Đọc thơ, đồng giao hay kể chuyện cổ tích và hát ru cho trẻ nghe

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 61 - 67)

Đọc thơ, đồng giao, hay kể chuyện cổ tích và hát ru giúp trẻ cảm nhận đ-ợc vần, nhịp trong tiếng Việt. Đó là ph-ơng tiện phát triển ngôn ngữ và văn hóa dân gian hiệu quả mà chẳng tốn kém gì. Bố mẹ chỉ cần bỏ chút thời gian s-u tầm và học một vài bài hát ru, đồng giao hoặc những câu chuyện cổ tích ngắn để kể cho trẻ. Cách làm này rất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ. Tr-ớc mỗi giấc ngủ, điều thú vị và dễ đ-a trẻ vào giấc ngủ ngon là câu hát ru và những câu chuyện cổ tích.

Hát ru mang theo những giá trị văn hóa của loài ng-ời, lần đầu tiên đ-ợc chính mỗi ng-ời mẹ đem lại cho đứa con của mình. Đối với trẻ, đ-ợc nghe mẹ hát ru là một niềm vui không gì so sánh đ-ợc, bởi hoạt động hát ru mang tính tích hợp cao; bao hàm trong đó nhiều mặt: giáo dục, nghệ thuật, dinh d-ỡng…Trong tiếng hát ru có cả mùi vị của dòng sữa thơm lành; có những lời nói nựng, có sự vỗ về nhịp nhàng, êm ái và có âm thanh ngọt ngào của lời ca…

Còn qua truyện cổ tích, trẻ sẽ tiếp thu đ-ợc nhiều cách ứng xử thấm đ-ợm tình ng-ời một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, không có một bài giảng đạo đức nào có thể sánh đ-ợc. Bố mẹ có thể nói thật nhiều, thật kĩ về lòng yêu th-ơng kính trọng của con cái với ông bà, cha mẹ nh-ng ch-a thể khẳng định đ-ợc con trẻ sẽ ngồi yên nghe, hoặc nhớ đ-ợc. Thế nh-ng khi cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích có những nhân vật hoàng tử, công chúa, ng-ời tốt, kẻ xấu…với những bài học giáo dục thì trẻ lại hào hứng và dễ dàng tiếp thu hơn. Cùng với những cách ứng xử đẹp, những cách giải quyết thông minh mang bản sắc văn hóa dân tộc là khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh và hiệu quả.

Vì vậy, gia đình nên sử dụng những câu hát ru và truyện cổ tích vào việc chăm sóc giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả , hình thành và củng cố ở trẻ những phong cách ngôn từ nghệ thuật. Việc hát ru và kể chuyện cũng nh- đọc thơ cho trẻ nghe cần tiến hành th-ờng xuyên và cố định, thời điểm phù hợp nhất là tr-ớc khi trẻ đi ngủ. Giọng kể, giọng hát của cha mẹ cần nhẹ nhàng, ân cần; kèm theo đó là một chút thời gian để trò chuyện với trẻ về nội dung truyện, đặc điểm và tính nết nhân vật; h-ớng trẻ vào những hành động tốt, tích cực khi trẻ đã thuộc câu chuyện, có thể khuyến khích trẻ kể lại cùng bố mẹ nhằm giúp trẻ phát triển trí nhớ và ngôn ngữ…

Kết luận Và Kiến nghị 1. Kết luận

Giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé. Gia đình là môi tr-ờng giao tiếp đầu tiên và có ý nghĩa sâu sắc của trẻ. Cha mẹ vừa là cô giáo dạy trẻ học nói vừa là bạn giao tiếp trò chuyện với trẻ. Trong quá trình chăm sóc dạy dỗ trẻ 3 tuổi các bậc phụ huynh cần phải chú trọng sâu sắc vào vấn đề ngôn ngữ của trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý và t- duy của trẻ…

Về mặt nhận thức, hầu hết các bậc phu huynh đã có nhận thức đúng đắn về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi cũng nh- tầm quan trọng của giáo dục gia đình và hiệu quả của nó trong công việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có nhiều bố mẹ đã biết sử dụng các ph-ơng pháp, đa dạng, phong phú, dành thời gian tối đa cho việc dạy con học nói với tinh thần, ý thức cao. Cụ thể:

- - Thứ nhất: Phần lớn các bậc phụ huynh đã sắp xếp quỹ thời gian trò chuyện cùng con. Lắng nghe trẻ nói và trình bày suy nghĩ với một thái độ hào hứng, khích lệ. Cha mẹ sẵn sàng giải thích cho trẻ những băn khoăn, thắc mắc. Những câu chuyện của con đ-ợc bố mẹ đánh giá rất cao bởi nó chính là ph-ơng tiện để trẻ phát triển ngôn ngữ của mình, trẻ nói càng nhiều ngôn ngữ càng tăng cũng nh- khả năng phát âm của trẻ sẽ hoàn thiện hơn. Vì thế bố mẹ sẽ luôn động viên trẻ kể lại những câu chuyện hoặc những điều thú vị mà trẻ nhìn thấy, biết đ-ợc. Trong quá trình đó, bố mẹ sẽ kịp thời sửa chữa và uốn nắn những lỗi sai trong phát âm của trẻ. Việc khuyến khích trẻ trình bày, diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói cũng hết sức quan trọng; vì vậy nhiều phụ huynh đã có cách xử lý khéo kéo đối với con khi trẻ nũng nịu, khóc vòi…

- Thứ hai: Trong giao tiếp hằng ngày, các bậc phụ huynh đã ý thức đ-ợc rằng lời ăn tiếng nói, cách c- xử của ng-ời lớn sẽ là bài học để cho con trẻ bắt ch-ớc theo. Cho nên đa số các bậc phụ huynh sẽ c- sử giao tiếp đúng mực, lịch sự tr-ớc mặt con trẻ. Khi trẻ có biểu hiện của nói tục chửi bậy, bố mẹ kịp

thời uốn nắn, sửa chữa cho trẻ, giải thích giúp trẻ rằng nói nh- thế là không ngoan, là ch-a đáng yêu…

- Thứ ba: Nhiều bậc phụ huynh biết cách sử dụng những bài hát ru và những câu chuyện cổ tích vào quá trình chăm sóc dạy dỗ trẻ; đặc biệt là quá trình dạy trẻ học nói. Những bài hát ru, những câu chuyện không chỉ giúp ng-ời lớn dỗ dành trẻ dễ ngủ mà còn cung cấp, hình thành cho trẻ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và nhân văn, nhân đạo của dân tộc…

- Thứ t-: Đa số các gia đình đã có sự thống nhất quan điểm và ph-ơng pháp của các thành viên gia đình trong việc dạy con học nói. Đây là một cách làm hiệu quả, bởi trẻ sẽ có điều kiện phát triển ngôn ngữ đúng h-ớng và toàn diện. Trẻ đ-ợc sống trong môi tr-ờng gia đình tràn đầy tình yêu th-ơng và sự chăm sóc của mọi ng-ời nh-ng không vì thế mà nó đ-ợc nuông chiều, c-ng nịnh quá mức…

Bên cạnh những gia đình đã nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi và vai trò của giáo dục gia đình, vẫn có các bậc phụ huynh ch-a thực sự hiểu rõ hoặc ch-a quan tâm đúng mức đến con trẻ ở giai đoạn 3 tuổi- giai đoạn mà ngôn ngữ đạt tốc độ phát triển rất mạnh. Vì thế dẫn đến nhiều hạn chế, khó khăn trong việc dạy con học nói. Các bậc phụ huynh này đánh giá quá cao vai trò của tr-ờng lớp và cô giáo nên không ý thức đ-ợc vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của mình. Họ ch-a biết cách sắp xếp thời gian để trò chuyện, giao tiếp với con cũng nh- không để ý đ-ợc con mình nói gì, băn khoăn gì…và còn nhiều hạn chế khác khiến cho ngôn ngữ của trẻ phát triển không đúng cách, ch-a đạt hiệu quả tích cực, toàn diện.

2. Kiến nghị

Độ tuổi mẫu giáo là thời điểm quan trọng trong quá trình lớn lên và tr-ởng thành của trẻ. Đặc biệt với trẻ 3 tuổi khả năng ngôn ngữ đang đ-ợc hình thành, phát triển và củng cố với tốc độ rất nhanh. Gia đình chính là

tr-ờng học đầu tiên có vai trò và ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ ở độ tuổi này. Chính vì vậy sự phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện, chính xác và khoa học trong t-ơng lai phụ thuộc rất nhiều vào cách thức, biện pháp giáo dục của gia đình ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói.

Đối với gia đình: Các gia đình cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ đặc điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi, đồng thời hiểu đ-ợc ý nghĩa và vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ đó có những biện pháp, ph-ơng pháp chăm sóc dạy dỗ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ học nói, tập nói tiếng mẹ đẻ một cách mạch lạc và toàn diện.

Đối với nhà tr-ờng: Đặc biệt là các cô giáo mầm non cần th-ờng xuyên trao đổi tình hình của trẻ ở lớp với các bậc phụ huynh, tổ chức h-ớng dẫn tuyên truyền, cung cấp tài liệu, các loại sách nuôi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ đến tay phụ huynh nhằm trang bị và nâng cao nhận thức của họ về vai trò của giáo dục gia đình đến sự phát triển chung của trẻ.

Đối với xã hội: Quan tâm hơn nữa đến chất l-ợng giáo dục mầm non, phát triển kinh tế gia đình. Để các gia đình có điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục học

mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Phạm Khắc Ch-ơng (1998), Giáo dục gia đình, NXB Đại học s- phạm 3. Ngô Công Hoàn (1993), Giáo trình giáo dục gia đình, NXB Giáo dục 4. Nguyễn Xuân Khoa (2001), Ph-ơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo, NXB Đại học s- phạm

5. Vũ Mạnh Quỳnh (2006), T- vấn ứng xử với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Đinh Hồng Thái (2003), Ph-ơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em, NXB Đại học s- phạm

7. Nguyễn ánh Tuyết (2005), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học s- phạm

8. Nguyễn ánh Tuyết (2007), Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Đại học s- phạm 9. Tạp chí Giáo dục mầm non số 3 / 2006 10. Tạp chí Giáo dục mầm non số 5 / 2007 11. Tạp chí Giáo dục mầm non số 4 / 2008 12. Tạp chí Yêu trẻ số 325, tháng 5 / 2007 13. Tạp chí Yêu trẻ số 421, tháng 10 / 2007     

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)