quá trình tâm lý có chủ định

* Xuất hiện ý đồ chơi và vai trò của thủ lĩnh

Ý đồ là dự kiến những việc làm, những hành động trên cơ sở cân nhắc và kín đáo

Trang 14

Ở lứa tuổi này trẻ không còn đơn thuần tái tạo các chủ đề chơi, nội dung chơi như lứa tuổi trước mà bắt đầu thêm bớt theo ý muốn của trẻ

Vai trò thủ lĩnh là các em được các bạn yêu mến, vì thế có khả năng lựa chọn chủ đề, xây dựng nội dung chơi và điều khiển trò chơi

1.1.2.2 Đặc điểm tự ý thức và tính chủ định trong hoạt động tâm lý

* Đặc điểm tự ý thức

Bước sang lứa tuổi này trẻ bắt đầu hiểu được mình là người như thế nào, người lớn đối xử với mình như thế nào và tại sao mình lại hành động như thế này mà không như thế khác trong tình huống cụ thể Tự ý thức ở lứa tuổi này mang một số đặc điểm sau:

- Trẻ bắt đầu nhận thức được giới tính của mình, biết mình là trai hay gái Trẻ bắt đầu thực hiện những hành vi phù hợp với giới tính của mình, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nhận xét đánh giá theo khía cạnh giới tính

- Trẻ bắt đầu đánh giá hành vi, phẩm chất của người lớn, tuy nhiên tình cảm còn tri phối mạnh trong đánh giá

Ví dụ: Những người mà trẻ yêu mến thì trẻ thường đánh giá tốt và ngược lại

- Trẻ bắt đầu lắng nghe ý kiến đánh giá của nguời khác (người lớn) về bản thân mình, từ đó tiếp tục tiếp thu những chuẩn mực hành vi và coi đó là thước đo để đánh giá bản thân mình

- Trẻ bắt đầu so sánh mình với người khác, từ đó để hiểu bản thân mình, tạo ra điều kiện thuận lợi để trẻ noi gương người tốt, việc tốt

Tự ý thức phát triển giúp trẻ đánh giá đúng mình, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực xã hội và làm cho hành vi của trẻ mang đậm tính nhân cách, tuy nhiên, do yếu tố tình cảm tri phối mạnh nên tự đánh giá và đánh giá người khác chưa thật khách quan

* Tính chủ định trong hoạt động tâm lý

Trang 15

Bước sang giai đoạn lứa tuổi này, các quá trình tâm lý không chủ định đang chuyển dần sang quá trình tâm lý có chủ định Có một số đặc điểm sau :

- Chú ý tập trung và bền vững hơn các lứa tuổi trước

Ví dụ: Thời gian chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi là 25 – 30 phút, thời gian xem tranh gấp đôi lứa tuổi trước

- Sự ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh, trẻ em bắt đầu nắm được phương thức của sự ghi nhớ Ban đầu trẻ ghi nhớ máy móc bằng cách tri giác nhiều lần đối tượng, sau đó trẻ xác lập mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng

do người lớn gợi ý trở thành ghi nhớ logic

- Tính chủ định phát triển mạnh ở các hành động ý chí Trẻ bắt đầu xác định được mục đích, lập kế hoạch để thực hiện hành động

Sự phát triển hành động ý chí của trẻ được xác định ở ba mặt: Xác định được mục tiêu của hành động; xác định được mối quan hệ động cơ và mục đích; có sự tham gia của ngôn ngữ

- Ở lứa tuổi này xuất hiện trò chơi có luật, nghĩa là động cơ của quá trình chơi đang chuyển dần sang kết quả chơi, tạo điều kiện cho các quá trình tâm

lý có chủ định phát triển mạnh

1.1.3 Đặc điểm tư duy

Tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình ảnh vẫn tiếp tục phát triển, nghĩa là trẻ em giải quyết nhiệm vụ vẫn phải dựa vào các thao tác bằng tay và các hình ảnh trực quan

Đặc điểm nổi trội là xuất hiện một trình độ tư duy mới: Tư duy trực quan – sơ đồ.Đây là trình độ phát triển cao nhất của tư duy trực quan – hình ảnh,

và đây là cơ sở để trẻ em phát triển tư duy tưởng tượng

Vai trò của loại tư duy này là giúp trẻ tiếp thu những tri thức bắt đầu mang tính khái quát, tuy nhiên tư duy của trẻ vẫn bị sơ đồ khống chế hoàn toàn cho nên trẻ chưa tiếp thu được những mối quan hệ trừu tượng tách khỏi

Trang 16

sơ đồ, nghĩa là chưa tiếp thu được khái niệm khoa học, chỉ khi vào học lớp một thì mới tiếp thu được

Tư duy của trẻ đang có bước chuyển biến quan trọng, tư nhận biết những

sự vật - hiện tượng cụ thể chuyển sang nhận biết những hình ảnh khái quát đó

là chuẩn cảm giác

1.1.4 Đặc điểm ngôn ngữ

* Nắm vững ngữ âm, ngữ điệu của tiếng mẹ đẻ

Trẻ phát âm tương đối chuẩn, ngay cả những âm khó như tuềnh toàng,

* Sự phát triển các loại ngôn ngữ

Bước sang giai đoạn này hình thành ở trẻ ba loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ ngữ cảnh; ngôn ngữ tình huống; ngôn ngữ giải thích (ngôn ngữ mạch lạc)

- Ngôn ngữ ngữ cảnh: Trẻ biết dùng ngôn ngữ mô tả những điều mắt thấy tai nghe cho người lớn hiểu mà không dựa vào tình huống cụ thể Yêu cầu với loại ngôn ngữ này trẻ phải diễn đạt rõ àng, khúc chiết

- Ngôn ngữ tình huống: Trẻ sử dụng khi đối thoại với người lớn

Trang 17

- Ngôn ngữ mạch lạc: Phát triển mạnh, bởi vì bước sang tuổi này làm nảy sinh nhu cầu trẻ phải giải thích nội dung, chủ đề và lựa chọn trò chơi, đồ chơi, và giải thích để người lớn hiểu được những điều trẻ mong muốn

Ở lứa tuổi này trẻ biết trình bày theo một trật tự xác định làm nổi bật được những ý cơ bản để người lớn đồng tình hay không đồng tình

Yêu cầu trẻ có ngôn ngữ mạch lạc là trước khi giải thích một điều gì đó thì trẻ phải nghĩ trong đầu, nghĩa là có sự tham gia của tư duy

1.2 Lời nói mạch lạc và đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

1.2.1 Khái niệm lời nói mạch lạc

Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra các định nghĩa về lời nói mạch lạc của

trẻ em trong đó có những điểm chung và điểm khác nhau Trong cuốn “Giáo

trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em” của Đinh Hồng Thái đã nêu ra

định nghĩa của Tiến sĩ Ngôn ngữ học Xôkhin - tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa, phương pháp về phát triển ngôn ngữ trẻ em Ông đã định nghĩa đơn giản như sau:

“ Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định, được thực hiện một cách logic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và

có tính biểu cảm”

Đây là khái niệm tôi sẽ sử dụng làm cơ sở lý luận xuyên suốt trong khoá luận của mình

1.2.2 Các kiểu lời nói mạch lạc

Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu và cho rằng có hai kiểu lời nói mạch lạc là hội thoại và độc thoại

- Lời nói hội thoại bao gồm những phản ứng tương hỗ của hai cá nhân giao tiếp với nhau, các phản ứng tự phát một cách bình thường được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nói của những người tham gia đối thoại

Có hai hình thức hội thoại đó là nói chuyện và đàm thoại

Trang 18

+ Nói chuyện là câu chuyện giữa hai người trở lên, không được chuẩn bị

kĩ từ trước

+ Đàm thoại là câu chuyện về một chủ đề nào đó được chuẩn bị kĩ càng với hệ thống câu hỏi, nó mang tính hoàn cảnh và nó sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ tỉnh lược, những phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ, các đặc tính biểu cảm của lời nói đóng vai trò quan trọng

Lời nói hội thoại, trẻ nắm tương đối dễ vì nghe nhiều trong đời sống hàng ngày

- Lời nói độc thoại là câu chuyện của một chủ thể nói năng với nhiều đối tượng, đây là hình thức ngôn ngữ phức tạp nhất về tư duy và hình thức, chủ thể phải có kiến thức về ngôn ngữ đủ rộng và chuẩn bị kĩ bài nói cẩn thận

về nội dung và phải có kĩ năng ngôn ngữ phát triển tốt

Trẻ học độc thoai khó vì ít nghe trong đời sống hàng ngày

1.2.3 Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đã đạt được tới trình độ cao hơn hẳn

so với hai độ tuổi trước (mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ)

Ở trẻ mẫu giáo bé phù hợp với hình thức đơn giản của lời đối thoại (trả lời câu hỏi), nhưng ở đây trẻ thường xa rời với nội dung câu hỏi Chúng mới chỉ bắt đầu nắm được kĩ năng bày tỏ một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, mắc nhiều lỗi trong xây dựng câu, đặc biệt là câu phức

Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội vàng Những lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu, nhưng cũng cần phải xem đó là chính sự thể hiện mạch lạc Dạy lời nói hội thoại cho trẻ mẫu giáo bé và sự phát triển của nó sau này là cơ sở để hình thành lời nói độc thoại

Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ (khối lượng lúc này đã đạt đến khoảng

Trang 19

700 từ) lời nói mạch lạc cho trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện

Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ chơi Nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần

là mô phỏng lại mẫu của người lớn Trong độ tuổi này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của lời nói văn cảnh, có nghĩa là nói chỉ tự nình hiểu được

Nhưng ở trẻ mẫu giáo lớn, để trả lời các câu hỏi trẻ đã sử dụng các câu tương đối chính xác, ngắn gọn và khi cần thì mở rộng Ở trẻ phát triển kĩ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sung hoặc sửa chữa các câu trả lời đó

Ví dụ 1: Cô hỏi trẻ

Cô giáo: Con thấy cô mặc bộ quần áo này có đẹp không?

Trẻ: Con thấy cô mặc bộ nào cũng đẹp

Ví dụ 2: Trẻ thưa với cô: Cô ơi, bạn Nam lại gọi con là “mày”, phải gọi

là “bạn” chứ cô nhỉ

Vào năm thứ 6 trẻ có thể đặt các câu chuyện miêu tả hay theo một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối tuần tự và rõ ràng nhưng trẻ vẫn còn cần đến mẫu lời nói của cô giáo; kĩ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ cảm xúc của mình đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện của trẻ vẫn còn chưa phát triển đầy đủ

1.2.4 Sự cần thiết phải phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn

Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất hiện do nhu cầu muốn mô tả lại cho người khác nghe những gì trẻ nhìn thấy mà không thể dựa vào các tình huống cụ thể trước mắt

Ví dụ: Đến lớp, trẻ muốn kể cho cô giáo nghe chuyện trên đường đi học

trẻ nhìn thấy một bạn bị mẹ đánh vì tội đòi mua quà…

Trang 20

Nhu cầu giải thích, phân trần cho bạn hay người lớn về một vấn đề nào

đó nhằm mục đích thuyết phục người nghe Để đạt được mong muốn đó, trẻ phải cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng theo đúng trình tự, thể hiện được ý cơ bản và mối liên hệ giữa các sự viêc, sự vật, hiện tượng…Có nghĩa là trẻ phải nắm được các kĩ măng diễn đạt mạch lạc ý nghĩ của mình

Mẫu giáo lớn là lứa tuổi cao nhất của bậc học Mầm non, ở tuổi này trong nội dung dạy học cho trẻ có thêm một nội dung mới hết sức quan trọng là chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Lứa tuổi này, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển mạnh, nhu cầu nhận thức là nhu cầu hướng tới, tiếp thu những tri thức mới, phương pháp mới, nhu cầu này sẽ phát triển thành động cơ học tập nếu như trẻ em được vào lớp một, biểu hiện là trẻ rất thích được đến trường Tròn 6 tuổi trẻ em phải có vốn ngôn ngữ phong phú, diễn đạt những câu nói đơn giản, hiểu được những câu đơn giản người khác nói

Do vậy phát triển lời nói mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn

1.3 Kể chuyện sáng tạo (kể chuyện theo tưởng tượng)

1.3.1 Quan niệm về sự sáng tạo

Về việc sáng tạo, Vưgotski đã quan niệm: “Sự sáng tạo thực ra không

chỉ có ở nơi tạo ra những sản phẩm lịch sử vĩ đại mà ở khắp nơi nào dù con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới dù nhỏ bé đến đâu chăng nữa so với các sáng tạo của những bậc thiên tài…Tuyệt đại đa số phát minh là do người vô danh làm ra, như thế một quan điểm khoa học về vấn đề này buộc ta phải xem xét Sự sáng tạo như là một quy luật hơn là một ngoại lệ”

Trang 21

Như vậy cơ chế sáng tạo sẽ bao gồm các công việc: Tích luỹ tư liệu, xử

lí tài liệu, phá huỷ mối liên hệ tự nhiên của các yếu tố đã thu thập được, biến đổi các yếu tố đã phân giải và thiết lập các mối liên hệ mới

Sự sáng tạo trong ngôn ngữ chính là việc con người tạo ra những cách nói phù hợp với hoàn cảnh, có sự mới mẻ trong cách sử dụng ngôn ngữ, qua

đó tạo ra các tình huống giao tiếp độc đáo

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, khi tưởng tượng, hoặc khi được chứng kiến một tình huống nào đó, trẻ sẽ nghĩ ra những hoàn cảnh giao tiếp mới mẻ, những cách nói mới của các nhân vật trong các câu chuyện Đó là sự sáng tạo trong kể chuyện và sáng tạo trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn

Ví dụ: Trong buổi mừng thọ cho cụ, cháu Lan Anh (lớp mẫu giáo lớn, trường mầm non Hoạ Mi), thấy bà Vân sai con của mình về nhà lấy thêm bát đũa hưng con bà không nghe lời Cháu Lan Anh liền gọi:

Lan Anh: Bà Vân ơi, đến đây cháu bảo cái này

Bà Vân: Sao! Bảo bà cái gì?

Nhưng thấy mẹ mình đi tới Lan Anh lại bảo: Thôi, thôi, tí nữa cháu bảo Một lát sau

Bà Vân: Vừa nãy cháu định bảo bà gì đấy?

Lan Anh: À, cháu định bảo bà là: “Thế mà gọi là con, con gì mà mẹ sai không được ấy mà.”

1.3.2 Mục đích của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Loại chuyện này khác hẳn với những loại chuyên trước đây, vì nó được xây dựng trên tâm lí khác hẳn Đó là tưởng tượng của trẻ

Đặt ra một câu chuyện sáng tạo, trẻ phải tự nghĩ ra nội dung của nó, tạo

ra cấu trúc logic, thể hiện trong các hình thức lời nói tương ứng với nội dung

đó Công việc này đòi hỏi vốn từ phong phú, các kĩ năng tổng hợp (kĩ năng thắt nút, đỉnh điểm, mở nút), kĩ năng truyền đạt lại ý nghĩ của mình một cách

Trang 22

chính xác, tập trung chú ý và biểu cảm Những kĩ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình học tập có hệ thống và bằng con đường luyện tập thường xuyên

Mục đích của việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cụ thể như sau:

- Tập cho trẻ ghi nhớ một cách có chủ định

- Tập phát âm và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Giúp trẻ trải nghiệm nghệ thuật một cách sâu sắc

- Phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo cao, đó là sự sáng tạo trong việc sử dụng vốn từ, sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu…để tạo nên một câu chuyện có sức sống mới

- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng và tư duy logic

Tiểu kết Như vậy, ở Chương 1 chúng tôi đã đưa ra các cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các đặc điểm về sinh lí, tâm lí, tư duy, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn Đồng thời tôi đã đưa ra các quan niệm về sự sáng tạo, sự sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là khái niệm và các đặc trưng của lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

+ Đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn sẽ là cơ sở để giáo viên có thể lựa chọn và mở rộng các chủ đề và các hình thức dạy học sao cho phù hợp với trẻ, đảm bảo tính vừa sức nhằm đạt hiệu quả cao nhất

+ Đặc biệt đặc điểm về ngôn ngữ, mà cụ thể là đặc điểm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn cho thấy đến độ tuổi này hoàn toàn có thể

sử dụng các hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ

Đây chính là những đặc điểm nổi bật rất quan trọng và là cơ sở để tôi có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này

Trang 23

Chương 2 CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ

KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO NHẰM PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.1 Các phương án kể chuyện sáng tạo

2.1.1 Cô kể phần mở đầu, trẻ nghĩ ra phần tiếp tục và kết thúc câu chuyện

Cô mở đầu câu chuyện, thắt nút lại, các phần còn lại, các sự kiện, hoạt động của nhân vật do trẻ nghĩ ra

Ví dụ

Khi đang kể câu chuyện “Cuộc phưu lưu của Gà con”, cô kể đến đoạn

“Gà con ra vườn chơi” Cô dừng lại hỏi:

- Các con nghĩ sao? Gà con ra vườn sẽ nhìn thấy những gì?

- Gà con sẽ gặp và nói chuyện với những ai?

- Liệu Gà con đi chơi một mình có gặp nguy hiểm không? Ai đã giúp đỡ

Gà con?

- Các con hãy suy nghĩ để kể cho cô và các bạn cùng nghe nào

Các câu hỏi của cô giáo sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ Nhưng cô phải đảm bảo để các tình huống nghĩ ra giống như thật và các trẻ không nhắc lại tình huống của bạn đã nêu ra Nếu các câu chuyện trẻ nghĩ ra tương tự nhau thì cô phải đề nghị trẻ nghĩ ra các phương án có thể xảy

ra khác nhau

Trang 24

Ví dụ

Trung Kiên: Gà con ra tới vườn, nó nhìn thấy rất nhiều hoa đẹp, nó thích quá, chạy tung tăng quanh vườn, nó chọn những bông hoa thật đẹp hái mang về tặng mẹ

Trà My: Ra vườn Gà con nhìn thầy nhiều hoa nhiều lá rất đẹp, nó liền hái mang về tặng mẹ

Cô giáo: À, ở vườn có rất nhiều hoa, nhiều lá đẹp Nhưng ngoài hoa,

lá, ở vườn còn có nhiều các con vật khác nhau nữa đấy, như con giun, con vịt, hay còn có cả con rắn,con chuột… sẽ rất nguy hiểm đấy

Trà My: Gà con nhìn thấy một con giun rất to, Gà con nghĩ “mình

mà bắt được con giun khổng lồ này mang về nhà thì chắc mẹ sẽ vui lắm” Nhưng khi tới gần con giun kia đã quay đầu lại định cắn Gà con, Gà con nhận ra đấy không phải là con giun khổng lồ, mà là một con rắn độc ác Gà con sợ quá, ba chân bốn cẳng chạy thẳng về nhà, thế là Gà con thoát chết

Đề tài để trẻ sáng tạo có thể là hiện thực, có thể từ truyện cổ tích

Ví dụ

Câu chuyện “Cún con ngốc nghếch”

Cô giáo: Mới mở mắt được mấy ngày, chú Cún con tò mò cứ năn nỉ

mẹ cho ra ngoài sân chơi Mẹ chú e ngại: “Con còn nhỏ quá, ra ngoài sẽ nguy hiểm lắm” Nhưng chú cứ nài nỉ mẹ Thương con, mẹ chú đành chấp thuận Trước khi đi mẹ dặn Cún con: “Con đi chơi, ở ngoài sân có nhiều người lắm, con nhớ phải ngoan ngoãn cúi chào nghe chưa?” Cún con vâng lời mẹ và tung tăng rời khỏi chiếc ổ quen thuộc của mình…

- Các con thử nghĩ tiếp xem, ra ngoài sân Cún con đã gặp ai? Cún con

có nhớ lời mẹ dặn không? Chuyện gì sẽ xảy ra với Cún con? Các con chú ý không nhắc lại lời kể của bạn nhé Có nhiều con vật nuôi trong nhà như gà, lợn, mèo,…Chúng có yêu quý Cún con không?

Trang 25

Lưu Ly: Cún con nhìn thấy một con vật đang nằm ở giữa sân, hai cái tai nó vểnh lên, bộ lông xám như tro, hai mắt nó lim dim trông thật xấu xí Cún con tò mò tới gần đưa cái mũi ngửi ngửi, bất ngờ Cún ta bị con vật kia

dơ tay cào một cái vào mũi và kêu “meo meo” Cún ta sợ quá chạy thẳng vào

ổ của mình

Việt Tuấn: Cún con gặp bác Gà trống, Cún chào bác và hỏi tên bác

là gì Gà trống trả lời: “Bác là Gà trống” và xoa đầu khen Cún con rất ngoan, nó vui quá liền chạy ngay về nhà khoe với mẹ

2.1.2 Cô nghĩ ra phần kết thúc truyện, trẻ sáng tạo phần mở đầu và cả thân truyện

Phương án này đòi hỏi trẻ phải sáng tạo nhiều hơn Nó phải tưởng tượng ra một câu chuyện với các nhân vật, các tình tiết trong bố cục hợp lý để dẫn đến một kết thúc có sẵn

Ví dụ

Cô giáo kể đoạn kết câu chuyện “Hạt cát trở về nhà”:

“…trở về tới nhà Hạt Cát rất vui, nghe Hạt Cát kể về những nguy hiểm

mà nó phải trải qua, bố mẹ không mắng Hạt Cát, còn ôm Hạt Cát vào lòng vỗ

về, lấy sữa cho Hạt Cát uống Hạt Cát tự nhủ mình sẽ không bao giờ ham chơi như thế nữa.”

Dưới đây là một số mở đầu của một số trẻ

Việt Anh: Hạt Cát trốn bố mẹ đi chơi một mình, bỗng một cơn gió to thổi tới đã cuốn Hạt Cát bay tận lên cao Hạt Cát bay mãi, bay mãi tới một chiếc lá cây, lá cây đung đưa quát hỏi: “Mày là đứa nào mà dám trèo lên mình ta hả?” Hạt Cát sợ hãi, giật mình rơi tọt xuống dưới đất, đúng lúc đó một chiếc xe ô tô đi qua, Hạt Cát bám vào xe, may quá, xe lại đưa Hạt Cát về ngôi nhà của mình

Trang 26

Nhật Minh: Hôm nay, bố mẹ đi vắng, Hạt Cát liền trốn ra ngoài đường chơi Ngoài đường có nhiều thứ rất thú vị, Hạt Cát thích lắm Bỗng một bạn bong bóng ở đâu bay qua trước mặt Hạt Cát, bong bóng xà phòng dưới ánh nắng có nhiều màu sắc rất đẹp Hạt Cát liền thích thú chạy đuổi theo bong bóng, bong bóng đố Hạt Cát đuổi được mình, Hạt Cát say sưa đuổi theo, bỗng Hạt Cát bị rơi xuống một cái hố rất sâu, tối mịt Hạt Cát sợ quá, trong bóng tối nó nhìn thấy một cặp mắt xanh đang nhìn nó, đó là mộtchú Chuột nhắt, Hạt Cát nài nỉ mãi chuột ta mới giúp Hạt Cát lên khỏi hố sâu Lên khỏi hố, chưa kịp vui mừng Hạt Cát lại khóc nức nở , vì Hạt Cát không biết mình đang ở đâu, mọi thứ xung quanh đều không quen thuộc với nó Thấy Hạt Cát khóc, chú chim Sẻ liền sà xuống hỏi, biết được Hạt Cát bị lạc đường, thế là chim Sẻ bảo Hạt Cát bám vào chân của mình, rồi chim sẻ bay lên đi tìm nhà cho Hạt Cát Ở trên cao, Hạt Cát nhìn thấy bố mẹ đang đi tìm nó, nó mừng lắm, thế là Hạt Cát đã tìm được nhà của mình rồi

Nghĩ ra câu chuyện hay truyện cổ tích theo dàn ý do cô đặt ra đòi hỏi ở trẻ tính tự lập cao hơn Bởi vì dàn ý chỉ xác định trật tự của lời kể, còn sự phát triển nội dung thì trẻ phải tự thực hiện

Ví dụ

Cô giáo đưa ra dàn ý chuyện “Mèo con đi học”:

- Trước tiên các con hãy kể xem Mèo con chuẩn bị đi học như thế nào?

- Ai dẫn Mèo con đi học?

- Trên đường đi Mèo con đã gặp ai?

- Mèo con tới trường có khóc nhè không? Có học được nhiều thứ không? Lan Hương: Hôm nay là ngày đầu tiên Mèo con đi học Mèo con dậy rất sớm đánh răng, rửa mặt và ăn sáng Mẹ đã mua cho Mèo con một cái ba

lô rất xinh Mèo con tìm quần áo bỏ vào ba lô rồi ngoan ngoãn ngồi lên xe

Trang 27

của mẹ, mẹ chở Mèo con tới trường Đến trường Mèo chào cô thật giõng dạc,

cô giáo ôm Mèo con vào lòng và khen, Mèo con vui lắm

2.1.3 Trẻ nghĩ ra câu chuyện theo đề tài do cô đưa ra (không có dàn ý)

Phương án này đưa đến khả năng lớn hơn cho tượng sáng tạo và độc lập suy nghĩ Đứa trẻ trở thành tác giả, tự lựa chọn nội dung và hình thức của câu chuyện Chính hình thức của đề tài phải thúc giục trẻ sáng tạo câu chuyện một cách có xúc cảm Một số câu chuyện có thể sáng tạo thành một xêri (liên kết với nhau bởi một đề tài)

Ví dụ: Xêri chuyện về chú voi trong vườn bách thú: “Cái mũi của voi”;

“Voi biết làm xiếc”; “Voi thích ăn gì nhất”…

Có thể nêu ra cho trẻ các đề tài sáng tạo các câu chuyện đồng thoại về

các con vật như: Thỏ con tốt bụng, Sâu mập đỏm dáng…

Ví dụ:

Cho trẻ kể theo chủ đề: “Sóc con xấu tính”

Ngọc Mai: Ngày xưa, trong một khu rừng nọ có gia đình nhà sóc có Sóc bố, Sóc mẹ và Sóc con Chú Sóc con xấu tính luôn thích trêu trọc mọi người làm bố mẹ chú buồn lắm Một hôm, chú đang trèo trên cây hái quả ăn, nhìn thấy chị Sâu Mập đang lim dim mắt ngủ, thế là chú ta tới gần cất giọng chào thật to: “Em chào chị Sâu Mập” Sâu Mập giật mình sợ quá, tuột khỏi

lá cây rơi xuống đất, Sâu Mập đau lắm nằm khóc, còn Sóc con khoái chí cười

ha hả Cạnh đó có bác Cú Mèo đã chứng kiến tất cả câu chuyện, bác Cú Mèo nghiêm khắc nhắc nhở Sóc con làm như thế là không tốt, mọi người sẽ không yêu mến Nghe bác Cú Mèo nói, Sóc con suy nghĩ và ân hận lắm, Sóc vội đỡ chị Sâu Mập dậy và xin lỗi chị Sóc con hứa sẽ không bao giờ trêu mọi người như thế nữa

Trang 28

Việt Long: Ngày xưa trong một khu rừng có một chú Sóc con Sóc con xấu tính, rất tham lam, nhà có gì ăn ngon Sóc ta ôm hết vào lòng không cho ai cả Một hôm, ở lớp học các bạn đang say sưa tô màu, bỗng có tiếng cãi nhau của Sóc con và Nhím xù Cô giáo Hoạ Mi lại gần hỏi: “Tại sao các con lại cãi nhau?”, Nhím xù nhanh nhảu: “Thưa cô bạn Sóc lấy hết màu không cho con tô ạ” Cả lớp quay lại nhìn Sóc con, Sóc con xấu hổ quá ôm mặt khóc Thế là cô Hoạ Mi tới gần, ôm Sóc con vào lòng vỗ về và nói: “Là bạn

bè, các con phải biết yêu thương, chia sẻ với nhau, không nên tham lam nhận hết là của mình Có như thế mọi người mới yêu quý, con mới là bé ngoan” Sóc con vâng lời cô, Nhím xù tới gần nắm tay an ủi bạn Thế là từ đấy Sóc con không còn tham lam nữa

Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn đã có sáng tạo, trẻ đã biết liên kết các sự vật, hiện tượng, các biểu tượng có trong kinh nghiệm của mình và xây dựng thành những biểu tượng mới Song tưởng tượng của trẻ còn nghèo nàn,

do tư duy chưa linh hoạt Tư duy và tưởng tượng gắn bó mật thiết với nhau, vì thế muốn phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, cô giáo cần rèn luyện và phát triển tư duy linh hoạt cho trẻ Trong tiết học hay trong các hoạt động khác, giáo viên cần làm sao cho tư duy của trẻ không bị cứng nhắc, rập khuôn, mà luôn đưa trẻ vào nhiều tình huống có vấn đề và bắt buộc trẻ phải đưa ra không chỉ một cách giải quyết mà có nhiều cách giải quyết khác nhau Trẻ luôn có sự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao Qua đó làm cho tư duy của trẻ linh hoạt hơn, góp phần đắc lực cho tưởng tượng sáng tạo của trẻ phát triển

Giáo viên trong khi rèn luyện kỹ năng sáng tạo cho trẻ phải luôn luôn nhắc nhở trẻ bám vào chủ đề Thời gian đầu buổi học giáo viên vạch cho trẻ dàn bài của câu chuyện để trẻ dựa vào đó mà kể, sau đó dần dần trẻ mới có kỹ năng kể chuyện sáng tạo

Trang 29

Ví dụ: Chủ đề “Sinh nhật Ếch cốm”

Sáng sớm, Ếch cốm nhảy lên chiếc lá sen cao nhất hồ cất vang giọng

“ộp, ộp” gọi: “Các bạn ơi, hôm nay là sinh nhật tớ, tớ mời các bạn đến dự lễ sinh nhật tớ nhé!” Những chú ếch đồng thanh kêu “ộp, ộp, đồng ý”, những chú cá rô đồng nhảy lên hưởng ứng Ếch xanh đi hái những bông hoa sen thật

to, thật đẹp Những chúi ếch khác lại đi bắt những con cào cào béo mọng, những con Cào cào có đôi càng rất to, có bộ áo màu xanh, chúng nhảy trên những chiếc lá sen làm những chú ếch tìm mãi mới thấy những chú ếch cũng bàn với nhau nhảy lên những chiếc lá sen, dồn lũ Cào cào vào một góc, thế rồi các chú tha hồ bắt Cào cào…

Vậy là trẻ đã quên mất chủ đề là “Sinh nhật Ếch cốm” mà đi lạc sang việc những chú ếch đi bắt Cào cào Lúc này cô giáo có thể hướng trẻ quay lại chủ đề bằng các câu gợi mở sau:

+ À, các con nghĩ những chú ếch bắt Cào cào để làm gì? Để tặng sinh nhật Ếch cốm chăng?

+ Các bạn sẽ đến dự bữa tiệc sinh nhật Ếch cốm như thế nào?

+ Được nhận quà, Ếch cốm có vui không?

Trang 30

- Các con nghĩ xem, con búp bê này là của ai?

- Tại sao bạn ấy lại có con búp bê này?

- Búp bê có xinh đẹp không?

Tuấn Dũng: Con búp bê đấy là của bạn Lan Anh, bố bạn ấy đã tặng bạn trong ngày sinh nhật Búp bê rất xinh đẹp, tóc vàng, mắt xanh, lại còn biết nói nữa, Lan Anh rất yêu bạn búp bê

Lan Hương: Lan Anh rất thích chơi búp bê nên mẹ bạn ấy đã mua tặng bạn một con búp bê rất xinh đẹp, búp bê có mái tóc vàng, da trắng, búp

bê mặc chiếc váy màu hồng rất đẹp Lan Anh thích lắm, hàng ngày cho búp

bê ăn, ru búp bê ngủ nữa

Càng về sau cô giáo có thể tăng thêm các chi tiết phụ làm cho câu chuyện phong phú hơn

- Đồ chơi này chú bé đã có lâu chưa?

- Chú bé làm gì để giữ đồ chơi được đẹp và không bị hư hỏng?

Sau đó giáo viên có thể cho trẻ xem ba, bốn đồ chơi để trẻ suy nghĩ và sáng tác truyện Trong khi sáng tác trẻ có thể cầm đồ chơi trong tay

Trong giờ học, giáo viên cần chú ý những trẻ ngôn ngữ chậm phát triển, chú ý đến hứng thú của trẻ, cố gắng đạt được trình độ mạch lạc của câu chuyện

Nếu trẻ biết nhiều truyện dân gian, cổ tích thì có thể yêu cầu trẻ sáng tác chuyện cổ tích về đồ chơi Muốn cho trẻ dễ dàng thực hiện yêu cầu, có thể

sử dụng những đồ chơi là những nhân vật của truyện cổ tích (cô bé quàng

khăn đỏ; chú lính chì; nàng Bạch tuyết; chàng hoàng tử…) Đồ chơi dành

cho các truyện cổ tích mang sẵn những đặc điểm có tính chất cổ tích, nó dễ gợi cho trẻ nhớ lại những truyện cổ tích và dễ tưởng tượng ra một sự kiện nào

đó dành cho câu chuyện của mình

Trang 31

2.1.5 Chuyện kể có kèm đồ chơi

Trẻ vừa kể chuyện, vừa dùng đồ chơi minh hoạ cho chuyện của mình Loại này lúc đầu đối với trẻ là khó vì nó đòi hỏi vừa kể vừa chú ý vào các vật

Vì vậy, mới đầu giáo viên có thể làm mẫu, sau đó giải thích cho trẻ rõ cách

kể Chuyện kể đầu tiên cần ngắn gọn và ít động tác

Ví dụ

Một hôm, Thỏ con muốn đi hái nấm về cho mẹ, Thỏ vừa đi vào rừng vừa hát (tay cầm con Thỏ bông đi trên mặt bàn) Vào tới rừng, Thỏ con kêu lên sung sướng (cho Thỏ bông nhảy lên nhảy xuống hoặc lắc lư người): “Ôi nhiều nấm quá! Mình sẽ hái thật nhiều mang về nhà” Thỏ con đi hái, hái thật nhiều (cho Thỏ cúi xuống và đi vòng quanh), nhưng Thỏ con không biết mang về bằng cách nào vì Thỏ con đã quên không mang giỏ rồi (đứng dậy gãi đầu) Thỏ con đi vòng quanh khu rừng (đi vòng quanh bàn), tìm mãi, tìm mãi mới thấy một cái túi bóng của ai để quên trong rừng (cúi xuống nhặt túi bóng) Thế là Thỏ con trút tất cả nấm vào túi bóng (nhặt nấm bỏ vào túi) và lại hát vang đi về nhà (quay trở về nhà)

Dần dần với sự giúp đỡ của giáo viên, trẻ có thể mở rộng chủ đề

Ví dụ: Thỏ con đang đi thì gặp bạn Bướm, Thỏ và Bướm cùng đi hái nấm như thế nào?

Mỗi khi giới thiệu một đồ chơi khác, giáo viên cần cho trẻ một dàn bài

Có thể kể chuyện về các con thú, về đặc điểm ăn uống và cuộc sống của

chúng: Kiến con cởi mở, chú Thỏ tinh khôn, Gấu con tốt bụng, con Cáo

xấu tính…

Giáo viên có thể cho mỗi cháu một đồ chơi để trẻ tự suy nghĩ và sáng tác truyện, nhưng chỉ được nói thầm Sau đó để một trẻ lên kể to truyện của mình

Trang 32

2.1.6 Sáng tác chuyện theo tranh

Phương án này yêu cầu trẻ phải tưởng tượng, sáng tác những điều không có trong tranh

Đầu tiên tiến hành như một giờ học quan sát tranh: Đàm thoại, phân tích nội dung tranh, mối liên hệ giữa các phần… Nếu là bức tranh đã quan sát thì không cần phân tích nữa

Trong khi quan sát tranh, giáo viên đặt câu hỏi để giúp trẻ tưởng tượng ra những sự việc xảy ra trước và sau sự việc trong tranh Giáo viên giải thích rõ yêu cầu với trẻ là chỉ kể những gì không vẽ trong tranh Qua bức tranh, có thể đoán về điều gì đã xảy ra trước hoặc sau sự việc trong tranh

Ví dụ

Cô giáo đưa ra bức trang có nội dung: Con Cáo đang nấp trong bụi rậm rình một chú gà con đi một mình

Cô có thể hướng dẫn trẻ như sau:

- Các con hãy quan sát xem trong tranh vẽ gì nào?

- Con Cáo đang ở đâu? Nó đang làm gì?

- Gà con đang làm gì? Gà con có đi cùng ai nữa không?

- Đố các con đoán được vì sao Gà con lại đi một mình để Cáo rình bắt?

Gà con ham chơi trốn bố mẹ đi chơi một mình chăng? Hay Gà con đi cùng bạn, nhưng các bạn lại bỏ Gà con lại một mình…?

- Các con nghĩ Cáo sẽ làm gì Gà con? Liệu Cáo có bắt được Gà con không? Có ai giúp Gà con thoát chết không?

- Các con cùng nghĩ, và kể cho cô và các bạn cùng nghe nhé

Nếu bức tranh gây hứng thú cho trẻ thì nội dung truyện sẽ phong phú Đối với trẻ mẫu giáo lớn có thể đưa cho trẻ hai đến ba bức tranh để trẻ chọn một trong số đó mà sáng tác, hoặc sử dụng cả hai hoặc ba bức tranh có nội dung phù hợp để sáng tác nên một câu chuyện

Trang 33

2.2 Các biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Có thể dạy trẻ kể chuyện sáng tạo bằng việc phối hợp các biện pháp:

Kể chuyện theo dàn ý; cô và trẻ cùng sáng tác chuyện; trẻ cùng nhau sáng tác tập thể một câu chuyện Các biện pháp đó được tiến hành như sau:

2.2.1 Bịên pháp kể chuyện theo dàn ý

Biện pháp này được thực hiện theo 5 bước

2.2.2 Biện pháp cô và trẻ cùng sáng tác chuyện

Trong biện pháp này, cô giáo đóng vai trò vừa hướng dẫn trẻ kể chuyện, vừa tham gia vào kể chuyện cùng với trẻ Qua đó đóng góp những ý kiến nhằm gợi ý để cho câu chuyện của trẻ nội dung được mở rộng hơn và hấp dẫn hơn Trẻ tham gia vào câu chuyện cùng với cô, bám sát theo cốt chuyện của

Bước 1 Cô và trẻ cùng đưa ra tiêu đề cho một câu chuyện

Bước 2 Cô và trẻ cùng nói về các tình huống có thể xảy ra trong

câu chuyện

Bước 3

Sau khi đã có một dàn ý tương đối chi tiết về câu chuyện,

cô có thể dừng lại để hướng dẫn trẻ cách thức kể chuyện: cách kể đoạn mở đầu chuyện, cách kể diễn biến và cách

kết thúc chuyện

Bước 5 Cô đánh giá và nhận xét câu chuyện kể của trẻ

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w