Tuy nhiên, đi cùng với những ưu thế đó nó đã bộc lộ một số nhược điểm như: khả năng ứng dụng thực tiễn thấp, ít phát huy được tính tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo của người học,
Trang 11 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trào lưu đổi mới phương pháp dạy học không ngừng phát triển Vì vậy, một vấn đề đặt ra là các trường phổ thông phải dần dần quán triệt các tư tưởng của lí luận dạy học hiện đại vào dạy học toán
Trong xã hội ngày nay mỗi con người khi trưởng thành đều là sản phẩm của một nền giáo dục Như vậy, để đào tạo được những con người có năng lực trí tuệ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hợp tác và cạnh tranh, có khả năng thay đổi nghề nghiệp, có tính độc lập, giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái; đặc biệt là đào tạo con người có khả năng học tập suốt đời thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là điều tất yếu, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, mặt kia nó phù hợp với quan điểm của triết học Mác – Lênin và tâm lí học hiện đại về phát triển con người
Trong quá trình phát triển của các phương pháp dạy học truyền thống, ưu thế đặc biệt của nó là trang bị cho người học kiến thức có hệ thống, đầy đủ, chặt chẽ, hàn lâm Tuy nhiên, đi cùng với những ưu thế đó nó đã bộc lộ một số nhược điểm như: khả năng ứng dụng thực tiễn thấp, ít phát huy được tính tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo của người học, người học ít được tự hoạt động kiến tạo tri thức cho riêng mình; thầy giáo truyền thụ tri thức cho học sinh, học sinh ghi chép và thực hành một cách máy móc,… Do đó, nó làm cho người học bị lệ thuộc và thiếu khả năng giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia trong khối APEC, trong đó có Việt Nam đã đề xuất một số xu hướng dạy học như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, lý thuyết tình huống, dạy học chương trình hoá, dạy học phân hoá, sử dụng thành tựu của công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông như là công cụ dạy học…Tất cả những xu hướng trên là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập Người học được
Trang 2đặt trong những tình huống có vấn đề, ở đó họ được hoạt động nhiều nhất để phát huy tối đa vai trò của mình
Đi cùng với các xu hướng đó là sự ra đời của lý thuyết kiến tạo (LTKT) về học tập, nó xuất phát từ một số nghiên cứu của nhà tâm lý học J Piaget về quá trình nhận thức LTKT nhằm trả lời câu hỏi: Con người học như thế nào? “Về cơ bản lý thuyết này cho là việc học gắn liền với sự tương tác giữa hai yếu tố sau: Những sơ
đồ tri thức của người học, và những tri thức mới Sự tương tác gắn liền với hai quá trình đồng hoá và điều ứng có liên hệ nội tại sau đây:
Đồng hoá Nếu gặp một tri thức mới nhưng tương tự với cái đã biết, thì tri thức này
có thể kết hợp trực tiếp vào trong một sơ đồ nhận thức đang tồn tại mà nó rất giống với tri thức mới
Điều ứng Đôi khi một tri thức có thể hoàn toàn trái ngược với những sơ đồ nhận
thức đang có (cũ) Những sơ đồ hiện có được THAY ĐỔI để tương ứng với những thông tin trái ngược đó (kiến thức đã có không bao giờ bị xoá đi)”(dẫn theo Trần Vui trong “Dạy học hiệu quả môn toán theo xu hướng mới”) LTKT cho rằng “ tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức, chứ không phải được tiếp thu một cách thụ động từ môi trường bên ngoài” và “nhận thức là quá trình thích nghi và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi người Nhận thức không phải
là khám phá một thế giới độc lập đang tồn tại bên ngoài ý thức chủ thể”
Từ những lập luận trên ta thấy rằng LTKT đề cao vai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình học tập Nó không thừa nhận sự áp đặt và truyền thụ một chiều từ người dạy Đồng thời nó cũng cho rằng nhận thức là quá trình biến đổi nội tại cá nhân; những kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học là cơ sở, nền tảng cho việc kiến tạo tri thức mới
Theo quan điểm trên của LTKT về “người học” và “nhận thức của người học” ta thấy rằng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng ở các trường phổ thông Việt Nam cần phải tiếp cận theo quan điểm này
Hiện nay trên thế giới LTKT đang là vấn đề thu hút được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trong đó có thể nói đến:
Trang 3Cobb, Wood, Yackel (1990 - 1991) với công trình nghiên cứu “Problem Centered Mathematics Project”(“Dự án toán học lấy vấn đề làm trung tâm”) Họ cho rằng: (1) những vấn đề tốt nhất không đến từ giáo viên mà được nảy sinh từ những cố gắng của học sinh khi giải quyết những vấn đề toán học hoặc từ những cuộc thảo luận với những người khác; (2) bằng cách khác nhau học sinh được khuyến khích sử dụng những gì họ biết để giải quyết những gì họ không biết; (3) trong trường hợp tốt nhất, giáo viên nên thiết kế những hoạt động để học sinh giải quyết vấn đề theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ để họ quan sát và trao đổi với nhau Điều này cho phép cả lớp thảo luận những hoạt động này
Kamii(1985 - 1989) với công trình “Contructivist Elementary Mathematics Program”(“Chương trình toán học sơ cấp theo quan điểm kiến tạo”) Cơ sở của nghiên cứu là xậy dựng chương trình toán học theo quan điểm của Piaget Mục đích của nghiên cứu là để khuyến khích học sinh sáng tạo ra cách học và lập luận toán học của riêng họ hơn là ghi nhớ được lí thuyết và viết đúng được câu trả lời Kamii cho rằng: (1) hoạt động được xây dựng để đẩy mạnh việc phát triển sự hiểu biết toán học của học sinh thông qua những tình huống trong cuộc sống hàng ngày Do
đó những trò chơi trong cuộc sống hàng ngày như việc bỏ phiếu, chơi súc sắc, đếm tiền, đếm tổng của 12, 15, 20,… như là nguồn gốc của những kiến thức toán học; (2) giáo viên là người thiết kế những tình huống này và giao cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ, giáo viên là người điều khiển để học sinh:
Chia sẻ các cách giải và chiến lược với cả lớp
Đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của người khác
Khuyến khích sử dụng những gì họ biết để giải quyết vấn đề bằng tính nhẩm tốt hơn việc thao tác trên giấy bút
Tránh những chiến lược hạn chế
Như vậy, trong cả hai nghiên cứu trên các tác giả đều có chung nhận định là việc hiểu biết toán học có thể đưa lại cách để giải quyết vấn đề của học sinh Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Coob và các đồng nghiệp cho rằng: Điều quan trọng là giáo viên và học sinh, và tự học sinh có thể xây dựng những hệ thống kiến thức toán học và những chiến lược giải quyết vấn đề nhưng mỗi học sinh có thể chọn để giữ
Trang 4lại chiến lược có nghĩa nhất đối với mình Trong khi đó Kamii xem sự tương tác trong nhóm nhỏ và việc trao đổi với giáo viên là để khuyến khích sự kiến tạo tri thức mang tính cá nhân Kamii cho rằng sự tranh luận giữa hai người cùng học với nhau dẫn đến việc nghiên cứu lại suy nghĩ của chính mình và thay đổi khi cần thiết
Carpenter cùng các cộng sự như Fennema, Peterson, Chaing và Loef (1989 -1990) với nghiên cứu “Cognitively Guided Instruction Project” (“Dự án chương trình chỉ dẫn nhận thức”) Mục đích của nghiên cứu này là định mức sự hiểu biết của mỗi học sinh và xây dựng chương trình chỉ dẫn dựa trên những gì học sinh biết
và nghĩ Carpenter và các công sự của ông cho rằng: (1) đầu tiên để đánh giá suy nghĩ của học sinh, học sinh cần phải chia sẻ những chiến lược giải quyết của họ với nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc với giáo viên; (2) việc học sinh trình bày quy trình giải quyết vấn đề của họ và lắng nghe chiến lược giải quyết vấn đề của những học sinh khác là cách phổ biến nhất để học sinh chứng minh rằng họ đã hiểu và giải quyết được vấn đề, và từ đó khuyến khích học sinh đi đến những chiến lược giải quyết hiệu quả hơn; (3) trong lớp học, học sinh được tranh luận với nhau về những cách giải quyết khác nhau, thậm chí cả những vấn đề không phải là chủ đề chính; (4) giáo viên chỉ dẫn cả lớp thảo luận, lắng nghe những chiến lược của học sinh và khuyến khích họ sử dụng những chiến lược khác nhau để giải quyết vấn đề hơn là đưa cho họ lời giải
Hiện nay ở Việt Nam việc nghiên cứu các quan điểm của LTKT vào dạy học toán thu hút sự quan tâm của khá nhiều tác giả, trong đó chúng tôi thấy nổi lên một
số tác giả sau: Nguyễn Hữu Châu, Trần Vui, Cao Thi Hà, Trần Thị Tú Anh trong [2], [3], [4], [5], [6], [7], [18] các tác giả đã nêu ra được: (1) cơ sở lí luận của lí
thuyết kiến tạo trong dạy học toán; (2) bản chất của quá trình nhận thức là sự đồng hóa và điều ứng; (3) tất cả các tri thức nhất thiết là sản phẩm của các hoạt động
nhận thức của chính người học; (4) học sinh học toán tốt nhất khi các em được đặt trong môi trường xã hội tích cực Ở đó, các em có khả năng kiến tạo cách hiểu biết
về toán học theo cách riêng của chính mình; (5) học hợp tác được tổ chức nhằm tạo
cơ hội cho học sinh trao đổi, thảo luận cách hiểu và tiếp cận vấn đề riêng của mình; (6) giáo viên là người tạo ra những hoạt động thu hút học sinh tham gia và động
Trang 5viên, khuyến khích các em giải thích, đánh giá, trao đổi, và áp dụng các mô hình toán học cần thiết để xây dựng tri thức mới
Với việc điểm qua một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy dù
có những diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng các tác giả đều nhấn mạnh đến các yếu tố sau:
Người học có vai trò chủ động trong quá trình học tập, cách thức người học xây dựng tri thức toán học cho bản thân
Vai trò xã hội của lớp học là không thể thiếu, sự tương tác trong nhóm nhỏ, tương tác toàn lớp và trao đổi với giáo viên là con đường tốt nhất trong quá trình xây dựng tri thức cho mỗi cá nhân
Giáo viên là người thiết kế những hoạt động và là người tổ chức, điều khiển học sinh trao đổi, thảo luận các hoạt động đó để học sinh bày tỏ quan điểm về vấn đề, từ đó khuyến khích học sinh xây dựng tri thức toán học theo cách riêng của mình
Từ kết luận trên chúng tôi rút ra được rằng các công trình nghiên cứu đều hướng đến việc vận dụng quan điểm của LTKT (từ nay chúng tôi gọi “quan điểm kiến tạo” thay cho “quan điểm của LTKT”) vào thực tiễn dạy học toán, nhưng việc nghiên cứu vận dụng nó vào dạy học những vấn đề cụ thể như dạy học bài tập hình học thì chưa được ai nghiên cứu Trong nội dung một bài học toán sau quá trình kiến tạo tri thức lí thuyết thì bài tập là nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức vừa được kiến tạo Mặt khác, trong dạy học giải bài tập toán việc học sinh tìm tòi, phát hiện lời giải bài toán cũng là cơ hội để kiến tạo kiến thức Bài tập hình học 10 là một nội dung quan trọng của chương trình hình học phổ thông Nếu giáo viên biết thiết kế các kế hoạch dạy học, tổ chức một môi trường học tập tốt thì sẽ khuyến khích các em tích cực, chủ động trong kiến tạo (Kiến tạo theo từ điển tiếng việt là xây dựng nên) kiến thức từ đó mà góp phần phát triển tư duy toán học cho các em
Với những lí do trên chúng tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu là “Vận dụng một
số quan điểm của lí thuyết kiến tạo vào dạy học giải bài tập hình học 10 thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 6Xem xét việc áp dụng các quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong dạy học bài tập hình học 10
Đề xuất một số biện pháp dạy học giải bài tập hình học 10 “thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” nhằm khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi học tập bài tập Từ đó mà tạo cơ hội để phát triển
tư duy toán học cho các em
3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích như trên, nghiên cứu được đề xuất đề trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Áp dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo vào dạy học bài tập hình
học 10 “thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” có hiệu quả như thế nào so với dạy học nó theo phương pháp truyền thống?
Câu hỏi 2: Những biện pháp nào theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo có hiệu
quả cho học sinh khi học tập chủ đề này?
Câu hỏi 3: Sự thích ứng của học sinh khi học tập theo những biện pháp này
thế nào?
4 Giả thuyết khoa học
Nếu luận văn đề xuất được một số biện pháp dạy học giải bài tập hình học 10
“thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” theo quan điểm kiến tạo, thì nó có thể góp phần phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy học
5 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm giúp học sinh kiến tạo kiến thức bài tập hình học
thông qua dạy học chủ đề “vectơ và hệ thức lượng trong các hình”.
6 Thiết kế nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu là xem xét việc áp dụng các quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong dạy học bài tập hình học 10, từ đó đề xuất một số biện pháp dạy học giải bài tập “thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các
hình” nhằm khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi học tập
bài tập Từ đó chúng tôi xác định chọn thiết kế nghiên cứu như sau:
Trang 76.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến LTKT
Nghiên cứu quan điểm của LTKT trong dạy học toán
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình hình học 10
Nghiên cứu các tài liệu về triết học, tâm lí học, giáo dục học, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học,…
6.2 Phương pháp điều tra và quan sát
Điều tra thực trạng dạy và học hiện nay ở một hoặc hai trường ở Tỉnh Đăk Nông Điều tra thực tiễn dạy học theo quan điểm kiến tạo
Quan sát trên bốn đối tượng học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Dưới trung bình Quan sát hoạt động học của học sinh, hoạt động điều khiển của giáo viên
6.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn học sinh bằng bản hỏi
6.4 Phương pháp dạy thực nghiệm
6.3 Đối tượng tham gia nghiên cứu
Người nghiên cứu, giáo viên và học sinh
6.4 Công cụ nghiên cứu
Phiếu theo dõi khi quan sát; bản hỏi trong phỏng vấn; trắc nghiệm; kế hoạch dạy học,…
6.5 Quy trình thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập dữ liệu với các công cụ trên bao gồm:
Phân tích sách giáo khoa và tài liệu liên quan đến đề t
Điều tra về tình hình dạy học ở khối 10 (1-2 trường) như: kết quả học tập, các yếu tố liên quan
Quan sát một số lớp đang học nội dung cần nghiên cứu bao gồm: quan sát quá trình kiểm tra bài cũ, học lí thuyết, học bài tập, làm bài kiểm tra; đặc biệt chú ý đến cách tổ chức, điều khiển của giáo viên, cách học và thái độ học tập của học sinh Hỏi học sinh bằng các bản hỏi chủ yếu về thái độ, phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung môn học
Trang 86.6 Quá trình phân tích dữ liêu
Kết hợp phân tích định tính, định lượng, sử dụng các phần mềm phân tích
7 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên ba đến bốn lớp 10 trong một trường trung học
phổ thông
Về nội dung dạy học chỉ tiến hành trong dạy học giải bài tập “thông qua dạy
học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình”
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức
Chương 2 : Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học giải bài tập hình học lớp 10
“thông qua day học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” theo quan điểm kiến tạo
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm và kết luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức
I Cơ sở lí luận của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức
1 Tâm lí học với sự hình thành LTKT
2 Quan điểm về kiến tạo trong dạy học
2.1 Khái niệm kiến tạo
2.2 Quan điểm về kiến tạo trong dạy học
3 Một số luận điểm của LTKT
4 Các loại kiến tạo trong dạy học
4.1 Kiến tạo cơ bản
4.2 Kiến tạo xã hội
Trang 94.3 Quan điểm vận dụng kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội trong dạy học toán
5 Mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo
5.1 Mô hình dạy học truyền thống
5.2 Mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo
6 Mối liên hệ giữa dạy học theo quan điểm kiến tạo và một số xu hướng dạy học tương thích như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, lí thuyết tình huống, …
II Thực tiễn của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức
1 Thực trạng dạy học toán hiện nay ở trường phổ thông
2 Thực tiễn của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo kiến thức
Kết luận chương 1
Chương 2 Một số biện pháp tổ chức dạy học giải bài tập hình học lớp 10
“thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” theo quan điểm kiến tạo
2.1 Đặc điểm về nội dung các chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong chương trình hình học lớp 10
2.2 Mục đích yêu cầu của việc dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình ở chương trình hình học lớp 10
2.3 Tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo
2.3.1 Một số khái niệm về tổ chức dạy học
2.3.2 Một số yêu cầu trong việc tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo
2.4 Một số biện pháp tổ chức dạy học giải bài tập hình học lớp 10 “thông qua dạy học chủ đề vectơ và hệ thức lượng trong các hình” theo quan điểm kiến tạo 2.4.1 Thiết kế các hoạt động dạy học bài tập phải khai thác triệt để các kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh
2.4.2 Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học theo quan điểm kiến tạo 2.4.3 Tạo môi trường tích cực, hợp tác, cởi mở giúp học sinh khám phá, thảo luận, phản ánh trong quá trình học tập
2.4.4 Thầy phải là người thiết kế những chỉ dẫn và tổ chức, điều khiển học sinh thảo luận nhằm dẫn học sinh đi đến xây dựng tri thức mới nhanh nhất
Trang 102.4.4.1 Tổ chức và điều khiển học sinh thảo luận để đánh giá các dự đoán, nhận định đi đến lựa chọn những dự đoán, nhận định thích hợp nhất
2.4.4.2 Tổ chức và điều khiển học sinh thảo luận để kiểm nghiệm những dự đoán,
nhận định trên, từ đó đi đến xác nhận kiến thức mới
2.4.5 Thầy phải thường xuyên kiểm tra đánh giá và hướng dẫn học sinh tự kiểm, đánh giá kết quả học tập của mình qua từng bài học
Kết luận chương 2
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm và kết luận
1 Mục đích thực nghiệm
2 Tổ chức thực nghiệm
3 Nội dung thực nghiệm
4 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm
5 Kết luận thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN CHUNG