Làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc, ấn t-ợng

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 59 - 61)

Trẻ học nói trong quá trình trình tiếp xúc với mọi ng-ời, với đồ dùng, đồ chơi, con vật, cây cối, thiên nhiên xung quanh. Trẻ giao tiếp nhiều, môi tr-ờng sống mở rộng thì càng biết nhiều từ, biết cách diễn đạt tên gọi và quan hệ giữa các sự vật, hiện t-ợng xunh quanh trẻ.

Đồng thời trẻ đ-ợc giao tiếp với nhiều ng-ời, đi nhiều nơi, xem nhiều thứ thì cuộc sống sẽ khơi gợi, kích thích nhu cầu giao tiếp ở trẻ. Trẻ sẽ nói, sẽ kể những điều nghe thấy cho bố mẹ nghe. Bố mẹ có thể nhân cơ hội này h-ớng

dẫn trẻ diễn đạt bằng ngôn ngữ mạch lạc; sử dụng và rèn luyện các từ mới; thể hiện với giọng diễn cảm với các cấu trúc ngữ pháp và cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Trong đời sống th-ờng ngày, tr-ớc mỗi sự vật hiện t-ợng, bố mẹ nên tập cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau của cuộc sống nh- tiếng chim hót, tiếng n-ớc chảy, tiếng m-a, tiếng gió thổi, tiếng xe chạy, tiếng máy bay, tiếng ng-ời rao bán hàng và cả tiếng hát…Sau đó yêu cầu trẻ nói lại cho cha mẹ biết trẻ đã nghe thấy tiếng gì, cái gì? Để làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc, ấn t-ợng, các bậc phụ huynh nên dành thời gian nhất định để đ-a trẻ đi chơi hàng tuần.

3.4. Đọc sách cùng trẻ

Thực tế cho thấy khi trẻ 3 - 4 tuổi tuy ch-a biết chữ nh-ng bé đã thích cầm sách, lật giở các trang, chăm chú nhìn, chỉ vào tranh vẽ; trẻ cũng có thể chỉ vào chữ rồi nói một mình hoặc với người lớn, giả vờ “đọc”. Theo nhiều nhà khoa học và giáo dục, các bậc phụ huynh nên cho bé đọc sách từ nhỏ bởi đọc sách cùng ng-ời lớn giúp bé mở mang hiểu biết về thế giới xung quanh, tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, quan sát theo tranh, làm giàu tiếng mẹ đẻ. Đồng thời bé biêt cách bày tỏ ngôn ngữ. Đọc sách cùng cha mẹ còn giúp bé cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh, ngôn từ và cách ứng xử. Đặc biệt, việc đọc sách từ nhỏ tạo cơ hội thuận tiện cho bé dễ dàng làm quen với chữ cái sau này. Qua tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ, chúng tôi đ-ợc biết bé rất thích những cuốn sách có tranh vẽ sinh động, màu sắc. Vì thế các phụ huynh nên chọn sách có màu t-ơi sáng, rực rỡ; sách có chữ cỡ to rõ ràng; tránh chọn những sách có tranh vẽ kinh dị, màu sắc u tối, chữ quá bé. Về nội dung sách cha mẹ nên chọn loại sách có nội dung đơn giản, lành mạnhvà dễ hiểu với bé. Bé rất thích những cuốn sách kể về thế giới xung quanh, tự nhiên gần gũi; đó là những ng-ời thân, đồ vật, nghề nghiệp, những ph-ơng tiện giao thông, cây cối, con vật, hiện t-ợng tự nhiên.

Trong quá trình đọc sách cùng con, cha mẹ nên h-ớng dẫn bé cách sử dụng sách đúng cách, hiểu nội dung câu chuyện. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách giúp bé hiểu nghĩa của từ, làm phong phú và tích cực hóa vốn từ, kể chuyện mạch lạc. Cho bé xem tranh, dựa vào cốt chuyện đã nghe để đoán nghĩa của từ, khuyến khích bé kể lại mạch lạc câu chuyện theo tranh hoặc theo trí nhớ với những từ riêng của mình. Bố mẹ cũng có thể khuyến khích, gợi ý trẻ tự kết thúc câu chuyện theo những cách khác nhau và đặt tên cho câu chuyện.

Các bậc phụ huynh cần l-u ý thời gian đọc sách cho bé, nên sắp xếp và chọn thời điểm thuận lợi nhất định trong tuần bởi những khoảng thời gian đọc sách đ-ợc ấn định sẽ tạo thành thói quen tốt. Nó giúp con trẻ chờ đợi việc đọc sách nh- một niềm vui.

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 59 - 61)