1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai, Đông Anh, Hà Nội

55 3,7K 23
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 7,41 MB

Nội dung

Ly do chon dé tai Vào đầu thập ky 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo đục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đ

Trang 1

THUC TRANG GIAO DUC Ki NANG

SONG CHO TRE MAM NON TAI

TRUONG MAM NON SAO MAI

DONG ANH - HA NOI

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Giáo dục học

HÀ NỘI - 2012

Trần Lệ Thùy 1 - K34 GDMN

Trang 2

TRUONG MAM NON SAO MAI

DONG ANH - HA NOI

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Giáo dục học

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S TRAN THANH TUNG

Hà Nội, 2012

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Thanh Tùng người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô tổ bộ môn Tâm lý- Giáo dục đã

tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trường mầm non

Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi

những thiếu sót nhất định Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô

giáo và các bạn sinh viên dé đề tài được hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mâẫm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi Đề tài tôi nghiên cứu không trùng với bất cứ

dé tài nào của các tác giả khác Các số liệu, kết qua thu được trong khóa luận là: trung thực, rõ ràng, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nảo

Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Trần Lệ Thùy

Trang 6

MỤC LỤC LOG CAM OT 1 Lời cam 0a1 + 13v nh TH TH TH nh rèn 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

§ Kế hoạch triển khai

9 Cau trúc khóa luận

NỘI DUNG se

Chuong 1:CO SO LY LUAN CUA V

esessessessessessassauesussusausassssessessesscssessassassansasssussucasessessesseseaseeseateansasansacsaceseeseese 13

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN Đ -s«-cssc+ 13

1.1.1 Ngoài TưỚC .- G1 Tnhh Hàng Hà HH gà rưy 13

Trang 7

1.3 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG -rrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 19

1.3.1 Định nghĩa giáo dục kĩ năng sống " 19

1.3.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống . 22 xecxctrerrreeerkee 20

1.3.3 Một số nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống -cc¿ 22 1.3.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống -.2- 25c csc+cccsrxee 25 1.3.5 Các con đường giáo dục kĩ năng sống .2 c5c©cceccce¿ 28

1.4 ĐẶC ĐIỄM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ MẦM NON « s- 32 1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non 2-2: 552 ©52+cse+cse2 32

1.4.2 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non trường mầm non Sao Mai 33

Chương 2: THỰC TRANG GIAO DUC Ki NANG SONG CHO TRE MAM

2.1 TINH HINH CHUNG VE KI NANG SÓNG CỦA TRẺ - 35

2.2 THUC TRANG GIAO DUC KI NANG SONG CHO TRE MAM NON 35

2.2.1 Thực trạng kĩ năng sống của trẻ ở trường mầm non 36

2.2.2 Thực trạng sử dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 39 2.2.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho tFỀ 22-222++222E+2221E2721271112711122711211E2.11211 E1 40 2.2.4 Các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng sống cho

ó7 0N" a4 42

2.2.5 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Immầm n0I 2 2 St 6S SEEEESEESEEEEEEE1111111E21111121111111111 111111111 c1eE 43

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KÉT QUÁ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

KĨ NĂNG SÓNG CHO TRẺ MÀM NON -225cccccccrerrerreee 45

3.1 GIẢI PHÁP CHƯNG . s sesee©©seeEtvseetrseeerseerrrserrrserrrsee 45 3.2 GIẢI PHÁP CỤ THÊ . -s- 2< ©*s£EtsEzxveceersecrxevsrsosee 46

Trần Lệ Thùy 7 - K34 GDMN

Trang 8

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 22 22s SE E222 E11 erkrree 50

ñ8‹2z0n) 5 ~ Ô,ÔỎ 50

b5 0) c0 .,Ỏ 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2552 z+xz£zserxzez 53

PHỤ LUỤC - -22-25222222E 22223221 221221271E 2111121121111 1e 54

Trang 9

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Vào đầu thập ky 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức y tế thế

giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo đục văn hóa và khoa học và các nhà

giáo dục thế giới đã tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội,

nhằm đối phó với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày Đó

chính là kĩ năng sống

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đôi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nếu mỗi người trong đó có cả trẻ em nếu không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, dé vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sông Do đó, việc hình thành kĩ năng sống cho mọi người nói chung

và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng

Giáo dục kĩ năng sống là nhằm vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân đề sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn điện nhân cách Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kĩ năng sống để trẻ sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa Giúp các em hiểu và biến những kiến thức về kĩ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với

bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách

giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thê

hiện bản thân một cách tích cực

Trần Lệ Thùy 9 - K34 GDMN

Trang 10

Theo UNESCO, trẻ tám tuổi là quá trễ để giáo dục kĩ năng sống Vì đến tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau

độ tuổi này Trẻ từ dưới hai tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung

quanh như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với

trẻ tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ Vì vậy, việc hình thành và

phát triển kĩ năng sống cần được tiễn hành từ bậc học mầm non

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho tré mam non tai trường mắm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cho bản thân

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống tại trường mầm non, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội

3 Khách thế và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non

Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội

Trang 11

4 Giả thuyết khoa học

Nhiều kĩ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao

Mai- Đông Anh - Hà Nội chưa được hình thành

Nếu có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể hình thành

và hoàn thiện được các kĩ năng sống cho trẻ mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

%.2 Khảo sát thực trạng giáo dục ki nang sống cho tré mém non

5.3 Dé xuat gidi phap nang cao két qué gido duc ki nang séng cho tré mam non

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp đọc sách

6.2 Phương pháp điều tra

6.3 Phương pháp quan sát

6.4 Phương pháp trò chuyện

6.5 Phương pháp thống kê toán học

7 Giới hạn, phạm vỉ nghiên cứu

Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội

8 Kế hoạch triển khai

- Tháng 11/2011- 12/2011: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương

- Tháng 12/2011- 1/2012: Tìm hiểu cơ sở lý luận

- Tháng 2/2012- 4/2012: Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai- Đông Anh- Hà Nội

Trần Lệ Thùy ul - K34 GDMN

Trang 12

- Tháng 5/2012: Hoàn thành khóa luận

9 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của khóa luận

bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng sống

Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kết quả quá trình giáo dục kĩ năng sống

cho trẻ mâm non

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VAN DE

1.1.1 Ngoài nước

Giáo đục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp con người có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống chất lượng và hạnh phúc

Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định với con người Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức

đó và hành động theo cảm tính thì dễ gặp rủi ro

Chính vì vậy, trong diễn đàn giáo dục thế giới cho mọi người họp tại Senegan (2000), Chương trình hành động Dakar đã đề ra sáu mục tiêu, trong đó mục tiêu ba nói rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, trong đó“người học” ở đây được

hiểu là trẻ em đến người lớn tuổi, còn “pù hợp” được hiểu là phù hợp với vùng,

miền, địa phương và phù hợp với lứa tuổi Còn trong mục tiêu sáu yêu cầu: “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cân phải đánh giá kĩ năng sống của người học” Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học

Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho người học đang trở thành một nhiệm

vụ quan trọng đối với giáo dục các nước Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sống để sống trong xã hội dựa vào năng lực

Trần Lệ Thùy 13 - K34 GDMN

Trang 14

Nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhắn mạnh nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong thực hiện Công ước Quyền trẻ em; trong Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển Những nghiên cứu về kĩ năng sống cũng đang được quan tâm ở các nước trong khu vực, bởi vì chưa có định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng sống và chưa có bộ chuẩn các tiêu chí đồng bộ cho việc hoạch định các chương trình giáo dục kĩ năng sống ở

các nước Cụ thể như sau:

*Trong lĩnh vực giáo dục chính quy

- Giáo dục kĩ năng sống ở Lào: Khái niệm kĩ năng sống và nội dung kĩ

năng sống có liện quan đến giáo dục phòng tránh HIV/AIDS và lồng ghép trong chương trình giáo dục chính quy, không chính quy và các trường sư phạm đào tạo giáo viên Từ năm 2001, nội dung kĩ năng sống được mở rộng ra các lĩnh vực

khác như giáo dục dân SỐ, giáo dục sức khỏe và vệ sinh cá nhân, giáo dục môi

trường Từ năm 1997 đến 2002 ban đầu giáo dục kĩ năng sống ở 5 trường trung học cơ sở sau đó mở rộng ra 700 trường tiểu học và trung học Bao gồm các kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả, kĩ năng giải quyết vần đề, kĩ năng tư

duy sang tao, ki nang ra quyét định, kĩ năng tự nhận thức, sự thiện cảm, kĩ năng

đương đầu với cảm xúc, kĩ năng xác định giá trị

- Giáo dục kĩ năng ở Malaysia: giáo dục kĩ năng ở Malaysia do Bộ giáo

dục và các cơ quan khác thực hiện Bộ giáo dục coi kĩ năng sống là môn kĩ năng

của cuộc sống Trong chương trình giáo dục ở Malaysia môn này được dạy như môn học ở trường tiêu học, trường trung học nhằm cung cấp cho người học

những kĩ năng thực tế cơ bản để cho họ thực hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinh doanh như kĩ năng thương mại, tự tin, sáng tạo và có kĩ năng tương tác có

hiệu quả với người khác

Trang 15

* Trong lĩnh vực giáo dục không chính quy

- Ở Indonesia: trong giáo dục không chính quy, kĩ năng sống được quan niệm là những kĩ năng, kiến thức, thái độ giúp người học sống một cách độc lập,

kĩ năng sống rộng hơn kĩ năng nghề nghiệp Gồm có kĩ năng chung (kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội) và kĩ năng sống cụ thê (kĩ năng học thuật và kĩ năng nghề)

- Ở Ấn độ: Quan niệm kĩ năng sống là những khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người Các kĩ năng sống như: giải quyết vấn đẻ, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng quan hệ liên nhân cách, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tự nhận

thức, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định

1.1.2 Trong nước

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối

nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn đề đáp ứng những thách thức của thiên tai .đã

được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ Còn trong hệ thống giáo dục

thì quan điểm học làm người, nghĩa là đề biết ứng xử với đời đã được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Cho nên, giáo dục đã quan tâm

cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để chuẩn bi cho người học có khả năng gia nhập cuộc sống xã hội

Kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong nhà trường và ngoài nhà trường” Quan niệm về kĩ năng sống gồm: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác

định gia tri, ki nang ra quyét dinh, ki nang kién dinh Tham gia vao chuong

trình này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ Và chương trình giáo dục kĩ

Trần Lệ Thùy l5 - K34 GDMN

Trang 16

năng sống đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây và được chú ý từ bậc học mầm non Nội dung giáo dục kĩ năng sống thể hiện trong Chương trình khung chăm sóc và giáo dục mầm non Có thể đo đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen dần với xã hội và thế giới tự nhiên, cho nên giáo duc

kĩ năng sống trong chương trình giáo đục ở bậc học Mầm non khá phong phú và toàn diện giúp trẻ thích ứng với cuộc sông

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VÈẺ KĨ NĂNG SÓNG

1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống

Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt

theo những cách khác nhau

Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hop Quốc

(UNESCO) cho rằng: Kĩ năng sống là năng lực cá nhân đề thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): coi kĩ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giái quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày

Theo tô chức Quỹ nhỉ đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thì kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đôi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý

đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng

Tương đồng với quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới, còn có quan niệm kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thê thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống Kĩ năng sống là kĩ năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình

Trang 17

phù hợp với cách cư xử tích cực, giúp cho con người có thê kiểm soát, quản lý

có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sông hàng ngày

Tuy cách diễn đạt về kĩ năng sống khác nhau về nghĩa rộng, nghĩa hẹp nhưng có thể thấy sự thống nhất hiểu kĩ năng sống hiểu theo nghĩa thuộc về phạm trù năng lực (hiểu theo nghĩa rộng) mà không phải phạm trù thuộc kĩ thuật của hành động, hành vi (hiéu theo nghĩa hẹp) Nếu hiểu kĩ năng sống là năng lực

(tức tổng hòa cả kiến thức, thái độ và hành vi) theo nghĩa rộng thì kĩ năng sống

là khả năng áp dụng những hiểu biết và kĩ năng đề thực hiện, giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong những tình huống mới Còn hiểu kĩ năng sống là khả năng tâm lý xã hội thì năng lực tâm lý xã hội thì đề cập tới khả năng của con người

biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tác với người khác

hoặc trong các tình huống khác nhau của môi trường xung quanh dựa trên nền văn hóa nào đó

Trong tài liệu tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì kĩ năng sống là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập với môi trường xung quanh (gia đình, lớp học, thế giới bạn bè ) giúp cá nhân hình thành các

mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự

thành công học đường và thành công trong cuộc sống

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận về kĩ năng sống Dựa vào các góc độ, các

tiêu chí xem xét khác nhau có thể hình thành các khái niệm khác nhau về kĩ năng

sông

Trần Lệ Thùy 17 - K34 GDMN

Trang 18

1.2.2 Phân loại kĩ năng sống

Cũng như sự đa dạng trong quan niệm về kĩ năng sống đã có nhiều cách phân loại kĩ năng sống:

* Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì kĩ năng sống gỗm ba nhóm:

- Kĩ năng nhận thức: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, kĩ năng sáng tạo, giải quyết vẫn đề, tự nhận thức, ra quyết định

- Kĩ năng đương đâu với cảm xúc: Ý thức trách nhiệm, tự điều chỉnh, tự

giám sát, tự quản lý, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân

- Kĩ năng xã hội: Giao tiếp, tính quyết đoán, từ chối, sự cảm thông, thiện cảm, chia sẻ, hợp tác

* Cách phân loại của UNESCO bao gồm hai nhóm kĩ năng lớn:

Nhóm 1: Bao gồm các kĩ năng chung như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng cảm

xúc, kĩ năng xã hội

Nhóm 2: Gồm các kĩ năng sống được thê hiện trong các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội như:

- Các vấn đề vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng

- Các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản

- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS

- Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy

- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro

- Hòa bình và giải quyết xung đột

- Gia đình và cộng đồng

- Giáo dục công dân

- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường

Trang 19

- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ

* Cách phân loại của tổ chức Quỹ nhỉ đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF):

- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trong, sự kiên định, đương đầu với cám xúc, đương đầu với căng thang

- Kĩ năng nhận biết và sống với người khác: kĩ năng quan hệ tương tác

liên nhân cách, sự cảm thông-thấu cảm, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn

bè hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả

- Kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giái quyết van dé

Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về kĩ năng sống Điều đó càng nói lên tính đa dạng, phức tạp, phong phú về các biểu hiện cụ thể của kĩ năng sống ở con người

1.3 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG

1.3.1 Định nghĩa giáo dục kĩ năng sống

Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện

đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen

tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng

thích hợp

Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của

người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hiệu quả tiêu cực

chuyên thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sông cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội

Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong

nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện thông qua quá trình dạy học và giáo dục

Trần Lệ Thùy 19 - K34 GDMN

Trang 20

vừa hướng tới mục tiêu hình thành kĩ năng tâm lý xã hội để người học có thê

vượt qua những thách thức của cuộc sông: vừa phát triển toàn diện kiến thức,

thái độ, hành động; phát triển toàn diện các chỉ số thông minh và các lĩnh vực trí tuệ xúc cảm, trí tuệ xã hội

1.3.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống

* Có quan niệm cho rằng nội dung giáo dục kĩ năng sống gồm:

- Tư duy phê phán

- Tư duy sáng tạo

* Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non thể hiện trong chương

trình hiện hành (cải cách năm 1994)

Chương trình chú ý đến giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi .phát triển tình cảm xã hội, biết thông cảm với người khác thông qua giải quyết tỉnh huống đặt ra hàng ngày, qua kế chuyện, qua trò chơi đóng vai theo chủ đề :

- Mẹ, con, gia đình

Trang 21

- Yêu cầu cụ thể về giữ gìn sức khỏe va an toàn

- Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội như: quan tâm đến người khác, giao tiếp, trò chuyện

Ở mẫu giáo:

- Phát triển thể lực: có kĩ năng và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức

khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường

- Phát triển nhận thức: có hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội, có

khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, phân tích về các sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh

- Phát triển ngôn ngữ: nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp Có khả năng diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình

- Phát triển tình cảm, ứng xử và quan hệ xã hội: mạnh dạn, tự tin, lễ phép trong giao tiếp, chia sẻ, hòa nhập, cộng tác, yêu quý, quan tâm, giúp đỡ, tự lập,

có trách nhiệm

Trần Lệ Thùy 21 - K34 GDMN

Trang 22

*Các chuyên gia cho rằng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ

Bao gồm các nội dung sau:

- Sự hợp tác, tự kiểm tra, tự lập, tò mò, kĩ năng thấu hiểu và giao tiếp

- Học cách có được những mối liên hệ mật thiết với các bạn khác trong

lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn

- Giúp trẻ luôn cám thấy tự tin khi tiếp nhận thứ thách mới

- Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình

đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu

- Nhận biết ưu khuyết điểm của bản thân

- Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp

- Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phó, khi gặp người

lạ )

Đối với trẻ mầm non: có hành vi bắt chước, thói quen thực hiện lâu ngày trở thành kĩ năng Chúng ta chỉ đạy trẻ những điều nên, không nên Từ đó, những hành vi này sẽ được tích lũy trong quá trình hướng dẫn của giáo viên

1.3.3 Một số nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

Có năm nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

- Tương tác: Kĩ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe và tự

đọc tài liệu Cần tổ chức cho người học tham gia các hoạt động, tương tác với

giáo viên và với nhau trong quá trình giáo dục

Trang 23

- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm

và thực hành

- Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thẻ hình thành trong ngày một, ngày hai mà đòi hỏi cả quá trình:

Nhận thức - Hình thành thái độ - Thay đổi hành vi

- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực

- Thời gian - môi trường giáo dục: Cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc vả

thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ

Cụ thể như sau:

* Các nguyên tắc thay đổi hành vi

- Cung cấp thông tin là điểm khởi dau tat yéu của bắt cứ sự cô gắng mong

muốn thay đổi hành vi nào Thông tin can dé hiểu và phù hợp với người học- đối

tượng mà ta muốn họ thay đổi hành vi

- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng có những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người trong công đồng Cần rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động

viên sự thay đổi hành vi

- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian: giáo dục kĩ năng sống cũng như giáo dục phát triển bền vững chủ định xây dựng các kĩ năng để có hành vi lành mạnh Điểm phân biệt giữa chương trình giáo dục kĩ năng sống với các chương trình khác là: Trong khi các chương trình giáo dục khác thường chỉ cung cấp thông tin ngắn cho một số lớn người tham dự, thì chương trình giáo dục

kĩ năng sống được hình thành trong các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian dai dé động viên người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ

Trần Lệ Thùy 23 - K34 GDMN

Trang 24

năng cần thiết nhằm đạt được những hành vi đó, đề tiếp tục củng có những kĩ năng mới cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những

hành vi lành mạnh

- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn Mỗi cá

nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn nó trong

số những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương án phù hợp với mình Cho nên phương pháp giáo dục kĩ năng sống cần hướng tới phát triển tư duy phê phán giúp người tham gia học được rất nhiều sự lựa chọn

khi giải quyết những tình huống khó khăn

- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi: vì sự thay đổi sẽ dễ

dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó với cá nhân, nên các

chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cần cộng tác với cộng đồng

một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi

- Tăng cường sử dụng giáo dục cộng đồng: người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đây những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ sở thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác Tập huấn cho những người có ảnh hưởng để họ có thê đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình có thể giúp tăng đáng kể những tác động của chương trình

- Phòng ngừa sự lặp lại của thói quen cũ: Sự tái phạm có thê xảy ra Do

đó bất kì một chương trình cần tìm đến sự thay đổi hành vi lâu dài thì cần xây

dựng theo con đường duy trì những hành vị lành mạnh và giúp người tham gia đi theo hướng đúng hành lang của những hành vi tích cực khi họ đã tái phạm

Trang 25

* Các nguyên tắc quan trọng của giáo dục kĩ năng sống

- Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư duy, suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ

- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ, cách ứng xử cũ để chấp

nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới

- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vần đề, không chỉ là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kĩ năng

- Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt tông kết việc học của mình, giáo viên không tóm tắt thay họ

- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực của cuộc sống

- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa

người dạy và người học

1.3.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống

* Phương pháp dùng tình cảm

Dựa vào tình cảm người lớn có thể gợi lên cho trẻ những suy nghĩ tốt lành, các kĩ năng ứng xử không chỉ với con người mà còn cả môi trường xung quanh trẻ Nên cần giúp trẻ tiếp nhận tình cảm của mọi người xung quanh Chính sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn đã tác động rất lớn đến tình cảm của trẻ Nhờ đó mà người lớn có thể dé dàng giáo dục cho trẻ những kĩ năng cần thiết Nhưng ngược lại nếu người lớn đành tình cảm yêu thương thì trẻ không có các kĩ năng cần thiết và đễ bị hư hỏng Bên cạnh đó, trẻ cũng đáp lại tình cám đối với những người xung quanh như hàng ngày bố mẹ, ông bà quan tâm chăm sóc trẻ nhưng những lúc người thân đau ốm trẻ biết lẫy nước, quạt mát Qua những việc làm rất nhỏ như vậy đã tác động rất lớn đến tình cảm của trẻ và cũng

Trần Lệ Thùy 25 - K34 GDMN

Trang 26

giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống sau này Nên người lớn cần chú ý để giúp trẻ thể hiện các kĩ năng đó đúng hơn

* Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật

Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bằng các tác phâm nghệ thuật sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong công tác giáo dục Với những hình ảnh giàu hình tượng, sinh động, dễ gợi cảm dễ dàng tác động đến trẻ với các loại hình nghệ thuật như:

- Âm nhạc: Âm nhạc gắn bó hết sức mật thiết với đời sống con người ngay

từ lúc lọt lòng Dựa vào những tiết tấu nhanh, lời ca dí dỏm vui tươi mà hết sức gần gũi với trẻ, giúp trẻ cảm thụ được những cái đẹp, hành động đẹp trong cuộc sống Như bài hát “Con chim vành khuyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân giúp trẻ muốn trở thành em bé ngoan thì phải có kĩ năng chào hỏi, lễ phép, biết gọi dạ bảo vâng với mọi người xung quanh

- Thơ ca: Nhờ có thơ ca mà trẻ có cách nhìn, cách nghĩ cũng như cảm

nhận được cuộc sống của con người và các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ

Như qua bài thơ “ Đánh thức trầu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa trẻ thấy được muốn hái trầu cho bà phải xin phép đàng hoàng, hái nhẹ nhàng Hay cá bài thơ

“Thỏ con bị ốm” giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn bè Từ những câu thơ ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ giúp trẻ biết cái gì nên, không nên trong cuộc sống

- Truyện: Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều câu chuyện như truyện cô tích, truyện đồng thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười Qua nội dung các câu chuyện

trẻ biết phân biệt người tốt-người xấu, thiện-ác, chăm chỉ- lười biếng Trẻ biết

cách ứng xử giữa con người với con người và các sự vật xung quanh Như qua câu chuyện ““ Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ” giáo dục trẻ phải biết giúp đỡ người khác, không được ích kỷ Cũng như câu chuyện “ Dê đen và đê trắng” thì trẻ biết

Trang 27

không được sợ hãi, nhút nhát mà nên tự tin và dùng trí thông minh dé thang được

kẻ ác

- Tạo hình: Trẻ nhìn nhận cuộc sống và phản ánh vào những bức tranh những hành động nên làm như chị dắt em đi chơi, bé giúp mẹ quét nhà và những hành động không nên làm như vứt rác ra đường, không thu dọn đò chơi Thông

qua đó người có thể biết được những việc trẻ đã làm được và chưa được để có

thê hướng dẫn trẻ những kĩ năng cần thiết trong cuộc sông hàng ngày

* Phương pháp dùng trò chơi

Vui chơi là hoạt động chính của trẻ ở trường mầm non Thông qua trò chơi

trẻ được học nhiều kĩ năng như đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ đồ chơi cũng như phản ảnh lại một phần cuộc sống xã hội Đặc biệt thông qua trò chơi đóng vai theo chủ

đề Khi tham gia trò chơi trẻ được nhập vai để thể hiện chức năng xã hội trong

mối quan hệ xã hội đó (mẹ-con, cô-cháu, bác sĩ-bệnh nhân, người bán hàng- người mua hàng) Qua đó, trẻ học được cách ứng xử, giao tiếp với nhau trong

cuộc sống hàng ngày Ngoài ra trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ không chỉ

tham gia các vai chơi mà còn có luật chơi giúp trẻ chơi theo đúng luật chơi đã đề

ra giúp trẻ có kĩ năng, có kỉ luật, biết hợp tác trong khi chơi Từ đó, trẻ có thể tự hoàn thiện các kĩ năng cần thiết

* Phương pháp luyện tập thường xuyên

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không chỉ hình thành trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian để củng cố, luyện tập Dé thực hiện phương pháp này đòi hỏi người lớn cần quan tâm thường xuyên đến trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày Trước tiên cần làm mẫu những kĩ năng mới sau đó tạo tình huống để trẻ luyện tập các kĩ năng đó Và dần dần nâng cao yêu cầu luyện tập giúp trẻ tự hoàn thiện các kĩ năng đó Như kĩ năng rửa tay

Trần Lệ Thùy 27 - K34 GDMN

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w