Nhưng đa số các tác giả quan tâm nghiên cứu đến những vấn đề khái quát mang tính chất định hướng về tự học, hoặc nêu ra “một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán cho học sin
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN Đ Ề TÀI:
a) Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập, nền chính trị - kinh tế trong nước đang thu hút sự tín nhiệm, đầu tư của các nước trên thế giới Trước tình hình
đó, nền giáo dục nước nhà cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ : “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ”
Nhưng đa số chúng ta chỉ quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên, ít nhắc đến người học phải biết cách học như thế nào để trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh vẫn có thể học được, học tốt và học suốt đời
Vì vậy Nghị quyết Trung Ương IV khoá VII đã khẳng định: “Phải khuyến khích tự học” phải “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” Sau đó Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII nhấn mạnh lại : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên Đại học”
Và Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã qui định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Từ đó, ta thấy năng lực tự học là một phẩm chất tốt, rất quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình học tập của học sinh phát triển lâu dài Đồng thời nó còn là cơ sở, là động lực thúc đẩy các em tích cực, tự giác và tư duy sáng tạo Biết cách tự học giúp các em có hứng thú và sự đam mê tìm tòi để tự chiếm lấy tri thức, tự phát triển
Trang 2b) Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học:
Hiện nay, vấn đề tự học ở trường phổ thông được nhiều người quan tâm, tiêu biểu có các tác giả như: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Bá Kim, Bùi Văn Nghị, Lê Hiển Dương, Phạm Đình Khương, Nhưng đa số các tác giả quan tâm nghiên cứu đến những vấn đề khái quát mang tính chất định hướng về tự học, hoặc nêu ra “một số giải pháp nhằm phát triển năng lực
tự học Toán cho học sinh trung học phổ thông qua việc dạy một chủ đề” [6], hoặc chỉ “hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán cao đẳng” [7] mà chưa có nghiên cứu nào viết về rèn luyện năng lực tự học cho học sinh qua việc tiếp cận một quan điểm dạy học nào đó Chẳng hạn quan điểm kiến tạo hoặc quan điểm giải quyết vấn đề hoặc quan điểm khám phá…
Vì vậy, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề rèn luyện năng lực tự học toán cho học sinh qua việc tiếp cận quan điểm kiến tạo
c) Đặc biệt thực tế dạy - học hiện nay ở Quảng nam, bên cạnh các ưu điểm
về môi trường và các phương tiện hiện đại “có” hỗ trợ việc dạy học (không nhiều) vẫn còn một số khuyết điểm tồn tại khá lâu nhưng cần khắc phục Đó
là : Chất lượng giáo dục vẫn còn chạy theo thành tích lãng quên mục đích dạy học đã đặt ra của Bộ giáo dục hoặc giáo viên dạy nhồi nhét, áp đặt tạo khuôn mẫu sẵn theo kiểu chỉ đọc, giải thích, chứng minh sau đó ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm mà chưa quan tâm dạy cho các em “ học cách tự học ’’ ngay ở lớp
Hơn nữa, bản thân các em lại chịu sự tác động của xã hội và phụ huynh là học thật nhiều, học thêm học kèm thật nhiều để có kiến thức khoa học thi đỗ vào Đại học nên phần nào hạn chế tự do và có thời gian để các em tự học , tự đọc và “ tự tư duy”
d) Ngoài ra, do thời lượng ở lớp ít nên giáo viên khó tổ chức cho học sinh
tự học, tự nghiên cứu và trao đổi tại chỗ với bạn bè ngay tại lớp
Trang 3Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là dạy học như thế nào đó để tạo điều kiện học sinh được hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giác, tích cực,
tự chiếm lĩnh trí thức để phát triển tư duy chính các em
Chính những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Các giải pháp rèn luyện năng lực tự học Toán cho học sinh thông qua việc tiếp cận quan điểm kiến tạo (thể hiện qua dạy học Toán lớp 10 - THPT)”
2 MỤC Đ ÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề xuất các giải pháp nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học kiến tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Toán Để làm được việc đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cấu trúc của năng lực tự học Toán, lý thuyết dạy học kiến tạo, đặc biệt là tác động của dạy học kiến tạo đến
kỹ năng tự học của học sinh trong dạy học Toán lớp 10 ở THPT
3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu quán triệt được các thành tố của năng lực tự học, đồng thời căn cứ vào mục tiêu của dạy học Toán ở lớp 10 phổ thông hiện nay thì có thể đề xuất được các giải pháp có luận cứ khoa học, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả góp phần rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học Toán lớp 10
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu cấu trúc năng lực học tập, năng lực tự học, các vấn đề của quan điểm dạy học kiến tạo và cách tiếp cận quan điểm này
- Nghiên cứu khả năng dạy học rèn luyện các năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học theo quan điểm kiến tạo
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 10 – THPH
- Nghiên cứu thực trạng dạy học Toán ở Quảng Nam theo góc độ dạy cách
tự học Từ đó, đề xuất một số giải pháp và biện pháp thực hiện các giải pháp
đó để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua tiếp cận quan điểm kiến tạo trong dạy học Toán lớp 10 - THPT)
Trang 4- Thiết kế giáo án và tổ chức thực nghiệm sư phạm vận dụng một số giải pháp dạy tự học toán ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở đó, có thể kết luận những giải pháp, biện pháp có khả năng thực thi hơn để cải tiến phương pháp dạy học phục vụ công tác đào tạo
5 Đ ỐI T Ư ỢNG NGHIÊN CỨU:
Năng lực tự học toán của học sinh lớp 10 khi vận dụng dạy tự học Toán theo quan điểm kiến tạo
6 PH ƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1 Nghiên cứu lý luận:
Các sách, tạp chí, các công trình Luận án nghiên cứu sinh, Cao học viết về
tự học; Các quan điểm về phương pháp đổi mới dạy học Toán
6.2 Điều tra thực tiễn:
- Tìm hiểu thực trạng về vấn đề dạy tự học ở một số trường THPT tại Quảng Nam thông qua phỏng vấn giáo viên, điều tra học sinh, nhất là dự giờ
để giải quyết vấn đề
- Trao đổi, chọn lọc kinh nghiệm của một số giáo viên khác và của bản thân về vấn đề tự học
6.3 Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính
khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất nhằm rèn luyện năng lực tự học toán cho học sinh
7 DỰ KIẾN CÁC Đ ÓNG GÓP CỦA LUẬN V Ă N:
a) Về mặt lý luận:
Tổng kết hệ thống lại những năng lực tự học của học sinh
b) Về mặt thực tiễn:
- Đề xuất các giải pháp nhằm rèn luyện năng lực tự học môn toán cho học sinh lớp 10
- Đưa ra một số phương án về dạy tự học toán ở phổ thông tại Quảng Nam
Trang 58 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :
1 Tại sao phải nghiên cứu dạy cách tự học cho học sinh ?
2 Có thể tiếp cận quan điểm kiến tạo để giáo dục cho học sinh những năng lực tự học hay không ?
3 Trong điều kiện dạy học Toán hiện nay ở lớp 10, trường phổ thông có thể đưa ra những giải pháp nào thích hợp cho việc dạy tự học cho học sinh ?
9 CẤU TRÚC LUẬN V Ă N :
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Giả thuyết khoa học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Đối tượng nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Dự kiến các đóng góp của luận văn
8 Câu hỏi nghiên cứu
NỘI DUNG Ch
ươ ng 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1 Một số khái niệm cơ bản
2 Các năng lực tự học đã được các tác giả tổng kết
3 Quan điểm dạy học kiến tạo – cách tiếp cận quan điểm này
4 Thực trạng dạy học Toán hiện nay ở Quảng Nam
5 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 10 - THPT
6 Kết luận chương 1
Ch
ươ ng 2 : Các giải pháp về rèn luyện năng lực tự học qua việc tiếp cận quan điểm kiến tạo thông qua dạy học Toán lớp 10 - THPT.
2.1 Các cơ sở căn cứ để đề xuất giải pháp.
2.2 Đề xuất các giải pháp về rèn luyện năng lực tự học.
Trang 62.2.1 Giải pháp 1: Tạo động cơ cho hoạt động học tập của học
sinh
2.2.2 Giải pháp 2: Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ và loại
hình tư duy phù hợp năng lực tự học của học sinh
2.2.3 Giải pháp 3: Rèn luyện các kỹ năng học tập cơ bản phù
hợp với tự học
2.3 Các biện pháp thực hiện các giải pháp ở lớp 10 trường THPT.
2.3.1 Giải pháp 1: Tạo động cơ cho hoạt động học tập của học
sinh.
2.3.1.1 Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.1.2 Biện pháp 2: Tạo niềm tin vào năng lực học tập cho
học sinh
2.3.1.3 Biện pháp 3: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu tự
học
2.3.2 Giải pháp 2: Rèn luyện kỹ năng vận dụng và một số hoạt động trí tuệ phù hợp năng lực tự học của học sinh.
2.3.2.1 Biện pháp 1: Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ cơ bản
cho học sinh
2.3.2.3 Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
sẵn có để chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết các vấn
đề trong học tập toán
2.3.3 Giải pháp 3: Rèn luyện các kỹ năng học tập cơ bản phù hợp với tự học.
2.3.3.1 Biện pháp 1: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, ghi chép 2.3.3.2 Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ tri thức toán 2.3.3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo
2.3.3.4 Biện pháp 4: Hướng dẫn tự đặt câu hỏi và cách thức trả
lời câu hỏi
2.4 Kết luận chương 2.
Trang 7ươ ng 3 : Thực nghiệm sư phạm.
3.1 Mục đích thực nghiệm.
3.2 Nội dung thực nghiệm.
3.3 Tổ chức thực nghiệm.
3.4 Kết luận chung về thực nghiệm.
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo
Trang 8TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Vũ Dương Thụy: Phương pháp dạy học môn Toán - NXB Giáo dục (năm 1992)
[2] Đào Tam: Rèn luyện cho học sinh phổ thông một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức trong dạy học Toán tạp chí giáo dục số 165 Kỳ 2 -6/2007
[3] Trần Vui: Dạy và học có hiệu quả môn Toán theo những xu hướng mới - Bài giảng dành cho học viên cao học khoá 15 - ĐHSP Huế (2006) [4] Đặng Thành Hưng (Tổng luận): Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 1994
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tìm hiểu luật Giáo dục 2005 – NXB Giáo dục
[6] Phạm Đình Khương: Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán của học sinh THPT - Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Chiến lược và chương trình Giáo dục, Hà Nội, 2006
[7] Lê Hiển Dương: Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Toán hệ Cao đẳng sư phạm - Luận án Tiến sĩ Giáo dục, trường Đại học Vinh, 2006
[8] Cao Thị Hà: Dạy học một số chủ đề hình học không gian (Hình học 11) theo quan điểm Kiến tạo - Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Chiến lược
và chương trình Giáo dục – Hà Nội 2006
[9] Dự án đào tạo giáo viên – THCS: Dạy học sinh tự lực tiếp cận kiến thức Toán học – Tài liệu thí điểm, Hà Nội – 2005
[10] G.Polia: Toán học và những suy luận có lý, Quyển I - Tập II (in lại lần thứ ba), Người dịch: Hà Sĩ Hồ, Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, NXB Giáo dục 1977