1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

61 340 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

6 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.... Thực trạng nhận thức của giáo viên v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Từ khi chọn đề tài, bảo vệ đề cương cho đến khi hoàn thành nội dungkhóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, đề tài còn có sự đóng góp nhiệt tìnhcủa quý thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cũng như các banngành thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luậnnăm nay Xin chân thành cảm ơn tới Th.S, thầy giáo Nguyễn Văn Đệ - thầy đãtrực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non,rường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thựchiện và bảo vệ khóa luận

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Bùi Thị Thơm

t

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các côngtrình khác Nếu không đúng như trên tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tàicủa mình

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Bùi Thị Thơm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Giả thiết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Cơ sở lí luận của việc đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 6

1.1.1 Đánh giá trong giáo dục 6

1.1.2 Biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 22

1.1.3 Biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi 28

1.2 Thực trạng đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 29

1.2.1 Mục đích điều tra 29

1.2.2 Phương pháp điều tra 30

1.2.3 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ hình thành các biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi 30

1.2.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 31

1.2.5 Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 35

Kết luận chương 1 37

Trang 5

Chương 2: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở

TRƯỜNG MẦM NON 39

2.1 Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi 39

2.1.1 Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau khi đánh giá 39

2.1.2 Đánh giá cần phải đảm bảo quyền lợi và sự phát triển khả năng học tập của trẻ 39

2.1.3 Cần đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá 39

2.1.4 Nội dung và phương pháp đánh giá phải phù hợp với lứa tuổi 40

2.2 Biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi 40

Kết luận chương 2 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 6

và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ,hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện

để trẻ phát triển toàn diện Một trong những mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo là

“phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất và năng lực như mạnh dạn, tựtin, hoạt bát, sáng tạo, dễ hòa nhập, hợp tác và chia sẻ… tạo điều kiện thuận lợicho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một và các bậc họcsau có kết quả

Đánh giá là một yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục nói chung vàquá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non nói riêng Thông qua đánhgiá chúng ta xác định được: Mục tiêu giáo dục đưa ra có mang lại hiệu quả haykhông? Việc giảng dạy có mang lại hiệu quả hay không? Người học có tiếp thuđược hay không? Có tiến bộ hay không? Chương trình giáo dục có phù hợp haykhông? Không có đánh giá thì không biết được kết quả của việc dạy và học ởmức độ nào Thông qua đánh giá chúng ta khẳng định được kết quả đạt được,đưa ra những nhận định về xu hướng tiến bộ từ đó chúng ta xem xét và điềuchỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với sự phát triển và đề ra những biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ là một trong nhữngnội dung của việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, có tác dụngphát triển ổn định của sự tri giác, kích thích phát triển thị giác, ngôn ngữ và các

Trang 7

quá trình tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát… Sự hình thành cácbiểu tượng về kích thước vật thể tạo cơ sở cho trẻ có được những kiến thức làmnền móng cho việc học tập nói chung và việc học toán nói riêng ở trường phổthông này

Việc hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ mẫu giáo có ýnghĩa rất quan trọng Đặc biệt là cho trẻ làm quen với kích thước của vật thể.Trong quá trình làm quen cũng là lúc hoạt động tư duy của trẻ thay đổi về cả sốlượng lẫn chất lượng Sự thay đổi này gắn liền với lứa tuổi cùng với kinhnghiệm phong phú của trẻ và nó chịu ảnh hưởng của tác động giáo dục

Dạy về kích thước cho trẻ mầm non là cô giáo đã bồi dưỡng khả năng tưduy, phương pháp suy nghĩ chính xác, rõ ràng, phát triển trí tuệ và thúc đẩy quátrình phát triển tâm lý ở trẻ và nhất là khi trẻ học về kích thước thì cô giáo đãnâng tư duy của trẻ từ tư duy cụ thể lên tư duy trừu tượng, giúp trẻ phát triểnnhững thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) Đồng thời thông qua việcgiảng dạy giúp trẻ có thói quen sống nề nếp, bồi dưỡng tình cảm đạo đức củacon người xã hội chủ nghĩa và bước đầu có nhận thức về thẩm mỹ

V

í dụ : Trẻ biết sắp xếp các khối, đồ chơi có thứ tự gọn gàng, biết xưng hô

lễ phép trong sinh hoạt hàng ngày

Sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ tạo cơ sở cảm giáccho việc nắm được kích thước như một khái niệm toán học sau này

Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động làm quen với biểu tượng kích thướccho trẻ của giáo viên mầm non chưa được tốt Giáo viên chưa nắm được phươngpháp đánh giá, chưa có kỹ năng quan sát

Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay phải tăng cường tổ chức đánh giá để thôngqua đó nhằm phát triển kỹ năng và thái độ một cách thường xuyên và nhất làviệc tổ chức trong đánh giá hoạt động làm quen với toán phải có sự hướng dẫn tỉ

mỉ, cụ thể, khoa học để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậychúng ta mới tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc, đảm bảo cho sự phát triển

Trang 8

của trẻ

Từ những lí do trên cho thấy nghiên cứu đề tài “Biện pháp đánh giá hiệu

quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” là cần thiết.

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 –

5 tuổi ở trường mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp đánh giá hiệu quả hoạtđộng hình thành biểu tượng kích thước nhằm nâng cao mức độ hình thành biểutượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xây dựng cơ sở lý luận của việc đánh giá hoạt động hình thành biểutượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

3.2 Phân tích thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượngkích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non và tìm ra nguyên nhân của thựctrạng đó

3.3 Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đánh giá hiệu quảhoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầmnon

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầmnon

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng toán học chotrẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

5 Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo nhỡ, trường Mầm non Tiền Phong

A tại địa bàn Xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

Trang 9

6 Giả thiết khoa học

Hiện nay ở trường mầm non, biện pháp đánh giá hoạt động hình thànhbiểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi còn thấp và hạn chế Việc nghiên cứubiện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước phùhợp với mục tiêu – nội dung chương trình phát triển nhận thức cho trẻ 4 – 5tuổi… biện pháp đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ sẽđược nâng cao

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc những tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở líluận cho đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa và cụthể hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của biện pháp giúp giáo viên đánh giá hiệu quảhoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên với các câu hỏi đóng và mở nhằmhiểu thực trạng việc sử dụng biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thànhbiểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

7.2.2 Phương pháp đàm thoại

Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với giáo viên và trẻ nhằm tìm hiểu về nhậnthức, cách tổ chức, những thuận lợi, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quátrình tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thước chotrẻ 4 – 5 tuổi Đồng thời, đánh giá được khả năng nhận thức, mức độ chính xác

và hiệu quả trong việc tổ chức đánh giá của giáo viên trong hoạt động này

7.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát để đánh giá thực trạng cách thức việc tổ chức hoạt động này của

Trang 10

giáo viên mầm non

Quan sát để biết được mức độ nắm kiến thức cũng như mức độ phát triểncủa trẻ trong hoạt động này

7.2.4 Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của một số biện phápgiúp giáo viên đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượng kích thướccho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Và từ đó là cơ sở để tôi khẳng định tínhđúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất

8 Cấu trúc khóa luận

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực trạng của việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầmnon

- Chương 2: Biện pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hình thành biểu tượngkích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

- Phần kết luận chung và kiến nghị sư phạm

- Tài liệu tham khảo

- Mục lục

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC

CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Cơ sở lí luận của việc đánh giá hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

1.1.1 Đánh giá trong giáo dục

1.1.1.1 Khái niệm về đánh giá trong giáo dục

Qua tìm hiểu ta thấy nổi lên hai xu hướng đánh giá trong giáo dục như sau:

* Xu hướng thứ 1: Sử dụng các biện pháp đánh giá nhằm thu thập kết quả

cuối cùng của người học khi kết thúc quá trình học tập

- Quan niệm 1: Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi có một người tương

tác trực tiếp hoặc gián tiếp với người khác Với mục đích thu thập – lí giải thôngtin về kiến thức, hiểu biết, kĩ năng và thái độ của người đó (David Dean,7/2002)

- Quan niệm 2: Theo Ralph Tyler (1950) nhà giáo dục và tâm lí học Mỹ

“Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêutrong các chương trình giáo dục”

- Quan niệm 3: Theo R Tyler (1984) qua trình đánh giá chủ yếu là quá

trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục

* Xu hướng thứ 2: Xem đánh giá là một biện pháp trong quá trình dạy học,

người đánh giá sử dụng các biện pháp và phương pháp đánh giá nhằm giúpngười học đạt được kết quả tốt nhất sau quá trình học tập

- Quan niệm 1: Theo R.F Marger (1993) đánh giá là việc miêu tả tình hình

của học sinh và giáo viên và dự đoán công việc tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ

- Quan niệm 2: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp

Trang 12

thời, có hệ thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chấtlượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việcđiều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáodục tiếp theo”

- Quan niệm 3: Theo tác giả Trần Tuyết Oanh có cho rằng “Đánh giá được

hiệu quả một cách tổng quát là quá trình hình thành những nhận định, nhữngphán đoán về thực trạng dựa vào sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đốichiếu với những mục tiêu, tiêu chẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết địnhthích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quảcông việc”

Trong giáo dục, đánh giá không thể tách rời, là một bộ phận rất quantrọng trong quá trình giáo dục – đào tạo Chúng ta có thể nói quá trình giáo dục– đào tạo là một hệ thống và đánh giá đóng vai trò phản hồi của hệ thống, tíchcực trong việc điều chỉnh hệ thống, là cơ sở cho việc đổi mới giáo dục – đào tạo.Chính vì thế, đánh giá là vấn đề luôn được quan tâm

- Quan điểm 4: Tác giả Phan Lan Anh cho rằng: “Đánh giá trong giáo dục

nói chung và đánh giá trong giáo dục mầm non nói riêng là việc điều tra xemxét, xác định chất lượng của đối tượng được đánh giá, trên cơ sở thu thập và xử

lí thông tin một cách có hệ thống về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân củachất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu giáo dục để đề xuất chủtrương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo”

Trong giáo dục mầm non có các loại đánh giá tổng hợp các thành tố cơbản: sản phẩm đầu ra của giáo dục mầm non – trẻ em (mức độ phù hợp với mụctiêu và đáp ứng nhu cầu), các yếu tố đầu vào ( cơ sở vật chất, chương trình,năng lực của giáo viên) và quá trình giáo dục (Phương pháp hoạt động, cáchthức tổ chức, hình thức tương tác, cách thức quản lý…) tạo ra sản phẩm giáodục

- Quan niệm 5: Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cũng đưa ra quan niệm của

Trang 13

mình, tác giả nói: “Đánh giá là quá trình đưa ra nhận định về năng lực và phẩmchất của sản phẩm giáo dục căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng từcác phép đo Đánh giá cũng là quá trình thu thập thông tin về năng lực và phẩmchất của một cá nhân và sử dụng những thông tin đó đưa ra quyết định về mỗi

cá nhân và dạy học trong tương lai Đánh giá bao gồm việc phán xét cá nhântheo các hệ thống quy tắc hoặc tiêu chuẩn nào đó”

Như chúng ta thấy nếu theo xu hướng đánh giá thứ 1 thì người đánh giá chỉthu được kết quả cuối cùng, từ kết quả đó chúng ta chúng ta không thể đánh giáđược mức độ tiến bộ và khả năng phát triển của trẻ Đồng thời, nhà giáo dụccũng sẽ không biết kế hoạch hay biện pháp, phương pháp mình sử dụng đã thực

sự tốt hay chưa, có cần điều chỉnh hay không?

Chính vì vậy mà phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đi theo xuhướng thứ 2: Đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục –đào tạo, là một bộ phận rất quan trọng

Tác giả cho rằng: Đánh giá là thu thập những thông tin để đưa ra nhữngquyết định Đánh giá trong giáo dục là một quá trình có hệ thống để xác địnhđược mức độ mà đối tượng đạt được của các mục tiêu giáo dục nhất định Đánhgiá là quá trình phản hồi liên tục nhằm cải tiến chương trình

1.1.1.2 Mục đích của đánh giá trẻ mầm non

Đánh giá trong giáo dục mầm non với nhiều mặt, nhiều nội dung khácnhau, đó là: Đánh giá trong công tác tổ chức quản lý giáo dục mầm non; đánhgiá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, đánh giá giáo viên, đánh giá chươngtrình giáo dục mầm non, đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non Trong luậnvăn này, chúng tôi coi đánh giá trong giáo dục mầm non chính là đánh giá trẻmầm non với các mục đích như sau:

- Định rõ sự phát triển của từng cá nhân trẻ: Muốn dạy trẻ tốt thì nhàgiáo dục phải nắm được tâm lí của trẻ, trẻ phát triển ở mức độ nào, mặt nàomạnh, mặt nào yếu cần phải trau dồi, bồi dưỡng thêm cho hoàn thiện Vì vậy,

Trang 14

việc xác định rõ ràng mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ là rất quan trọng vàcần thiết cho việc lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục

- Chuẩn đoán tâm sinh lí, sự chậm phát triển ở từng cá nhân trẻ và

có những biện pháp can thiệp kịp thời Trong quá trình phát triển, trẻ có nhữngbiểu hiện phát triển không bình thường hoặc rối loạn, hay nói cách khác là trẻ

có bệnh về cả thực thể lẫn tâm lí Chính vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc trẻ

cả về mặt tâm lí, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần Phát hiện sớm và can thiệpkịp thời là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ Các nhà tâm lí, giáo dục haybác sĩ thông qua khám nghiệm lâm sàng có thể chuẩn đoán sự thiếu hụt trong sựphát triển trí tuệ, tâm lí, ngôn ngữ hay thể chất, bệnh tật Các thiếu hụt trong sựphát triển của trẻ càng được phát hiện và can thiệp càng sớm thì trẻ càng có khảnăng vượt qua và bù đắp chúng

- Lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ trong những giai đoạn tiếptheo Việc lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục của giáo viên dựa trên kết quảkiểm tra đánh giá Giáo viên đưa ra những biện pháp, phương pháp đánh giáphù hợp để nắm bắt được những thông tin mình cần thu thập Giáo viên cầnquan tâm với những hình thức, phương pháp đã sử dụng trẻ có thực sự hiểu bàihay không, tốc độ có nhanh hay chậm với trẻ hay không, số lượng, thời gian có

đủ để trẻ ghi nhớ bài học, có hứng thú với giờ học hay không, số lượng trẻ nắmđược nội dung bài là bao nhiêu Sau khi đánh giá được mức độ phù hợp củachương trình chăm sóc và giáo dục đã thực hiện với trẻ, giáo viên có thể lập kếhoạch chương trình chăm sóc và giáo dục đã thực hiện với trẻ, giáo viên có thểlập kế hoạch chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ cho những giai đoạn tiếptheo được phù hợp hơn

- Phục vụ công tác nghiên cứu trẻ em Hiện nay có không ít các tácgiả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu sự phát triển của trẻ Tuy nhiên,vẫn có những khúc mắc mà chúng ta chưa thể giải đáp, chúng ta cũng chưa dámkhẳng định là mình đã hiểu hoàn toàn về đứa trẻ và cũng vẫn còn đấy những lỗ

Trang 15

hổng trong quá trình phát triển của trẻ mà chúng ta cần nỗ lực tìm hiểu, nghiêncứu nhiều hơn nữa để điền vào nhằm mục đích giúp thế hệ trẻ ngày càng tiếnbộ

1.1.1.3 Một số phương pháp thường dùng trong đánh giá trẻ mầm non

Thực tế hiện nay ở các trường mầm non, giáo viên có chú trọng đến việcchăm sóc, lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động hằng ngày nhưng lại ít chú trọngđến việc đánh giá cá nhân và nhóm trẻ Nguyên nhân là do sĩ số lớp quá đônggây ra việc khó khăn cho việc đánh giá và giáo viên không được trang bịphương pháp đánh giá trẻ trong hoạt động nói chung và hoạt động hình thànhbiểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng Sau đây là một số phươngpháp đánh giá chủ yếu trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo ởtrường mầm non mà giáo viên có thể sử dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục và chăm sóc trẻ

 Phương pháp quan sát:

Quan sát là phương pháp đánh giá trực tiếp nhất, quen thuộc nhất trongcác phương pháp đánh giá trẻ Nó đòi hỏi sự tập trung vào hành vi của trẻ, quansát cho phép giáo viên xem trẻ là một cá thể riêng biệt, khác biệt và duy nhất,hơn là coi trẻ là một đơn vị của một mẫu đo lường

Quan sát là phương pháp quan trọng trong đánh giá học sinh nói chung

và ở trẻ mẫu giáo nói riêng Quan sát được sử dụng để hiểu trẻ vận dụng kiếnthức và kĩ năng như thế nào trong các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non.Quan sát được sử dụng trong tất cả các hoạt động trong ngày dưới sự hướng dẫncủa giáo viên Giáo viên cần dự kiến những kiến thức và kĩ năng trẻ sử dụngtrong hoạt động đó Giáo viên cần ghi lại những gì quan sát được và đặt trong

hồ sơ cá nhân của trẻ Những thông tin này rất cần thiết cho việc lập kế hoachcho các hoạt động tiếp theo

Trẻ mầm non chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng như khả năng đọchay viết Trẻ không biểu đạt được rõ ràng như người lớn, không hoàn toàn thể

Trang 16

hiện được tất cả những gì trẻ biết thông qua đánh giá chính thức và đánh giákhông chính thức Chính vì thế các chuyên gia giáo dục mầm non đã cho rằngđánh giá hiệu quả nhất để đánh giá trẻ là thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày

Phương pháp quan sát gồm hai hình thức: quan sát theo mẫu và quansát không theo mẫu

+ Đối với quan sát không theo mẫu thì không có quy trình cụ thể chủyếu giáo viên dựa vào cử chỉ, nét mặt và cách thức thể hiện để lí giải các hành

vi của trẻ Quan sát hàng ngày đòi hỏi giáo viên phải lắng nghe tất cả những gìdiễn ra trong tất cả các hoạt động giúp giáo viên thấy được sự tích cực, hứngthú của trẻ khi tham gia trong các hoạt động hằng ngày của trẻ… Giáo viên sửdụng giấy, bút để ghi chép vào hồ sơ cá nhân của trẻ

+ Đối với quan sát theo mẫu, quan trọng là giáo viên phải lập đượcphiếu điều tra trẻ Dưới đây là hai mẫu phiếu giáo viên có thể sử dụng đánh giátrẻ trong hoạt động hằng ngày và trong đánh giá định kì

Một là, lập phiếu quan sát trẻ dựa trên kiểm tra một danh mục các kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi (bảng checklist)

Trẻ mẫu giáo phát triển nhanh thông qua các giai đoạn khác nhau Giáoviên nên sử dụng phiếu để ghi lại và đánh giá sự phát triển của trẻ Nhận ra trẻgặp khó khăn trong nhận thức hay không và có sự tác động đến trẻ kịp thờicũng như lựa chọn các biện pháp sử dụng tốt nhất cho trẻ và có những điềuchỉnh trong việc lập kế hoạch cho lớp trong những tuần tiếp theo

Các bước để lập một bảng các hành vi như sau:

 Xác định năng lực cần đánh giá trong hoạt động học

 Dự kiến đánh giá năng lực qua tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái

độ, hành vi, hành động của trẻ

 Sắp xếp thành phiếu điều tra

 Quan sát, ghi lại thông tin kết quả điều tra

Trang 17

Hai là, lập phiếu quan sát trẻ bằng thang đo tỉ lệ (Rating scale)

Bảng checklist quan sát năng lực của trẻ, tuy nhiên có sự khác nhau làbảng checklist, giáo viên xác định hành vi cụ thể của trẻ còn ở bảng Ratingscale việc đánh giá mức độ hành vi của trẻ dựa trên việc phân chia thành cácthang bậc khác nhau

Các dạng bảng Rating scale được sử dụng chủ yếu như: Sử dụng các sốchỉ thứ tự làm có các mức độ 1, 2, 3, 4… hay sử dụng các kí tự A, B, C, D…hay phân hạng xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, kém…

Gợi ý các bước thực hiện việc đánh giá bằng bảng Rating scale:

 Xác định mục đích của việc đánh giá: Năng lực – kĩ năng – thái độnào?

 Xác định tiêu chí nào là quan trọng nhất, dựa trên quan sát tiêu chí

đó phải được đánh giá

 Xác định loại bảng Rating scale phù hợp với mục đích đánh giátrên

 Tiêu chí cần quan sát từ 3 đến 7 mức độ

 Giáo viên lập kế hoạch quan sát từng cá nhân và nhóm trẻ thì sẽ dễdàng hơn khi quan sát trong tất cả các hoạt động vì các hoạt động này diễn rahằng ngày, lặp đi lặp lại nhiều lần, trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, hoạt độnghơn nên giáo viên sẽ có điều kiện quan sát từng cá nhân và nhóm trẻ

Tuy nhiên phương pháp quan sát cũng có những hạn chế vì kết quảquan sát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người quan sát Nhưngnhìn chung phương pháp quan sát là phương pháp dễ thực hiện và thông dụngnhất trong đánh giá trẻ mầm non

 Phương pháp phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn ở trẻ mẫu giáo chủ yếu là phỏng vấn cá nhân

và câu trả lời của trẻ là đối tượng cụ thể hay tranh minh họa Phương pháp

Trang 18

phỏng vấn được sử dụng để tìm ra thông tin cụ thể của cá nhân trẻ Giáo viênđưa ra nhiệm vụ và quan sát, ghi lại cách trẻ hoàn thành nhiệm vụ Quá trình trẻhoạt động và kết quả trẻ đạt được đều là các yếu tố cần quan tâm.

Yếu tố quan trọng trong phỏng vấn là người phỏng vấn biết lắng nghecâu trẻ lời của trẻ dù đúng hay sai Cuộc phỏng vấn được diễn ra nơi yên tĩnhkhông có tiếng ồn ào Giáo viên phỏng vấn cần phải có thái độ cởi mở, gần gũivới trẻ, để trẻ biết là mình làm đúng bằng cách khích lệ hoặc nở nụ cười hay vỗtay hoặc tuyên dương trẻ…

 Phương pháp sử dụng test chuẩn hóa (standardized test):

Phương pháp đánh giá bằng test chuẩn hóa đòi hỏi về thời gian, khônggian ngặt nghèo hơn so với phương pháp quan sát hay phỏng vấn Mục đích củatest là xác định trẻ gặp khó khăn ở đâu trong việc làm quen với toán ở trườngmầm non

Test chuẩn hóa được sử dụng để kiểm tra liệu xem năng lực toán ở trẻ

có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu so sánh Chúng cung cấp thông tin về giaiđoạn phát triển hiện tại của trẻ và kết quả được thể hiện bằng điểm số

 Phương pháp đánh giá thực hành:

Phương pháp đánh giá thực hành là phương pháp dựa vào quan sát vàphán xét Ở phương pháp này, trẻ thường được lôi cuốn vào các hoạt độngnhằm thể hiện các kĩ năng hoặc tạo ra các sản phẩm xác định để người đánh giáphán xét về mức độ thành thạo thực hành hoặc chất lượng sản phẩm

Những phương pháp đánh giá trên là cần thiết trong quá trình tổ chứchoạt động làm quen với toán của trẻ ở trường mầm non Kết quả đánh giá cánhân trẻ giáo viên nên tập hợp thành hồ sơ lưu lại để sử dụng

 Sử dụng kết quả đánh giá để phục vụ cho việc lên kế hoạch giảngdạy

 Sử dụng kết quả đánh giá để báo cáo quá trình phát triển của trẻ

 Sử dụng kết quả đánh giá để đánh giá chương trình giáo dục

Trang 19

1.1.1.4 Các loại hình đánh giá trong giáo dục mầm non

Có nhiều cách phân loại các kiểu/loại hình đánh giá trong giáo dục mầmnon dựa vào các đặc điểm như: quy mô, vị trí của người đánh giá, đặc tính câuhỏi, tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất quy chiếu của mụctiêu đánh giá…

Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau:

- Đánh giá tổng kết – đánh giá tiến trình

- Đánh giá sơ khởi – đánh giá chuẩn đoán

- Đánh giá dựa theo chuẩn mực – đánh giá theo tiêu chí

- Đánh giá chính thức – đánh giá không chính thức

- Đánh giá khách quan – đánh giá chủ quan

- Đánh giá trên lớp học – đánh giá vào nhà trường và đánh giá tiêuchuẩn hóa quy mô lớn

- Đánh giá cá nhân – đánh giá theo nhóm

- Suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

- Đánh giá năng lực thực hành

- Đánh giá sáng tạo

Theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến hình thứcđánh giá sử dụng ở bậc học mầm non Các hình thức đánh giá được phân loại cóchút khác biệt như sau:

+ Đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn và đánh giá lớp học

Đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn là đánh giá mà mục tiêu đánh giá,

công cụ đánh giá và quá trình đánh giá được thiết kế tỉ mỉ, công phu theo cáctiêu chuẩn xác định, xây dựng dựa trên nội dung, mục tiêu giáo dục đối với mônhọc hay chương trình của cả nước hoặc của một vùng, miền… đánh giá tiêuchuẩn hóa quy mô lớn có mục đích tìm hiểu chính xác đối tượng được đánh giá

về một năng lực tách biệt nào đó tương đối ổn định theo thời gian, phân loại đốitượng được đánh giá nhằm đưa ra các phán quyết liên quan đến từng đối tượng

Trang 20

đánh giá hoặc các quyết định về chính sách cho hệ thống giáo dục Nói cáchkhác, đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn nhằm đảm bảo duy trì các tiêu chuẩncao của mục tiêu đánh giá.

Đánh giá ở lớp học là đánh giá mà mục tiêu quan trọng nhất là kiểm tra và

hướng dẫn việc học tập, được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy và học.Đánh giá ở lớp học thường được triển khai với số lượng không quá đông nên cóthể sử dụng nhiều phương pháp đa dạng: đối thoại tại chỗ giữa giáo viên và trẻ;một số bài tập ngắn gọn để trẻ làm ngay tại lớp; cho bài tập trẻ thực hiện ở nhà;quan sát trẻ thao tác thực nghiệm hoặc khi trẻ thảo luận; xem xét các hoạt độngcủa trẻ qua thực tập, thực tế… Việc thiết kế và triển khai trực tiếp đánh giá ởlớp học thường do giáo viên và phần nào do trẻ; Việc phân tích, xử lý và sửdụng kết quả chủ yếu bởi giáo viên Khác với đánh giá chuẩn hóa quy mô lớn.Một khác biệt quan trọng giữa hai loại hình đánh giá là đánh giá ở lớp học đòihỏi sự phản hồi nhanh chóng hơn so với đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn

Để dễ so sánh hai loại hình đánh giá cơ bản nói trên trong hệ thống giáodục quốc dân thì bảng dưới đây sẽ nêu tóm tắt một số ý chính liên quan đến sựkhác nhau giữa chúng

Trang 21

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa loại hình đánh giá quy mô lớn và loại hình đánh giá ở lớp học

Khác nhau về Đánh giá tiêu chuẩn hóa quy

mô lớn

Đánh giá ở lớp học

Mục đích Hiểu đúng, phân loại, cố giữ

tiêu chuẩn cao nhất

Kiểm tra và hướng dẫn

Phạm vi Các năng lực tách biệt của

người học tương đối ổn địnhtheo thời gian

Các năng lực pha trộn, thayđổi theo thời gian

Vai trò của Thu thập dữ liệu cho người

khác sử dụng

Thu thập, giải thích, sử

Phương pháp Tại các thời điểm xác định,

không thường xuyên

Thường xuyênđánh giá

Quản lý cách - Tiêu chuẩn hóa đối với mọi

người học

- Thường đòi hỏi phải làmbài nhanh

- Có hoặc không có tiêu

Quan niệm thế - Theo các tiêu chuẩn độ tin

cậy và độ giá trị trong khoahọc đo lường

- Được xác định theo lĩnhvực đánh giá

- Thúc đẩy tốt việc học củangười học

- Được xác định bởi từngngười dạy

nào là đánh giá

tốt

Trang 22

Qua phân tích nêu trên về hai loại hình đánh giá trong một hệ thống giáodục, có thể thấy hai loại hình đánh giá đều rất quan trọng và có thể bổ sung tốtcho nhau nhằm mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục nói chung Do đó, hệthống giáo dục cần có chính sách và biện pháp triển khai nâng cao chất lượng

cả hai loại hình đánh giá chứ không thể xem nhẹ một loại hình nào

+ Đánh giá chuẩn đoán – đánh giá tiến trình và đánh giá tổng kết

Tùy theo thời điểm thực hiện đánh giá trong một quá trình giảng dạy người

ta thường phân chia các hoạt động đánh giá như sau: Đánh giá ở đầu quá trìnhthường được gọi là đánh giá chuẩn đoán, đánh giá khi đang diễn ra quá trìnhgiảng dạy được gọi là đánh giá tiến trình và đánh giá ở cuối quá trình giảng dạyđược gọi là đánh giá tổng kết

- Đánh giá chuẩn đoán được thực hiện ở đầu quá trình giảng dạy nhằm

mục đích:

+ Tìm hiểu sự khiếm khuyết của một số người học: mục tiêu học tập cụ thểnào đó trẻ không đạt được trong quá khứ và nguyên nhân làm cho trẻ không thểđạt được yêu cầu đó

+ Tìm hiểu thế mạnh hoặc khả năng đặc biệt của một số trẻ liên quan đếncác mục tiêu học tập cụ thể

Qua kết quả đánh giá chuẩn đoán có thể phân loại trẻ Trong trường hợpcần thiết có thể tổ chức bồi dưỡng, bổ túc cho nhóm trẻ có khiếm khuyết và lưu

hỗ trợ để phát huy năng lực của nhóm trẻ đã đi trước trình độ chung Khi nhữngkhác biệt nói trên không thể hiện trong các nhóm lớn hoặc sự khác biệt có tínhchất phân tán thì giáo viên có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp trongquá trình giảng dạy và chú ý đến các đối tượng đặc biệt Tuy nhiên, giáo viênkhông nên công bố kết quả của các đánh giá chuẩn đoán theo kiểu gán danhhiệu kém, giỏi… cho các nhóm, làm cho người học cảm thấy có sự phân biệtđối xử, tự mãn hoặc mẫm cảm

- Đánh giá tiến trình được sử dụng liên tục trong quá trình dạy và học để

Trang 23

nhận được các phản hồi từ người học, xem xét mức độ thành công, chỉ ra nhữngtrở ngại để tìm cách khắc phục nhằm điều chỉnh, cải tiến việc dạy và việc học.

- Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì người học đạt được, xếp loạingười học, lựa chọn người học thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trongtương lai, phán xét hiệu quả của khóa học và việc giảng dạy của giáo viên, đề ramục tiêu trong tương lai cho người học Kết quả đánh giá tổng kết thường được

sử dụng để giải trình cho các phía liên quan: người học, phụ huynh, các cấpquản lí giáo dục

Hai nhóm đánh giá tiến trình và đánh giá tổng kết được tiến hành theonhững cách thức khác nhau Trong giảng dạy ở nhà trường, các đánh giá trongtiến trình thường gắn chặt với giáo viên, mục tiêu học tập cụ thể cần đánh giátùy giáo viên quy định; còn các đánh giá tổng kết thường bám sát vào mục tiêuhọc tập đã được đề ra trong chương trình giáo dục, và đặc biệt đánh giá thườngtách khỏi giáo viên

Loại hình đánh giá ở lớp học nêu ở phần trước bao gồm chủ yếu đánh giátiến trình và một phần đánh giá tổng kết được thực hiện ở cuối quá trình họctập Các đánh giá tổng kết quan trọng, cuối kì học hay năm học được triển khaitrong phạm vi nhiều lớp thì nên được thiết kế theo kiểu tiêu chuẩn hóa

Trang 24

Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa nhóm đánh giá trong tiến trình và nhóm đánh giá tổng kết

Khác nhau về Đánh giá trong tiến trình Đánh giá tổng kếtMục đích Nhận thông tin phản hồi

nhằm cải tiến việc dạy vàhọc, giúp người học tiến bộ

Đo trạng thái kết quả học tập

ở một thời điểm để báo cáo,trách nhiềm giải trình

Phạm vi Các mục tiêu cụ thể tùy

giáo viên xác định

Các tiêu chuẩn về kết quảhọc tập được quy định bởichương trình

- Tiêu chuẩn hóa

- So sánh giữa những ngườihọc

- Theo các tiêu chuẩn độ tincậy và độ giá trị trong khoahọc đo lường

- Được xác định theo lĩnhvực đánh giá

+ Đánh giá theo chuẩn mực và đánh giá theo tiêu chí

Theo tính chất của việc đánh giá người ta còn phân chia ra hai loại đánhgiá sau đây: Đánh giá theo chuẩn mực và đánh giá theo tiêu chí

Trang 25

Đánh giá theo chuẩn mực là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ

thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhómchuẩn mực (norm) mà trong đó việc đánh giá được thực hiện

Đánh giá theo tiêu chí là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực

hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước

+ Đánh giá năng lực thực hành

Đánh giá năng lực thực hành (còn gọi là đánh giá thực, đánh giá xác thực,đánh giá qua thực tiễn) là một thuật ngữ mới xuất hiện trong khoảng hai thậpniên trở lại đây trong hệ thống lí luận về kiểm tra đánh giá nhờ những đổi mớicăn bản trong khoa học đo lường và kiểm tra đánh giá Thuật ngữ được sử dụngtrong mối quan hệ đối lập với thuật ngữ “Đánh giá truyền thống” để chỉ các loạihình đánh giá kiểm tra trên giấy (bài tự luận, câu trả lời ngắn, trắc nghiệmkhách quan theo kiểu đúng/sai, điền thế…)

Đánh giá thực là loại hình đánh giá trực tiếp khả năng thực hiện các nhiệm

vụ thực tiễn, bao gồm mọi hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá đượcthực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày

và thực hiện trong bối cảnh thực tế Bergen (1994) cho rằng một phương pháptốt phải kết nối được việc vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thế giới xungquanh

Những phương pháp đánh giá truyền thống thường tập trung đánh giá kiếnthức và kĩ năng Đánh giá thành tích thường định dạng được chính xác nhữngthành tích cụ thể trẻ đạt được trong khi đó đánh giá thực thì hoàn toàn khác.Quá trình giảng dạy và học cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển và họctập qua những kĩ năng mới dựa trên những kĩ năng đã có của chúng

Học tập là một quá trình và trẻ cần nên trải nghiệm nhiều hoạt động khácnhau trước khi chúng đạt được một kết quả nhất định Việc đánh giá qua kếtquả thực hiện của trẻ thể hiện được cả quá trình học tập và phát triển của trẻ(Gronlund, 2006)

Trang 26

Về vai trò của giáo viên, muốn đánh giá được quá trình học tập và vậndụng kiến thức của trẻ ta phải cung cấp cho trẻ môi trường, những trải nghiệmhọc tập thực và ý nghĩa Trải nghiệm học tập ý nghĩa là thỏa mãn nhu cầu họctập và đạt được thành công trong học tập Khi trẻ trải nghiệm đồng thời đượctạo cơ hội liên hệ khám phá mới với những kiến thức vốn có để áp dụng vàogiải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực.

Theo như Zessoules và Gardner đánh giá thực tạo ra một bức tranh chânthực và bao quát hơn về quá trình học tập của trẻ Giáo viên lúc này có vai tròkhác đó là phải tương tác không ngừng với trẻ qua những bài hội thoại, các câuhỏi, đề nghị, quan sát, khuyến khích trẻ (Palmer, 1996) Mục đích của cách tiếpcận này là để giúp trẻ thể hiện được cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Giáo viên không những sử dụng đánh giá qua kết quả thực hiện để phản hồi lạiquá trình học tập thực chất của trẻ mà còn sử dụng những đánh giá này để làmnguồn cứ liệu phục vụ cho mục đích phát triển sâu hơn quá trình học tập củatrẻ

Giáo viên đồng thời phải quan tâm tới gia đình, văn hóa, ngôn ngữ cũngnhư kinh nghiệm sống của trẻ trong lớp Trẻ có thể có những hoàn cảnh sống vàphát triển khác biệt so với các bạn cùng lứa tuổi Hơn nữa, mỗi gia đình của các

em lại có những quan niệm hay giá trị về học tập khác nhau Giáo viên cần tìmhiểu và làm quen với gia đình và nền tảng giáo dục gia đình của từng em đểđánh giá việc học chân thực nhất

Đánh giá hằng ngày trẻ ở trường mầm non là loại hình đánh giá thực TheoHerman, Aschbacher, Winters, Pierson, Beck, Wiggins thì đánh giá hàng ngày

sẽ thu được nhiều hơn bản thân việc đo lường kiến thức, nó cho phép giáo viênđánh giá được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của trẻ hơn là đo lườngnhững gì trẻ biết Hơn nữa loại hình đánh giá này được thực hiện qua các hoạtđộng thực tế trong và ngoài lớp học

Đánh giá thực bao gồm các hình thức:

Trang 27

Đánh giá này có thể gồm các hình thức: đánh giá trẻ qua phỏng vấn, hợpđồng, bài tập trực tiếp, trò chơi, dự án hay hoạt động theo mẫu.

Bảng 1.3: Ưu điểm và hạn chế của loại hình đánh giá thực

- Được thực hiện qua môi trường trải

nghiệm

- Được dựa trên việc học tập kiến tạo

- Mô tả được việc trẻ có thể biết gì và

trẻ có thể làm được gì

- Dễ quan sát được

- Việc đánh giá diễn ra không ngừng,

đồng thời với việc học

- Phản ánh được việc học tập ý nghĩa

và xác thực nhất

- Mất nhiều thời gian, công sức

- Rất dễ gây bối rối cho giáo viên

- Khó thiết lập được độ tin cậy

- Phụ huynh trẻ có thể cảm thấy khókhăn khi tiếp cận

1.1.2 Biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

1.1.2.1 Khái niệm về biểu tượng kích thước

- Khái niệm về biểu tượng

Biểu tượng là một khái niệm, một phạm trù được nhiều nhà khoa học quantâm và nghiên cứu Ở nhiều phương diện khác nhau thì khái niệm biểu tượngcũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau

Trong triết học, biểu tượng là một hình ảnh của khách thể đã được tri giáccòn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó mà được tái hiện,nhớ lại Biểu tượng cũng như cảm giác, tri giác “là hình ảnh chủ quan của thếgiới khách quan” Nhưng khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng phản ánhkhách thể một cách gián tiếp, là “hình ảnh của hình ảnh” Ngoài ra, bằng tưởngtượng từ những biểu tượng cũ, con người có thể sáng tạo ra những biểu tượngmới

Trang 28

Tri giác, cảm giác, biểu tượng là những hình thức khác nhau của giai đoạnđầu tiên trong quá trình nhận thức song chỉ bằng trực quan sinh động con ngườikhông thể nhận thức được những mối liên hệ bản chất và các quy luật chi phối

sự vận động và phát triển của khách thể Do đó, nhận thức chuyển sang một giaiđoạn cao hơn đó là tư duy trừu tượng

Như vậy, theo quan điểm của triết học Mác – Lê-nin “Từ những tri giácnhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó chính là biểu tượng”.Theo quan điểm của các nhà tâm lí học: biểu tượng là sản phẩm của quátrình ghi nhớ và tưởng tượng Biểu tượng làm hiện ra trong óc cá nhân một cáchnguyên vẹn hay có sáng tạo những hình ảnh của sự vật hay hình ảnh mà ta trigiác trước kia mặc dù không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật, hiệntượng đó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác Biểu tượng là kết quả của sựchế biến và tổng quát những hình ảnh đã tạo ra, biểu tượng giống với sự lưuhình ảnh của giác quan là ở chúng đều phản ánh thế giới khách quan dưới hìnhthức những hình ảnh cụ thể Nhưng biểu tượng khác với hình thức lưu ảnh ở chỗtính chất trực quan không rõ nét bằng trực quan tri giác Biểu tượng thường lànhững “mẫu”, những “đoạn” nào đó của tri giác và so với lưu ảnh của tri giác thìbiểu tượng không rõ ràng

Theo từ điển Tâm lí học: “Biểu tượng là hình ảnh của các vật thể, cảnhtượng và sự xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng Khác với tri giác, biểutượng có thể mang tính chất khái quát Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại thìbiểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai” hay “Lúc một vật không đượcnhìn nhận qua những cảm giác và hành động mà vẫn gợi lên sự tồn tại của nó,tức là đã hình thành một biểu tượng của sự vật ấy Một thế giới thứ hai, thế giớicủa biểu tượng xuất hiện đi đôi với thế giới của cảm giác và vận động (của mắtthấy, tai nghe và tay sờ) Và từ đó, hoạt động của con người không hoàn toànphụ thuộc vào sự có mặt cụ thể của sự vật đi nữa, mà có thể vận dụng nhữnghình tượng của sự sắp xếp lại trong “đầu óc” của mình, trước và sau hành động

Trang 29

cụ thể”.

Theo từ điển Tiếng Việt, “Biểu tượng là hình ảnh đặc trưng, là hình ảnh củanhận thức, cao hơn cả cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu

óc khi tác dụng của sự vật vào các giác quan đã chấm dứt” Như vậy, biểu tượng

là hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được lưu giữ trong ýthức hay là hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có sẵn

từ trước Biểu tượng không phải là hoàn toàn thực tế, bởi vì nó xây dựng lại thực

tế sau khi đã được tri giác Tuy nhiên, những hình ảnh đó không hoàn toàn là kếtquả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể Biểu tượngchính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã đượctri giác từ trước Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật và hiện tượng, nảysinh ra trong óc khi sự vật hiện tượng đo không còn đang trực tiếp tác động vàogiác quan ta như trước

- Khái niệm về biểu tượng kích thước

Kích thước là một biểu hiện đặc trưng của vật thể và mỗi vật thể có thể đotheo 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao Thùy theo kích thước của vật

mà ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp

Những tính chất cơ bản của kích thước như tính so sánh, tính thay đổi, tínhtương đối được trẻ mầm non nhận biết dưới hình thức cụ thể nhất thông qua cácthao tác với các vật thể có kích thước đa dạng trẻ sẽ nhận biết và phân tích đượccác thông số kích thước khác nhau của sự vật, so sánh kích thước của vật vànhận ra kích thước đặc trưng của vật

Kích thước của bất kì vật thể nào trong môi trường xung quanh đều đượcphản ánh khái quát bằng kích thước của một vật bào đó hoặc bằng sự kết hợpcủa một số kích thước theo một kiểu nhất định trong không gian Kích thướcđược coi là chuẩn mà con người dựa vào đó để xác định kích thước của các vật.Việc nhận biết kích thước vật thể và nhận biết các số đo ở trẻ có mối quan

hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau Dựa trên những biểu tượng kích thước vật

Trang 30

thể và thông qua sự khái quát mà trẻ nhận biết được các số đo và ngược lại,thông qua các biểu tượng về các số đo mà phát triển ở trẻ khả năng phân biệt,nhận biết kích thước vật thể.

Tóm lại, tôi cho rằng, biểu tượng kích thước chính là hình ảnh về kíchthước của các vật còn lưu lại trong óc khi vật đó không còn tác động trực tiếpvào giác quan của ta

1.1.2.2 Đánh giá việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ

Đánh giá việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ là việc thu thậpnhững thông tin về hình ảnh kích thước của các vật còn lưu lại trong óc khi vật

đó không còn tác động trực tiếp vào giác quan của trẻ để xác định được mức độ

mà trẻ đạt được về biểu tượng kích thước Thông qua đó giúp trẻ nhận biết kíchthước vật thể, nhận biết được các số đo và mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽvới nhau dựa trên biểu tượng kích thước Từ đó, giáo viên dựa vào các mức độđạt được của trẻ mà đề ra những phương pháp, biện pháp giúp điểu chỉnh khảnăng nhận biết vật thể của trẻ, giúp trẻ tiếp thu biểu tượng kích thước tốt hơn

1.1.2.3 Nội dung dạy trẻ 4 – 5 tuổi về biểu tượng kích thước

Tóm lại nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi baogồm:

- Mở rộng và làm phong phú hơn các biểu tượng về chiều dài, chiều rộng,chiều cao cho trẻ

- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các số đo nhằm giúp trẻ nắm được những dấuhiệu đặc trưng về kích thước của vật thể như: dùng gang tay cùng với sự chuyểnđộng của mắt lần lượt theo đường bao quanh của vật thể và thực hiện các thaotác khảo sát như: đo, so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật thể đó

- Dạy trẻ so sánh sự giống và khác nhau về kích thước của các vật thể

- Dạy trẻ nhận biết và nắm bắt được số đo chiều dài, chiều rộng và chiềucao của các vật thể

- Luyện tập trẻ xác định kích thước của các vật xung quanh trẻ trên cơ sở so

Ngày đăng: 25/09/2019, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2006), Giáo dục học mầm non tập 1, 2, 3, NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo dục học mầm non tập 1, 2, 3
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
2. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toàn học trong khoa học giáo dục – NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toàn học trong khoa học giáodục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1982
3. Nguyễn Thị Hương Giang (2013), Bé làm quen với toán, NXBĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé làm quen với toán
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang
Nhà XB: NXBĐHSPHN
Năm: 2013
4. Nguyễn Thanh Giang (2002), Bé làm quen với toán, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé làm quen với toán
Tác giả: Nguyễn Thanh Giang
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2002
5. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2015), Giáo trình đánh giá trong giáo dục, NXBĐHSPHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giátrong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh
Nhà XB: NXBĐHSPHN
Năm: 2015
6. Phạm Hương Lan (2006), Toán và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán, NXBHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hìnhthành các biểu tượng sơ đẳng về toán
Tác giả: Phạm Hương Lan
Nhà XB: NXBHN
Năm: 2006
7. Đỗ Thị Minh Liên (2010), Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXBĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp hình thành biểu tượngtoán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
Tác giả: Đỗ Thị Minh Liên
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội
Năm: 2010
8. Đinh Thị Nhung (2000), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo (tập 1, 2), NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hình thành các biểu tượngtoán học cho trẻ mẫu giáo (tập 1, 2)
Tác giả: Đinh Thị Nhung
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2000
9. Trần Tuyết Oanh (2004), Đánh giá trong giáo dục, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Trần Tuyết Oanh
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2004
10. Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư (2004), Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá trẻ trongđổi mới giáo dục mầm non
Tác giả: Tạ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thư
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w