0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 98 -98 )

2. Công tác thẩm định dựán

3.4.10. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Trong một số năm gần đây, tình trạng các dự án xây dựng không đạt tiến độ đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Đặc biệt có cả công trình được ưu tiên bằng vốn ngân sách cũng chậm tiến độ. Chúng ta cần tìm ra những yếu tố có tác động

làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả các yếu tố đó.

Giai đoạn thi công chỉ là thực hiện những việc đã định từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đặc biệt giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Nhận định này rất quan trọng bởi vì những sai sót của giai đoạn chuẩn bị này sẽ không thể chữa được ở các giai đoạn sau. Trong đó yếu tố vốn đầu tư là góp phần rất lớn cho việc bảo đảm thời hạn xây dựng. Qui mô dự án xây dựng lớn hơn qui mô công trình, lại bao gồm nhiều nguồn vốn (trung ương, địa phương, doanh nghiệp) dẫn đến việc huy động nguồn vốn sẽ bị kéo dài dẫn đến ngừng thi công, ví dụ như vốn đền bù giải phóng mặt bằng (trung ương, địa phương), vốn đối ứng (dự án nước ngoài).

Tiến độ thi công trong xây dựng là một trong 3 mục tiêu phải phấn đấu: tiến độ, chất lượng và giá thành. Ba mục tiêu này lại có tác động lẫn nhau, không tách ra được. Phải chăng trong thực tế khi muốn đẩy nhanh tiến độ thi công thì các bên đều có lợi. Nhận thức này thường bị lẫn lộn ở những cấp có thẩm quyền. Người ta cho rằng theo nguyên lý khi thời gian thi công được rút ngắn thì công trình phát huy sớm. Đúng, song nguồn lợi đó chỉ là hiệu quả công trình, ví dụ ngành thuỷ lợi khi Trạm bơm được xây dựng và đưa vào sử dụng sớm sẽ đảm bảo quá trình tưới, tiêu kịp thời cho diện tích đất nông nghiệp, vì vậy diện tích lúa được tưới tăng lên, hoặc thuỷ điện thu thêm tiền điện. Còn nhà thầu thi công được gì? Họ phải tăng ca, dự trữ thêm vật tư, tăng thêm xe máy mới có thể hoàn thành sớm mục tiêu. Theo hướng dẫn của Ngân hàng châu Á (ADB), trường hợp tăng tiến độ đó về nguyên tắc chủ đầu tư phải tăng thêm chi phí nếu việc rút ngắn thời gian thi công đó là phục vụ cho mục tiêu chính trị.

Để đẩy nhanh tiến độ thi công cần giải quyết những nảy sinh trong quá trình thi công.

+ Trước tiên là nguồn cung cấp được đáp ứng theo thời gian của tiến độ. Phía nhà thầu phải cam kết đáp ứng đủ, về vật liệu, thiết bị máy móc, nhân lực thi công. Tài chính chủ đầu tư phải chỉ ra nơi cấp. Về bản vẽ thi công và những yêu cầu kỹ thuật thì bên tư vấn phải đáp ứng thời gian thi công. Kinh nghiệm của nhiều công trình cho thấy, chính khâu bản vẽ thiết kế thường chậm trễ, bởi sau khi mở móng và tiến hành thi công, mọi sự thay đổi ở ngoài thực tế gây cho thiết kế lúng túng.

+ Thứ hai phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây - lắp, nhà thầu cung ứng, cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan ngành liên quan. Trong trường hợp dự án có rủi ro thì cơ quan chủ quản đầu tư phải có sự điều chỉnh thích hợp.

Sau khi đã xác định được khả năng bảo đảm nguồn cung ứng cho thi công thì cần đẩy nhanh tiến độ thi công thực hiện dự án.

Khâu đầu tiên vẫn là các bản vẽ thiết kế thi công và điều kiện kỹ thuật phải cung cấp kịp thời theo yêu cầu của tiến độ thi công. Chủ đầu tư phải lập một chương trình điều chỉnh liên tục tốc độ cung cấp bản vẽ cho bên thi công kết hợp với việc lập tổ tư vấn thiết kế tại hiện trường bám sát từng hạng mục, từng công việc để kịp thời hướng dẫn nhà thầu về các yêu cầu qui trình kỹ thuật.

Thứ hai là giải quyết những vướng mắc nảy sinh kỹ thuật tại hiện trường, bên chủ đầu tư cần tổ chức một bộ phận hỗn hợp về kỹ thuật trên hiện trường giữa chủ đầu tư (ban A), tư vấn thiết kế, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, nhà thầu xây lắp để giải quyết ngay

những mâu thuẫn nảy sinh trên từng hố móng, từng bộ phận công trình. Với những chỉ huy công trường có kinh nghiệm thì thường có những giải pháp dự phòng để đối phó với những tình huống bất thường.

Hai biện pháp trên tuy quan trọng nhưng cũng chỉ mang tính chỉ đạo còn việc thực hiện ra sản phẩm và sản phẩm đó có đảm bảo được nghiệm thu hay không vẫn phải là năng lực thực tế của các nhà thầu xây dựng và nhà thầu lắp ráp.

Thường giai đoạn đấu thầu, chúng ta cũng đánh giá năng lực nhà thầu về mọi mặt, song thực tế sau khi trúng thầu lại có sự điều chỉnh để đưa thầu phụ vào. Hiện tượng này là phổ biến và thực sự khó điều khiển cả về năng lực cũng như quản lý. Biện pháp hiệu quả là năng lực chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, kịp thời điều chỉnh. Chúng ta hiện nay vẫn chưa có được qui trình để đánh giá năng lực người chỉ huy trưởng công trường, mà chỉ thông qua lý lịch do bên nhà thầu cung cấp.

Bao trùm lên những biện pháp trên chính là những yêu cầu của chủ đầu tư phải được thông thoáng, công khai. Đó là những qui trình về mặt kỹ thuật như giám sát, nghiệm thu, thử tải, bàn giao, thủ tục về trình duyệt bổ sung định mức, đơn giá cũng như qui trình giải ngân v.v cần được ấn định trước, rõ ràng để nhà thầu có kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 98 -98 )

×