1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc

67 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 412,94 KB

Nội dung

Nội dung này đ-ợc thể hiện trong mục tiêu giáo dục nói chung, đ-ợc Luật giáo dục quy định ở điều 2 là : “Đào tạo con ng-ời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,

Trang 1

Một nhà thơ Đa-ghe-xtan đã nói: “Khi chết ng-ời cha để lại cho con cái mình nhà cửa, ruộng v-ờn và cây đàn Páp - đua Nh-ng một thế hệ mất đi thì

để lại cho thế hệ sau tiếng nói Ai đó có tiếng nói thì ng-ời ấy sẽ xây đ-ợc nhà, cầy đ-ợc ruộng, đúc đ-ợc kiếm, lên đ-ợc dây đàn Páp- đua và gảy đ-ợc nó.”

Ngôn ngữ không phải là năng lực bẩm sinh sẵn có của con ng-ời, mà nó chỉ có thể hình thành và phát triển khi con ng-ời có sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếp nhận thông tin từ mọi ng-ời và môi tr-ờng xung quanh Quá trình học nói của con ng-ời có thể kéo dài cả cuộc đời nh-ng theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong 6 năm đầu tiên là quan trọng nhất, đặc biệt là giai

đoạn 2-3 tuổi Giai đoạn trẻ em b-ớc vào thời kì “phát cảm về ngôn ngữ”, tức

là phát triển ngôn ngữ rất nhanh nhờ vào các trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ và cơ quan phát âm (dây thanh đới, họng, môi, l-ỡi)

đã đến thời kì t-ơng đối hoàn thiện Đặc biệt từ cuối tuổi lên 2, cứ tỉnh ngủ là trẻ có thể nói suốt ngày, do đó sự phát triển ngôn ngữ đạt tốc đọ rất nhanh, mà sau này lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng Đúng nh- L.N.Tonxtôi đã xác định: “tất cả những gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành ng-ời lớn

đều thu nhận đựoc trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại, những cái khác

mà nó thu nhận được chỉ đáng 1% những cái đó mà thôi.”

Dân gian ta có câu: “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Trẻ đã lôi cuốn cả nhà phải nói theo: trẻ hỏi- ng-ời lớn đáp; ng-ời lớn hỏi - trẻ đáp Những cuộc đối thoại nh- vậy cứ diễn ra liên tục từ ngày này qua ngày khác, kéo cả nhà vào cuộc

Trang 2

trò chuyện với đủ các loại đề tài phong phú Nhà có trẻ lên 3 thật khó mà giữ

đ-ợc yên tĩnh! Trẻ hỏi quá nhiều làm cho ng-ời lớn đôi khi gắt mắng chúng một cách oan uổng Họ nên biết rằng đây là thời cơ để dạy trẻ nói một cách tốt nhất Bất cứ ng-ời lớn nào trong gia đình cũng cần tranh thủ cơ hội này để dạy trẻ học nói Có thể dạy trẻ học nói bất cứ lúc nào: trong các bữa ăn, mặc quần

áo cho trẻ, chơi cùng trẻ và thậm chí khi khuyên răn trẻ

1.2.Về mặt thực tiễn

Giáo dục con trong gia đình là đạo lý của con ng-ời, quy luật tất yếu của xã hội, để cho đứa trẻ thành con ng-ời phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi của xã hội đ-ơng thời Đứa trẻ sinh ra mới chỉ có những tiềm năng của con ng-ời, trẻ rất yếu ớt, cần đ-ợc chăm sóc, nuôi d-ỡng đặc biệt Trong chăm sóc nuôi d-ỡng, các bậc cha mẹ luôn định h-ớng phát triển cho trẻ thành những ng-ời con có hiếu với ông bà, cha mẹ gia đình, ng-ời công dân tốt cho xã hội Điều 64- Hiến pháp n-ớc Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa

đổi) có đoạn : “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành nhữnh ng-ời công dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” Nội dung này đ-ợc thể hiện trong mục tiêu giáo dục nói chung, đ-ợc Luật giáo dục quy định ở điều 2 là : “Đào tạo con ng-ời Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý t-ởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi d-ỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp và bảo

vệ tổ quốc”.(Trích luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 tr8) Giáo dục trong thời kì công nghịêp hoá hiện đại hoá đất n-ớc và xu thế hội nhập với các nền kinh tế thế giới đ-ợc Đảng và nhà n-ớc ta quan tâm, thể hiện trong nhiều nghị quyết, chính sách

Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung -ơng

Đảng khoá VIII “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc”(ngày 16-7- 1998), đồng chí tổng bí th- Lê Khả Phiêu

Trang 3

nói: “nhiệm vụ lịch sử trọng đại (đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ đất n-ớc, vững b-ớc đi lên chủ nghĩa xã hội) đòi hỏi con ng-ời Việt Nam phải kế thừa và phát triển về nhân cách, t- t-ởng, trí tuệ, đạo đức, với năng lực tổng hợp và kĩ thuật lao động tiên tiến, đ-a dân tộc ta đến một tầm cao văn minh mới, đủ sức làm chủ và đảm bảo sự nghiệp cách mạng thắng lợi Trong sự nghiệp ấy, gia đình và các bà mẹ Việt Nam có vai trò cực kì to lớn là những ng-ời truyền thụ hiểu biết và nhân cách cho các thế hệ Việt Nam

từ th-ở lọt lòng”.(Trích Văn kiện hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung -ơng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1998, trang 89)

Có thể nói rằng so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục khác thì giáo duc Mầm non đòi hỏi chăm lo cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ của gia đình, tr-ờng lớp Mầm non mọi ngành, mọi cấp, tất cả cộng

đồng Mặt khác, đây là độ tuổi sự phát triển các tố chất trở lên hết sức quan trọng để về sau trẻ có thể phát triển lành mạnh và toàn diện

Giai đoạn trẻ 3 - 4 tuổi là thời kì quan trọng cho sự phát triển mọi mặt, tâm

lý, trí tuệ, thể chất và đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì đây là thời kì phát cảm về ngôn ngữ ở trẻ, trẻ bắt đầu học nói và tập nói Bên cạnh sự giáo dục của nhà tr-ờng, cô giáo mầm non, sự

ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với trẻ mẫu giáo bé là vô cùng quan trọng Văn hoá gia đình là một môi tr-ờng đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ nói riêng và sự phát triển toàn diện của trẻ thơ, ở đó trẻ đ-ợc sống trong một môi tr-ờng an toàn cả về tâm lý và thể chất Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình yêu th-ơng ruột thịt Chỉ có ở trong gia đình đứa trẻ mới

đ-ợc h-ởng tình yêu th-ơng, mới có những phút đùa vui thích thú bên cha

mẹ, ông bà Ngôn ngữ của trẻ đ-ợc hình thành và phát triển dần dần từ chính những phút giây hạnh phúc đó

Mặt khác, sự giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong gia đình cũng có

ảnh h-ởng sâu sắc đến ngôn ngữ của trẻ Con trẻ có học đ-ợc lời hay, ý đẹp

Trang 4

hay chỉ nhận đ-ợc những câu nói tục, chửi bậy phần lớn là phụ thuộc vào sự

giáo dục của gia đình Nh-ng đôi khi vì những lý do nào đó, cha mẹ và mọi

ng-ời trong gia đình không nhận biết đầy đủ về vai trò của giáo dục gia đình

đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; đồng thời có những kiến thức về đặc

điểm ngôn ngữ của trẻ nên ch-a có biện pháp thích hợp để dạy trẻ, từ đó dẫn

đến việc buông thả trong giao tiếp, giáo dục, gây ảnh h-ởng rất xấu đến tâm lý

của trẻ và làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển không đúng, không lành mạnh

Việc tìm hiểu, nghiên cứu vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát

triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé là rất quan trọng và cần thiết Trên cơ sở

tìm hiểu, phát hiện về việc giáo dục gia đình và ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi, chúng

ta sẽ tìm ra những nội dung, ph-ơng pháp, biện pháp giáo dục trẻ đúng đắn

trong gia đình, giúp các bậc phụ huynh dạy con học nói một cách khoa học,

tạo cơ sở để các cháu phát triển toàn diện, xây dựng cho xã hội một thế hệ

khoẻ về thể lực, lành mạnh về tâm hồn, thông minh về trí tuệ; biết giữ gìn và

phát triển sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ Dựa trên mối quan hệ khăng khít

giữa gia đình và tr-ờng mầm non trong qú trình chăm sóc- giáo dục trẻ, chúng

tôi muốn đ-a đến cho các bậc phụ huynh một số kiến thức, hiểu biết để họ

hiểu rõ hơn vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của

trẻ, đặc biệt khi trẻ bắt đầu học nói; từ đó có những bịên pháp giáo dục phù

hợp với con cái mình

Bởi vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục gia đình đối với sự

phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục gia đình và vai trò của giáo dục gia

đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh

Phúc nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ

Đề xuất một số biện pháp, ph-ơng pháp giúp các bậc phụ huynh phát

triển ngôn ngữ cho con cái của mình

Trang 5

3 Đối t-ợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

Đối t-ợng: Giáo dục gia đình

Khách thể nghiên cứu: những ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

4 Phạm vi nghiên cứu

- Tr-ờng mầm non Ngô Quyền - thành phố Vĩnh Yên

- Tr-ờng mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về: giáo dục gia đình, tâm sinh lý trẻ 3 tuổi,

đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

- Thực trạng và ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

- Đề xuất những biện pháp, ph-ơng pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục gia đình đối với ngôn ngữ trẻ 3 tuổi

6 Giả thuyết khoa học

Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh có con từ 3 - 4 tuổi đã ý thức đ-ợc vị trí, vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Song vẫn còn những quan niệm khác nhau, trình độ không đồng đều, cách sống và cách sinh hoạt trong từng gia đình cũng có sự khác nhau Bởi vậy, nhiều ng-ời làm cha mẹ vẫn ch-a nhận thức đ-ợc đầy đủ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, cũng nh- ch-a ý thức đ-ợc giáo dục gia đình có ý nghĩa và ảnh h-ởng rất lớn

đến việc dạy con học nói Do đó vẫn còn tồn tại những sai lầm đáng tiếc trong nội dung và ph-ơng pháp dạy trẻ Tuy nhiên, nếu họ đ-ợc t- vấn và cung cấp những kiến thức khoa học về lĩnh vực này, họ sẽ có những biện pháp ph-ơng pháp giáo dục đúng đắn, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tối đa và hiệu quả

7.Ph-ơng pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết

Trang 6

+ Đọc sách

+ Nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối t-ợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Giả thuyết khoa học

Trang 7

Ch-ơng 1

Cơ sở lý luận 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trẻ em lớn lên và tr-ởng thành thành một con ng-ời có kiến thức, có văn

hoá là nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức giáo dục: giáo dục gia

đình, giáo dục nhà tr-ờng và giáo dục xã hội Trong đó giáo dục gia đình có ý

nghĩa rất đặc biệt Giáo dục con trong gia đình là đạo lý của con ng-ời, quy

luật tất yếu của xã hội, để cho đứa trẻ trở thành con ng-ời phù hợp với các yêu

cầu, đòi hỏi của xã hội đ-ơng thời Đứa trẻ sinh ra mới chỉ có những tiềm

năng của con ng-ời, trẻ rất yếu ớt, cần đ-ợc chăm sóc, nuôi d-ỡng đặc biệt

Trong chăm sóc, nuôi d-ỡng, các bậc cha mẹ luôn định h-ớng phát triển cho

trẻ thành những người con có hiếu với cha mẹ, ông bà…gia đình, người công

dân tốt cho xã hội Trên thế giới đã có nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học

nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của giáo dục gia đình là rất thích hợp, bởi lẽ

môi tr-ờng giáo dục đảm bảo cho trẻ một cảm giác an toàn để tự phát triển

Nếu tổ chức, h-ớng dẫn, kích thích hoạt động hợp lý cho trẻ, có thể khơi dậy

những tiềm năng to lớn ở chúng Học thuyết “vùng phát triển gần nhất” của

L.X V-gôxki( 1896 - 1934) đã chứng minh vai trò của giáo dục có thể đi tr-ớc

sự phát triển tự nhiên, đẩy nhanh tốc độ phát triển tự nhiên và khơi dạy những

tiềm năng tự nhiên của trẻ theo định h-ớng xã hội

Nhà giáo dục Xô Viết Macarenco khẳng định: “Những gì mà bố mẹ đã

làm cho con tr-ớc 5 tuổi đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục trẻ”

Henrich Pextalogi (1746-1827) nhà giáo dục học, nhà dân chủ học Thuỵ

Sĩ xuất sắc đã coi bà mẹ là nhà giáo dục chủ yếu và tốt nhất, vì coi giáo dục

gia đình b-ớc đầu có ý nghĩa to lớn và do quan tâm tới ph-ơng h-ớng đúng

đắn của nó nên ông đã tham gia tích cực vào việc soạn thảo tài liệu giáo khoa

đặc biệt “Cuốn sách của bà mẹ” hướng dẫn các bà mẹ dạy con quan sát và nói

Trang 8

nh- thế nào Những tài liệu của cuốn sách giúp bà mẹ mở rộng và sắp xếp các biểu t-ợng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ

Tại Việt Nam, cũng có nhiều nhà giáo dục nghiên cứu về giáo dục gia

đình với những ảnh h-ởng của nó đối với sự phát triển của trẻ mầm non Trong cuốn giáo trình Giáo dục Gia đình - NXB Giáo dục của tác giả Ngô Công Hoàn khi tìm hiểu về chức năng của giáo dục con trong gia đình đã nhận

định rằng: giáo dục gia đình là khởi đầu sớm nhất, giáo dục gia đình thông qua quá trình thoả mãn nhu cầu cơ bản nhất, giáo dục gia đình có thời gian dài nhất và thân mật nhất

Vũ Mạnh Quỳnh với cuốn “T- vấn ứng xử s- phạm với trẻ ở tuổi mẫu giáo” đã viết: “Sự phát triển của trẻ trong t-ơng lai phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc giáo dục của cha mẹ”

Đối với trẻ nhỏ, gia đình là môi tr-ờng lý t-ởng cho việc chăm sóc và giáo dục chúng Giáo dục gia đình tác động đến nhiều mặt của đứa trẻ, trong đó sự phát triển ngôn ngữ chịu khá nhiều ảnh h-ởng từ gia đình Một số công trình nghiên cứu ở n-ớc ta đã cho thấy: vào tuổi học nói, ngôn ngữ của trẻ em gửi ở một số nhà trẻ phát triển kém hẳn so với ngôn ngữ của các cháu đ-ợc ở nhà với bà, với mẹ Theo nhà tâm lý học Nguyễn ánh Tuyết: “Trong mối giao tiếp phong phú ở gia đình, đứa trẻ đ-ợc tiếp thu những điều mới lạ, rất khác nhau, tạo ra cho nó những cảm xúc mang nhiều sắc thái phong phú (nh- ông bà kể chuyện cổ tích, mẹ hát ru bé ngủ, anh chị bầy các trò chơi) khi đứa trẻ trỏ thành trung tâm của sự chăm sóc và dạy bảo của tất cả mọi thành viên trong gia đình thì đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển mọi mặt của nó” (Giáo dục Mầm non- những vấn đề lý luận và thực tiễn)

Trong cuốn sách của mình, bà cũng chỉ ra rằng đứa trẻ thiếu sự giao tiếp

và quan tâm của ng-ời lớn trong gia đình thì trẻ sẽ bị chậm phát triển về ngôn ngữ Mặt khác, nếu ng-ời lớn lại quá sốt sắng đón đ-ợc ý của trẻ quá nhanh

Trang 9

và vội vàng đáp ứng đòi hỏi của trẻ thì trẻ sẽ l-ời nói, nếu kéo dài sẽ lại là một tật xấu ảnh h-ởng tới sự phát triển ngôn ngữ

Cũng trong giáo trình giáo dục gia đình, tác giả Ngô Công Hoàn đã đề ra một số nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi ở gia đình:

- Phát âm chuẩn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ

- Lời nói rõ ràng , mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp

- Nói năng l-u loát, có ngữ diệu rõ ràng

- Sửa chữa các khuyết tật về ngôn ngữ nói: nói ngọng, nói lắp, nói bậy, nói trống không

Trên đây là một số dẫn chứng về các nhà khoa học quan tâm đến trẻ em,

họ đã nghiên cứu về vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển chung của trẻ trong đó có sự phát triển ngôn ngữ

Tuy nhiên các tác giả cũng nh- các tác phẩm ch-a thực sự đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non, đặc biệt là ở độ tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) Vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc”

1.2 Các khái niệm

1.2.1 Gia đình

Gia đình là một thiết chế cơ bản của xã hội, là tế bào của xã hội, là nhóm nhỏ xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân Con ng-ời đ-ợc sinh ra, lớn lên, hoạt

động tích cực đều bắt đầu từ gia đình Nh- vậy, gia đình là nhóm nhỏ xã hội

đầu tiên của mỗi con ng-ời Xã hội loài ng-ời đ-ợc hình thành và phát triển cùng các hình thức phát triển t-ơng ứng của gia đình, lịch sử loài ng-ời đã trải qua nhiều kiểu loại gia đình khác nhau

Ph Ăngghen đã khái quát có 3 hình thức gia đình dựa vào các hình thức hôn nhân

Trang 10

Thời đại mông muội có chế độ quần hôn: Đàn ông của nhóm ng-ời này là chồng chung, chồng tập thể đối với đàn bà của nhóm khác và họ đã tạo ra một gia đình huyết tộc

Thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi: Đây là gia đình mà những ng-ời phụ nữ tự chọn cho mình một trong số những ng-ời đàn ông làm chồng chính Đồng thời những ng-ời đàn ông cũng chọn cho mình những ng-ời phụ nữ trong số những ng-ời phụ nữ ấy làm vợ chính

Thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng

Sự phát triển các hình thức kinh tế- xã hội tác động trực tiếp đến các quan

hệ xã hội trong gia đình Các quan hệ xã hội trong gia đình phản ánh khá trung thực sự vận động và các mức độ phát triển lich sử xã hội Với ý nghĩa này, vấn đề gia đình đ-ợc nhiều khoa học hiện nay nghiên cứu

Theo quan điểm giáo dục, gia đình đ-ợc coi là tr-ờng học làm ng-ời đầu tiên của con ng-ời, nơi đây quá trình xã hội hoá cá nhân diễn ra tích cực nhất

đối với đứa trẻ, tài năng của mỗi ng-ời đ-ợc hình thành, vun đắp, bồi d-ỡng từ gia đình

Hiện nay, tồn tại khá nhiều định nghĩa gia đình, mỗi chuyên khảo đều xây dựng cho mình những công cụ, theo đó, gia đình có thể định nghĩa theo các cách tiếp cận cấu trúc, chức năng hoặc nguồn gốc hình thành

Theo GS - TS.J.Cohen và L.Orbuch đại học Michigan (Hoa Kì) trong xã hội học nhập môn thì “Gia đình là một hệ thống của những ng-ời có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nhận nuôi (con nuôi, cha mẹ nuôi)”

Theo Từ Thanh Hán: “Gia đình là một loại hình thức tổ chức xã hội lấy quan hệ hôn nhân làm nền tảng, lấy quan hệ huyết thống và quan hệ thu lợi làm cầu nối”

Nh-ng tựu chung lại, có thể hiểu gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên rong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hôn nhân, huyết thống,

Trang 11

tâm- sinh lý; có chung các giá trị vật chất, tinh thần t-ơng đối ổn định trong

1.2.2 Giáo dục gia đình

1.2.2.1 Khái niệm

Giáo dục gia đình đ-ợc hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con ng-ời, tr-ớc hết của trẻ thơ Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi tr-ờng giáo dục gia đình thuận lợi và đầy đủ Bởi vì gia

đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành

ở lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em ch-a có ý thức rõ về điều đó

Nhà giáo dục học Macarenco đã nói: “Những gì mà bố mẹ làm cho con trước 5 tuổi là 90% kết quả của quá trình giáo dục”

Những mối quan hệ của trẻ với môi tr-ờng giáo dục này, đặc biệt với bố và

mẹ, quy dịnh ph-ơng thức ứng xử, nhất là về mặt tình cảm mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với những cá nhân khác trong xã hội

1.2.2.2 Đặc điểm của giáo dục gia đình

Trong các hình thức giáo dục trẻ em nh- giáo dục gia đình, giáo dục nhà tr-ờng và giáo dục xã hội thì giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt, bởi các

đặc điểm sau đây:

Giáo dục gia đình là khởi đầu sớm nhất dù muốn hay không muốn, dù

bằng con đ-ờng ý thức (có mục đích, có kế hoạch) hoặc con đ-ờng tự phát( không có mục đích, hay kế hoạch; tự phát) những hành vi hành động của cha

mẹ, những ng-ời thân gần gũi với trẻ đều tác động đến các giác quan trẻ Bằng cơ chế nhập tâm, bắt ch-ớc, học hỏi, trẻ nhanh chóng sử dụng ngay những phản ứng, hành vi, hành động của những ng-ời lớn xung quanh; sử dụng đồ dùng, dụng cụ để thoả mãn các nhu cầu cơ bản cá nhân Do vậy, cha mẹ chính

là những ng-ời thầy đầu tiên của trẻ

Giáo dục gia đình thông qua quá trình thoả mãn nhu cầu cơ bản nhất

Nhiều mẫu hành vi xã hội, hành vi ng-ời là nền tảng cơ bản của cá nhân; các

Trang 12

hành vi này tồn tại bền vững suốt cả đời con ng-ời, các mẫu hành vi này bắt

đầu trong quá trình thoả mãn nhu cầu ở gia đình nh- : ăn (thoả mãn nhu cầu dinh d-ỡng), mặc, nói năng, sử dụng các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình ( thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển), “học ăn, học nói, học gói, học mở ” từ gia đình

Giáo dục gia đình diễn ra th-ờng xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi Theo

đó, giáo dục gia đình làm hình thành những đặc tr-ng xã hội của con ng-ời, nền tảng các năng lực ng-ời; các hành vi kiểu ng-ời Và đó cũng là nền tảng cơ bản của giáo dục trẻ em, giáo dục gia đình bắt đầu từ hành vi

Giáo dục gia đình có thời gian dài nhất, ngay từ khi trẻ mới sinh ra, trẻ học cách ăn theo kiểu ng-ời, học tiếng mẹ đẻ, học cách sử dụng đồ dùng, dụng cụ cho sự tồn tại và phát triển cá nhân đến giáo dục suốt đời, học cách làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, học cách làm ông, làm bà để thực hiện các vai trò khác nhau trong gia đình sao cho việc tổ chức các sinh hoạt trong gia đình diễn ra thuận lợi, đảm bảo gia đình hạnh phúc và phát triển

Giáo dục gia đình thân mật nhất, bằng tình cảm ruột thịt cùng huyết thống,

do vậy giáo dục trong gia đình không có tính “vụ lợi”, cha mẹ sẵn sàng dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái Chỉ trong gia đình chủ thể giáo dục và chủ thể đ-ợc giáo dục mới thấu hiểu nhau, sẵn sàng hy sinh cho nhau vì sự tồn tại

và sự phát triển của gia đình và mỗi thành viên

Gia đình là nơi sinh ra con ng-ời, nuôi d-ỡng và dạy dỗ con ng-ời Con ng-ời chỉ có thể thành ng-ời khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, phù hợp với mẫu nhân cách xã hội đ-ơng thời đòi hỏi nhờ có giáo dục gia đình

1.2.3 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt của con ng-ời, nó là ph-ơng tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng của các thành viên trong cộng đồng ng-ời Ngôn ngữ đồng thời cũng là ph-ơng tiện phát triển t- duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuỳ theo hoàn cảnh

Trang 13

lịch sử mà sự hình thành dân tộc và ngôn ngữ dân tộc ở mỗi nơi, mỗi thời kì một khác theo những con đ-ờng khác nhau

Đối với trẻ thơ ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng và nó theo trẻ đến khi tr-ởng thành, về già và mất đi theo Lênin: “Con ng-ời muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng Giao tiếp là một đặc tr-ng quan trọng của con ng-ời Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp đ-ợc, thậm chí không thể tồn tại đ-ợc, nhất là trẻ em, ngôn ngữ chính là một trong những ph-ơng tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài ng-ời Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để ng-ời lớn có thể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ; là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt đông và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Đồng thời ngôn ngữ là một công cụ để phát triển t- duy, nhận thức của trẻ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân Có ngôn ngữ, t- duy của trẻ mới phát triển Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác

động qua lại, ảnh h-ởng mạnh mẽ đến nhau

Theo Galperin: ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ

em Ngôn ngữ phát triển làm cho t- duy phát triển và ng-ợc lại, t- duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trẻ mầm non

Sự phát triển của trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành

vi văn hoá - điều gì tốt, điều gì xấu; cần phải ứng xử giao tiếp thế nào cho phù hợp không phải chỉ là sự bắt tr-ớc máy móc Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ

mở rộng giao tiếp Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh Ng-ời lớn bằng lời cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích khen ngợi hay trách phạt trẻ Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

đầu tiên ng-ời lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu

Trang 14

1.3 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi

B-ớc sang tuổi mẫu giáo bé (3 tuổi), trẻ em không còn là một thực thể bất lực nữa Nhờ hoạt động tích cực với thế giới đồ vật và những ng-ời xung quanh, khả năng đi lại theo t- thế thẳng đứng trong không gian mà đời sống tâm lý của trẻ có một b-ớc phát triển to lớn Những biến đổi về chất của đứa trẻ trong thời gian này quan trọng đến mức mà nhiều ng-ời cho đó là giai

đoạn quyết định cho cả đời ng-ời

Thật vậy, đứa trẻ lên 3 đã biết dùng nhiều đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ biết tự phục vụ, biết giao tiếp bằng ngôn ngữ với mọi ng-ời và biết thực hiện những quy tắc hành vi sơ đẳng trong xã hội Những thành tựu phát triển tâm lý nổi bật của trẻ 3 tuổi thể hiện ở các đặc điểm:

1.3.1.1 Sự phát triển ngôn ngữ d-ới ảnh h-ởng của hoạt động với đồ vật

Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp với ng-ời lớn tạo ra

sự biến đổi đáng kể trong các hình thức giao tiếp của trẻ Điều này quyết định

sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này trong những hình thức “chỉ đạo câm” (tức là sự chỉ đạo của ng-ời lớn đối với trẻ bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt) đã tỏ

ra lỗi thời, không đáp ứng đ-ợc nhu cầu chiếm lĩnh ph-ơng thức sử dụng đồ vật của trẻ Hứng thú ngày càng tăng của trẻ đối với hoạt động với đồ vật, càng kích thích trẻ h-ớng tới ng-ời lớn, mở rộng giao tiếp với họ để mong

đ-ợc giúp đỡ trong việc nắm vững cách thức sử dụng đồ vật xung quanh Đó chính là yếu tố làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với ng-ời lớn bằng ngôn ngữ

Sự xuất hiện ngôn ngữ nói là một sự kiện quan trọng của trẻ 3 tuổi Ngôn ngữ vừa là vật thay thế cho vật thật, vừa là ph-ơng tiện giao tiếp Ngôn ngữ tách t- duy ra khỏi hoạt động Nhờ đó t- duy phát triển theo quy luật của nó

Trang 15

1.3.1.2 Sự phát triển trí tuệ

Trẻ 3 tuổi, việc nắm vững hoật động với đồ vật và mở rộng giao tiếp bằng ngôn ngữ với những ng-ời xung quanh đã tạo điều kiện cho trẻ ấu nhi phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ Những dạng hoạt động tri giác và những dạng hoạt động t- duy mới dang đ-ợc hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ của ấu nhi

Tri giác của trẻ đ-ợc tinh vi hơn và đầy đủ hơn chính là nhờ trẻ hoạt động với đồ vật, nhất là hoạt động công cụ và hoạt động thiết lập các mối t-ơng quan.Trong khi hoạt động với một đồ vật nào đó để lĩnh hội ph-ơng thức sử dụng nó thì đồng thời cũng tri giác đ-ợc kích th-ớc và hình dạng của nó Trẻ

3 tuổi vẫn tiếp tục phát triển kiểu t- duy trực quan- hành động để nghiên cứu những mối liên hệ muôn màu, muôn vẻ trong thế giới đồ vật xung quanh; loại t- duy này chỉ đ-ợc hình thành trong qúa trình trẻ em hoạt động với đồ vật; chủ yếu qua các hoạt động cụ thể xác lập những mối t-ơng quan trên cơ sở t- duy trực quan hành động đang phát triển mạnh, b-ớc đầu xuất hiên một số hoạt động t- duy đ-ợc thực hiện trong óc, không cần những phép thử bên ngoài

Ví dụ: Sau nhiều lần dùng que đẻ khều các đồ vật nào đó từ xa đến gần

do hoạt động ngẫu nhiên của trẻ hay hoạt động mẫu ma ng-ời lớn bày cho tr-ớc đây thì bây giờ tr-ớc tình huống mới: quả bóng bị lăn vào gầm gi-ờng trẻ có thể dự đoán là có thể dùng que đẻ khều quả bóng ra

Sự dự đoán này là phép thử đ-ợc tiến hành trong óc Trong quá trình thử đó

đứa trẻ không hoạt động với đồ vật thật mà với hình ảnh của các biểu t-ợng về

đồ vật và ph-ơng thức sử dụng chúng Đó chính là kiểu t- duy trực quan- hình t-ợng, là kiểu t- duy mà trong đó việc giải các bài toán đ-ợc thực hiện nhờ hành động bên trong với các hình ảnh Kiểu t- duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu t- duy trực quan - hoạt động sẽ đ-ợc phát triển đầy đủ ở các lứa tuổi sau

Trang 16

1.3.1.3 Xuất hiện tự ý thức

Đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con ng-ời; và

các nhà khoa học đã chứng minh đ-ợc rằng tự ý thức th-ờng xuất hiện từ lúc trẻ lên ba Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức đ-ợc rằng mình là một con ng-ời riêng biệt, khác với những ng-ời xung quanh, có những ý muốn riêng biệt, có thể hợp hay không hợp với ý muốn của ng-ời lớn Dần dần trẻ nhận ra tên mình là gắn liền với bản thân mình - đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhân cách Tên gọi giới thiệu trẻ nh- là một ng-ời riêng biệt, khác hẳn với trẻ cùng tuổi

và phân định nó nh- là một nhân cách, một cá nhân Trẻ bắt đầu nhận ra mình vào tuổi lên ba, đầu tiên trẻ chú ý đến hình dạng bên ngoài của mình rồi sau

đó mới đến những ý nghĩ bên trong; trẻ tiêp tục hiểu cơ thể của mình, nó bắt bắt đầu quan tâm đến chân tay và cả những đặc điểm về giới tính

Ví dụ: Con trai th-ờng nhận ra “chim” của mình và rất sợ bị “cắt” mỗi

1.3.1.4 Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên ba

Khi chuyển từ cuối giai đoạn ấu nhi lên ba tuổi, ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là tính độc lập của trẻ mong muốnđ-ợc làm những công việc của ng-ời lớn và một bên là khả năng của trẻ còn non yếu, ch-a đủ để thực hiện những hoạt động đó Đồng thời với việc trẻ tách đ-ợc mình ra khỏi ng-ời khác và có ý thứcvề những khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện môt thái độ đối với ng-ời lớn Trẻ bắt đầu so sánh với ng-ời lớn, muốn đ-ợc độc lập và tự chủ

Trang 17

Ví dụ: Trẻ lên ba thường hay nói “Con tự xúc cơm” hoặc “Con tự rửa tay”;

“Con tự mặc áo” mà không cần người lớn can thiệp vào những việc đó

Nhu cầu tự khẳng định mình là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ b-ớc sang một giai đoạn phát triển mới Nhu cầu này nhiều khi còn lấn át các nhu cầu khác cũng đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ Đây là dấu hiệu của sự tr-ởng thành rát đáng mừng.nh-ng cùng với nó, ở trẻ lên ba lại xuất hiện tính b-ớng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi việc xung quanh, cái gì cũng giành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển, các nhà tâm lý gọi đó là thời kì khủng hoảng của trẻ lên ba

Để giải quyết đ-ợc mâu thuẫn cơ bản và thời kì khủng hoảng của trẻ ba tuổi, ng-ời lớn cần phải có sự quan tâm đúng mức, kịp thời đến trẻ; tạo cho trẻ tâm lý thoả mái nh-ng không buông lỏng, coi th-ờng trẻ giai đoạn này Đặc biệt phải tạo điều kiện cho trẻ đ-ợc tham gia vào các hoạt động mới phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ

1.3.2 Đặc điểm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ba tuổi theo hai h-ớng chính: hoàn thiện sự

thông hiểu lời nói của ng-ời lớnvà hình thành ngôn ngữ tích cực của trẻ

1.3.2.1 Nghe hiểu lời nói

Đầu tuổi ấu nhi, trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ em th-ờng gặp tình huống cụ thể, trong đó các đồ vật và các hoạt động với đồ vật ch-a thể tách rời khỏi nhau Trong nhận thức của trẻ d-ờng nh- chúng liên kết với nhau tạo thành một tình huống trọn vẹn khiến cho trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt

đồ vật riêng, hoạt động riêng mà trẻ chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới tạo thành tín hiệu hoạt động với trẻ lên hai tuổi

Đến ba tuổi, việc hiểu lời nói đã tách rời tình huống cụ thể thì việc chỉ dẫn của ng-ời lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện

Trang 18

khác nhau Trong thời kì này, sự thông hiểu lời nói của ng-ời lớn đ-ợc biến

đổi về chất Đứa trẻ không chỉ hiểu những từ riêng biệt mà còn có thể thực hiện những hoạt động với đồ vật theo sự chỉ dẫn của ng-ời lớn

Đặc biệt trẻ đã hiểu đ-ợc ý nghĩa, nội dung câu nói, câu hỏi đơn giản từ phía ng-ời lớn Từ đó trẻ có thể bắt ch-ớc, tập theo những mẫu câu của ng-ời lớn để sử dụng trong giao tiếp, trò chuyện

Ví dụ: Cuộc nói chuyện của mẹ với trẻ 3 tuổi

Mẹ: Hôm nay trời lạnh lắm, con cần phải quàng khăn và mặc áo ấm đấy nhé, ồ chiếc áo đẹp quá, ai mua áo bông cho con thế?

Con: Mẹ mua áo bông đấy

Mẹ: Mẹ mua áo đẹp ở đâu?

Con: Mẹ mua áo đẹp ở siêu thị

Mẹ: áo của con màu gì?

Con: áo màu hồng

Do việc thông hiểu lời nói, trẻ rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ với nội dung gần gũi, quen thuộc và đơn giản Việc nghe hiểu lời nói vuợt ra tình huống cụ thể là một thành tựu quan trọng của trẻ Nó giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ nh- là một ph-ơng tiện giao tiếp cơ bản để nhận thức thế giới

1.3.3.2 Tiếp tục hình thành và phát triển ngôn ngữ tích cực (nói)

Trẻ lên 3 tuổi, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ rất thích

nói và hỏi luôn miệng suốt ngày Nhờ đó việc sử dụng các hình thức ngữ pháp của tiếng mẹ đạt tới một b-ớc tiến bộ đáng kể

Về vốn từ ngữ: trẻ đã sử dụng đ-ợc trên 500 từ; có khả năng nắm đ-ợc

những từ mang ý nghĩa cụ thể nh-: tên các đồ vật trong gia đình (bát, đĩa, bàn, ghế), tên gọi động vật (chó, mèo, lợn); thực vật (rau, cây dừa, cây mít)

Trong câu nói của trẻ đã xuất hiện đa dạng các từ loại nh-ng chủ yếu vẫn

là danh từ và động từ; động từ chỉ hoạt động gần gũi cảu trẻ và những ng-ời xung quanh nh-: ăn, uống, ngủ, đi, khóc

Trang 19

Các loại từ trong lời nói của trẻ 3 tuổi

Số l-ợng, tỉ lệ tần số

Từ loại

Số l-ợng

Tỉ lệ so với vốn từ đã

thống kê(%)

Tần số xuất hiện

Ví dụ: trẻ th-ờng nói “ăn” là “măm”; “thịt” là “xịt”; “bổ cam” là “mổ

cam”

ở trẻ xuất hiện những câu đơn nhiều thành phần Điều này phản ánh sự

phát triển thêm b-ớc t- duy của trẻ và khả năng sử dụng lời nói của trẻ cũng phong phú hơn lên Các thành phần mở rộng th-ờng là bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ

Ví dụ: Cháu ăn cơm

CN VN BN

Mẹ cho con cái hộp

CN VN BN1 BN2 Trẻ đã có thể nói đ-ợc một số kiểu câu ghép

Ví dụ: Câu ghép đẳng lập- liệt kê:

Mẹ Hà may áo đẹp Hồng Thu ngoan

Trang 20

Lời nói của th-ờng gắn liền với quá trình tri giác và nh- là tạo cho mình một cú pháp riêng biệt khác với ng-ời lớn Nói đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là thể hiện trẻ đã đạt đến một trình độ cao trong sự phát triển ngôn ngữ Về thực chất, đối với trẻ 3tuổi, thì ngôn ngữ đã trở thành một ph-ơng tiện giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để t- duy,tìm hiểu thế giới xung quanh; và là một ph-ơng tiện để phát triển các chức năng tâm lý khác nhau Những quá trình tâm lý của trẻ nh- tri giác, t- duy, trí nhớ đ-ợc cải tổ d-ới ảnh h-ởng của ngôn ngữ Đồng thời sự phát triển của ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh h-ởng các quá trình tâm lý đó Nhờ trí tuệ phát triển, việc lĩnh hội nghĩa của các từ cũng

đ-ợc biến đổi Đây là một vấn đề quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ

Một điều thú vị khác đó là theo nhiều công trình nghiên cứu và quan sát hàng ngày, ng-ời ta nhận xét ra rằng: sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng mang đặc điểm giới tính rõ nét, bé gái học nhanh hơn bé trai, ng-ợc lại bé trai học học nói chậm hơn nh-ng lại tỏ ra hiểu lời nói ng-ời khác tốt hơn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt đ-ợc, trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ vẫn còn tồn tại song song những điều hạn chế Trẻ lên 3 với

đặc điểm tâm lý là xuất hiện tự ý thức và tính độc lập cao Trẻ thích bắt ch-ớc những công việc, ngôn ngữ giao tiếp của ng-ời lớn xung quanh nó; thậm chí cả những lời nói của bạn bè Nh-ng việc bắt ch-ớc này trẻ ch-a hiểu đ-ợc những câu sai, không đúng trong lời nói Nên trong ngôn ngữ giao tiếp của trẻ

có thể sẽ mang những từ ngữ hoặc cách x-ng hô không lễ phép

Trang 21

Ví dụ: Trẻ x-ng hô “mày - tao” với anh chị, bạn Trẻ cũng nói đ-ợc những câu nói tục, chửi bậy giống nh- ng-ời lớn các hiện t-ợng nói ngọng, không đúng chính tả cũng th-ờng xuất hiện trong ngôn ngữ trẻ độ tuổi này

Ví dụ: trẻ bị ngọng âm “ n - l”; “r - d - gi”; “s - x”

Có thể nói, đây là giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển ngôn ngữ,

đặt dấu mốc cho cả quá trình sau này Nếu trẻ không đ-ợc uốn nắn đúng cách, chính xác thì sẽ không đảm bảo đ-ợc rằng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển trong sáng, lành mạnh và chuẩn tiếng Việt Vì vậy, mọi sự tác động, giáo dục tích cực từ ng-ời lớn sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 3 tuổi và cả sau này

1.4 Sự ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi 1.4.1 Vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển chung của trẻ

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội với những hình thái kinh tế - chính trị khác nhau, gia đình vẫn giữ đ-ợc vai trò quan trong đặc biệt của nó đối với mỗi ng-ời Gia đình đ-ợc gọi thân th-ơng là tổ ấm, từ tổ ấm này, con ng-ời b-ớc ra ngoài xã hội và gia đình cũng là bến đỗ yên bình, muôn thuở cho các thành viên khi gặp khó khăn, vất vả Theo các nhà giáo dục học, một trong những chức năng cơ bản và quan trọng của gia đình đó là chức năng nuôi nấng và giáo dục con cái Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, có nhiều trẻ “hoang dã”; trẻ vừa được sinh ra vì các lý do khác nhau do động vật hoang dã nh- sói, v-ợn, tinh tinh; trẻ có các tập tính nh-

động vật đã nuôi chúng Sau này rất khó luyện tập, dạy dỗ để trở thành ng-ời

Ví dụ: Nhà truyền giáo ấn Độ- Xinh, năm 1920, đã tìm đ-ợc hai bé gái là Amala và Kamala do chó sói nuôi Bà đ-a hai bé gái về để nuôi d-ỡng, dạy

dỗ Nh-ng chẳng bao lâu, Amala chết, còn Kamala sống thêm 9 năm nữa mà chỉ nói đ-ợc 30 từ, mãi mới đi đ-ợc bằng hai chân, ban đêm còn hú vang nh- sói

Trang 22

Hoặc năm 1957, ng-ời ta tình cờ bắt gặp ng-ời sói Ruma ở thành phố Lacxnao, nó đi bằng 4 chân, không biết nói tiếng ng-ời, chỉ biết ăn thịt sống; khó khăn lắm ng-ời ta mới dạy cho nó biết ăn rau Từ 1966, sức khoẻ của Ruma giảm hẳn, sau thì chết, các nhà khoa học đã xác định đ-ợc nó 27 tuổi Đó là những tr-ờng hợp đứa trẻ không đ-ợc gia đình chăm sóc, nuôi d-ỡng ngay từ khi lọt lòng, những đứa trẻ đó đã không có cơ hội để trở thành ng-ời Còn nhiều trẻ em đ-ợc sinh ra và lớn lên trong gia đình nh-ng không nhận đ-ợc sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục đúng cách đã phát triển sai lệch

về thể chất và tinh thần, đạo đức

Các nhà tâm lý học cho biết, trẻ em cần khoảng 5 -6 năm để hình thành

đạo đức, niềm tin cơ bản và để phát triển năng lực, di truyền tiềm ẩn vô cùng lớn của bản thân

Trẻ em sinh ra vốn đã có nhiều tài năng, có thể là tài năng khoa học, nghệ thuật, thể thao hay âm nhạc Môi tr-ờng giáo dục gia đình là rất thích hợp, bởi

lẽ môi tr-ờng gia đình bảo đảm cho trẻ một cảm giác an toàn để trẻ phát triển Nếu tổ chức, h-ớng dẫn, kích thích hoạt động hợp lý cho trẻ, có thể khơi dậy những tiềm năng to lớn của chúng Học thuyết “vùng phát triển gần nhất” của L.X V-gôtxki đã chứng minh vai trò của gia đình có thể đi tr-ớc sự phát triển

tự nhiên, đẩy nhanh tốc độ phát triển của tự nhiên và khơi dậy những tiềm năng tự nhiên của trẻ theo định h-ớng xã hội

Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ và sâu sắc với trẻ thơ; có ý nghĩa

to lớn ngay cả khi tr-ởng thành và đến lúc về già Trong gia đình, với vai trò khác nhau, ng-ời mẹ bao giờ cũng gắn bó và dành nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn ng-ời cha; những phẩm chất đạo đức, nét tính cách và năng lực của con cái chịu rất nhiều ảnh h-ởng từ người mẹ, cho nên trong cuốn “Tình huống giáo dục gia đình” của Xemiacer có viết: “Có một thực tế lạ lùng phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận đ-ợc ở ng-ời mẹ nhiều hơn là ở người cha”

Trang 23

Hơn nữa giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục ở nhà tr-ờng

và xã hội không có, đó là sự giáo dục dựa vào tình yêu th-ơng của những ng-ời ruột thịt Con cái trong gia đình luôn đ-ợc ông bà, cha mẹ sẵn sàng hi sinh cả vật chất và tinh thần để tạo thuận lợi cho việc giáo dục con cái nên ng-ời Vì vậy, giáo dục gia đình luôn là nền giáo dục toàn diện nhất

Giáo dục trẻ tuổi mầm non trong gia đình chỉ đạt hiệu quả tốt khi các thành viên trong gia đình đều hiểu đ-ợc tầm quan trọng của giáo dục gia đình

và trách nhiệm lớn lao đối với xã hội Giáo dục trẻ trong gia đình là cả một khoa học và nghệ thuật, mang ý nghĩa thời sự bởi trong cuộc sống gia đình luôn nảy sinh ra nhiều điều mới mẻ, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải luôn nhận thức rõ hoàn cảnh và có ph-ơng pháp giáo dục con trẻ phù hợp

Đặc biệt, đối với trẻ 3 tuổi, có sự xuất hiện nguyện vọng độc lập và khủng hoảng về tâm lý thì giáo dục gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn Tính độc lập thể thể hiện ở chỗ trẻ muốn tự mình làm mọi việc mà không cần sự tham gia hay giúp đỡ của ng-ời lớn Cùng với tính độc lập là sự b-ớng bỉnh do muốn làm theo ý mình, tự mình làm tất cả Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền

đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng giành về mình, do đó tính ích kỉ càng

có dịp phát triển Trẻ không chỉ tỏ ra b-ớng bỉnh mà còn cố tình làm những việc ng-ời lớn ngăn cấm hoặc bảo một đằng làm một nẻo

Ví dụ: Mẹ bảo cháu chào khách thì cháu lại quay mặt đi hoặc bảo không

đ-ợc nói tục thì trẻ lại càng nói nhiều hơn

Nếu các thành viên trong gia đình có cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với trẻ thời điểm này, tôn trọng tính độc lập của trẻ, đồng thời giáo dục- h-ớng dẫn trẻ tự làm một số công việc tự phục vụ bản thân: nh- ăn cơm, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân hoặc tạo cơ hội cho trẻ đ-ợc giúp đỡ mọi ng-ời thì trẻ vẫn biết vâng lời và tính độc lập vẫn đ-ợc phát triển

Đối với những trẻ đang ở trong tình trạng khủng hoảng, ng-ời lớn th-ờng gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính b-ớng bỉnh và

Trang 24

ngang ngạnh của nó Nếu giáo dục đúng đắn, nếu mọi ng-ời trong gia đình

luôn quan tâm và kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thoả mãn

nhu cầu muốn độc lập tự chủ của nó; tạo ra những hình thức hoạt động mới,

những quan hệ mới với ng-ời lớn thì sự khủng hoảng sẽ đ-ợc rút ngắn và v-ợt

qua một cách nhẹ nhàng Nh-ng ng-ợc lại, gia đình quá coi th-ờng cuộc

khủng khoảng này mà không thay đổi các biện pháp giáo dục cho phù hợp thì

sự khủng khoảng sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề sau

này

1.4.2 Các ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

Từ tuổi lên 2 trẻ em bắt đầu bước vào thời kì “phát cảm về ngôn ngữ” tức

là ngôn ngữ phát triển rất nhanh nhờ vào các trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, cơ

quan tiếp nhận ngôn ngữ (tai) và cơ quan phát âm (dây thanh đới, họng, môi,

l-ỡi) đã đến thời kì t-ơng đối hoàn thiện Đặc biệt, khi lên 3 tuổi, trẻ có thể

nói suốt ngày, mọi lúc, mọi nơi, do đó sự phát triển ngôn ngữ đạt đ-ợc tốc độ

rất nhanh mà sau này lớn lên, khó có giai đoạn nào sánh bằng

Có đ-ợc một tốc độ phát triển ngôn ngữ nhanh nh- vậy là còn nhờ quá

trình hoạt động với đồ vật ngày càng tăng khiến cho trẻ thấy cần có sự giúp đỡ

của ng-ời lớn ngày càng nhiều hơn, ph-ơng thức giao tiếp với ng-ời lớn cũng

dần dần đ-ợc thay đổi Sự “h-ớng dẫn câm” tức là bằng cử chỉ, nét mặt, nay

không còn thích hợp nữa mà phải thay thế bằng sự h-ớng dẫn bằng lời nói Để

chiếm lĩnh đồ vật, đứa trẻ luôn đặt ra những câu hỏi: “Đây là cái gì?”; “Làm

như thế nào?”, và trẻ chỉ có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của ng-ời lớn khi biết

giao tiếp bằng lời nói Đây là động lực chủ yếu kích thích sự phát triển ngôn

ngữ của trẻ ở thời kì này Khi phạm vi tiếp xúc với môi tr-ờng xung quanh

đ-ợc mở rộng, đ-ợc thấy bao nhiêu điều mới lạ Khiến cho nó muốn kể lại

những điều mắt thấy tai nghe cho những ng-ời khác cùng nghe Tuy rằng cách

diễn đạt của trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn nh- vốn từ còn ít, sử dụng câu

Trang 25

không đúng ngữ pháp mạch lạc nh-ng trẻ vẫn hào hứng giao tiếp bằng ngôn ngữ với ng-ời lớn và buộc ng-ời khác phải giao tiếp lại

Dân gian việt nam có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”, đây là một sự đúc kết

tài tình mang tính khoa học sâu sắc của nhân dân ta về sự phát triển ngôn ngữ

ở trẻ Độ tuổi này trẻ đã lôi cuốn cả nhà phải nói theo Trẻ hỏi, ng-ời lớn đáp; ng-ời lớn hỏi trẻ đáp những cuộc đối thoại nh- vậy cứ diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác với những đề tài, câu chuyện phong phú, đa dạng Cả gia

đình đã nhập vào cuộc trò chuyện đó, có nhiều phụ huynh có con độ tuổi này

đã nói vui rằng: “Nhà có trẻ lên 3 thật khó giữ yên tĩnh đ-ợc!”

Như vậy, đây có thể xem như là “cơ hội vàng” để dạy trẻ tập nói, học nói

có văn hoá,đúng ngữ pháp và chuẩn tiếng mẹ đẻ Bất cứ ng-ời lớn nào trong gia đình cũng cần tranh thủ cơ hội này để dạy trẻ nói Có thể dạy nói cho trẻ vào bất cứ thời điểm nào, kể cả lúc ăn cơm

Đứa trẻ đ-ợc sinh ra trong một gia đình hoà thuận, mọi thành viên quan tâm,chăm sóc nhau bằng tình yêu th-ơng ruột thịt sẽ có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ hơn Trong môi tr-ờng đó trẻ đ-ợc quan tâm dạy dỗ bởi những ng-ời lớn Ngay từ khi trẻ bắt đầu tập nói và tập giao tiếp với những ng-ời xung quanh bằng ngôn ngữ, nếu gia đình tạo cơ hội cho trẻ trò chuyện sẽ giúp

đỡ trẻ đ-ợc phát triển vốn từ rất nhanh, các câu nói cũng chính xác hơn, khi mọi ng-ời lắng nghe trẻ với không khí và tâm lý thoải mái, hào hứng, trẻ sẽ dễ dàng giải tỏa đ-ợc những thắc mắc về thế giới xung quanh vốn rất cuốn hút trẻ Các cách giải thích, giảng giải của ông bà, cha mẹ vừa giúp trẻ có thêm hiểu biết, kiến thức về thế giới xung quanh lại vừa giúp trẻ củng cố và phát triển vốn ngôn ngữ của mình

Chẳng hạn, trong bữa ăn gia đình, mọi ng-ời chủ động tạo không khí trò chuyện thân mật, hào hứng cho trẻ Tr-ớc khi vào bữa ăn bố mẹ dạy trẻ nói những câu mời “Cháu mời ông bà ăn cơm”; “Con mời bố mẹ ăn cơm”; trong khi ăn mẹ có thể giới thiệu cho trẻ các món ăn như “Canh cá nấu giấm”; “Rau

Trang 26

xanh nhiều vitamin”; và khuyến khích trẻ nhắc lại những câu ấy; những thành viên khác cũng có thể h-ớng dẫn trẻ diễn đạt những từ khó hơn

Ví dụ: Những từ diễn đạt về số lượng: “Canh cá nhiều quá”; “Bé ăn ít hơn chị”; hoặc diễn đạt về thời gian “ăn táo sau khi ăn cơm”

Một bữa ăn có sự giao tiếp vui vẻ giữa ng-ời lớn và trẻ con nh- vậy sẽ rất sinh động, làm cho trẻ ăn ngon thêm và lại học nói một cách thoải mái

Thời kì này trẻ rất thích nghe ng-ời lớn trò chuyện với nhau và cố gắng hiểu những điều ng-ời lớn nói Trẻ cũng thích nghe kể chuyện hay đọc thơ Những câu chuyện đơn giản về sinh hoạt hằng ngày của trẻ nh- các câu chuyện về “bé ngoan, bé hư” làm trẻ thích thú t-ởng nh- đ-ợc nghe chuyện của mình, những truyện cổ tích ngắn, truyện đồng thoại có thể làm cho trẻ nhận thấy trong đó có phần nào giống mình những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài đồng giao ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ khiến trẻ muốn đọc theo và sẽ nhớ rất lâu Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian Thật may mắn cho những trẻ đ-ợc sống tuổi lên 3 trong những gia đình có truyền thống về sinh hoạt văn học; đ-ợc nghe những lời nói mang tính văn ch-ơng, làm cho việc học nói thêm thuận lợi và sẽ ảnh h-ởng sâu xa đến việc hun đúc nên tâm hồn dân tộc cho mỗi đứa trẻ Ng-ợc lại nếu ở tuổi lên 3 mà trẻ không có điều kiện giao tiếp, không đ-ợc nghe ai nói cũng nh- không

đ-ợc nó chuyện với ai thì không những ngôn ngữ kém phát triển mà các mặt khác cũng bị trì trệ Đây là một tình trạng phổ biến trong nhiều nhóm trẻ hiện nay ở nhóm trẻ này, suốt ngày trẻ hầu nh- câm lặng, thỉnh thoảng lại nghe tiếng khóc thét hoặc ú ớ trẻ nói với nhau

Một số công trình nghiên cứu ở n-ớc ta cũng đã cho thấy vào tuổi học nói, ngôn ngữ của trẻ em gửi ở một số nhà trẻ kém hẳn so với ngôn ngữ của các cháu đ-ợc ở nhà với bà với mẹ Rõ ràng thiếu sự giao tiếp và sự quan tâm của ng-ời lớn thì trẻ sẽ bị chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc phát triển sai lệch

Trang 27

Việc giao tiếp, trò chuyện với bố mẹ và ông bà trở thành nhu cầu bức thiết của trẻ và có ý nghĩa rất lớn cho sự hình thành ngôn ngữ chính xác

Chẳng hạn, có tr-ờng hợp 2 em bé sinh đôi ở một gia đình mà bố mẹ đều bận rộn với công việc kinh doanh nên th-ờng nhốt chúng vào phòng chơi với nhau Thế là ngày này qua ngày khác, 2 em bé chỉ biết giao tiếp với nhau bằng

“ngôn ngữ tự trị”

Nh-ng mặt khác, nếu ng-ời lớn lại quá sốt sắng, đón đ-ợc ý muốn của trẻ quá nhanh và quá vội vàng đáp ứng đòi hỏi của trẻ thì trẻ sẽ trở nên l-ời nói, nếu kéo dài sẽ lại là một tật xấu ảnh h-ởng tới sự phát triển ngôn ngữ

Trong thời kì học nói, ngôn ngữ của trẻ hoàn toàn giống với ngôn ngữ của ng-ời lớn Trẻ th-ờng hay nói chớt, nói ngọng

Ví dụ: “kẹo” thì nói thành “chẹo”; “thịt” thì nói thành “xịt”; “bánh” thì nói thành “ bắn”

Đôi khi còn nói ra những từ mà ng-ời lớn không nói, như “con chó” thì gọi là “con âu”; “con lợn” thì gọi là “con ụt” Một trong những nguyên nhân gây xuất hiện loại ngôn ngữ này là do những ng-ời lớn trong gia đình th-ờng hay dùng cách nói chả chớt, ngọng nghịu nhịu lại theo kiểu của trẻ để nói với trẻ, cho rằng phải nói kiểu ấy thì trẻ mới chóng hiểu

Do đó trong gia đình, từ ông bà đến cha mẹ, anh chị đều có thể tranh thủ lúc này để dạy bé nói năng sao cho tốt nhất Không chỉ dạy phát âm sao cho tròn vành rõ chữ mà dạy cả những lời nói đẹp, dạy trẻ biết chào hỏi, biết xin lỗi qua đó mà dạy trẻ cả cách ứng xử tốt đẹp với ng-ời xung quanh

Nh- chúng ta đã biết, trẻ học nói theo cơ chế bắt ch-ớc Những lời nói, cách ứng xử của mọi ng-ời lớn, đặc biệt là của ông bà, cha mẹ, anh chị đều là những “bài học trước mắt” cho trẻ Trẻ ghi nhớ rất nhanh những câu nói của mọi ng-ời và đ-a ra thực hành ngay khi có cơ hội trong khi bản thân nó vẫn ch-a hiểu đ-ợc ý nghĩa của những câu nói đó

Trang 28

Nói tục, chửi bậy là một hiện t-ợng th-ờng gặp ở trẻ nhỏ Đây rõ ràng chỉ

là biểu hiện của tính hay bắt ch-ớc những ng-ời xung quanh một cách vô ý thức Nh- một con vẹt, bé cứ nhắc đi nhắc lại những câu nói hay hay lạ lạ mà chúng nghe thấy một cách hào hứng, thích thú mà cũng chẳng hiểu nội dung

là gì

Nhiều bậc phụ huynh đã thật sự bất ngờ và tức giận khi đứa con 3 tuổi của mình đang bi bô tập nói mà lại có thể văng tục chửi bậy- những điều chỉ có ng-ời lớn hiểu và hay nói Họ có thể kết luận con của mình thật là láo lếu, h- dốt nh-ng họ ch-a hiểu đ-ợc rằng đứa trẻ chỉ lặp lại những lời của ng-ời lớn

đã từng làm, từng nói

Trong những gia đình có ng-ời lớn hay nói tục, chửi bậy thì kết quả kéo theo là đứa trẻ của gia đình ấy cũng có thể biết nói tục chửi bậy Tr-ớc mặt con trẻ, các bậc phụ huynh nhiều khi vẫn tự nhiên phô diễn vốn ngôn ngữ chợ búa, thô tục của mình mà không nghĩ rằng trẻ có thể nhập tâm và bắt ch-ớc ngay lập tức Môi tr-ờng giáo dục gia đình bất ổn, lời nói trong sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình không lành mạnh là nguyên nhân trực tiếp và hàng đầu ảnh h-ởng đến sự trong sáng của ngôn ngữ trẻ

Mặt khác, chính thái độ h-ởng ứng, đồng tình khi trẻ nói tục, chửi bậy là

động lực kích thích trẻ tiếp tục Bởi đặc điểm tâm lý của trẻ là luôn muốn làm những việc mà ng-ời lớn khen ngợi, thích thú Phải nói thẳng thắn rằng đây là biểu hiện của những sai lầm trong nhận thức và cách giáo dục trẻ nhỏ

Nh- vậy, có thể kết luận rằng giáo dục gia đình có ảnh h-ởng quan trọng

và sâu sắc đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi cả về mặt số l-ợng và chất l-ợng Nếu các bậc phụ huynh và mọi ng-ời thân của trẻ luôn có ý thức trách nhiệm trong việc dạy trẻ học nói đồng thời luôn tạo cho trẻ môi tr-ờng gia

đình văn hoá, lành mạnh sẽ là điều kiện cơ bản cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả

Trang 29

Ch-ơng 2giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ

của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên – vĩnh phúc

2.1 Một số nét về khách thể nghiên cứu

Trong thời gian 10 tuần thực tập tại tr-ờng mầm non Ngô Quyền- Vĩnh Yên, tôi đã có điều kiện đ-ợc tiếp xúc, trò chuyện với các bậc phụ huynh và với trẻ tuổi mầm non ở khu vực này; đặc biệt là phụ huynh có con trong độ tuổi mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) Do tính chất đặc tr-ng của Vĩnh Yên là một thành phố lớn, đang trên đà phát triển; phần lớn phụ huynh là công nhân viên chức nhà n-ớc và kinh doanh buôn bán, không có phụ huynh nào thất nghiệp…Tuy nhiên, trình độ nhận thức của họ về giáo dục trẻ trong gia đình vẫn còn nhiều chênh lệch, khác biệt và hạn chế Các bậc cha mẹ hiện nay đã

có ý thức đ-ợc việc thu xếp công việc, dành thời gian chăm sóc nuôi dạy con

đặc biệt là đối với trẻ 3 tuổi - giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi cả về thể chất và tâm lý Bên cạnh đó vẫn còn đa số các gia đình do yếu tố công việc, phải đi làm cả tuần hoặc làm theo ca, có khi đi từ 10 giờ đêm; hoặc quá lo cho công việc kinh doanh, buôn bán nên không có nhiều thời gian bên con Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy rằng hầu hết trẻ 3 tuổi đã đến lớp học; đó là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của trẻ, bởi đến tr-ờng mầm non, trẻ đ-ợc tiếp xúc với bạn bè, cô giáo; trẻ đ-ợc chăm sóc và dạy bảo những kiến thức phù hợp, chính xác và khoa học Nh-ng cũng chính vì lý do đó, đôi khi phụ huynh giao phó toàn bộ trách nhiệm nuôi dạy con cho nhà tr-ờng, cho cô giáo mà quên đi rằng, trẻ không chỉ đ-ợc học ở ngoài xã hội, ở tr-ờng lớp mà trẻ bắt đầu từ chính bố mẹ và những ng-ời trong gia đình Điều này có ảnh h-ởng không nhỏ đến mối quan hệ cha mẹ và con cái; và cha mẹ cũng sẽ không thể phát hiện kịp thời những diễn biến tâm sinh lý của con để kịp thời sửa chữa, tác

động cho phù hợp

Trang 30

“Trẻ lên 3 cả nhà học nói”, hầu hết phụ huynh đều biết đến câu thành ngữ của dân gian nh-ng để hiểu đ-ợc hết ý nghĩa của câu nói đó thì không phải ai cũng làm đ-ợc Từ thực tế đó, có thể nói rằng trình độ nhận thức của phụ huynh ở thành phố Vĩnh Yên là không đồng đều Không ít phụ huynh ch-a nhận thức đ-ợc hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo nói chung và độ tuổi mẫu giáo bé nói riêng, nhiều ng-ời còn xem nhẹ việc dạy con học nói ngay từ nhỏ, họ cứ để trẻ học nói, tập nói theo cơ chế bắt ch-ớc máy móc, tạo tiền đề không tốt cho lời nói của trẻ sau này, bởi trẻ chỉ có thể nhắc lại những lời của

bố mẹ, của ng-ời xung quanh mà không hiểu đ-ợc ý nghĩa của câu nói đó và cách sử dụng câu nh- thế nào cho hợp lý

Một vấn đề nữa là năng lực dạy con cách nói đúng, nói chính xác và có văn hoá ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế Nhiều gia

đình có ph-ơng pháp giáo dục không đúng đắn, có nhiều ng-ời quá nuông chiều con dẫn đến việc buông thả không để ý đến ngôn ngữ của trẻ; nh-ng cũng có những gia đình lại quá khắt khe và rập khuôn trong việc dạy trẻ học nói, khiến ngôn ngữ của trẻ khô cứng, sáo rỗng

Tôi đã tìm hiểu, trò chuyện với trẻ ở độ tuổi 3 - 4 tại tr-ờng mầm non Ngô Quyền và Hoa Sen, đa số trẻ đã nói đ-ợc rất nhiều từ, nhiều câu; có trẻ còn mạnh dạn hát và kể chuyện tr-ớc mặt bạn bè và cô giáo; đó là một tín hiệu rất

đáng mừng Xong vẫn còn những trẻ nói ngọng nói sai cú pháp và nói ch-a có văn hoá Vĩnh Yên là một thành phố lớn; điều kiện sống của ng-ời dân ở

đâycũng t-ơng đối khá giả, ổn định; vì vậy trẻ em đ-ợc chăm sóc chu đáo về

đời sống vật chất; trẻ có ý thức tự giác, b-ớc đầu biết làm những công việc tự phục vụ đơn giản nh-ng qua tiếp xúc, vẫn còn có những trẻ rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp

Những vấn đề nêu trên có ảnh h-ởng rất lớn đến việc gia đình dạy trẻ học nói và phát triển ngôn ngữ Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng ảnh h-ởng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi, tôi đã tiến hành điều

Trang 31

tra, tr-ng cầu ý kiến của các bậc phụ huynh và đã thu đ-ợc những kết quả nhất

Đối t-ợng điều tra: Phụ huynh có con trong độ tuổi mẫu giáo bé(3- 4 tuổi) Tổng số phiếu tr-ng cầu ý kiến phát ra là: 100 phiếu Trong đó tr-ờng mầm non Hoa Sen : 50 phiếu; tr-ờng mầm non Ngô Quyền: 50 phiếu

Tổng số phiếu thu lại: 100 phiếu

2.2.1 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

Để tìm hiểu thực trạng về vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

* Anh ( chị ) hiểu gì về ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi?

Trong tổng số 100 phiếu tr-ng cầu, có 58 phụ huynh chiếm 58% phụ huynh có cùng suy nghĩ với nhau; tựu chung lại họ đều cho rằng trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé nói đ-ợc rất nhiều và nói suốt ngày; trẻ hay đặt ra những câu hỏi rất ngây ngô buộc ng-ời lớn phải trả lời, họ còn cho rằng những gì trẻ nói

đ-ợc đều là do bắt ch-ớc lời nói của mọi ng-ời xung quanh

Nhìn theo góc độ tâm lý, những bậc phụ huynh này đã nắm bắt đ-ợc đặc

điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi đó là nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra rất sôi nổi và sinh động; trẻ luôn đặt ra câu hỏi về thế giới xung quanh và mong

đợi câu trả lời từ phía ng-ời lớn nh-ng do sự tập trung chú ý của trẻ còn kém

Trang 32

nên trẻ có thể quên ngay câu hỏi nếu ng-ời lớn ch-a trả lời ngay lúc đó mà dẫn trẻ sang chuyện khác Trẻ 3 tuổi, cơ quan phát âm đã phát triển hơn nhiều

so với độ tuổi ấu nhi, chức năng của các bộ phận nh- dây thanh đới, l-ỡi, vòm họng và các cấu tạo bộ phận đang dần đ-ợc hoàn thiện, cho nên trẻ có thể nói liên tục, suốt ngày

Việc các phụ huynh có nhận xét rằng những gì trẻ đang nói đ-ợc là do bắt ch-ớc ngôn ngữ của mọi ng-ời xung quanh, đây là một nhân xét đúng nh-ng ch-a chính xác hoàn toàn Thông qua việc giao tiếp với ông bà, bố mẹ, cô giáo

và bạn bè hay những ng-ời xung quanh, trẻ sẽ tích luỹ đ-ợc những từ ngữ, những câu nói; dù đúng hay sai trẻ vẫn ghi nhớ vào trí não; nh-ng việc trr sẽ

sử dụng những từ ngữ và câu nói đó trong hoàn cảnh nào thì lại tuỳ thuộc vào khả năng t- duy và kinh nghiệm của bản thân trẻ

Có 47% phụ huynh có cùng câu trả lời: Ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi phát triển mạnh; trẻ có khả năng diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói, tuy nhiên độ chính xác ch-a cao nên hay bị nói lắp, nói ngọng

Phát âm của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 3 tuổi phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng nh- khả năng điều khiển hoạt động của

Trang 33

bộ máy này ở trẻ mẫu giáo bé, những điều kiện này đã đạt mức t-ơng đối ổn

định, cho nên trẻ đã phát âm đ-ợc hầu hết các âm vị Tuy nhiên một số trẻ vẫn còn mắc những lỗi về phát âm

Thứ nhất là lỗi về thanh điệu: qua quan sát tôi thấy đa phần các cháu 3 tuổi đều mắc lỗi này, những từ có thanh hỏi và thanh ngã khi phát âm trẻ thay thế thành thanh sắc và thanh nặng

Ví dụ: “ngã” nói thành “ngá”; “ngủ” nói thành “ngụ”

Thứ hai là lỗi về âm chính, tập trung vào các nguyên âm đôi “ie”; “ui”;

“uo”; trẻ chuyển các âm đôi này thành nguyên âm đơn khi phát âm

Ví dụ: “con hươu” nói thành “con hiêu”; “cấp cứu” nói thành “cấp kíu” Thứ ba là lỗi về âm đầu; trong tr-ờng hợp này trẻ nói ngọng có thể do nhiều yếu tố, cơ bản nhất là do tiếng địa ph-ơng hoặc do bố mẹ và mọi ng-ời cũng mắc lỗi trên nên khi trẻ bắt ch-ớc cũng bị sai theo

Ví dụ: trẻ nói lẫn lộn giữa “n” và “l” : “quả na” thành “quả la”, hay “dễ dàng” thành “rễ ràng”

Ngoài ra trẻ cũng có thể mắc lỗi về các âm đệm và âm cuối Các bậc phụ huynh khi biết con trẻ nói sai nếu nh- biết cách uôn nắn, điều chỉnh kịp thời

sẽ giúp trẻ nhanh chóng v-ợt qua giai đoạn ngôn ngữ “tự trị” này một cách dễ dàng; nh-ng nếu trẻ không nhận đ-ợc sự quan tâm, giúp đỡ của ng-ời lớn trong quá trình phát âm của mình; đặc biệt là từ phía bố mẹ- những ng-ời tiếp xúc với trẻ th-ờng xuyên sẽ tạo những tiền lệ xấu cho trẻ khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ở những giai đoạn phát triển tiếp theo

Cũng trong tổng số phiếu tôi nhận đ-ợc có 10% phụ huynh ch-a đ-a ra câu trả lời; khi tìm hiểu một số phụ huynh, họ đều trả lời do công việc hàng ngày quá bận rộn, thời gian dành cho con ít nên không thể quan sát xem con nói gì, hỏi gì Trẻ cứ hồn nhiên trò chuyện, giao tiếp với mọi ng-ời, bố mẹ không thực sự hiểu làm nh- thế sẽ ảnh h-ởng rất nhiều đến thói quen của trẻ sau này Nh- vậy, có thể nhận thấy rằng vẫn còn không ít phụ huynh ch-a

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w