1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn sư phạm Thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

67 193 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình nghiên cứu khóa luận: “Thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

LƯU THỊ LAN ANH

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ

PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học

Hà Nội – 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

LƯU THỊ LAN ANH

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

“Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho em trong 4 năm học tại trường cũng như giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt”nghiệp

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học: ThS Trần Thị Loan đã hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi được những thiếu sót

Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài này ngày càng hoàn thiện và mang lại giá trị thực tiễn cao

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Lan Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận: “Thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.“Em có sử dụng một

số tài liệu tham khảo để hoàn thành khóa luận của mình Danh sách tài liệu tham khảo em đã đưa vào mục tài liệu tham khảo của khóa”luận

Em xin cam đoan khóa luận được hoàn thành bởi sự cố gắng và nỗ lực của bản thân với sự hướng dẫn tận tình của ThS Trần Thị Loan

Hà Nội, tháng 05 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Lan Anh

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Cấu trúc khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số vấn đề về giáo dục thẩm mỹ - giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn 9

1.2.1 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ 9

1.2.2 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 10

1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 11

1.3 Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua môn học tạo hình 12

1.3.1 Khái niệm hoạt động tạo hình 12

1.3.2 Nguồn gốc và bản chất của hoạt động tạo hình 13

1.3.3.Đặc điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo lớn 14

1.3.4 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn 16

1.3.5 Nội dung giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 16

Trang 7

1.3.6 Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong hoạt động tạo hình nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 20 1.3.7 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 22 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục thẩm mỹ thông qua môn học tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, 26 TỈNH VĨNH PHÚC 26 2.1 Một số nét về khách thể nghiên cứu 26 2.2 Thực trạng về việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc yên, tỉnh Vĩnh Phúc 27 2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) 28 2.2.2 Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 29 2.2.3 Thực trạng về việc tổ chức và thực hiện các phương pháp giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 31 2.2.4 Thực trạng việc sử dụng các hình thức dạy học khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 33 2.2.5 Thực trạng việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ 35 2.2.6 Thực trạng việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ trong vấn

đề giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 39

Trang 8

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 40

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 40

3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 41

3.2.1 Tăng cường thể chế quản lí việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 41

3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp, phương tiện dạy học và giáo dục, đặc biệt trong hoạt động tạo hình 42

3.2.3 Phối hợp chặt chẽ chất lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục thấm mỹ cho trẻ 44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

4.1 Kết luận 47

4.2 Kiến nghị sư phạm 47

4.2.1 Đối với trường mầm non 47

4.2.2 Đối với giáo viên mầm non 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của việc giáo

dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 28 Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của

việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 30 Bảng 2.3: Thực trạng mức độ tham khảo nội dung, ý nghĩa giáo dục

thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 31 Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng các phương pháp trong giáo dục thẩm mỹ 32 Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học khi tổ chức hoạt

động tạo hình cho trẻ 34 Bảng 2.6: Thực trạng việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ 36 Bảng 2.7: Thực trạng việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ trong

vấn đề giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 37

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chúng“ta đang sống trong thế kỷ 21 – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con”người: “Trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu xúc cảm thẩm mỹ”

Giáo“dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục khả năng toàn diện cho trẻ, hình thành những cơ sở đầu tiên về nhân cách con”người

Nhà giáo dục Xô Viết A.X.Macarencô từng nói: “Những gì mà trẻ em không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc thì sau này giáo dục lại sẽ rất khó khăn”

Trẻ“em là tương lai của đất nước, sự phồn vinh của đất nước phụ thuộc vào tất cả những gì chúng ta dành cho trẻ em ngày hôm”nay

Giáo“dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu Chân – Thiện – Mỹ là ba mốc quan trọng trên bước đường hoàn”thiện nhân cách cho trẻ

Hoạt động tạo hình ở độ tuổi mầm non là một trong những hoạt động nhằm góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo lớn Đây

là một hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ những mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo Hoạt động tạo hình đòi hỏi sự thống nhất của ba quá trình:

Tự giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo Vì vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp

“Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, được tham gia vào tiết học tạo hình là trẻ được tiếp xúc, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh làm cho chúng cảm thấy thích thú, say mê muốn tạo ra những cái

Trang 11

đẹp, cái hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cao cả về trí tuệ, đạo đức, lao động, và đặc biệt là giáo dục thẩm”mỹ Như một nhà văn đã nói “Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”

“Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng

cơ bản (nặn, vẽ, xé dán, cắt dán….) Trong giờ học vẽ trẻ thích được tự tay vẽ được một cái gì đó dù là các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô, máy bay, xe lửa Nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo được ra sản phẩm của mình Còn đối với những gì mà trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong nhiệm vụ và cảm thấy hài”lòng, hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình

“Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh….Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ hầu như chi phối mọi hoạt động của trẻ Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo”để ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai

“Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển thẻ chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ Nhưng hiện nay bậc học này vẫn chưa được coi trọng đúng mực và trên thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục thì trẻ được tiếp nhận với bậc mầm

Trang 12

non càng sớm càng tốt càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở”các giai đoạn tiếp theo

“Nhắc đến giáo dục thẩm mỹ chúng ta thường liên tưởng ngay đến bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam Giáo dục thẩm mỹ thực chất là sự hình thành chủ thể thẩm mỹ, trở thành chủ thể của thẩm mỹ cần phải có thời gian và trải qua một quá trình giáo”dục

“Trẻ mầm non ham thích hoạt động tạo hình theo ý của trẻ để tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích Để tạo ra được một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu được cái đẹp, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm được Vì thế mà hoạt động tạo hình như một thứ tạo hình ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ”tình cảm, tiếng nói của mình với”mọi người xung quanh

“Bên cạnh đó trong những năm gần đây giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã có sự kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã hội, được sự quan tâm thực hiện để triển khai các chuyên đề về tạo hình, sử dụng lồng ghép các nội dung giáo dục thẩm mỹ phù hợp trong các tiết dạy tạo hình: vẽ, xé dán, cắt dán, nặn”…đối với trẻ mầm non

Mỗi năm, nhà trường thường tổ chức cho giáo viên thi dạy giỏi và hướng dẫn chỉ đạo tốt hội thi: “Bé khỏe, bé ngoan”, “Bé khéo tay” cho các cháu mẫu giáo lớn Đó chính là những việc làm tích cực mà ngành học đã đạt được Ngành giáo dục mầm non còn gặp rất nhiều những khó khăn còn tồn tại như sau:

- Trong“nhận thức của giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chưa thể thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc giáo dục”trẻ

-“Trong việc giảng dạy còn chưa linh hoạt sử dụng, vận dụng các phương pháp, các biện pháp phù hợp, bài dạy còn đơn điệu ít sáng tạo Vậy

Trang 13

nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành học dẫn đến kết quả về mặt giáo dục thẩm mỹ của trẻ vẫn còn rất nhiều”hạn chế

Trong thực tế“công tác giáo dục thẩm mỹ ở trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên - Vĩnh Phúc trong những năm gần đây cũng đã được chú trọng hơn Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo đã được lồng ghép thông qua các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ Tiến hành thực hiện nhiều chuyên

đề nhằm đổi mới nội dung, hình thức phải phù hợp với từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo Ở việc lồng ghép tích hợp giáo dục thẩm mỹ vận dụng thông qua các hoạt động tạo hình, âm nhạc, văn học, Giúp trẻ có nhiều

kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh cũng như khả năng cảm thụ thiên nhiên cũng như tình cảm trong các mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, qua đó trẻ biết cư xử đúng mực trong lời ăn tiếng nói của mình, có hành vi ứng xử”văn minh

Là“người giáo viên mầm non sau khi được lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

và đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào”lớp 1

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông

qua họat động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về“thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Để từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ trong trường”mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách“thể nghiên cứu: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo”lớn

Trang 14

- Đối tượng“nghiên cứu: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu”giáo lớn

4 Giả thuyết khoa học

Tạo hình là“một môn học có tác dụng vô cùng to lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ cả về trí tuệ, lao động và đặc biệt hơn hết

là về thẩm mỹ Nếu nhận thức đúng vai trò của môn học này đồng thời tổ chức các hoạt động tạo hình đa dạng, sáng tạo thì sẽ làm mang hiệu quả cao trong nội dung giáo dục thẩm mỹ và chất lượng giáo dục”thẩm mỹ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ và hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn

- Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng của giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 12/2018 đến tháng 05/2019

Trang 15

Đề tài nghiên cứu về việc: “Thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua

hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở truờng mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu về thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp chuyên gia

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị“sư phạm thì nội dung chính của khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề

Chương 2: Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hùng Vương, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục”thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề“đang được quan tâm và chú ý của toàn xã hội là giáo dục thẩm

mỹ Trong giáo dục thẩm mỹ thì cái đẹp luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu Vậy nên, đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau về cái đẹp và nhiều các công trình nghiên cứu”về vấn đề này như sau:

Heraklite (540 – 480 TCN) - Nhà triết học, nhà mỹ học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ Ông nói: “Con khỉ đẹp nhất cũng là xấu với loài người, và con người hoàn thiện nhất khi so với thần thánh cũng chỉ như một con khỉ”

“Arixtot nhà triết học và mỹ học Hy Lạp cổ đại”thì cho rằng: “Cái đẹp

có các thuộc tính như sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng, chất lượng”

“Baumgacten (Giáo sư người Đức)”cho rằng: “Cái hoàn mỹ là cơ sở của cái đẹp, sự hoàn mỹ là nhận thức thuần túy bao gồm có lý tính và ý chí, do đó

sự hoàn mỹ là sự thống nhất của Chân - Thiện - Mỹ”.”

“C.Mac, F.Ănghen trong tuyển tập, T1, NXB Sự thật, Hà Nội (1980)”đã đưa ra quan điểm về cái đẹp: “Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con người”

“L.X.Vuwgotxki (1896 – 1955), trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985” Ông đã nhấn mạnh: “Sự ảnh hưởng qua lại của tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo và khẳng định rằng tưởng tượng có vai trò rất lớn đối với hoạt động sáng tạo và là một thành phần không thể thiếu của tư duy”sáng tạo”

N.K Krupxkaia về giáo dục Mẫu giáo, 1973 – TR208 “Cứ để các em làm con tàu mà các em đi bằng những chiếc ghế, cứ để các em dựng ngôi nhà bằng các mẩu gỗ vụn Trong quá trình trẻ chơi khắc phục khó khăn, nhận biết những cái xung quanh mà tìm ra lối thoát”

Trang 17

Ngoài ra còn có các“công trình nghiên cứu về tâm lí học đã khẳng”định:

“Tính hình tượng, tính dễ cảm xúc và tính đồng cảm tạo nên đặc trưng riêng ở lứa tuổi mẫu giáo (A.V.Daparojets)”

Ở Việt Nam“cũng có nhiều công trình nghiên cứu bàn về thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non”nói riêng như:

Tác giả Nguyễn Quốc Toản, khi nghiên cứu về hoạt động thẩm mỹ cho trẻ mầm non với đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình”

“Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ”,“NXB Giáo Dục, HN (1989) của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã nói đến vấn đề giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra”cái đẹp

Tác giả Đào Thanh Âm (Chủ biên) trong cuốn: “Giáo dục học mầm non” Tập II -NXB Đại học sư phạm cho rằng: “Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ thống vào nhân cách của trẻ nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết về cái đẹp và đưa ra cái đẹp vào trong cuộc sống một cách sáng tạo” [1 tr 179] Nhóm các tác giả cũng nhấn mạnh vào:

“Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn có tâm hồn nhạy cảm, tính dễ xúc cảm và tính hình tượng cao nên các hoạt động như xé, nặn, vẽ, tạo hình dễ giúp các em cảm nhận và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày”

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu như luận văn thạc sĩ, luận

án tiến sĩ cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về GDTM, vai trò của HĐTH dưới nhiều khía cạnh khác nhau để thấy ý nghĩa của GDTM, khả năng vận dụng và sự gần gũi, dễ làm, dễ hiểu của các hoạt động tạo hình đối với trẻ mẫu giáo.“Bên cạnh đó chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thực tiễn việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Trong đề tài này, tôi muốn thông qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động tạo hình đã được tổ chức trong trường mầm non khu vực thành phố Phúc Yên để khái quát hiệu quả của nó và

Trang 18

phương hướng và đề ra biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động”này

1.2 Một số vấn đề về giáo dục thẩm mỹ - giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn

1.2.1 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ

1.2.1.1 Khái niệm giáo dục

“Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ [17]

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu [17]”

1.2.1.2 Khái niệm thẩm mỹ

“Quan điểm về thẩm mỹ (cái đẹp) đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử xã hội loài người nói chung và trong triết học nói riêng Đã có rất nhiều những quan điểm của các nhà Mỹ học về”cái đẹp

Theo Mác: “Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con người” Mác viết: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo giống loài của nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” (C.Mac, Ănghen trong tuyển tập, T1, NXB Sự Thật, Hà Nội 1980, trang 19)

Tóm lại,thẩm“mỹ (cái đẹp) được gắn bó với phẩm chất sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ Hay nói cách khác cái đẹp còn

là sự hài hòa, sự cân đối trong đời sống vật chất lẫn”tinh thần

Trang 19

và nghệ thuật, nguyện vọng và năng lực sáng tạo, sống theo quy luật của cái đẹp, góp phần làm cho nhân cách thế hệ trẻ phát triển hài hòa và toàn diện” [9, 10]

Như vậy, GDTM theo tôi được hiểu“là quá trình tác động qua lại giữa nhà trường giáo dục với người giáo dục nhằm hình thành ở mỗi cá nhân được năng lực nhận thức, khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên và trong nghệ”thuật

1.2.2 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo

1.2.2.1 Khái niệm trẻ em

Có quan niệm cho rằng trẻ em là: “Người lớn thu nhỏ lại”, sự khác“nhau

về (cơ thể, tư tưởng, tình cảm) chỉ ở tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau

về chất Theo J.J.Rutxo (1712-1778) trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ vì trẻ có những cách nhìn, suy nghĩ và cảm nhận”riêng

Trang 20

“Tâm lí học duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em là đứa trẻ nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ Ngay từ khi ra đời là một con người, có nhu cầu giao tiếp với người lớn Sự phát triển giữa trẻ và người lớn

là về”chất

1.2.2.2 Khái niệm trẻ mẫu giáo lớn

“Trẻ mẫu giáo lớn ở đây là trẻ trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi Kể từ khi lọt lòng đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của”trẻ

E.L.N.Tonxtôi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của thời kỳ đó rằng:

“Tất cả những cái gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu của mình Trong quãng đời còn lại những cái mà

nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những thứ đó mà thôi” [4, 7]

1.2.2.3 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu rằng: “Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn là một quá trình sư phạm nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận biết đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt xã hội và trong nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống”

1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo

GDTM là một bộ phận vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục và phát triển toàn diện“nhân cách con người và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.Từ những đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này, đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo lớn là”thời kỳ “Hoàng kim” cho giáo dục thẩm mỹ

Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn là một việc làm cần thiết

và cần được tiến hành một cách nghiêm túc để ươm mầm cho những tài năng trong tương lai

GDTM là một quá trình“tác động có hệ thống có kế hoạch và có mục đích của nhà giáo dục nhằm phát triển ở cá nhân năng lực cảm thụ và nhận

Trang 21

biết cái đẹp trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp

và đưa cái đẹp vào trong đời sống”một cách sáng tạo Giáo dục thẩm mỹ có liên quan chặt chẽ với nội dung giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức điều này được thể hiện như sau:

- Đối với giáo dục trí tuệ: Giáo dục thẩm mỹ“giúp trẻ cảm thụ thẩm mỹ

và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống xung quanh, qua

đó mở rộng tầm mắt nhìn cho trẻ trau dồi lòng ham hiểu biết, chẳng hạn những đồ dùng to, đẹp, rõ nét, màu sắc hài hòa sẽ giúp trẻ tri giác sự vật nhanh, dễ dàng để hình thành những biểu tượng đa dạng trong đầu trẻ Ngược lại là những hiểu biết sâu sắc về sự vật hiện tượng xung quanh, về các tác phẩm nghệ thuật là cơ sở để hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ cho”trẻ

- Đối với giáo dục đạo đức: Những yếu tố“thẩm mỹ không những ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mỹ mà còn tác động đến việc hình thành tình cảm thẩm mỹ cho trẻ Những xúc cảm có liên quan đến việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ thiên nhiên, cảm thụ hành vi đẹp của con người có ảnh hưởng đến đạo đức của trẻ Những xúc cảm này làm cho tính cách của trẻ thêm cao thượng, đời sống tình cảm thêm phong phú, từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích với cuộc sống đối với mọi người xung”quanh Đặc biệt thông qua việc tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật, trẻ nhận thức được đúng đắn, cái đẹp, cái xấu…Từ đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ như: lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng, lòng yêu quê hương đất nước, yêu laođộng

1.3 Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua môn học tạo hình

1.3.1 Khái niệm hoạt động tạo hình

Trong từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng đã đưa ra nhận định: “Tạo hình là tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối”

Trang 22

“Hoạt động tạo hình gắn liền với hoạt động của con người Ngay từ khi con người chưa có ngôn ngữ viết họ đã sử dụng hoạt động tạo hình như một phương tiện để giao tiếp và truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất Điều đó chứng tỏ hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu cần thiết”của đời sống con người

Tác giả Nguyễn Thị Yến Phương, (2005), Luận án tiến sĩ về đề tài “Các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non” [tr 9] đã đưa ra khái niệm về “Hoạt động tạo hình” như sau:

“Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động của con người để tạo

ra sản phẩm có hình thể và có màu sắc, đem lại xúc cảm thẩm mỹ cho người xem, giúp họ”nhận ra cái đẹp và thể hiện thái độ trước cái đẹp

“Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo nó phản ánh hiện thực sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật”của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn người nghệ sĩ

1.3.2 Nguồn gốc và bản chất của hoạt động tạo hình

Trẻ em phải có hoạt động để lớn lên, phát triển được toàn diện trong xã hội loài người Một trong những hoạt động thường thấy ở trẻ em là chúng thích tạo hình mặc dù chúng chưa hiểu rõ và chưa ý thức được đầy đủ về hoạt động này Con người đã nhận thấy rằng hoạt động tạo hình đối với trẻ là một trong những nhu cầu thiết yếu, rất cần thiết như là không khí để thở, nước để uống và thực phẩm để ăn Vì vậy trẻ hoạt động rất tự nhiên không hề bị ép buộc

Bản chất của hoạt động tạo hình là:

- Chúng nhìn thế giới bên ngoài với sự “Lạ lẫm” ở trẻ có nhu cầu tìm tòi hiểu biết về thế giới xung quanh, vì tất cả mọi điều đều mới lạ, đều hấp dẫn,

Trang 23

bởi vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế mà thế giới xung quanh thì muôn màu, muôn vẻ

- Trẻ có tay để cầm và để nắm Theo dõi trẻ ta thấy“trẻ vớ được cái gì là không để yên trong tay, khi thì giữ chặt lại, khi thì vạch lên bàn, lên ghế tạo thành những nét thẳng, nét cong chẳng ra một hình gì Nhưng hoạt động này rất cần thiết vì nó phát triển thị giác, nâng cao nhận thức về sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày mà chúng chưa được tiếp xúc, tạo điều kiện cho những bộ phận trên cơ thể được phát triển, giúp trẻ làm ra những sản phẩm là nét và hình, mà trước đó đã có ở mặt giấy”mặt bàn

- Trẻ vẽ bằng sự thích thú hơn là sự hiểu biết, hình vẽ của trẻ rất vô tư, hồn nhiên trong sáng, trẻ vẽ nên những gì mình nhìn thấy…

Vậy nên,“Hoạt động tạo hình có nguồn gốc xã hội và mang bản chất xã hội rõ”rệt

1.3.3.Đặc điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo lớn

* Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn:

Để“trẻ có được khả năng tạo hình thì chúng cần phải trải qua quá trình giáo dục có hệ thống, có mục đích và có kế hoạch, được nhà giáo dục hướng dẫn, gợi ý và định hướng cụ thể Nếu như ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo lớn, đây vốn được coi là bước đệm cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Mỗi trẻ đều có vai trò nhất định trong việc phát triển khả năng tạo hình của trẻ, mối quan hệ xuyên xuốt không thể tách”rời nhau Vậy nên ở“mỗi lứa tuổi đều cần phải có những yêu cầu riêng để phù hợp với tâm lí của trẻ Trong độ tuổi mẫu giáo lớn ở trẻ đã có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực và sự khéo léo của đôi bàn tay, trẻ đã miêu tả được những đặc điểm về hình dáng, về đường nét, về bố cục và các mối quan hệ của các sự vật, hiện”tượng

* Khả năng tạo hình của trẻ:

Khả“năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của từng cá nhân, đảm bảo cho trẻ sự lĩnh hội một cách tương đối dễ dàng và có chất lượng, khả

Trang 24

năng không phải là phẩm chất bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển trong”hoạt động Kết quả hoạt động của“con người phụ thuộc ở trình độ phát triển khả năng được hình thành trong hoạt động của người đó Tuy nhiên sự phát triển khả năng cũng có những điều kiện sinh lý, hay còn gọi là sơ sở vật chất như cấu tạo của não, kiểu hoạt động thần kinh cao cấp, cấu tạo của cơ quan cảm giác, cơ quan vận động, góp phần làm cho khả năng của cá nhân khác”nhau

Trẻ“mẫu giáo lớn nắm được kỹ năng tạo hình và hoạt động có tích cực,

có kết quả khả quan, các sản phẩm của trẻ rất ngây thơ, trong sáng về hình thức và màu sắc”với môi trường xungquanh

- Về quan sát, nhận biết trẻ đã biết quan sát có chủ đích, quan sát có nhận xét để hiểu biết về đối tượng

- Về sử dụng phương tiện tạo hình trẻ biết cầm bút, màu, chì đúng cách,

dễ dàng và thoải mái hơn, điều khiển các khớp ngón tay, cổ tay linh hoạt hơn

- Vẽ màu tươi sáng, đã chú ý đến độ đậm nhạt của màu gọn trong hình, tuy nhiên khi vẽ màu trẻ thường di nhiều lần làm cho lì, bong lên, không đẹp; còn yếu về màu bột, màu nước

Trang 25

- Về xếp hình trẻ xếp được hình theo ý thích, hình xếp rõ nội dung như gia đình, lễ hội, trường học

- Về xé dán trẻ xé được một số hình đã rõ đặc điểm, xé thêm các bộ phận, chi tiết của đối tượng và sắp xếp hình theo đề tài

tự nhiên và các tác phẩm nghệ thuật

Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là

cơ hội thuận lợi“cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn nảy sinh và nuôi dưỡng ở trẻ hứng thú với hoạt động nghệ thuật”và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật

Khácvới mọi hoạt động khác trong trường mầm non, tham gia HĐTH trẻ buộc làm quen không chỉ với cái đẹp“trong đời sống mà cả trong nghệ thuật (qua tranh, ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ…) Từ đó giúp cho trẻ nhận ra giá trị thẩm mỹ của các sự vật, hiện tượng xung quanh và mong muốn được thể hiện những vẻ đẹp”đó một cách sáng tạonhất

1.3.5 Nội dung giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình

1.3.5.1 Về hoạt động vẽ

- Vẽ“là một hoạt động tạo hình mà trẻ thực hiện sớm nhất, ngay từ tuổi lên hai đứa trẻ đã bắt chước người lớn vẽ những đường nét nguệch ngoạc mà

Trang 26

không để diễn tả gì cả, do đó người ta gọi giai đoạn này là tiền tạo hình Dần dần trong những nét nguệch ngoạc, nó nhận ra một cách ngẫu nhiên là giống một cái gì đó chẳng hạn giống cái gậy hay quả bóng, từ đó trẻ càng thích thú

vẽ nhiều hơn và cố gắng chờ đợi xem những nét nguệch ngoạc đó giống cái gì? Có khi trong cùng một nét vẽ nguệch ngoạc mà nó lại thấy giống nhiều thứ, liền kêu lên một”cách “khoái chí” ví dụ: “đây là cửa sổ không phải đây là cái tủ, hay đây là con vịt, đây không phải con chó”

+ Ở“độ tuổi lên ba thì đứa trẻ mới dùng lời nói để đặt tên cho những cái

mà nó định vẽ, nhưng đây là thời điểm rất quan trọng và sự diễn đạt ý trẻ định

vẽ bằng lời nói đây cũng là thời điểm để bắt đầu của hoạt động tạo hình Khi đứa trẻ đã nói lên ý định vẽ một cái gì đó của mình, chẳng hạn như bây giờ cháu muốn vẽ ông mặt trời hay con muốn vẽ bông hoa, Như vậy là nó đã nhìn thấy những hình ảnh tương tự và muốn vẽ lại chúng, tức là nó đang bắt chước tất cả các nét vẽ của người lớn để miêu tả một cái gì đó nhưng đã giản lược đi rất”nhiều

Ví dụ: Hình vẽ người dưới dạng “đầu, chân” bao gồm có vòng tròn để biểu thị cái đầu, còn hai điểm xuất phát đó để miêu tả thân mình và hai chân

là hình vẽ điển hình của những hình ảnh đồ họa

+ Đến“độ tuổi mẫu giáo này thì phần đa các trẻ đều bước sang giai đoạn tạo hình, nếu trẻ có được sự giúp đỡ, sự hướng dẫn Đầu tiên người lớn cần dạy cho trẻ biết cách cầm, sử dụng bút vẽ, và điều chỉnh tư thế ngồi đúng để trẻ vẽ được những đường cơ bản như: đường thẳng, đường tròn Tuy nhiên, cách dạy chúng ở đây không cần phải theo bài bản giống như giờ dạy ở trong trường phổ thông, mà cần phải hết sức tự nhiên, phải lồng ghép được các sự vật sinh”động

Ví dụ: Vẽ đường ngang người lớn cần tạo cho trẻ “Chúng ta hãy vẽ những con đường ô tô chạy” hay khi vẽ đường xiên “Chúng ta hãy vẽ nhưng hạt mưa rơi từ trên xuống” Trước khi vẽ vào giấy giáo viên cần hướng dẫn

Trang 27

trẻ giơ tay vẽ vào không khí theo động tác từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đưa tay quay tròn theo đường kim đồng hồ

+ Việc dạy cho trẻ biết những nét cơ bản, người lớn cần phải hướng trẻ phối hợp thật tích cực

Ví dụ: Vẽ con đường bằng hai đường ngang thẳng rồi vẽ những hạt mưa rơi bằng những đường xiên dài từ trên xuống dưới, vẽ những đường cong làm đám mây, đường tròn làm quả bóng

+ Cao hơn nữa những đường riêng lẻ dạy trẻ phải phối hợp lại các hình

mà trẻ đã được làm quen như hình vuông, hình tam giác,

Ví dụ: Vẽ về ngôi nhà: Đầu tiên hình tam giác là mái, tiếp đến hình vuông là thân nhà và có mặt trời chiếu sáng là hình tròn và những nét xiên làm tia nắng tạo thành một bức tranh sinh động hơn

+ Vấn đề chọn màu cũng được cô giáo hướng dẫn cẩn thận Người lớn cần cho trẻ xem những bức tranh màu phù hợp với con mắt của trẻ thơ, hoặc cho trẻ xem những mảnh vải hoa có nhiều màu sắc hài hòa, hoặc những đường nét hoa văn ở những nơi trang trí đượm sắc thái dân tộc rõ rệt, chẳng hạn các cô giáo có thể sưu tầm những mảnh vải vụn, đóng lại thành cuốn album có màu sắc hài hòa trông rất đẹp để cho trẻ quan sát và học Trẻ sẽ học được một cách thích thú lối pha màu, phân biệt những màu sắc và sự vật khác nhau

1.3.5.2 Về nặn

Về“hoạt động nặn trong HĐTH là thể hiện bằng hình khối Ở đây nặn là một dạng điêu khắc nhưng được sử dụng bằng nguyên liệu mềm, dẻo Chúng

có thể dễ dàng tác động được bằng tay, vì vậy phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn

Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chúng ta có thể gợi ý cho trẻ nặn ra những con vật nuôi quen thuộc trong gia đình hay trong các cửa hàng, trong sở thú, Đối với những trẻ khéo tay, trẻ có thể được hướng dẫn nặn các hình phức”tạp hơn

Trang 28

1.3.5.3 Về trò chơi xây dựng

- Trò chơi xây dựng là“trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình nhiều nhất Chỉ cần những mẩu gỗ hay nhựa với các hình dạng và màu sắc khác nhau trẻ

có thể lắp ráp, xây dựng những công trình kiến trúc đẹp”đẽ

- Vật“liệu xây dựng bao gồm nhiều thứ khác như hộp giấy, nắp chai Điển hình là sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên như vỏ sò, ốc, Với con mắt của trẻ thơ thì tất cả các vật liệu ấy đều có thể trở”thành “Công trình xây dựng ” Trong công trình này thì sáng kiến của trẻ đã được bộc lộ một cách rõ nét Việc hướng dẫn trẻ của người lớn sẽ giúp trẻ có thể hình thành ra ý đồ xây dựng một cách rõ ràng và biết chọn nguyên vật liệu phù hợp, đẹp mắt Không áp đặt cho trẻ một cách cứng nhắc theo các mẫu có sẵn và buộc các cháu phải làm theo

1.3.5.4 Về hoạt động xé dán, cắt dán

Tranh xé, cắt dán ở trường mầm non thường được bắt nguồn từ: bát đĩa

vỡ, từ các mảnh kính màu, các hộp nhựa, hoa lá,…

Trong trường mầm non, chúng ta thường dạy trẻ thể hiện bức tranh từ những mảnh giấy màu săc dán trên nền giấy và được gọi là tranh xé, cắt dán Thể loại xé dán, cắt dán cũng giống như thể loại vẽ

Ở thể loại vẽ, cũng như cắt, cé dán theo ý, mục đích của giờ dạy là:

+ Kiểm tra khả năng của trẻ, qua đó cô giáo có định hướng cho nhiệm vụ đào tạo kế tiếp

+ Củng cố cho trẻ các kiến thức, kỹ năng đã được học

Vì“vậy trong các giờ học theo ý thích, thường cô giáo phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm cung cấp biểu tượng cho trẻ, giúp cho trẻ nhớ lại tất cả những kỹ năng đã được học Vậy nên, cô cần phải có kiến thức phong phú về tạo hình, về cuộc sống, phải biết cách gây thích thú ở trẻ”trong lớp

Trang 29

1.3.6 Các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong hoạt động tạo hình nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

1.3.6.1 Khái niệm phương pháp

“Phương pháp là cách thức hướng dẫn HĐTH cho trẻ mầm non, là hệ thống hoạt động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để HĐTH nhận thức thẩm

mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình giúp trẻ nắm được các hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành phát triển ở trẻ khả năng sáng”tạo [15, 25]

1.3.6.2 Hệ thống các phương pháp giáo viên sử dụng trong hoạt động tạo hình trẻ mẫu giáo lớn

* Phương pháp trò chơi

- Khái niệm: Phương pháp trò chơi là cách thức giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ chơi một số trò chơi nào đó, thông qua đó củng cố phát triển nhận thức, kỹ năng thẩm mỹ trong tạo hình và một số hoạt động khác

- Yêu cầu:

+ Đảm bảo tính giáo dục + Phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học đối với trẻ mẫu giáo lớn

+ Trò chơi an toàn phù hợp với thực tiễn được sử dụng đúng thời gian địa điểm đảm bảo sự tham gia của trẻ

+ Lời nói của giáo viên đơn giản ngắn gọn giải thích rõ luật chơi, cách chơi

+ Cách chơi thái độ chơi thoải mái vui vẻ

- Vai trò:“Trong việc sử dụng biện pháp này mang tính vui chơi trong các HĐTH sẽ làm tăng hứng thú, thích thú của trẻ, tạo ra tâm trạng phấn khởi, trẻ mong muốn được vẽ, nặn, cắt, dán và tăng hiệu quả trong quá trình”hoạt động

* Phương pháp làm mẫu

Trang 30

- Khái niệm: Phương pháp làm mẫu là cách thức giáo viên sử dụng hình thức thao tác biểu diễn mẫu kết hợp với lời nói, lời giới thiệu minh họa trực quan để giúp trẻ biết mục đích và cách thức thực hiện trong tạo hình

- Yêu cầu + Xác định rõ mục đích yêu cầu của việc làm mẫu

+ Cần làm mẫu thử để xác định rõ các câu hỏi thao tác nếu cần

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phương tiện phục vụ cho làm mẫu

+ Xác định các cử động thao tác phù hợp với mục đích đặc điểm thao tác của trẻ

+ Địa điểm vị trí phù hợp đảm bảo trẻ quan sát được hết

+ Việc làm đảm bảo tính chính xác nâng cao mở rộng các yêu cầu việc làm mẫu

- Vai trò:“Cùng với việc tổ chức phương pháp làm mẫu giúp trẻ phát huy được kinh nghiệm của mình, phải tập cho trẻ biết tiếp thu thông tin mới và so sánh với những điều trẻ cần tiếp thu, trẻ tích lũy được từ đó Cô cho trẻ tích cực tham gia vào quá trình làm mẫu, giúp trẻ nhớ lại được hết cái mới, cái mà trẻ đã”biết

* Phương pháp quan sát

- Khái niệm: “Là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tri giác các sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định mà không can thiệp hay làm thay đổi quá trình, diễn biến của các sự vật hiện tượng đó Khám phá vẻ đẹp của sự vật hiện tượng theo các mục đích sử dụng mà không can thiệp vào sự vật hiện tượng đó”

- Yêu cầu:

+ Đối tượng quan sát phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học

+ Phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ + Tạo điều kiện cho trẻ được sử dụng tối đa các giác quan + Khuyến khích trẻ quan sát thông qua hoạt động của cơ thể

Trang 31

+ Kết hợp tri giác với đàm thoại, trao đổi, thảo luận

- Vai trò: Phương pháp này“giúp trẻ vận dụng được hết khả năng cảm giác, tri giác, hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả Dẫn tới đánh giá thẩm mỹ, thưởng thức cái đẹp Quá trình quan sát này phải được tổ chức từng bước, cô phải tập cho trẻ biết phân tích, khái quát hình ảnh của đối tượng tri”giác

1.3.7 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn

1.3.7.1 Hoạt động tạo hình trong tiết học

Trên thực tế, ở tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được các trường mầm non quan tâm nhiều nhất Có nhiều loại tiết học tạo hình: “Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ, tiết học theo nhóm lớp Các tiết học tạo hình trong trường mầm non được phân theo các loại hình của hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, xé dán” Ngoài ra còn một số tiết học mang tính ứng dụng như: xếp hình, gấp giấy Các tiết học tạo hình được phân gồm 3 loại: + Các tiết học tạo hình theo mẫu

+ Các tiết học tạo hình theo đề tài

+ Các tiết học tạo hình theo ý thích

Tiết học theo mẫu: Là loại“tiết học mà ở đó trẻ miêu tả, tái hiện lại một cách tương đối chính xác hình ảnh của đối tượng miêu tả Trên các tiết học này người ta cung cấp kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác

về đối tượng miêu tả để giúp trẻ hình thành những biểu tượng một cách rõ nét

và tiếp thu những ấn tượng ban đầu”một cách sâu sắc Đây là hình thức miêu

tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp Quan sát“mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoài các tiết học một cách

cụ thể, thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện ở trẻ phát triển khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ tri giác Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnh về đối tượng mình miêu tả, thì quá trình cho trẻ tái hiện những hình ảnh tri giác tốt hơn Trong các tiết học mẫu, sản phẩm phải giống nhau, sự

Trang 32

tương đối giữa hình ảnh được miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những

sự vật đơn lẻ, có cấu trúc”tương đối đơn giản Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp các hiểu biết, các kỹ năng, kỹ”xảo

Tiết học theo đề tài: mang tính ôn luyện, ở đó trẻ phải“sử dụng các biểu tượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong trí nhớ để tái tạo lại các hình ảnh mà nó không nhìn thấy trực tiếp Tiết học theo đề tài còn có thể hiểu là tạo hình theo trí nhớ hoặc theo sự hình dung (không có mẫu để quan sát trực tiếp) Mục đích của loại tiết học này là phát triển trí nhớ hình tượng, tưởng tượng tái tạo, rèn luyện khả năng”tích cực, độc lập Tiết học tạo hình theo ý thích: Miêu tả khả năng tưởng tượng sáng tạo, thể hiện những biểu tượng, hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo nên

Mục đích“của loại tiết học này nhằm hình thành và phát triển ở trẻ khả năng hoạt động tích cực độc lập, sáng tạo Về nội dung miêu tả của tiết học này thể hiện các quan hệ phức tạp giữa các sự vật hiện tượng”trong môi trường xung quanh

1.3.7.2 Hoạt động tạo hình ngoài tiết học

“Để giúp trẻ tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm, vốn biển tượng, hình tượng phong phú về thế giới xung quanh, cần bổ sung cho hệ thống các tiết học tạo hình ít ỏi bằng hàng loạt các hoạt động phong phú “Mọi lúc mọi nơi”, trong các giờ học khác, các hoạt động vui chơi mà mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ Chính những hoạt động mang tính tạo hình không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểu biết của trẻ, sẽ nuôi dưỡng”ở trẻ lòng say

mê với môn học tạo hình và tạo điều kiện phát triển tính tích cực nhận thức ở trẻ

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục thẩm mỹ thông qua môn học tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn

“Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ Đã được xếp vào trong chương trình học tập của trẻ trong trường mầm non Đó là

Trang 33

phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác động to lớn trong việc hình thành nhận cách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành tình yêu với cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, con người và nghê thuật, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo”của trẻ

“Nguồn cảm hứng vẻ đẹp thiên nhiên, trong xã hội và tình yêu cuộc sống

đã giúp trẻ có được những xúc cảm, tình cảm tốt Trên cơ sở đó trẻ bộc lộ tình cảm, tư tưởng, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo bằng những đường nét hình học đơn giản có tính khái quát cao Sản phẩm của trẻ tạo được ra bằng nguồn cảm hứng say mê”và sáng tạo Tất cả những cảm xúc tình cảm ở trẻ đều được phản ánh, thể hiện rõ rệt qua các sản phẩm của mình Bởi trong tâm trí trẻ mọi

sự vui buồn, hờn giận, yêu ghét đều được thể hiện rõ rang cụ thể

“Chính vì vậy hoạt động tạo hình trong trường mầm non có ảnh hưởng hết sức quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn Để giáo dục trẻ về cách nhìn nhận, đánh giá cái đẹp thì có lẽ không một loại hình nghệ thuật nào kích thích được tính sáng tạo của trẻ bằng”hoạt động tạo hình

Ngày đăng: 14/09/2019, 20:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang, (2005), Giáo dục mầm non (tập 2), NXB Đại Học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non (tập 2)
Tác giả: Đào Thanh Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại Học Sƣ Phạm
Năm: 2005
2. Nguyễn Thị Thanh Giang (2011) (Trường Đại Học Vinh), Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Giang (2011) (Trường Đại Học Vinh)
3. Nguyễn Thị Hòa, Giáo dục học mầm non, NXB Đại Học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB Đại Học Sƣ Phạm
6. Đỗ văn Khang, (2002), Mỹ học đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cương
Tác giả: Đỗ văn Khang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2002
7. Nguyễn Thị Yến Phương, (2005), Luận án tiến sĩ về đề tài “Các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Yến Phương
Năm: 2005
9. Nguyễn Thị Yến Phương, (Kì 2/5/2009), Tạp chí giáo dục Mầm Non, NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí giáo dục Mầm Non
Nhà XB: NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
10. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
11. Nguyễn Ánh Tuyết, (1989), Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1989
12. Nguyễn Ánh Tuyết, (1993), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 1993
13. Nguyễn Ánh Tuyết, (1998), Tâm lý học trẻ em, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1998
14. Nguyễn Ánh Tuyết, (2005), Giáo dục học Mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2005
8. Luật giáo dục 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
15. Trần Thị Trọng, (1993), Giáo dục học Mầm Non Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w