2. Công tác thẩm định dựán
3.4.6. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn tư vấn, nhà thầu thi công
Tuyển chọn thế nào để có được tư vấn giỏi, nhà thầu thi công giỏi và thực tâm muốn cộng tác với chúng ta? Đó là câu hỏi rất tinh tế đối với tất cả Ban QLDA. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi tuyển chọn tư vấn, nhà thầu: Cần lưu ý đến kinh nghiệm của tư vấn, nhà thầu thi công trong lĩnh vực các công việc được giao. Thông thường, trong các đề xuất của phía tư vấn, nhà thầu thi công đều liệt kê những công trình đã thực hiện trong một số năm.
Tuy nhiên, việc thực hiện đó có đạt hiệu quả không, thành công ở mức nào thì không được đề cập đến trong hồ sơ năng lực của họ.
Đặc biệt với tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công là các công ty nước ngoài, phía lựa chọn rất khó khăn để đánh giá đúng năng lực của họ. Mặt khác, thông tin về các nhà tư vấn, nhà thầu thi công thường là rất ít. Các chủ đầu tư thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhà tài trợ hoặc phía cho vay cung cấp thông tin và giới thiệu một số tư vấn. Tuy nhiên, các thông tin này đôi khi thiếu chính xác và chưa thật sự công bằng. Vì vậy, cần phải tham khảo thông tin về họ qua các mối quan hệ quen biết và qua các dự án mà họ đã tham gia. Sử dụng hiệu quả các thông tin liên quan đến bảo lãnh, bảo chứng, bảo hiểm mà tư vấn đã tham gia trong các dự án trước đây.
Ngoài ra, cần chủ động liên lạc tìm hiểu danh sách tư vấn, nhà thầu thi công được đề xuất có thực sự làm cho dự án không (vì đã có hiện tượng cùng một thời gian, tên một cán bộ công ty xuất hiện trên nhiều dự án, có khi tên cán bộ đó được ghi vào danh sách nhân sự
nhưng chính họ cũng không biết). Khi chọn lọc hồ sơ tư vấn và đàm phán với tư vấn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau:
+ Kinh nghiệm: Kinh nghiệm của tư vấn, nhà thầu thi công cả trong hoạt động chung, cả ở lĩnh vực cụ thể đang được xem xét.
+ Nhận thức vấn đề: Liệu người tư vấn có hiểu rõ những nhu cầu và các vấn đề mà chủ đầu tư đặt ra không?
+ Năng lực: Những công trình mà tư vấn, nhà thầu thi công đã thực hiện trước đây có chứng tỏ được rằng họ có đủ năng lực để đảm đương công việc đòi hỏi không?
+ Nhân viên: Đội ngũ nhân viên của tư vấn, nhà thầu thi công có đủ không hay họ đang có kế hoạch thuê nhiều nhân viên sau khi ký kết hợp đồng? Lực lượng nhân viên ra sao so với lượng công việc hiện tại? Trình độ, phẩm chất của các nhân viên này?
+ Hiểu biết về điều kiện địa phương: tư vấn, nhà thầu thi công có hiểu biết điều kiện và tình hình địa phương nơi dự án sẽ được tiến hành không?
+ Kỹ năng quản lý: tư vấn, nhà thầu thi công có bộc lộ năng lực tổ chức và quản lý dự án để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và với chi phí đã dự tính không?
+ Hợp tác: Tư vấn, nhà thầu thi công có toàn tâm toàn ý hợp tác với Ban QLDA không?
+ Danh tiếng: Tư vấn, nhà thầu thi công đã để lại danh tiếng như thế nào trong các khách hàng trước đây? Khi tiến hành tuyển chọn tư vấn không cần thiết có nhiều người tham gia vào ban tuyển chọn, vì nếu có quá nhiều người không liên quan đến quá trình tuyển chọn sẽ có nhiều quan điểm khác nhau đưa ra.