Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Trên thực tế, đa số các bậc phụ huynh đều bận rộn với công việc làm ăn kinh doanh với mục đích kiếm tiền để lo cho gia đình, con cái một cuộc sống đầy đủ về vật chất. Nh-ng không nên vì thế mà bỏ qua thời gian chăm sóc với con cái đặc biệt là thời gian trò chuyện với trẻ. Trẻ 3 tuổi có nhu cầu giao tiếp với ng-ời lớn rất cao, trẻ có thể nói suốt ngày; chủ đề của trẻ cũng rất phong phú và đa dạng. Khi bố mẹ lắng nghe và đáp lại câu chuyện của con sẽ kích thích, khích lệ khả năng ngôn ngữ của trẻ; trẻ sẽ thích nói nhiều hơn, cũng qua

đó bố mẹ và mọi ng-ời trong gia đình có thể kịp thời phát hiện ra những lỗi sai trong phát âm của trẻ để uốn nắn và chỉnh sửa.

Bố mẹ có thể hỏi bé những hoạt động bé thực hiện đ-ợc sau một ngày bố mẹ đi làm việc và trở về nhà. Bố mẹ có thể gợi ý để bé chia sẻ thời gian biểu của bé vào ngày hôm sau.

Chẳng hạn: “Hôm nay ở lớp con học đ-ợc những gì? Con có nói chuyện với bạn Trà Giang (bạn thân của bé ở lớp) không?”

Trong quá trình trò chuyện với bé, phụ huynh cũng có thể tìm hiểu và chuẩn bị tr-ớc một số trò chơi nh- đoán chữ, đoán tên đồ vật hoặc miêu tả đặc điểm của đồ vật; khuyến khích và h-ớng dẫn trẻ cùng tham gia với bố mẹ hoặc anh chị như: “Đố con biết con vật gì thường kêu meo meo?”; “Quả bóng này trông như thế nào?”…

Những ng-ời th-ờng xuyên trò chuyện với trẻ cũng có thể gợi ý để bé biết cách đố lại mình để câu chuyện diễn ra vui vẻ, sôi nổi hơn. Đây là một hoạt động đơn giản nh-ng lại có tác dụng giúp bé tăng c-ờng trí nhớ, nhận biết đồ vật xung quanh và hứng thú khi trao đổi cùng cha mẹ.

Trẻ mẫu giáo rất thích các trò chơi, vì thế bố mẹ nên dành thời gian để chơi trò đóng kịch, phân vai - một trò chơi có tác dụng to lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Ví dụ: Mẹ cùng bé chơi trò đồ hàng. Bố và bé chơi trò chơi xây dựng …

Với mỗi tình huống cha mẹ có thể gợi ý để bé tự đóng vai nhân vật yêu thích, bàn bạc tr-ớc với con về tiến triển của câu chuyện.

Với trẻ lên 3 tuổi, các bậc phụ huynh cũng có thể trò chuyện với con về các ch-ơng trình tivi hay về bất kì một bộ phim nào mà nó từng xem. Theo đó, trẻ có thể kể lại về cảnh trí hay nhân vật trong phim. Tuy nhiên đây là một cách làm khó, để đạt hiệu quả nh- ý, đòi hỏi cha mẹ phải có sự tìm hiểu tr-ớc

và xác định đ-ợc những điều cần trò chuyện với trẻ, tránh rơi vào tình trạng trò chuyện lan man không ý nghĩa…

Một cách làm khác trong ph-ơng pháp này đó là cha mẹ nên nói chuyện với con ngay khi mình đang làm việc gì cần trẻ chú ý để tăng vốn từ vựng bằng cách mô tả kĩ nh-: “Mẹ đang giặt quần áo vì chúng bị bẩn khi chúng ta làm cỏ v-ờn sáng nay. Mẹ dùng xà phòng để giặt; sau đó giũ sạch với n-ớc và phơi khô, phải làm thế thì con mới có quần áo sạch đẹp để mặc…”

Khi mẹ làm bếp cũng là một cơ hội để dạy con học nói, mẹ nên nói luôn công dụng của mỗi loại đồ vật khi dạy con tên đồ vật đó. Yêu cầu trẻ chỉ tay vào chậu rửa, xoong nồi, ngăn cất giữ đồ ăn, ngăn làm đá trong tủ lạnh…Sau một tuần bố mẹ nên làm lại t-ơng tự với các phòng, các đồ vật khác.

3.2.Tạo điều kiện cho trẻ bắt ch-ớc tiếng nói của ng-ời lớn

Khi nói cần sử dụng từ đúng, cố gắng dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh. Ví dụ: “Con nhìn kìa, hoa đẹp quá”; hay “Chim hót líu lo”.

Tránh nói ngọng, nói nhanh quá để trẻ nghe rõ, phát âm chính xác, giọng nói diễn cảm, nhẹ nhàng âu yếm khi nói với trẻ; không nói những lời thô tục, cộc lốc và nói trống không. Cha mẹ không nên cãi nhau tr-ớc mặt con trẻ bởi trẻ sẽ bắt ch-ớc một cách vô ý thức tất cả những lời nói của ng-ời lớn.

Cha mẹ nên biến các ngôn từ giao tiếp hàng ngày nh- cảm ơn, xin lỗi, chào, chúc…thành phản xạ nói tự nhiên của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo dục gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)