Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý chi phí vốn đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình ngành nông nghiệp và PTNT tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)

công trình

a. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: là khoản chi phí mà khách hàng có thể chi trả theo dự định, tính toán ban đầu. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án do biến động của giá cả thị trường dẫn đến chi phí nhân công

ngày một cao hơn, Chi phí mua, thuê nguyên vật liệu thiết bị máy móc biến động trong quá trình thực hiện dự án,... Ngoài ra còn có những tác động rủi ro như tác động của yếu tố môi trường, yếu tố con người và những thiên tai bất thường dẫn đến tổng mức đầu tư cũng thay đổi. Do vậy trong quá trình thực hiện dự án nhiều dự án phải thực hiện công tác điều chỉnh tổng mức đầu tư.

b. Công tác lập dự toán công trình: phải được tính đúng, tính đủ các khoản chi phí theo luật định, được chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt dự toán hoặc thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán thì kết quả thẩm tra như nội dung thẩm định của chủ đầu tư. Chi phí thẩm tra, thẩm định được xác định theo hướng dẫn của Bộ xây dựng.

Để đảm bảo cho công tác lập dự toán được tính đúng, tính đủ thì người lập dự toán, kiểm tra dự toán, thẩm tra dự toán và phê duyệt dự toán phải áp dụng đúng định mức nhà nước, phải căn cứ vào thực tế thị trường và nguồn vật liệu cung cấp của từng địa phương, vùng miền. Phải biết vận dụng sáng tạo để áp dụng các nguồn vật liệu sẵn có, chi phí hợp lý mà có hiệu quả, tránh áp dụng các định mức không phù hợp hoặc các nguồn vật liệu phải tìm kiếm ở một điều kiện khó khăn trong khi vật liệu địa phương có thể áp dụng được.

c. Thời gian thực hiện dự án: Thời gian kéo dài không đúng quy trình làm tăng chi phí nhân lực, vật lực phụ vụ dự án, đặc biệt các công trình thủy lợi thì quá trình thi công lại phụ thuộc vào mùa vụ và quá trình tưới, tiêu canh tác của nhân dân, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết mùa mưa, nắng, và nguồn nước trong quá trình thi công. Nếu thời gian thi công thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩn, tiết kiệm được chi phí nhân lực, vật lực.

d. Quá trình thi công thực hiện dự án phải được các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát thường xuyên, trong quá trình thi công nếu thấy có sự

không hợp lý bất thường, không thuận lợi trong quá trình khai thác sử dụng thì cần phải có điều chỉnh kịp thời, mặt khác nhiều khi do nhà thầu thiết kế yếu nên không phản ánh hết được những điềm thuận lợi, khó khăn trong quá trình khai thác sử dụng nên bản vẽ thiết kế khi thi công xong lại thấy bất hợp lý cần điều chỉnh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thời gian thi công hoàn thành công trình.

e. Thanh toán, quyết toán đầu tư xây dựng công trình chậm hoặc bố trí nguồn vốn không hợp lý cho từng giai đoạn thực hiện dự án dẫn đến thanh quyết toán vốn chậm làm ảnh hưởng tới quá trình thi công và nguồn vốn cho thực hiện các công việc tiếp theo, điển hình nhiều công trình do không bố trí được nguồn vốn cho công trình nên khi nhà thầu thi công được một giai đoạn công việc nào đó lại phải dừng lại do năng lực yếu hoặc nhà thầu không bố trí được nguồn vốn kịp thời dẫn đến công trình phải tạm dựng hoặc kéo dài làm ảnh hưởng tới các khoản chi phí tiếp theo thực hiện dự án.

g. Quá trình khai thác sử dụng nhận thấy dự án khi hoàn thành không đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của người sử dụng, trong quá trình sử dụng gặp nhiều khó khăn trong vận hành, chi phí để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tăng cao, không cập nhật với tính năng và nhu cầu phát triển của thời đại. Như vậy hiệu quả sau quá trình khai thác sử dụng làm không cao.

1.4.2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và PTNT

Đối với các dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình ngành nông nghiệp và PTNT tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)