Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.Nghiên cứu trên thế giới Đối với
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học
ThS Trần Thanh Tùng
HÀ NỘI, 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của tôi Kết quả nghiên cứu và lí luận trong khóa luận là chính xác và chƣa công bố trong khóa luận nào
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Mai
Trang 4Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Trần Thanh Tùng, người thầy đã tận tình giảng giải, hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ quản lí, các giáo viên mầm non và các cháu mẫu giáo lớp 4-5 tuổi tại trường mầm non xã Thanh Thủy (Hà Nam) và trường Mầm non Tiền Phong B (Hà Nội)
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Mai
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD: Giáo dục GDMN: Giáo dục mầm non GDKNS: Giáo dục kĩ năng sống GV: Giáo viên
MN: Mầm non MG: Mẫu giáo KN: Kĩ năng KNS: Kĩ năng sống
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 4
9 Kế hoạch nghiên cứu 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 6
1.2 Những vấn đề chung về giáo dục kỹ năng sống 6
1.2.1 Khái niệm về kỹ năng sống 6
1.2.1.1 Các khái niệm về kỹ năng 6
1.2.1.2 Khái niệm về kỹ năng sống 7
1.2.2 Phân loại kỹ năng sống 7
1.3 Giáo dục kĩ năng sống 8
1.3.1 Khái niệm giáo dục kỹ năng sống 8
1.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 8
1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống 9
Trang 71.3.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống 10
1.3.5 Hình thức giáo dục kĩ năng sống 11
1.4 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 12
1.4.1 Đặc điểm sinh học 12
1.4.2 Đặc điểm tâm lí 12
1.5 Chế độ sinh hoạt ở trường mầm non 14
1.5.1 Khái niệm về chế độ sinh hoạt 14
1.5.2 Nguyên tắc của chế độ sinh hoạt 15
1.6 Giáo dục kĩ năng sống của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non 16
Kết luận chương 1 17
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON 18
2.1 Tổ chức khảo sát 18
2.1.1 Mục đích, quy mô, đối tượng và địa bàn khảo sát 18
2.1.2 Nội dung khảo sát 19
2.1.3.Phương pháp khảo sát 19
2.1.4 Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá 19
2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non 20
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non 20
2.2.1.1 Nhận thức về kĩ năng sống 20
2.2.1.2 Nhận thức của giáo viên về GDKNS 21
2.2.1.4 Nhận thức của giáo viên về nội dung GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi 23
2.2.1.5 Hình thức GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi 24
Trang 82.2.2 Thực trạng việc lập kế hoạch và tổ chức chế độ sinh hoạt ở trường mầm non để GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi 25 2.2.2.1 Mức độ lồng ghép GDKNS trong các hoạt động sinh hoạt 25 2.2.2.3 Lập kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt để giáo dục KNS cho trẻ 4-5 tuổi 27 2.2.2.4 Tổ chức các hoạt động sinh hoạt để giáo dục KNS cho trẻ 28 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non 30 2.2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 30 2.2.3.2 Khó khăn khi giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt 31 2.2.4 Khảo sát mức độ thể hiện nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 32 2.3 Đánh giá chung về thực trạng 37 Kết luận chương 2 38 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở 39 TRƯỜNG MẦM NON 39 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 39 3.1.1 Phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành 39 3.1.2 Đảm bảo tính khoa học 39 3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 39 3.2 Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non 40 3.2.1 Lập kế hoạch tổ chức các hoạt độg sinh hoạt cho trẻ 4-5 tuổi một cách khoa học 40
Trang 93.2.1.1 Mục đích 40
3.2.1.2 Cách lập kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi 40
3.2.2 Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày 42
3.2.2.1 Mục đích 42
3.2.3 Thường xuyên cho trẻ nhắc lại các hoạt động sinh hoạt mà trẻ cần làm trong ngày khi ở trường 43
3.2.3.1 Mục đích 43
3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện 43
3.2.4 Tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm kích thích trẻ sử dụng các kĩ năng sống vốn có để giải quyết 44
3.2.4.1 Mục đích 44
3.2.4.2 Nội dung và cách tiến hành 44
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm GVMN được khảo sát 18 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống 20 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ 22 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày
ở trường mầm non đối với GDKNS 22 Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về nội dung GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi 23 Bảng 2.6: Hình thức giáo dục KNS cho trẻ 4-5 tuổi 24 Bảng 2.7: Mức độ lồng ghép GDKNS trong các hoạt động sinh hoạt 25 Bảng 2.8 Các KNS hình thành ở trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt 26 Bảng 2.9: Thực trạng lập kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt để GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi 27 Bảng 2.10 Thực trạng tổ chức các hoạt động sinh hoạt để GDKNS cho trẻ mẫu giáo nhỡ 28 Bảng 2.11 Các yếu tố ảnh hưởng 31 Bảng 2.12: Mức độ biểu hiện kĩ năng sống của trẻ 4-5 tuổi 35 Biểu đồ 2.1: Kết quả giáo dục KN giao tiếp, KN thương lượng thuyết phục,
KN tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi 35
Trang 11MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Theo UNESCO, kĩ năng sống có vai trò trong sự hình thành hành vi, năng lực, phẩm chất của con người
Khi xã hội ngày càng phát triển và phức tạp hơn, con người không chỉ đối mặt với môi trường tự nhiên mà còn phải đối mặt với môi trường xã hội
và đối phó với thách thức của cuộc sống vì vậy kĩ năng sống là một phần không thể thiếu để con người có thể tồn tại
Với trẻ em mầm non- những trang giấy trắng đầu tiên, giáo dục kĩ năng sống không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất, đạo đức, mà còn là hành trang không thể thiếu bên mình để trẻ có thể thích nghi, ứng phó với những hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày, xung quanh trẻ Nhất là với thời kì đất nước đang phát triển, hành vi nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, những đứa trẻ đang phải đối mặt với bao rình dập hiểm họa có thể đến với trẻbất cứ lúc nào thì kĩ năng sống là điều kiện cần và có đối với mỗi đứa trẻ Bên cạnh đó có kĩ năng sống trẻ sẽ sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội hơn
Theo nhà giáo dục Macmillan: “ Những kĩ năng sống vượt xa việc lựa chọn một chuyên ngành trong trường đại học hoặc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai Kỹ năng sống cung cấp cho trẻ các công cụ quan trọng để phát triển, như tư duy độc lập, cách giao tiếp và kết bạn mới và các hàng động trong những tình huống mà cha mẹ và giáo viên của họ không thể giúp đỡ hoặc can thiệp Không giống như các kĩ năng vận động và trí thông minh cơ bản.”
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non là một trong những phương pháp rất tốt và hữu hiệu Bởi chế độ sinh hoạt được trẻ hoạt động mỗi ngày, nó gần gũi với trẻ, trẻ được trải nghiệm thực hành sau đó rút ra những kĩ năng sống cho bản thân
Ngày nay,hầu như các bậc phụ huynh thường chú trọng đến việc cho trẻ học văn hóa: toán , tiếng việt, mà quên rằng cần phải cho trẻ học thêm cả kĩ
Trang 12cho trẻ, trẻ được thực hành tiếp xúc với những tiết học về kĩ năng sống còn hạn chế và chưa có nội dung thiết kế riêng biệt để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng vì vậy đã xảy ra nhiều sự việc đến vơi trẻ như: bắt cóc, ấu dâm,
Chính vì các lí do trên nên tôi chọn vấn đề : Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài đưa ra các biện pháp
để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Qúa trình giáo dục kĩ năng sống của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non hướng tới giáo dục kĩ năng sống cho trẻ một cách khoa học thì kĩ năng sống của trẻ
sẽ được hình thành
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
Trang 136 Giới hạn,phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thong qua chế độ sinh hoạt hang ngày
6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Thanh Thủy-Thanh Liêm-Hà Nam
- Trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Tiền Phong B- Mê Linh- Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiêu cứu lí luận
- Tiến hành thu thập,nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu khác nhau liên quan đến đề tài ở sách, báo, internet,….để áp dụng, đối chứng vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ và kĩ năng biểu hiện các kĩ năng sống của trẻ
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp quan sát
- Đối với giáo viên: Dự giờ, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non
- Đối với trẻ: thông qua chế độ sinh hoạt của cô yêu cầu trẻ hình thành được những kĩ năng sống nào
7.2.2 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên về hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trò chuyện với trẻ để tìm hiểu trẻ có những kĩ năng sống gì
7.2.3 Phương pháp điều tra
- Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, từ đó đánh giá thực trạng
và làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, lựa chọn biện pháp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Trang 14- Quan sát, trao đổi với giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
để đứ ra kết luận chính xác, rút ra bài học cho bản thân
7.2.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu giáo án và cách tổ chức của giáo viên nhằm tìm hiểu việc
tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non hiện nay
- Nghiên cứu các sản phẩm của trẻ ( các bài tập, các hoạt động sinh hoạt khác nhau) nhằm biết được mức độ hình thành kĩ năng sống của trẻ
7.3 Phương pháp xử lí số liệu
- Dựa vào quá trình khảo sát về thực tiễn của giáo viên và học sinh về các vấn đề liên quan đến đề tài sau đó ta xử lí bằng số liệu để đánh giá thực trạng
8 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương ( không tính phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị)
Chương 1: Cơ sở lí luận và lí luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
Chương 3: Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
9 Kế hoạch nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019
Trang 15Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG
MẦM NON 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Nghiên cứu trên thế giới
Đối với các nước trên thế giới, để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả tốt nhất thì cần có sự kết hợp giữa giáo dục của nhà trường và các tổ chức xã hội Giáo dục kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ quan trọng để góp phần phát triển đất nước và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm
- Ở các nước Châu Á:
Singapore: Được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển,tiên tiến bậc nhất của Châu Á và thế giới Có rất nhiều chương trình giáo dục được xây dựng và tiến hành giảng dạy ở các trường đại học tổng hợp, đại học bách khoa của nước này được tiến hành mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng Các bộ môn về kỹ năng sống đóng vai trò trung tâm trong chương trình học tập ở các cấp học với khẩn hiệu: “Sống để học tập, vui chơi, giải trí
và học tập để sống” Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động cộng đồng Nhưng riêng đối với cấp học mầm non, họ vẫn chưa xác định được phương pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ nắm được kỹ năng sống Ngoài ra, họ còn đang tranh cãi vấn đề: “Có nên đưa GDKNS là một môn học bắt buộc đối với mọi cấp học, ngành học”
Malaysia: “Giáo dục kỹ năng sống ở Malysia do Bộ giáo dục Họ coi KNS như là một môn học có tên: “Kỹ năng của cuộc sống” và được dạy ở cấp bậc tiểu học và THCS Mục tiêu của môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho người học những kỹ năng thực tế cơ bản để họ có thể thực hiện nhiệm
vụ và có xu hướng kinh doanh Với cấp bậc THCS thì mục tiêu của môn học
là tạo ra những cá nhân có thể tự thực hiện, được xóa mù về công nghệ và kinh tế, là người có sự tự tin, sáng tạo, có khả năng tương tác với người khác” (13)
- Ở các nước Châu Âu
Trang 16Nga: Ở Nga việc giáo dục kỹ năng sống được thực hiện thông qua: trò chơi đóng vai, hoạt động khám pháhoạt động sáng tạo, lời nói, nhằm giúp trẻ hình thành các kỹ năng như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp- ứng xử, kỹ năng hợp tác, tạo lập mối quan hệ,
Vấn đề kỹ năng sống là vấn đề mới trong đào tạo giáo viên mầm non ở Nga, cho nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vẫn chưa thực sự được chú trọng, các hoạt động được tổ chức nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn chưa đa dạng, mang tính chất qua loa là chủ yếu Các tiết dạy kỹ năng sống thường là lý thuyết ít cho trẻ được thực hành, trải nghiệm và ít được giải quyết các tình huống,
1.1.2.Ở Việt Nam
Kĩ năng sống được biết đến từ chương trình do UNICEF(1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài trường” Quan niệm về kỹ năng sống được nhắc tới đó là những kỹ năng quan trọng như: kỹ năng giao tiếp- ứng xử, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giải quyết vấn đề, nhằm vào nội dung giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn
Qua chương trình được mang tên: “ Giáo dục sống khỏe mạnh và giáo dục kỹ năng sống” thì quan niệm về kỹ năng sống đối với từng nhóm đối tượng được áp dụng phong phú hơn
1.2 Những vấn đề chung về giáo dục kỹ năng sống
1.2.1.Khái niệm về kỹ năng sống
1.2.1.1.Các khái niệm về kỹ năng
Kỹ năng là một trong những vấn đề được nhiều các nhà khoa quan tâm tới, có rất nhiều quan điểm về khái niệm kĩ năng được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra
Theo L Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những
Trang 17điều kiện nhất định” Ông cho rằng người có kĩ năng thì cần có sự kết hợp của
lí thuyết và thực hành
Với tác giả Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” (11)
1.2.1.2 Khái niệm về kỹ năng sống
- Có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa “ KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”
WHO định nghĩa “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và
Khái niệm kỹ năng sống được hiểu sâu sắc hơn sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống”
Qua một số khái niệm của các tổ chức, cá nhân ta thấy được khái niệm
về kĩ năng sống rất phong phú nguyên nhân có thể là do quan điểm, điều kiện vùng miền khác nhau
1.2.2.Phân loại kỹ năng sống
Có nhiều quan điểm phân loại kĩ năng sống:
* Theo UNESCO: có 3 nhóm KNS cơ bản
- Các kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày Những kỹ năng này không mang đặc trưng tâm lý nhưng là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống
- Các kỹ năng chung: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp,
Trang 18- Các kỹ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhƣ:
* Theo tổ chức y tế thế giới( WHO) gồm có:
- Nhóm các kĩ năng nhận thức: kỹ năngsáng tạo, tƣ duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề, …
- Nhóm các kĩ năng xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cảm thông, kĩ năng hợp tác,
- Nhóm các kĩ năng cảm xúc: kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc,…
1.3 Giáo dục kĩ năng sống
1.3.1.Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
Có nhiều quan niệm về giáo dục kĩ năng sống của nhiều nhà khoa học tuy nhiên quá trình tìm hiểu và tổng hợp thì:
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sƣ phạm mang tính mục
đích nhằm giúp cá nhân hình thành các hành vi, thái độ và cách ứng phó với cuộc sống xung quanh
1.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
- Trải nghiệm Muốn rèn luyện một kỹ năng sống nào đó cho trẻ thì phải đƣa trẻ vào tình huống để trẻ vận dụng những hiểu biết, kỹ năng đã đƣợc học hỏi của bản thân để giải quyết vấn đề Ở mỗi tình huống trẻ sẽ đƣợc giải quyết với nhiều cách khác nhau
Trang 19- Tiến trình
Với trẻ mầm non thì để kĩ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển thì phải theo các mức độ từ dễ đến khó bởi khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ chưa phát triển tối đa
- Thời gian
Kĩ năng sống của trẻ có thể được giáo dục ở mọi thời điểm và đây cũng
là một trong những nguyên tắc quan trọng
1.3.3.Nội dung giáo dục kỹ năng sống
- Nhằm tiến tới mục tiêu: Giúp trẻ biết sống nhân ái, yêu thương ông
bà, cha mẹ, bạn bè, người thân và những người xung quanh Sống trung thực, thật thà, lễ phép, ngăn nắp, sạch sẽ Đặc biệt là biết ứng phó với mọi thử thách xung quanh bản thân mình
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng sống cơ bản như:
+ Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp với ông bà cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn tuổi: thể hiện sự tôn trọng, lễ phép trong khi giao tiếp, luôn lắng nghe tiếp thu, không thể hiện hành động tiêu cực trong giao tiếp ( ngắt quãng lời, thái độ nhăn nhó, hoặc không chú ý vào giao tiếp, )
Kỹ năng giao tiếp với bạn bè: thể hiện thái độ vui mừng, hòa đồng, lịch
sự khi giao tiếp, biết giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoặc cùng bạn thực hiện nhiệm vụ được giao
Trang 20Kỹ năng giao tiếp với người lạ: Trong giao tiếp luôn thể hiện sự tôn trọng chú ý lắng nghe, biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ hay xin lỗi khi làm sai việc gì đó, biết chào hỏi lịch sự, có thể nhận biết những hành động bất thường để tìm kiếm sự giúp đỡ
+ Kỹ năng thích nghi Thích nghi với công cộng: Tập cho trẻ làm quen với đám đông để trẻ có thể tự tin hơn bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao lưu, mít tinh,
Thích nghi với môi trường: Với trẻ mầm non sức đề kháng còn hạn chế
vì vậy rèn luyện để trẻ thích nghi với môi trường là điều rất cần thiết Rèn cho trẻ kỹ năng thích nghi với môi trường bằng các bài tập thể chất vào buổi sáng hoặc các hoạt động ngoại khóa ngoài trời để trẻ được làm quen với môi trường
+ Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ biết tự mình làm những công việc như mặc quần áo, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, kê bàn ghế, cất đồ chơi vào đúng nơi quy định sau khi chơi xong, đó là những thói quen rất tốt
+ Kỹ năng kiềm chế cảm xúc: Trẻ mầm non, dễ bị thay đổi cảm xúc, vì vậy cần rèn cho trẻ kỹ năng thể hiện cảm xúc phù hợp,cần kiềm chế cảm xúc, không tranh giành với bạn bè hay thể hiện sự cảm thông chia sẻ khi bạn gặp khó khăn
+ Kỹ năng nhận thức về bản thân: Cần giáo dục cho trẻ biết mình là ai, mình cần gì và làm gì để bản vệ bản thân, rèn cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm nhất là với các bé gái
+ Kỹ năng hợp tác: Khi hoạt động nhóm thì kĩ năng hợp tác quyết định đến sự thành công vì vậy nó không thể thiếu đối với trẻ
1.3.4.Phương pháp giáo dục kĩ năng sống
- Phương pháp trực quan: Làm mẫu cho trẻ quan sát
Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác với bạn để chơi trò chơi thì để trẻ dễ hình dung hơn thì cô giáo có thể làm mẫu để trẻ quan sát
Trang 21- Phương pháp dùng lời: Là cô giáo dùng lời để giải thích,hướng dẫn cho trẻ hiểu
Ví dụ: Để trẻ hiểu biết hơn về cách rửa tay hợp vệ sinh cô giáo có thể dùng lời để giải thích cặn kẽ từng bước và những chú ý cần thiết để trẻ hiểu hơn
- Phương pháp thực hành: Trải nghiệm, giải quyết tình huống, trò chơi, tập luyện trong đó tổ chức các hoạt động sinh hoạt là phương pháp hữu hiệu nhất vì chế độ sinh hoạt thì có nhiều hoạt động nhỏ khác nhau giúp trẻ học được nhiều kĩ năng sống Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả tốt nhất thì nên cho trẻ được thực hành và trải nghiệm bởi khi trải nghiệm trẻ sẽ biết được những tình huống thật của cuộc sống đồng thời dễ dàng rút ra được kinh nghiệm cho bản thân
- Phương pháp dùng tình cảm: Một đứa trẻ để lớn lên thì cần có sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của người lớn và chính sự quan tâm đó
đã gieo rắc vào tâm hồn đứa trẻ sự yêu thương, quan tâm con người Vì vậy,
để giáo dục cho đứa trẻ kỹ năng thể hiện cảm xúc thì người lớn đóng vai trò quan trọng Nhưng không phải vì thế mà người lớn luôn bao bọc để đứa trẻ không được tiếp xúc với bên ngoài, như vậy trẻ sẽ khó học được các kỹ năng sống cần thiết và dễ bị sa ngã Người lớn cần có phương pháp giáo dục phù hợp
1.3.5.Hình thức giáo dục kĩ năng sống
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học ở trường: thông qua các môn hoc như toán, văn học, tạo hình ta có thể lồng ghép các bài học liên quan đến kỹ năng sống cho trẻ
Ví dụ: Qua môn tạo hình: cô cho trẻ vẽ theo ý thích của mình hoạt động
đó được cô giáo tổ chức nhiều lần và thường xuyên thì sẽ hình thành ở trẻ kỹ năng sáng tạo
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Trang 22Ví dụ: Qua hoạt động ở góc xây dựng, trẻ sẽ cùng các bạn của mình để cùng nhau xây những công trình, trang trại mà trẻ tưởng tượng ra từ đó kỹ năng hợp tác và kỹ năng sáng tạo của trẻ được hình thành
- Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động xã hội: Trẻ được trải nghiệm, được thực tế các tình huống trong cuộc sống, đó là điều rất quý để trẻ
có kinh nghiệm và vốn sống cho mình đồng thời cũng phát triển các kỹ năng sống
Ví dụ :Qua hoạt động tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ, trẻ được người lớn trang bị những kiến thức về giá trị bản thân và cách
xử lý khi găp phải trường hợp như vậy, qua đó kỹ năng giải quyết tình huống
và tìm kiếm sự hỗ trợ của trẻ cũng được hình thành
1.4.Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
1.4.1.Đặc điểm sinh học
- Ở thời kỳ này cân nặng của trẻ phát triển chậm hơn so với 3 năm đầu
- Chức năng vận động phát triển nhanh thể hiện ở sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ có thể vẽ, xé dán nặn theo ý thích, cầm nắm và di chuyển đồ vật chính xác hơn, các chuyển động của đôi chân và cơ thể cũng linh hoạt hơn như: nhảy lò cò, đi qua các đường rích rắc khéo léo,
- Hệ thống thần kinh phát triển mạnh, các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều và phong phú, tốc độ hình thành phản xạ ngày càng nhanh: thể hiện ở việc trẻ có thể đi ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng nơi quy định,
- Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh: trẻ có thể nói ra yêu cầu của mình, phát âm đúng ngữ điệu, đầy đủ chủ vị,
Trang 23Ở lứa tuổi này, có thể nói hoạt động vui chơi đã gần như là phát triển một cách hoàn thiện, mang đúng ý nghĩa của hoạt động vui chơi được thể hiện ở:
+ Tính tự lực, tự do và chủ động trong trò chơi: tự do trong việc lựa chọn chủ đề, tự lựa chọn bạn cùng chơi, tự do tham gia vào trò chơi theo ý thích hoặc tự rời khỏi trò chơi khi không còn hứng thú
+ Hình thành xã hội trẻ em bắt nguồn từ nhu cầu tham gia vào trò chơi điển hình là trò chơi đóng vai: Trong trò chơi đóng vai không có sự phối hợp giữa các thành viên thì không gọi là trò chơi Để trò chơi được diễn ra bắt buộc phải có nhiều vai chơi vì vậy nhu cầu kết bạn tìm kiếm vai chơi đã xuất hiện Đặc trưng của xã hội này là hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi
và thực Xã hội trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực hành vi đạo đức của người lớn
- Sự phát triển chú ý, ngôn ngữ
+ Sự phát triển chú ý: ở lứa tuổi này thì sự chú ý chủ định và không chủ định đều phát triển Ví dụ; khi cô làm mẫu một hoạt động nào đó thì trẻ sẽ rất chăm chú quan sát từ đầu đến cuối làm tăng tính tò mò và cuốn hút của trẻ + Sự phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mạnh, trong lời thoại đã có sự kết hợp nhạy bén giữa ngôn ngữ nói và ngôn nhữ cơ thể thể hiện qua giọng điệu, nét mặt, cử chỉ,
Trẻ được tiếp thu nhiều từ mới thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt
Trang 24+ Tư duy: Chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng và lấn át chút ít của tư duy trực quan trìu tượng
+ Tưởng tượng :Khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên nhờ vào hoạt động tạo hình như: vẽ, xé dán, nặn, chắp ghép,
- Sự phát triển cảm xúc:
+ Xúc cảm và tình cảm: cảm xúc của trẻ phát triển mạnh tuy nhiên nó không bền và dễ thay đổi
+ Ý chí: ở trẻ đã biết đặt ra mục tiêu cho mình
1.5 Chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
1.5.1 Khái niệm về chế độ sinh hoạt
Có nhiều khái niệm về chế độ sinh hoạt được đưa ra từ các nhà khoa học khác nhau:
Theo tác giả Hoàng Thị Phương nói: “Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động
và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt từ5-10phút Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục cho trẻ có kết quả Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển tính độc lập tích cực sáng tạo giúp trẻ có những phẩm chất đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian” (12)
- Trong “Chương trình Giáo dục mầm non” – “Ban hành theo thông tư số17/2009/TT/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã ký có khái niệm: Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực”.( 12)
Trang 25Như vậy, chế độ sinh hoạt là việc tổ chức các hoạt động trong ngày ở trường mầm non một cách khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí và sinh
lí của trẻ qua đó rèn luyện thói quen, hành vi của trẻ theo hướng tích cực
1.5.2 Nguyên tắc của chế độ sinh hoạt
- Đảm bảo tính khoa học phù hợp với đặc điểm của trẻ
- Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động
- Cần có quá trình rèn luyện
- Mọi trẻ đều được hoạt động, không mang tính đặc trưng cho riêng đối tượng nào
- Cần có sự linh hoạt trong quá trình tổ chức, đáp ứng nhu cầu của trẻ,
phù hợp với điều kiện địa phương
1.5.3.Vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày đến sự phát triển kỹ năng sống của trẻ
- Thông qua hoạt động tổ chức bữa ăn: trẻ tự kê ghế của mình, tự nhặt cơm rơi vào đĩa, cùng các bạn kê bàn ăn, mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn
nhằm phát triển cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao
tiếp,…
- Hoạt động vận động: trẻ có thể khóc hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ cô khi bị thương tích do vận động, qua đó rèn cho trẻ kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ đó là một trong những kỹ năng quan trọng để giúp trẻ tránh được các nguy hiểm xung quanh mình
- Hoạt động vui chơi: trẻ được chơi trò chơi xếp hình theo trí tưởng tượng của mình hay tham gia trò chơi đóng vai, hay hoạt động cùng các bạn ở các góc mà trẻ yêu thích, qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hợp tác,
Như vậy thông qua việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ có thể lĩnh hội được rất nhiều các kỹ năng sống giúp trẻ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để trẻ có thể tồn tại và ứng phó trong cuộc sống
Trang 261.6 Giáo dục kĩ năng sống của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
ở trường mầm non
Giáo dục kĩ năng sống của trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non là việc tổ chức một cách khoa học các hoạt động sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non qua đó hình thành cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết có mục đích nhằm góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện
Trang 27Kết luận chương 1
1 KNS là việc cá nhân sử dụng phù hợp tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu, ứng phó có hiệu quả những thử thách của cuộc sống Thông qua việc sử dụng hợp lí các kỹ năng giúp cho các nhân sống thành công và hiệu quả Có 2 nhóm kĩ năng sống chính: nhóm kĩ năng thích ứng với hoàn cảnh sống và nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
2 Chế độ sinh hoạt với bản chất và những đặc điểm của nó là một trong những phương pháp hữu hiệu để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày là bao gồm nhiều hoạt động diễn ra hàng ngày gần gũi với trẻ, nó đáp ứng nhu cầu cuộc sống của trẻ và là môi trường tốt để trẻ được thực hành, trải nhiệm các kĩ năng sống mà trẻ vốn có và học tập được
3 GDKNS thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non là một phương pháp giáo dục chuyên biệt nhằm tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch nhằm giúp cho người học được thực hành làm quen, ứng phó và giải quyết những tình huống hàng ngày xảy ra xung quanh trẻ bằng cách tổ chức hợp lí các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo
4 Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ mầm mẫu giáo nhỡ được phát triển nhiều kĩ năng sống như: KN giao tiếp, KN thương lượng- thuyết phục, KN hợp tác, …
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở
TRƯỜNG MẦM NON 2.1 Tổ chức khảo sát
2.1.1 Mục đích, quy mô, đối tượng và địa bàn khảo sát
Mục đích khảo sát:
Khảo sát thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non để đề xuất biện pháp phù hợp
Địa bàn khảo sát:
- Trường mầm non Tiền Phong B, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Trường mầm non xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Quy mô và đối tượng khảo sát:
- Khảo sát 30 giáo viên mầm non, trong đó có 20 giáo viên trường mầm non Tiền Phong B và 10 giáo viên trường mầm non xã Thanh Thủy và 50 trẻ mầm non trong độ tuổi 4- 5 tuổi
Bảng 2.1: Đặc điểm GVMN được khảo sát
20-25 tuổi
26-30 tuổi
31-40 tuổi
41-50 tuổi
Trê
n 50 tuổi
1-5 năm
5-10 năm
10-15 năm
Trên
10 năm
Qua bảng khảo sát 2.1 ta thấy, đa số giáo viên được khảo sát có tuổi đời còn khá trẻ, độ tuổi từ 25- 30 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao với 56,6% Xét về tuổi nghề thì tuổi nghề dưới 10 năm chiếm tỉ lệ tương đối cao nhất là giai đoạn 1-5 năm chiếm 33,3%, ở độ tuổi này giáo viên thường có nhiều cơ hội để học hỏi, trau dồi, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nghề nghiệp để
Trang 29đáp ứng với xu hướng giáo dục Thời gian công tác trên 10 năm thì thấp hơn chiếm tỉ lệ 40% trong đó năm công tác trên 15 năm chiếm 16,7%, ở độ tuổi này giáo viên là những người dày dặn về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng tuy nhiên khả năng tiếp thu cái mới của giáo dục còn hạn hẹp
2.1.2 Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống và vai trò của việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
- Thực trạng về hình thức, phương pháp và cách tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non
- Thực trạng về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi
- Khảo sát mức độ biểu hiện các nhóm kĩ năng sống của trẻ 4- 5 tuổi trong quá trình tổ chức các hoạt động sinh hoạt ở trường mầm non
2.1.3 Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp quan sát cách tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho trẻ 4- 5 tuổi của giáo viên, trao đổi với giáo viên
Kết hợp với việc đánh giá phản ứng của trẻ và việc vận dụng các kĩ năng sống của trẻ khi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, cách giải quyết vấn đề khi trẻ gặp phải Mỗi lớp quan sát trong thời gian 7 ngày và ghi lại những biểu hiện kĩ năng sống của trẻ khi gặp các vấn đề xảy ra Đặt ra các tình huống khi trẻ đang tham gia hoạt động sinh hoạt để khảo sát biểu hiện kĩ năng sống của trẻ Trao đổi với giáo viên về việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi
2.1.4 Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá
Công cụ khảo sát
- Phiếu hỏi giáo viên: Gồm các câu hỏi về sự hiểu biết của giáo viên về
kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, chế độ sinh hoạt, ý nghĩa và vận dụng
Trang 30việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non đối với việc hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
- Phiếu quan sát
- Phiếu đánh giá mức độ biểu hiện các kĩ năng sống của trẻ
- Tình huống để đánh giá mức độ biểu hiện nhóm kĩ năng giải quyết vấn
Mức không bao giờ: 1 điểm;
2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt ở trường mầm non
2.2.1.1 Nhận thức về kĩ năng sống
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống
Trang 31năng đối phó trước các thách thức của cuộc sống và sống thành công , hiệu quả do sử dụng những tri thức, kinh
nghiệm, kĩ năng của bản thân”
và hiệu quả” Như vậy, tỉ lệ giáo viên đã có hiểu biết đầy đủ về khái niệm kĩ năng sống chiếm một nửa số lượng giáo viên được khảo sát, tuy nhiên còn một nửa giáo viên có hiểu biết về kĩ năng sống chưa được đầy đủ dẫn đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa được chính xác, đầy đủ , triệt để và chi tiết
2.2.1.2 Nhận thức của giáo viên về vấn đề GDKNS
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo được thể hiện dưới bảng 2.3:
Trang 32Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kĩ
năng sống đối với trẻ
2.2.1.3 Nhận thức của giáo viên về vai trò của tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của chế độ sinh hoạt hàng
ngày ở trường mầm non đối với GDKNS
Trang 33Qua bảng trên ta thấy, 60% giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bởi vì khi tổ chức các hoạt động sinh hoạt thì ở bất kì hoạt động nào thì kĩ năng sống của trẻ cũng được rèn luyện và hình thành Ngoài ra, 23,3% giáo viên đồng tình với quan niệm: “ Xử lí các tình huống khi trẻ đã từng được trải nghiệm” và 16,7% giáo viên chọn quan điểm: “ Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ: tự mình làm những việc đơn giản phù hợp với bản thân” hai quan điểm này không sai chỉ là chưa trình bày đầy đủ về vai trò và thường chỉ nhằm vào vai trò của riêng một hoạt động sinh hoạt
2.2.1.4 Nhận thức của giáo viên về nội dung GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về nội dung GDKNS cho trẻ 4-5 tuổi