1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự việt nam hiện hành

78 522 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 784,89 KB

Nội dung

Song, so với các nước trên thế giới, hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn mở rộng đối với nhiều tội phạm, cơ chế tổ chức và thi hành từng bước được cải thiện nhưng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

MSSV: 5054810 Lớp: Tư pháp 1 K31

Cần Thơ 11/2008

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm cho thấy hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nói riêng và trong các biện pháp chế tài nói chung Đây là hình phạt đặc biệt không chỉ có tính chất đặc biệt mà cả trình tự, thủ tục thi hành cũng rất đặc biệt Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình được đưa ra tranh luận không chỉ trong các nhà làm luật mà còn là vấn đề được đông đảo nhân dân của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm Tuy nhiên,

do điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc…đều ảnh hưởng nhất định đối với việc quy định và thi hành hình phạt tử hình và những vấn đề khác như: điều kiện, đối tượng, phạm vi, cách thức áp dụng, trình tự thủ tục thi hành…Thậm chí, còn ảnh hưởng đến dư luận về việc hủy bỏ hay duy trì hình phạt tử hình Thực tiễn xét xử áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta cho thấy, mặc dù đã có những thay đổi nhất định theo hướng hạn chế quy định các hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự nhưng mỗi năm vẫn có nhiều Tòa án tuyên án tử hình, bị đưa ra thi hành

và gia tăng số vụ án bị tử hình, tính chất nghiêm trọng của hành vi cũng tăng theo Việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong thời gian qua đã có tác dụng trừng trị, răn đe, phòng ngừa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Song, so với các nước trên thế giới, hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn

mở rộng đối với nhiều tội phạm, cơ chế tổ chức và thi hành từng bước được cải thiện nhưng vẫn có những vướng mắc như: vấn đề tạm hoãn thi hành án, bản án tử hình chậm thi hành, hình thức thi hành án tử hình…gây nhiều khó khăn cho việc giam giữ, quản lý, hình thức thi hành án tử hình gây ra nhiều tranh luận trong dư luận và cả vấn

đề hiến xác cho y học…Tất cả những vấn đề đó là lý do người viết chọn đề tài này nhằm có thể tìm hiểu những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, đưa

ra những quan điểm bổ sung để hoàn thiện cơ chế thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 4

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lí luận chung về hình phạt tử hình, thi hành án tử hình và các quy định của pháp luật liên quan đến hình phạt tử hình và thi hành án tử hình trong pháp luật hình sự Cụ thể là Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 258, Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản liên quan Từ các quy định đó, người viết nghiên cứu các quy định của pháp luật về tử hình được thực thi trong thực tiễn tư pháp ở nước ta Đó là các nội dụng nghiên cứu mà người viết làm

cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo thuận lợi để làm rõ vấn đề tử hình trong quá trình nghiên cứu

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và do giới hạn bởi một số yếu tố khách quan nên trong phần nghiên cứu này, người viết chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản về hình phạt tử hình và hình thức thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam Đồng thời, so sánh vấn đề này với một số nước trên thế giới Từ đó, người viết rút ra được một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa, các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự hiện hành

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, người viết áp dụng các phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình, cùng với phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê, kết hợp với phương pháp đối chiếu với thực tiễn, sưu tầm tài liệu và một số phương pháp khác nhằm làm

rõ những vấn đề cơ bản về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình

5 Kết cấu đề tài

Đề tài được chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Khái quát chung về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam

Chương 2: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình

và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 5

Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hình phạt tử hình

Trong lịch sử phát triển và hình thành pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật hình sự nước ta nói riêng Bộ luật hình sự Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, ổn định và bảo vệ chế độ chính trị, trấn áp tội phạm…Để đạt kết quả đó,

Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các hình phạt nhằm răn đe và trừng trị những kẻ phạm tội, giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội Trong các hình phạt thì hình phạt tử hình ra đời ở nước ta rất sớm từ thế kỉ thứ XI (thời Lý – Trần), được quy định trong Bộ hình thư, Bộ luật Gia long (1815), đều có quy định hình phạt tử hình Tuy nhiên, hình phạt tử hình được quy định trong các Bộ luật hình sự Việt Nam đều không đưa ra một khái niệm nào rõ ràng, mà chỉ đưa ra những dấu hiệu nhất định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tử hình tại Điều 35 như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”

Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “….Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm năm tù,

tù chung thân hoặc tử hình” Để hiểu sâu hơn về hình phạt tử hình, cần nghiên cứu các đặc điểm của hình phạt tử hình sau đây:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 7

Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất Đây là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta Bởi vì, mục đích của hình phạt này là tước bỏ quyền được sống của người phạm tội nhằm loại trừ họ ra khỏi đời sống xã hội Hình phạt tử hình chỉ có tác dụng trừng trị và phòng ngừa chung mà không có tác dụng giáo dục, cải tạo đối với tội phạm bị thi hành hình phạt tử hình Tuy nhiên, không phải hình phạt tử hình mâu thuẩn với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật Việt nam mà nó được thể hiện chung, nghĩa là nó sẽ phòng ngừa, răn đe đối với các tội phạm khác

Là loại hình phạt đặc biệt được áp dụng trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta, chẳng những quy định cụ thể các tội phạm và điều luật (29 tội danh với 30 hành vi phạm tội áp dụng hình phạt

tử hình theo Bộ luật hình sự hiện hành), để Tòa án có thể áp dụng hình phạt tử hình,

mà còn hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng hình phạt này trong những tội đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên, không phải tội phạm nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình, chỉ áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra những hậu quả lớn cho các quan hệ xã hội, ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà được luật hình sự quy định Kể cả trường hợp có đủ các điều kiện nói trên tử hình cũng không phải là hình phạt duy nhất, không được áp dụng phổ biến mà hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng, khi tuyên án, Thẩm phán hay hội đồng xét xử cũng đã xem xét thấy không còn và không thể áp dụng loại hình phạt khác (phạt tiền, phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân…), được quy định trong phần chế tài vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm và người phạm tội không còn khả năng để cải tạo, giáo dục được nữa và cần phải áp dụng hình phạt tử hình để phòng ngừa chung cho các hành vi phạm tội đã và đang diễn ra trong xã hội, thì mới được áp dụng hình phạt tử hình Bên cạnh đó, tính chất hạn chế áp dụng của hình phạt tử hình còn được nghiêm cấm áp dụng với người phạm tội chưa thành niên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, nhằm thể hiện tính nhân đạo về con người của Đảng và Nhà nước ta, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi họ phạm tội Trong những trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 8

sang hình phạt khác nhẹ hơn và mang tính nhân đạo chung của pháp luật Xã hội Chủ nghĩa Nhiều quan điểm khác nhau cho rằng, người phụ nữ khi có thai và nuôi con, cần phải được bảo vệ, người mẹ phạm tội chứ không phải là bào thai phạm tội nên không thể áp dụng hình phạt tử hình đối với bào thai và người mẹ còn phải làm nhiệm vụ thiêng liêng của một người phụ nữ Bên cạnh đó, khi đứa trẻ mới sinh ra mà không có

mẹ, mà ta áp dụng hình phạt tử hình để cướp đi người mẹ của đứa trẻ là trái với nguyên tắc nhân đạo, đạo đức xã hội, quyền cơ bản của con người Vì vậy, luật hình sự quy định thời hạn với phụ nữ đang nuôi con và chuyển hình phạt đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người chưa đầy đủ năng lực chủ thể…thì không áp dụng hình phạt tử hình mà chuyển sang hình phạt khác (tù chung thân) là một quy định tiến bộ, mang đậm tính nhân đạo của Nhà nước ta về con người

Thứ hai, hình phạt tử hình được quy định trong Bộ luật hình sự Hình phạt tử hình nói riêng cũng như các hình phạt khác nói chung, chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự Bởi vì, các hình phạt này thể hiện tính hợp pháp và tính pháp chế của các loại hình phạt Tại Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự…”, còn hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 và được quy định là hình phạt chính Trong từng tội phạm cụ thể được quy định áp dụng hình phạt tử hình, với Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 29 Điều luật áp dụng hình phạt tử hình với các tội danh sau: Tội phản bội tổ quốc ( khoản

1 Điều 78), Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ( khoản 1 Điều 79), Tội gián điệp ( khoản 1 Điều 80), Tội bạo loạn ( khoản 1 Điều 82), Tội hoạt động phỉ (khoản 1, Điều 83), Tội khũng bố (khoản 1, Điều 84), Tội phá hoại cơ sơ vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1, Điều 85), Tội giết người (khoản 1, Điều 93), Tội hiếp dâm (khoản 3, Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3, Điều 112), Tội cướp tài sản (khoản 4, Điều 133), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 4, Điều 139), Tội buôn lậu (khoản 4, Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (khoản 4, Điều 157), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (khoản 3, Điều 180), Tội sản xuất trái phép chất ma túy (khoản 4, Điều 193), Tội tàng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 9

trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4, Điều 194), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 197), Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (khoản 3, Điều 221), Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ( khoản 2, Điều 231), Tội tham ô tài sản (khoản 4, Điều 278), Tội nhận hối lộ (khoản4, Điều 279), Tội đưa hối lộ (khoản 4, Điều 289), Tội chống mệnh lệnh (khoản 4, Điều 316), Tội đầu hàng địch (khoản3, Điều 322), Tội hủy hoại vủ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (khoản 4, Điều 334), Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), Tội chống loài người (Điều 342), Tội phạm chiến tranh (Điều 343)

Thứ ba, tử hình là hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng Vai trò

áp dụng hình phạt tử hình chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng, Tòa án áp dụng trên nguyên tắc nhân danh nhà nước Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt do Tòa án quyết định”, chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên hình phạt tử hình với những căn cứ mà pháp luật quy định Ngoài Tòa án ra, không một cơ quan, tổ chức nào có quyền áp dụng hình phạt tử hình Đây là thẩm quyền đặc biệt của Tòa án nhằm hạn chế sự phụ thuộc của các cơ quan khác khi tiến hành xét xử và tuyên án (theo Hiến Pháp quy định năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật tổ chức Tòa án năm 2001 quy định: “Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Thẩm quyền đặc biệt còn thể hiện ở chổ, ngoài việc Chủ tịch nước xét ân giảm theo quy định của pháp luật thì không cơ quan, tổ chức nào, cá nhân nào có thể miễm hình phạt tử hình do Tòa án tuyên Việc miễn đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền đặc biệt của Tòa án và khi tiến hành phải căn cứ vào các quy định của pháp luật

Thứ tư, hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm Bên cạnh, thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình, chỉ áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm Căn cứ vào Điều 2 Bộ luật hình sự năm

1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Tức là, hình phạt tử hình là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội, trong trường hợp khi người nào đó thực hiện một tội phạm

cụ thể do Bộ luật hình sự quy định là tử hình, thì Tòa án mới có thể quyết định hình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 10

phạt tử hình và hình phạt này chỉ áp dụng với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm Do vậy, hình phạt tử hình không thể được áp dụng đối với thanh viên trong gia đình cũng như với những người thân khác của người phạm tội, ngay cả trường hợp người phạm tội lẩn tránh hình phạt, thể hiện tính chịu hình phạt của cá nhân và tính nhân đạo, tính chính xác của hình phạt tử hình

Thứ năm, hình phạt tử hình có nội dung trừng trị và phòng ngừa Hình phạt tử hình với tính chất là biện pháp hình sự được Nhà nước sử dụng như một công cụ cần thiết, có hiệu quả để trừng trị và phòng ngừa việc phạm tội Về nội dung trừng trị của hình phạt tử hình thể hiện ở chỗ là hình phạt tử hình tước đoạt quyền sống của người phạm tội Tuy nhiên, nội dung trừng trị trong hình phạt tử hình không đồng nghĩa là mục đích áp dụng hình phạt tử hình là để trừng trị, thuộc tính trừng trị của hình phạt tử hình hoàn toàn khác với mục đích trừng trị của hình phạt tử hình Về nội dung phòng ngừa thể hiện ở chỗ hình phạt tử hình tước đoạt tính mạng của người phạm tội, cho nên người phạm tội không còn tồn tại và điều này có nghĩa là phòng ngừa được việc phạm tội của người đó (phòng ngừa riêng) Bên cạnh đó, hình phạt tử hình thường được áp dụng đối với những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, trong các vụ án dư luận đặc biệt quan tâm, do đó tính xã hội và tính thông tin của hình phạt tử hình rất cao Vì vậy, hình phạt tử hình không chỉ có ý nghĩa giáo dục và răn đe đối với những đối tượng hình sự khác (phần nào làm họ từ bỏ hành

vi phạm pháp đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện hành vi và tác động vào tâm lí của kẻ phạm tội thiết phục họ ra tự thú, nhận ra hành vi sai trái của bản thân nhằm hạn chế họ tiếp tục phạm tội), những đối tượng xem thường pháp luật, mà còn

có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và tính phòng ngừa vi phạm pháp luật rất sâu sắc và hiệu quả trong cộng đồng (phòng ngừa chung)

Tóm lại, hình phạt tử hình là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt được Bộ luật hình sự quy định do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và thể hiện việc tước đoạt quyền sống của người phạm tội

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 11

1.1.2 Mục đích của hình phạt tử hình

Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội Chủ nghĩa, ngăn ngừa người khác phạm tội Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” Nhiều ý kiến khác nhau cho rằng hình phạt nói chung, hình phạt tử hình nói riêng là công cụ trả thù người phạm tội, là biện pháp trừng phạt của Nhà nước đối người phạm tội, là công cụ vừa đấu tranh vừa phòng ngừa tội phạm Ở một khía cạnh nào đó, ta thấy hình phạt tử hình được chủ thể đặc biệt là Nhà nước thực hiện nhưng suy cho cùng không phải Nhà nước dùng hình phạt

để trừng trị kẻ phạm tội mà vì mục địch bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của xã hội nên phải dùng hình phạt để răn đe tội phạm trong xã hội nhằm mục đích chung của quốc gia

Mục đích cuối cùng là làm cho người phạm tội phải khiếp sợ nhằm hạn chế sự trả thù, trừng trị người phạm tội, thậm chí cả thân nhân gia đình người phạm tội Do

đó, mục đích của hình phạt tử hình phản ánh rõ nét bản chất xã hội, bản chất của hình phạt và của chế độ chính trị đã ban hành ra Tuy nhiên, xét về thuộc tính xã hội, trừng trị không phải là mục đích của hình phạt tử hình mà là bản chất, là thuộc tính tất yếu của hình phạt tử hình Như vậy, có thể nói rằng hình phạt tử hình được áp dụng nhằm mục đích: ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới (phòng ngừa riêng), ngăn ngừa người khác phạm tội ( phòng ngừa chung), để bảo vệ lợi ích của Nhà nước của nhân dân và trừng trị những kẻ phạm tội, răn đe những hành vi đã và đang diễn ra, tiến đến ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm ra khỏi xã hội Vì vậy, mục đích của hình phạt tử hình

có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình

sự Nếu so sánh mối tương quan giữa mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung của hình phạt tử hình thì vai trò và chức năng chính của hình phạt tử hình chính là phòng ngừa riêng Bởi vì, các nguyên tắc của luật hình sự như : pháp chế xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm cá nhân… không cho phép chúng ta lấy việc trừng trị người này làm phương tiện chính để răn đe người khác

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 12

1.1.3 Bản chất của hình phạt tử hình

Hình phạt tử hình phản ánh quan điểm của Nhà nước về các biện pháp đấu tranh với tội phạm, nó xuất phát từ các quan điểm thống trị cơ bản trong xã hội Hình phạt tử hình là một trong những biện pháp cần thiết cuối cùng được Nhà nước áp dụng để đấu tranh với những con người cụ thể bị hệ thống pháp luật hình sự, coi là phạm trọng tội Nhìn chung bản chất của hình phạt tử hình ở các nước Tư bản khác hoàn toàn bản chất của hình phạt tử hình ở các nước Xã hội Chủ nghĩa Ở các nước Tư bản, hình phạt

tử hình nhằm bảo vệ chế độ Tư bản, bảo vệ các nguyên tắc xử sự trong xã hội có lợi cho giai cấp tư sản, còn ở các nước Xã hội Chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và

vì dân nên về bản chất và hình thức đấu tranh với tội phạm được tiến hành bằng nhiều cách bằng nhiều biện pháp khác nhau Hình phạt tử hình được quy định và áp dụng để bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa vì chủ quyền của quốc gia, độc lập dân tộc vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động

1.2 Khái quát chung về việc thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự 1.2.1 Khái niệm và bản chất của việc thi hành hình phạt tử hình

Việc thi hành hình phạt tử hình là việc thi hành các bản án, các quyết định của Tòa án không phải nó liên quan đến một hoặc một số cá nhân hay tổ chức mà nó liên quan trực tiếp đến quyền lực Nhà nước, đến uy tín của của bộ máy Nhà nước, trật tự pháp luật đến công lý, công bằng của xã hội…Theo quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định tại Điều 136: “Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” Nhằm khẳng định hiệu lực thi hành án của tất cả các phán quyết của Tòa án Do đó, việc thi hành án có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện của Hiến pháp, bởi thi hành án tử hình cũng là một nội dung của thi hành án hình sự Vì vậy, để có cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về thi hành án

tử hình cần phải có một khái niệm thi hành án tử hình cụ thể mà khoa học pháp lý pháp lý nước ta có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm, bản chất của thi hành án

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 13

tử hình Có quan điểm cho rằng thi hành án tử hình là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với thi hành án hình sự và cần được quy định cụ thể trong luật tố tụng hình sự Thi hành án tử hình là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Thi hành hình phạt tử hình

là một trong những nội dung của thi hành án hình sự Do vậy, cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về thi hành hình phạt tử hình là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp, có tính độc lập tương đối Nếu như trong tố tụng hình sự, tất cả các hoat động tố tụng được tiến hành nhằm bảo đảm cho Tòa án đưa ra phán quyết đúng đắn thì thi hành hình phạt tử hình được tiến hành nhằm thực thi các nội dung đã được Tòa án phán quyết, là hoạt động có liên quan chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng diễn ra trước đó Việc xác định thi hành án tử hình là giai đoạn tố tụng hình sự hay hoạt động hành chính – tư pháp, trước hết cần phải làm rõ đặc điểm về thi hành án tử hình

1.2.2 Đặc điểm của việc thi hành hình phạt tử hình

Thi hành hình phạt tử hình cũng như thi hành án hình sự là hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án bằng các biện pháp pháp luật quy định Theo đó, thi hành hình phạt tử hình là một biện pháp tư pháp đều xuất phát từ mục đích chung của hình phạt tử hình mà quyết định nội dung, phương pháp, hình thức cũng như thời hạn thi hành, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nó là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì nó tước đi quyền sống của người pham tội Bởi vậy, pháp luật đã quy định riêng biệt cho việc thi hành án tử hình các nguyên tắc, trình tự và thủ tục chặt chẽ hơn các loại hình phạt khác Việc thi hành án tử hình chỉ là một quá trình mà Hội đồng thi hành án tử hình thực thi nhiệm vụ theo thủ tục, trình tự luật định nhằm thực hiện nội dung bản án tử hình được Tòa án tuyên đã có hiệu lực pháp luật

Thi hành án tử hình được tiến hành theo trật tự do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ lien quan đến việc thi hành án tử hình Do đó, phải căn cứ vào nội dung cụ thể trong các phán

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 14

quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Đây là đặc điểm quan trong nhất để có thể xây dựng một khái niệm trong luật tố tụng hình sự của nước ta

Từ những phân tích trên, có thể hiểu thi hành án tử hình là một dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo một trật tự do pháp luật quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm thực hiện nội dung bản án

tử hình

Tóm lại, việc tìm ra một khái niệm cụ thể và hiểu rõ bản chất của tử hình và thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng Từ

sự hiểu rõ thế nào là hình phạt tử hình?, thế nào là thi hành hình phạt tử hình? Chúng

ta, có thể hình dung và quy định ở những điều luật nào, phạm vi và mức độ áp dụng hình phạt này ở giới hạn nào, ai sẽ bị điều chỉnh bởi chế tài nghiêm khắc này…Chính

từ những quy định cụ thể này, sẽ làm nền tản cho việc quy định về thủ tục thi hành án

tử hình mang tính chặt chẽ hơn các thủ tục, trình tự, cũng như các biện pháp và các hình thức áp dụng như thế nào sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng và chống tội phạm Xuất phát từ những ý chí, những quy định cụ thể đó, sẽ giúp cho thực tiễn xét xử của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác, có một chuẩn mực để làm căn cứ thực thi pháp luật chính xác hơn, hiệu quả hơn Điều đó, đã được luật hình sự và luật

tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định cụ thể như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 15

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH

PHẠT TỬ HÌNH VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình

2.1.1 Trước năm 1945

Trong các hình phạt thì hình phạt tử hình ra đời ở nước ta rất sớm từ thế kỉ thứ

XI (thời Lý – Trần), được quy định trong Bộ hình thư, Bộ luật Gia long (1815), đều có quy định hình phạt tử hình, cho đến thời Lê, thời Nguyễn đều có quy định hình phạt tử hình, chủ yếu là chế độ hình phạt ngũ hình Nhưng giai đoạn này chưa có quy định nào

cụ thể, dể gây ra án sai cho bị cáo trong thời kì này

Trong giai đoạn phong kiến, chủ trương dùng hình phạt nặng được áp dụng rất phổ biến, không ngần ngại áp dụng án tử hình với các mức độ khác nhau, đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, gây hậu quả xấu cho xã hội Những hình phạt tàn khốc và dã man, hình phạt tử hình được thi hành chủ yếu bằng băm xác Đối với giai đoạn này áp dụng hình phạt tử hình là điều cần thiết, không chỉ nhằm loại bỏ những phần tử nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe rất hữu hiệu, ngăn chặn tội phạm và tái phạm Tuy nhiên, vẫn mang đậm tư tưởng báo thù và những hình thức báo thù khác, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội

2.1.2 Từ năm 1945 đến 1985

Cách mạng tháng tám thành công, càng khẳng định được vai trò của luật hình sự nước ta Vì cần phải bảo vệ thành quả cách mạng, đáp ứng nhu cầu cần thiết để xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước Các hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng chưa được sắp xếp thành một hệ thống theo trình tự nhất định, việc quy định nội dung, điều kiện và phạm vi áp dụng từng loại hình phạt chưa được chú trọng, chưa có các tiêu chí phân biệt rõ ràng với các biện pháp xử phạt hành chính Tuy nhiên giai đoạn này, hình phạt tử hình chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật như: Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị định… Nhiều tội phạm thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 16

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 17

chiếm đoạt tài sản của công dân…Tử hình được xem là hình phạt có tính chất đặc biệt nghiêm khắc được áp dụng đối với một số tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong một số trường hợp nhất định, không được áp dụng phổ biến

2.1.3 Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985

Các văn bản pháp luật hình sự trước đó là các văn bản riêng lẻ về từng vấn đề, từng lĩnh vực cụ thể mà tất cả là các văn bản dưới luật, cao nhất chỉ có 5 Pháp lệnh của UBTVQH ban hành từ năm 1967 đến 1970, cho đến Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đánh dấu bước phát triển của pháp luật hình sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung Bộ luật này gồm 20 Chương và 280 Điều, trong đó hình phạt được quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 1985 Về hình phạt tử hình, Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “ Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới

12 tháng Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử”

Về nguyên tắc, hình phạt tử hình là hình phạt chính, có thể áp dụng độc lập hoặc

áp dụng kèm với một hoặc nhiều hình phạt bổ sung Tuy nhiên, do hình phạt tử hình là hình phạt tước đoạt quyền sống của người bị kết án, loại bỏ vĩnh viễn người đó khỏi cộng động xã hội, nên hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân không được áp dụng mà chỉ có thể áp dụng kèm với hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hay bồi thường dân sự Bộ luật hình sự năm 1985 có 44 Điều luật quy định hình phạt

tử hình chiếm tỷ lệ khoảng 20,5% tổng số điều luật

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 18

2.1.4 Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

Bộ luật hình sự năm 1999 có 24 Chương và 344 Điều, riêng phần các tội phạm

có 14 Chương và 267 Điều, trong đó có 263 Điều quy định về tội phạm và hình phạt Trong các điều quy định về tội phạm và hình phạt có 29 Điều có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình, chiếm 11,5% trên tổng số điều luật So với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 tăng 4 Chương và 64 Điều, nhưng riêng quy định

về hình phạt tử hình lại giảm 15 Điều Hiện tại, hình phạt tử hình chỉ còn được quy định đối với 7/13 tội thuộc Chương XI như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm tội phản quốc (khoản 1 Điều 78), tội hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 79), tội gián điệp (khoản 1 Điều 80), tội bạo loạn (khoản 1 Điều 82), tội hoạt động phỉ (khoản 1 Điều 83), tội khủng bố (khoản 1 Điều 84), tội phá hoại cơ sở vật chất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 85), 3/29 tội thuộc Chương XVI như: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm tội buôn lậu (Điều 153), tội sản xuất buôn bán hang giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), tội làm, tang trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), 3/10 tội thuộc Chương XVIII như: các tội về ma túy gồm tội sản xuất trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 193), tội tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4 Điều 194), tội sử dụng trái phép chất ma túy (khoản 4 Điều 197); 2/55 tội thuộc Chương XIX như: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng gồm tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy (Điều 221), tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231); 3/14 tội thuộc Chương XXI như: các tội phạm về chức vụ gồm tội tham ô tài sản (khoản 4 Điều 278), tội nhận hối lộ (khoản 4 Điều 279), tội đưa hối lộ (khoản 4 Điều 289); 3/26 tội thuộc Chương XXIII như: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gồm tội chống mệnh lệnh (khoản 3 Điều 322), tội hủy hoại vủ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự (khoản 4 Điều 334); 3/4 tội thuộc Chương XXIV như: các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh gồm tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341), tội chống loài người (Điều 342), tội phạm chiến tranh (Điều 343)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 19

Ví dụ: Trường hợp chị Nguyễn Thị B (sinh ngày 19/5/1985, Quảng Bình), khoảng 10 giờ đêm, ngày 21/06/2002 trên đường đi làm về thì bị một số thành niên chặng đường trong đêm, ít người qua lại, cả đồng bọn bắt chị hiếp dâm xong và giết chị một cách dã man, lấy đi toàn bộ đồ trang sức và 3 triệu đồng, 1 chiếc xe honda sau

đó, cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ đã bắt giữ cả đồng bọn, chủ mưu là nguyễn văn C (quê Quảng Ninh), làm công nhân trong nhà máy khai thác than Quảng Ninh, C khai sau khi cùng 7 công nhân khác đi nhậu về, trên đường về thấy chị B đi một mình nên

đã nghĩ ra cướp tài sản để đi nhậu tiếp Cả bọn thấy chị B xinh gái quá nên đã thực hiện hành vi hiếp dâm, sợ chị B báo công an nên đã giết chị Ngày 10/09/2003 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa Vụ án ra xét xử và tuyên án tử hình Nguyễn Văn C với vai trò chủ mưu, đồng bọn của C bị tù từ 20 năm đến tù chung thân Với những hành vi trên của các bị cáo, ta thấy rằng các bị cáo đã phạm nhiều tội quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1999 như: tội hiếp dâm (điều 111), tội cướp tài sản (điều 133), tội giết người (điều 93)…mang tính chất là một tội đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ lấy đi tính mạng con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội Án tử hình với những hành vi của bị cáo C là thích đáng nhằm răn đe, phòng ngừa chung cho các hành vi khác đã và đang diễn ra trong xã hội Cũng nhờ tìm ra được khái niệm tử hình và thông qua việc quy định hành vi trên nhận ra đây là hành vi được pháp luật áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất là tử hình Do đó, tìm ra được một khái niệm tử hình hợp lý, sẽ giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng rất nhiều trong việc định tội

và quyết định hình phạt

Tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 hình phạt tử hình được quy định như sau:

“Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; đối với phụ

nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét

xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân Trong thường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành

tù chung thân” So sánh về hình phạt tử hình giữa Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 20

với Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1985, về cơ bản có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau quan trọng Tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình được quy định ở phạm vi rộng hơn rất nhiều so với Bộ luật hình sự năm 1985 Việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách xử lý hình sự Theo quy định của Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hình phạt

tử hình chỉ áp dụng đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Nếu trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt tử hình không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai khi họ phạm tội hoặc khi xét xử, thì tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định, ngoài những đối tượng trên còn loại trừ áp dụng hình phạt này với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, dù tội trạng đến mức độ nghiêm trọng

Bên cạnh đó, tính nhân đạo của Bộ luật hình sự năm 1999 còn được ghi nhận ở chổ, nếu như Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt tử hình chỉ được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì ở Bộ luật hình sự năm 1999 quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi Đối những người này, hình phạt được chuyển thành tù chung thân

“Đối với phụ nữ bị xét xử tử hình trước ngày công bố Bộ luật hình sự năm 1999

về những tội mà Bộ luật này vẫn giữ hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án, thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao áp dụng điểm b Mục 3 Nghị quyết số 32 chuyển hình phạt tử hình xuống tù chung thân trong trường hợp họ đang có con ( con đẻ hay con nuôi) dưới 36 tháng tuổi hoặc đang có thai”

Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ trường hợp thi hành hình phạt tử hình ngay sau khi xét xử, trong khi đó Điều 27 quy định: “…Chỉ trong trường hợp đặc biệt

có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành sau khi xét xử” Bộ luật hình sự năm 1999 có 29 Điều quy định hình phạt tử hình chiếm tỷ lệ 11% số điều quy định tội danh Trong đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia 7 Điều; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 3 Điều; các tội xâm phạm sở hữu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 21

2 Điều; các tội về ma túy 3 Điều; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 2 điều; các tội phạm về chức vụ 3 Điều; các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân 3 Điều; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh 3 Điều

Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự năm 1999 giảm 15 Điều so với Bộ luật hình sự năm 1985, không ít các tội danh đã được xóa bỏ hình phạt tử hình Đó là: Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81); Tội chống phá trại giam (Điều 90); Tội trộm cắp tài sản (Điều 138); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200); Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); Tội làm môi giới hối

lộ (Điều 290); Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê (Điều 344)

Tóm lại, Bộ luật hình sự năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn phát triển mới So sánh với Bộ luật hình sự năm 1985 cho thấy trong phần các tội phạm nói chung và các tội phạm có quy định hình phạt tử hình nói riêng của Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những thay đổi quan trọng cả về lập pháp, quy định cấu thành tội phạm và đường lối xét xử

2.1.5 Những quy định pháp luật hình sự về hình phạt tử hình ở một số nước trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế (ngày 02/10/2007) có 133 quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình khỏi hệ thống hình phạt, trong đó

có 90 quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm, 11 quốc gia và vùng lãnh thổ xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm, trừ tội phạm trong thời gian chiến tranh Hiện nay, còn 64 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình 1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 22

1

ThS Khổng Ngọc Sơn : pháp luật các nước quy định về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình( số chuyên đề về sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999)

Bộ luật hình sự Nhật bản được sửa đổi năm 1991 có điều luật quy định hình phạt

tử hình được áp dụng đối với 17 Điều luật (chiếm khoảng hơn 8% tổng số điều luật quy định về các tội phạm cụ thể) Chủ yếu áp dụng hình phạt tử hình với các tội danh như: Xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 77); Tội nổi loạn (Điều 82); Tội giúp sức cho

kẻ thù, Xâm phạm tính mạng sức khỏe (điều 146); Tội giết người (Điều 200); Tội hiếp dâm trong quá trình cướp (Điều 108)…Nhìn chung, Bộ luật hình sự Nhật bản không quy định đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình Tức là, hình phạt này được áp dụng với tất cả các đối tượng nếu điều luật quy định tội danh tử hình Tuy nhiên, hình phạt

tử hình trong Bộ luật hình sự Nhật bản thường được quy định trong chế tài lựa chọn cùng với hình phạt tù chung thân

Theo Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1979, hình phạt tử hình được quy định ở 31/347 Điều luật, chủ yếu áp dụng với các tội danh như: Xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng; sức khỏe; xâm phạm trách nhiệm; các tội phạm tham nhũng; các tội ma túy…Tại Điều 48 Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định: “Trường hợp chưa cần thiết phải thi hành ngay đối với những người bị phạt tử hình thì đồng thời với việc tuyên án tử hình, có thể tuyên bố hoãn tử hình sau 2 năm và buộc người bị kết án phải cải tạo lao động để theo dõi thái độ của họ trong thời gian đó Nếu trong thời gian đó

họ đã thực sự hối cải thì sau khi đủ 2 năm hình phạt tử hình có thể thay bằng tù chung thân và thật sự có tiến bộ, có công lao thì sau 2 năm, hình phạt tử hình được chuyển thành tù có thời hạn từ 15 đến 20 năm Nếu trong thời hạn này mà vẫn tiếp tục ngoan

cố không chịu cải tạo thì theo quyết định hoặc phê chuẩn của Tòa án nhân dân tối cao, bản án tử hình được thi hành” (Điều 50)

Theo Bộ luật hình sự Bungari năm 1968 quy định 11 loại hình phạt Trong đó, hình phạt tử hình được xem là biện pháp đặc biệt và tạm thời áp dụng đối với tội phạm nghiêm trọng đe dọa nền tảng của nước Cộng hòa cũng như tội cố ý đặc biệt nghiêm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 23

trọng khác Hình phạt tử hình được ghi nhận bằng hình thức bắn (Điều 37) Hình phạt

tử hình chỉ áp dụng chỉ được áp dụng đối với trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khi những mục đích được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự này không thể đạt được bằng việc áp dụng hình phạt nhẹ hơn Tuy nhiên, không được áp dụng với người vào thời điểm phạm tội chưa đủ 20 tuổi Còn đối với quân nhân phục vụ trong quân đội cũng giống như phạm tội trong thời gian chiến tranh, hình phạt tử hình không được áp dụng đối với người vào thời điểm phạm tội chưa đủ 20 tuổi, không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử Đối với với phụ nữ có thai được đổi thành hình phạt tù 20 năm Vào thời điểm hiện nay, khi Bungari gia nhập Liên minh châu Âu thì hình phạt tử hình không còn áp dụng nữa

Liên Bang Nga xem: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng” Trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga chỉ quy định một điều luật tử hình, đó là “tội giết người” Tử hình không áp dụng với phụ nữ, người phạm tội chưa đủ 18 tuổi và nam trên 65 tuổi Trường hợp đặc xá thì hình phạt tử hình có thể được thay bằng tù chung thân hoặc phạt tù 25 năm

Tóm lại, hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của một số nước trên thế giới, các nước có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa khác nhau… thì có những quan niệm khác nhau về việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình Nhiều nước đã loại bỏ hình phạt tử hình, tuy nhiên vẫn có một số nước khôi phục lại hình phạt tử hình hoặc là thu hẹp hoặc là mở rộng đối tượng và pham vi áp dụng hình phạt tử hình

2.2 Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc thi hành án tử hình

2.2.1 Trước năm 1945

Trong giai đoạn phong kiến, pháp luật hình sự ra đời đánh dấu bước phát triển tiến bộ trong việc áp dụng và thi hành án tử hình ở nước ta Trong giai đoạn này, đã có những quy định mang tính chất nhân đạo như: trường hợp Hoàng Hậu sinh con trai, những người phạm tội được nhà Vua cho đại xá Đối với phụ nữ phạm tội, luật cũng quy định hình phạt nhẹ hơn so với nam giới, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới

100 ngày thì được hoãn hình phạt Bên cạnh đó, pháp luật phong kiến còn quy định sẽ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 24

không tử hình trong những ngày dịp lễ, tết…Đây là một quy định tiến bộ và được duy trì cho đến ngày nay Để hạn chế được sai sót trong việc tử hình oan người vô tội, pháp luật phong kiến quy định: “Tội nhân chưa hết hi vọng để gở tội mà giết tội nhân thì những người liên quan vào việc giết đều phải khép vào tội giết người” Tuy nhiên, thủ tục thi hành án tử hình chưa được quy định rõ ràng nên việc thi hành phụ thuộc vào các quan lại xét xử, thường các quyết định sau khi được tuyên án được thi hành ngay Đây là nguyên nhân làm cho việc thi hành án quá tùy tiện và thiếu khách quan, làm oan người vô tội Việc thi hành án tử hình có nhiều hình thức khác nhau như: hỏa thiêu, lăng trì, ngựa xé, chém đầu, chém ngang lưng, treo cổ…Pháp luật quy định tử hình rất dã man, tàn khốc nên khi thi hành gây cho phạm nhân sự đau đớn về thể chất

và tinh thần

Việc xét duyệt án tử hình cũng theo một thủ tục riêng và việc vận dụng cũng phải rất thận trọng: “các bản án tử hình phải được Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân tối cao duyệt lại trước khi thi hành”

2.2.2 Từ năm 1945 đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Sau cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước vẫn kế thừa từ thời pháp thuộc,

do việc xây dựng hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế Việc thi hành hình phạt tử hình đã loại bỏ hình thức dùng máy chém và chuyển sang xử bắn Tuy nhiên, bản án tử hình có thể được thi hành bằng nhiều cách khác nhau mà chủ yếu là dùng dao găm, thuốc độc, mìn, cung tên…Cán bộ thi hành án cũng không được quy định cụ thể, không giao cho một lực lượng nào chuyên trách mà từng trường hợp, tình huống cụ thể

để quyết định người thi hành và áp dụng các biện pháp thích hợp

Trong giai đoạn này, các văn bản quy định thi hành hình phạt tử hình chủ yếu là văn bản dưới luật như: Thông tri số 561/TA ngày 5/12/1970 của Tòa án quân sự Trương ương hướng dẫn về việc thi hành án tử hình; Chỉ thị số 138-KC1 ngày 13/2/1974 của Bộ Công an về việc thi hành án tử hình…Chỉ thị số 07/TATC ngày 12/3/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong việc thi hành án tử hình; Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 6/12/1982 của

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 25

Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp

về việc thực hiện các quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981 đối với bản án tử hình… Công văn số 34 – NCPL ngày 24/02/1989 của Tòa án nhân dân tối cao…

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình, hầu như các quy định này nằm rải rác ở các văn bản khác nhau như: Pháp lệnh, Sắc lệnh, Thông tư, Chỉ thị…Tuy nhiên, đến năm 1988 lần đầu tiên việc thi hành án tử hình được quy định tại văn bản luật có tính pháp lý cao ( Bộ luật Tố tụng năm 1988) Đây là những sự kiện lập pháp quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành cơ chế lập pháp ở nước ta So với những quy định trong các văn bản pháp luật trước đó thì Bộ luật tố tụng hình sự năm

1988 đã bãi bỏ chế độ duyệt án tử hình được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 và quy định thêm trình tự kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Tòa án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nhìn chung, các quy định này vẫn còn nhiều tồn tại chưa quy định đầy đủ, toàn diện, thiếu các thủ tục cụ thể về thi hành hình phạt tử hình

2.2.3 Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành

Đến khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời mới có những quy định cụ thể hơn về thủ tục thi hành án tử hình Tử hình được xem là hình phạt đặc biệt được áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên công tác thi hành hình phạt tử hình được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ với sự tham gia của nhiều ngành như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan công an…

+ Tòa án nhân dân tối cao

Là cơ quan có thẩm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người phạm tội (Tòa án cấp tỉnh trở lên) Nếu bị cáo không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bị cáo có đơn kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị thì vụ án phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm và khi Tòa phúc thẩm quyết định, bản án có hiệu lực thi hành Theo quy định của pháp luật, sau khi bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành phải ra

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 26

quyết định thi hành theo trình tự,thủ tục chung Tuy nhiên, việc thi hành hình phạt tử hình phải tuân theo trình tự riêng Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gởi lên Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, xác định việc xét xử có chính xác hay không, có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm hay không

Theo khoản 4 Điều 25 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải trình với Chủ tịch nước ý kiến của mình về đơn xin ân giảm của người đó

Theo Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình” Như vậy, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án có thẩm quyền quyết định hình phạt tử hình đối với người phạm tội và tham gia Hội đồng thi hành án

tử hình với vai trò là người tổ chức, chỉ đạo và giám sát quá trình thi hành án tử hình + Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chức năng của Viện kiểm sát là thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc thi hành pháp luật, do đó có vai trò không thể thiếu được trong việc tổ chức và thi hành hình phạt tử hình Trong quá trình xét xử, Viện kiểm sát giữ vai trò công tố, có chức năng buộc tội và đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Sau khi bản án tử hình có hiệu lực, phải gửi bản sao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cùng với Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng có trách nhiệm xem xét kỹ lưỡng vụ án để quyết định có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không Do đó, bản án tử hình chỉ được thi hành khi không có đơn kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm của người bị kết án Trong giai đoạn thi hành hình phạt tử hình, Viện trưởng, hoặc phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng thi hành án tử hình nhằm mục đích giám sát, đảm bảo quá trình thi hành diễn ra đúng pháp luật

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 27

+ Cơ quan Công an Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong tất cả các giai đoạn

từ điều tra, bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo đến phiên tòa, bảo vệ bị cáo trong quá trình xét xử, bảo vệ tính mạng của bị cáo cho đến khi thi hành án tử hình thì trách nhiệm của

cơ quan Công an rất nặng nề, đặc biệt là nhiệm vụ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình Trong giai đoạn thi hành án tử hình, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc cấp tỉnh, phải tham gia với tư cách là thành viên Hội đồng thi hành án tử hình Bên cạnh đó, cơ quan Công an còn phải tổ chức lực lượng trực tiếp thi hành (cơ quan công an có nhiệm vụ

cử một đội bắn gồm 5 chiến sĩ và 1 đội trưởng), chịu trách nhiệm quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình đang chờ thi hành án trong trại giam và lực lượng bảo vệ thi hành án tuyệt đối an toàn Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, trong vòng 7 ngày, người bị kết án có quyền làm đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm2

2 ngày 05/9/2003, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước có Quyết định số 60 – QĐ/VP-PL ban hành Quy chế xử lý hồ sơ xin ân giảm hình phạt tử hình ở cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước

Trường hợp người bị kết án làm đơn xin ân giảm tử hình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trình ý kiến của mình lên Chủ tịch nước về hình phạt tử hình đối với người bị tử hình Sau đó, phải chuyển hồ sơ vụ án cùng đơn xin ân giảm của người bị kết án lên Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước xem xét quyết định Chậm nhất không quá 2 ngày, Văn phòng Chủ tịch nước phải hoàn tất các thủ tục tiếp nhận và chuyển đến Vụ pháp luật

Vụ pháp luật có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ (đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (bản chính), có dấu xác nhận của nơi giam giữ…) và trình lên Chủ tịch xem xét, quyết định

Về hình thức thi hành án tử hình được thực hiện bằng xử bắn Biện pháp này là hình thức duy nhất để thi hành án tử hình, là hình thức tiến bộ nhất so với các biện pháp trước đó và được nhiều nước áp dụng Tuy nhiên, nó vẫn có thể là hình thức gây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 28

cảm giác, làm đau đớn về thể xác cho người bị kết án sau khi chết, với thủ tục dần dần được quy định ngày càng hoàn chỉnh, áp dụng thống nhất trong cả nước

2.2.4 Pháp luật tố tụng hình sự về việc thi hành án tử hình ở một số nước trên thế giới

2.2.4.1 Thủ tục thi hành tử hình

Pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đều quy định trình tự, thủ tục tố tụng xem xét lại bản án tử hình trước khi thi hành, thủ tục ân giảm thi hành án tử hình và thủ tục đặc biệt thi hành án tử hình khác với thi hành các hình phạt khác Tại Trung Quốc, hình phạt tử hình chỉ được thi hành sau khi Tòa án tối cao phê chuẩn Tại Hoa

Kỳ, hình phạt tử hình phải được Tòa án tối cao của bang xem xét lại trước khi thi hành Ở Thái Lan, Ấn Độ, Philipin…thủ tục thi hành án tử hình cũng được quy định trong tố tụng hình sự

Ở các nước áp dụng hình phạt tử hình đều ghi nhận thủ tục ân giảm án tử hình Người bị kết án tử hình sau khi bị Tòa án tối cao y án có quyền làm đơn xin ân giảm

án tử hình Riêng Trung Quốc không có quy định về việc ân giảm tử hình, bản án tử hình sau khi được Tòa án tối cao chuẩn y thì được thi hành ngay Do đó, mà người bị kết án không có một cơ hội nào được ân giảm, được xem xét án tử hình khi bị thi hành

án tử hình

2.2.4.2 Hình thức thi hành án tử hình

Ở các quốc gia trên thế giới, đều có quy định các hình thức thi hành hình phạt tử hình khác nhau Những quy định này phụ thuộc vào nhận thức của mỗi quốc gia, quan niệm về mục đích, vai trò của hình phạt tử hình và truyền thống của mỗi nước mà hình thức thi hành hình phạt cũng có những điểm giống và khác nhau Hiện nay, trên thế giới ghi nhận một số hình thức thi hành hình phạt tử hình như:

+ Xử bắn: Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Chilê, Cu Ba…với hình thức này nhiều quan điểm cho rằng, việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn là biện pháp tiết kiệm nhất và cũng nhân đạo, không làm cho tử tù đau đớn về thể xác, cái chết được thực hiện một cách

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 29

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 30

xử bắn sẽ rất tàn ác, mất nhân đạo, cho nên nhiều nước đã cải tiến cách xử bắn bằng bắn tự động, bắn qua màn vải che (Thái Lan), bắn ở tư thế quay lưng của tử tù (Trung Quốc)…

+ Treo cổ: Đây cũng là hình thức phổ biến thứ hai sau xử bắn Cho đến nay nhiều nước đang sử dụng hình thức này như: Malaixia, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản…Với hình thức này được tiến hành đơn giản, ít tốn kém tiền của, dụng cụ, thời gian, lực lượng bảo vệ… Ở nước ta không áp dụng hình thức này, liệu trong tương lai chúng ta có nên sử dụng hình thức này hay không Theo người viết, đây là cách tử hình hạn chế được nhiều yếu tố và cũng mang tính nhân đạo hình thức xử bắn Vì vậy,

ở Việt Nam chúng ta nên áp dụng hình thức này trong tương lai, thay cho hình thức xử bắn hiện nay

+ Tiêm thuốc độc: Đây là hình thức tử hình mới được áp dụng trong một vài thập kỷ trở lại đây Hiện nay, có nhiều nước đã sử dụng hình thức này như: Philippin (hiện nay Philippin đã bỏ hình phạt tử hình), Trung Quốc, Thái Lan, một số bang của Hoa Kỳ…Đây được xem là hình thức tử hình mang tính nhân đạo nhất hiện nay Tử tù được tiêm thuốc độc vào cơ thể với một lượng thuốc nhất định và sẽ chết trong vài chục giây sau đó và không phải đau đớn Phần nào giảm bớt áp lực tâm lý cho người hành quyết, người ta sử dụng hai tiêm bơm khác nhau: một tiêm bơm thuốc độc, một tiêm bơm nước cất, hai tiêm bơm cùng lúc vào tĩnh mạch của tử tù mà tử tù không biết bơm chất gì Tuy nhiên, việc thi hành tử hình bằng tiêm thuốc độc rất tốn kém như chúng ta cần có phòng hành huyết, sản xuất thuốc độc làm chết nhanh…và vẫn ảnh hưởng nhất định đến áp lực tâm lý người hành huyết

+ Dùng ghế điện hoặc phòng hơi ngạt: Hình thức này cũng được sử dụng ở các nước Châu Mỹ Tuy nhiên, hình thức thi hành này cũng rất tốn kém và dể xảy ra rủi ro

và gây nhiều đau đớn cho tử tù

+ Ném đá: Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các quốc gia hồi giáo, đặc biệt được áp dụng với người phạm tội ngoại tình Đây là hình thức thi hành rất dã man

và mang tính răn đe người khác bằng nỗi sợ hãi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 31

Một số nước vẫn đang băn khoăn nên áp dụng hình thức tử hình nào cho hợp lý, tiến hành tử hình một cách công khai hay bí mật Tại Trung Quốc, hình phạt tử hình được áp dụng công khai và cho phép mọi người chứng kiến, tại các quốc gia Hồi giáo, việc ném đá, treo cổ, xử bắn cũng được thực hiện công khai, và họ cho rằng, chỉ bằng cách thi hành án công khai thì hình phạt tử hình mới có tác dụng răn đe trong đấu tranh phòng chống tội phạm Còn ở một số nước khác, hình phạt tử hình được thi hành kín, chỉ hạn chế một số ít người chứng kiến Người ta cho rằng, tử hình là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng và việc cho mọi người chứng kiến việc thi hành hình phạt tử hình là bất nhẵn, không nhân đạo Ngoài ra, việc thi hành hình phạt tử hình còn có thể được phép truyền hình, thông báo trên báo chí…Tuy nhiên, người viết thấy rằng việc áp dụng hình thức nào cho phù hợp, tiến hành bí mật hay công khai thì cũng tùy vào nhiều yếu tố khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau, không phải thực hiện giống nhau được Bởi ở mỗi quốc gia có một vị trí, địa hình, dân cư, dân tộc, tình hình chính trị, kinh tế, tình hình tội phạm khác nhau…Do đó, ở mỗi nước sẽ có những quy định riêng sao cho phù hợp với tình hình quốc gia đó

Qua phân tích những quy định ở nước ta và ở một số nước trên thế giới về hình phạt tử hình và thi hành án tử hình Thấy rằng, những quy định ở nước ta còn nhiều vấn đề chưa được hoặc được quy định mà chưa phù hợp như: các điều luật áp dụng hình phạt tử hình có nên tăng hay giảm, phạm vi áp dụng với những đối tượng nào, thủ tục trình tự thi hành án tử hình còn gờm rà, chưa hợp lý, thời gian xem xét bản án, cá nhân, cơ quan nào được tiếp xúc với phạm nhân, vấn đề hiến xác cũng không thấy quy định rõ…Do đó, cần phải quy định lại cho phù hợp với với quy định của pháp luật, phải sắp xếp, so sánh những quy định nào chưa phù hợp, rồi hình thức thi hành xử bắn

có phù hợp chưa cũng cần phải xem xét, quy định cụ thể Bên cạnh đó, chúng ta phải học hỏi, rút kinh nghiệm các quy định của luật hình sự nước ngoài về hình phạt tử hình

và các quy định khác…để có thể tìm ra một quy định phù hợp về hình phạt tử hình và thi hành án tử hình ở nước ta

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 32

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH Ở

VIỆT NAM 3.1 Thực tiễn áp dụng các quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự hiện hành

Trong tình hình đất nước đang bước qua một thời kì mới, mang lại nhiều tích cực cho xã hội như kinh tế tăng trưởng cao, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện song song đó, cũng xuất hiện nhiều vấn đề tiêu cực cho xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm ngày càng tăng và phức tạp, tội phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm có yếu tố nước ngoài…Vì vậy, hình phạt tử hình cũng

là một trong những chế tài được nhà nước quy định áp dụng để phòng và chống tội phạm Do đó, trong thực tiễn hình phạt tử hình cũng được áp dụng và được xem là chế tài mang tính nghiêm khắc nhất của pháp luật hình sự, để trừng trị người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng cũng đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác chống lại bọn tội phạm ở nước ta hiện nay

3.1.1 Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam

Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trong thời gian qua cho thấy hàng năm số án

tử hình đã tuyên chiếm tỷ lệ thấp so với các loại hình phạt khác đã được tuyên Tổng

số người bị tuyên án tử hình hàng năm chỉ chiếm khoảng từ 0,22% - 0,34% trong tổng

số các bị cáo đưa ra xét xử và tuyên phạt chẵng hạn, năm 2001 số bị cáo bị xử phạt tử hình là 159 người trong tổng số 69069 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,23%; năm 2002 số bị cáo

bị xử phạt tử hình là 140 người trong tổng số 67342 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,2% Nhưng trong những năm trở lại đây, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp Nhiều vụ

án nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng như Vụ án Tameco, Tân Trường Sanh, Epco – Minh Phụng, Năm Cam, vụ án tại công ty lương thực Trà Vinh… Chủ yếu là các tội phạm cướp tài sản, giết người, tội phạm hiếp dâm, tội phạm tham nhũng, tội phạm ma túy…Đặc biệt là tội phạm ma túy ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng, hình thành đường dây buôn bán ma túy

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 33

xuyên quốc gia với quy mô lớn như vụ: Vũ Xuân Trường và đồng bọn, Nguyễn Văn Tám và đường dây buôn bán ở Nam Định…Trong các vụ án nói trên, số bị cáo bị kết

án tử hình lên đến hàng chục người và số người bị kết án tử hình trong những năm qua đang có xu hướng tăng cao Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số người bị Tòa án sơ thẩm kết án tử hình từ năm 1992 đến 2007 có xu hướng tăng Năm 1992 số người bị kết án chiếm 0,22%, năm 2002 là 0,2% nhưng năm 2007 số vụ án Tòa án cấp

sơ thẩm tuyên án tử hình lại bắt đầu tăng chiếm 0.26% - 0.3% Nhìn chung, các vụ án

có người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt cao nhất là tử hình lại tăng cao như: Tội giết người (Điều 93), tội phạm về ma túy ( Chương XVIII), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112)…Điều này đã làm chúng ta cần phải suy ngẫm liệu có nên bỏ hình phạt tử hình theo xu hướng của thế giới hay không, nếu duy trì hình phạt này thì tại sao số vụ án và tội phạm ngày càng tăng, thậm chí là những tội đặc biệt nghiêm trọng và đều có quy định hình phạt tử hình, phải chăng hình phạt này không mang lại hiệu quả

*Một số vụ án áp dụng hình phạt tử hình:

Ví dụ 1: Sáng 30.11, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ninh do Cấn Việt Phương cầm đầu và đồng bọn đã khép lại sau 5 ngày xét xử với 12 án tử hình, 8 án chung thân và

156 năm 6 tháng tù giam dành cho 9 bị cáo còn lại 12 án tử hình gồm: Cấn Việt Phương, Hàng A Chú, Nguyễn Thành Đức, Nguyễn Văn Tuần, Cấn Văn Tân, Nguyễn Quốc Lâm, Giàng A Sua, Đào Khánh Tùng, Cấn Văn Tuấn, Lầu A Chia, Nguyễn Quang Vân, Nguyễn Văn Tuấn Các đối tượng tham gia buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy bị phát hiện và bắt giữ từ giữa năm 2006 Khi đó, Cấn Việt Phương, Cấn Văn Tuấn, Cấn Văn Tân và Nguyễn Văn Tuấn đang tìm mối giao "hàng" tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) Thực tế, hoạt động của đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia này đã diễn ra từ năm 2003, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Các đối tượng phạm tội của đường dây hầu hết

có quan hệ cùng huyết thống, dòng tộc như các nhóm: Cấn Việt Phương; Hàng A Chú; Giàng A Páo; Lù Thị Kim và thường hoạt động theo kiểu xã hội đen với các nhóm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 34

"anh chị" ở Hà Nội Nhóm đối tượng này đã tiêu thụ trót lọt trên 144 bánh heroin Chất ma túy được mua và chuyển cho các đối tượng Lầu A Chia, Hà Công Hương, Giàng A Sua, Lù Văn Giót, Lù Thị Kim, Nguyễn Quốc Lâm ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), Văn Chấn (Yên Bái) tiêu thụ trong nội địa và đưa sang Trung Quốc thông qua nhóm Cấn Việt Phương (Hà Tây); Nguyễn Thành Đức (Hà Nội); Lưu Văn Hồng, Nguyễn Quang Vân (Bắc Giang); Hoàng Thị Huyền (Yên Bái) Trong phiên tòa xét xử, ngoài tội danh vận chuyển, mua bán chất ma túy trái phép, nhiều đối tượng trong vụ án còn phạm các tội khác như: tàng trữ trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép vật liệu nổ, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng Trong 29 bị cáo đưa ra xét

xử có nhiều bị cáo đã có tiền án tiền sự về về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy Cấn Việt Phương, kẻ cầm đầu đường dây từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây xử phạt

6 năm tù giam về tội lưu hành tiền giả, 8 năm về tội mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy Giàng A Páo và Sồng A Vàng cũng đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên án tử hình về tội mua bán chất ma túy

Từ vụ án trên ta thấy: Bọn tội phạm thực hiện cùng nhiều hành vi buôn bán, vận chuyển, sử dụng hoăc chiếm đoạt chất ma túy đã được Bộ luật hình sự Việt Nam năm

1999 quy định tại các Điều 193, 194, 197 mà hình phạt áp dụng cao nhất của các tội này là tử hình Đây là vụ buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy lớn nhất từ trước đến nay với nhiều đối tượng tham gia (29 đối tượng), chuẩn bị cả súng, sẳn sàng chống trả với ai nếu chống lại chúng, địa bàn hoạt động của bọn tội phạm rất rộng từ Quảng Ninh, Sơn La, Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa…và hoạt động sang cả Trung Quốc Với những hành vi trên án tử hình với 12 bị cáo trong một vụ án là rất lớn, càng thấy được quy mô của bọn tội phạm về ma túy ngày càng phức tạp Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét tội phạm ma túy quy định hình phạt tử hình mà tại sao tội phạm lại tăng cao như vậy, phải chăng hình phạt tử hình với tội này là chưa có tính răn đe cho bọn tội phạm

Ví dụ 2: Hôm qua 26/1, phiên tòa xét xử băng cướp tiệm vàng Ngọc Hà của TAND TP.HCM đã kết thúc Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt tử hình 2 tên cầm đầu băng cướp này là Nguyễn Ngọc Tuấn (22 tuổi) và Nguyễn Văn Tiếp (23 tuổi,

cả 2 cùng quê Long An) Tuyên phạt Trần Trung Hiếu (18 tuổi, ngụ tại Q.Bình Tân,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 35

TP.HCM) 18 năm tù về các tội giết người, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng 10 bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên phạt các mức án từ 4 đến 11 năm

tù về các tội không tố giác tội phạm và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng Hội đồng xét xử còn kiến nghị Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Long An xem xét, xử lý thật nghiêm minh những người có trách nhiệm tại Đồn biên phòng 893 - Bộ đội biên phòng tỉnh Long An trong việc để mất 3 khẩu súng K54, tạo điều kiện cho Tuấn và đồng bọn gây

ra những vụ án kinh hoàng

Ngoài tội phạm ma túy ở vụ án trên, gần đây xảy ra nhiều vụ án cướp tài sản rồi

vụ án giết người Tòa án nhân dân TPHCM đã tuyên 2 án tử hình với hành vi cướp tiệm vàng với vủ khí quân dụng được chuẩn bị trước Hành vi giết người và cướp tài sản được quy định tại Điều 93, Điều 133 với hình phạt cao nhất là tử hình Bên cạnh

đó, ta thấy bọn tội phạm cấu kết với cán bộ, công chức nhà nước để tiến hành phạm tội

*Đánh giá về hình phạt tử hình qua các vụ án trên:

Từ các vụ án trên, ta thấy bọn tội phạm thực hiện hành vi có tính toán trước, chuẩn bị vủ khí nguy hiểm, phương tiện gây án, dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích mong muốn, thậm chí giết người để lấy tài sản, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, hút chích ma túy… không chỉ thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức mà quy mô và phạm

vi gây án rất lớn, mang tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có cả tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài Với hai vụ án trên, đều vi phạm các điều luật quy định chế tài cao nhất là tử hình nhưng không vì vậy mà bọn tội phạm sợ hải, còn thực hiện việc phạm tội ngày càng có tổ chức, có người chủ mưu, người thực hành…Trong 2 vụ án trên Tòa án đã tuyên 14 án tử hình, 8 chung thân, 9 bị cáo bị phạt tù chung thân Từ đó, ta thấy tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, lại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Vì vậy, cần phải xem xét chế tài của Bộ luật hình sự nước ta, án tử hình đã loại trừ người phạm tội ra khỏi xã hội mà tội phạm lại tăng nhanh và nguy hiểm Nhiều vấn đề đặt ra liệu tử hình

có còn ngăn chặn được tội phạm hay không, nếu bỏ tử hình thì liệu còn hình phạt nào nghiêm khắc như vậy để ngăn chặn tội phạm hay không, hoặc là hình thức thi hành

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 36

bằng xử bắn đã ảnh hưởng đến quy định về nội dung tử hình, tử hình bằng xử bắn không gây sợ hải, không có tính răn đe cho các tội phạm khác Nếu như vậy, chúng ta phải tìm ra một hình phạt tử hình bằng một hình thức dã man hơn, gây cho bọn tội phạm tâm lý không dám hoặc không muốn phạm tội

3.1.2 Những tồn tại trong việc áp dụng hình phạt tử hình

Từ thực tiễn áp dụng Nghị quyết số 01/2001/NQ – HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định Điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy, Tòa án các cấp áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói trên chính xác hơn và thống nhất trong phạm vi cả nước Sau khi thực hiện Nghị quyết này số người bị kết án tử hình về các tội nói trên có giảm đáng kể Điều này, thể hiện được đường lối xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta là cần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình

mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh, phòng và chống tội phạm Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta đã và đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải quy định lại cho phù hợp

Có nên giảm hoặc tăng hoặc bỏ các điều luật quy định hình phạt cao nhất là tử hình Trong báo cáo thẩm phán của Ủy ban pháp luật và cũng như nhiều người đã đặt

ra, xu hướng trước mắt nên giảm tội danh có hình phạt tử hình Thực tế, chúng ta thấy trong những năm qua cơ quan tư pháp đã điều tra xét xử, tuyên án tử hình với số lượng nhiều, nhưng tác dụng răn đe phòng ngừa vẫn chưa cao Bằng chứng là trong tội phạm kinh tế và tham nhũng, chúng ta kết án tử hình rất nhiều nhưng tình hình tội phạm về kinh tế và tham nhũng không giảm thậm chí có xu hướng tăng Cũng trong chương này, có 3 tội danh áp dụng hình phạt cao nhất là Tham ô tài sản, đưa hối lộ và nhận hối

lộ, kiến nghị nên bỏ hình phạt tử hình các tội phạm chức vụ Theo quy định của pháp luật, các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của

cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ Các tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương XXI, trong các điều luật quy định trong chương này là xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trong tình hình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 37

hiện nay, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với các hành vi xâm phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn

Gần đây, tội phạm tham nhũng đang diễn ra phức tạp, đặc biệt là những người

có chức vụ ở các cơ quan Bộ, ngành trung ương và địa phương Theo số 277/2008 Báo tuổi trẻ ngày 9/10/2008 thống kê trong 8 vụ án trọng điểm năm 2006, đến nay cơ quan chức năng đã giải quyết xong 6 vụ án, còn lại 2 vụ án gồm: Vụ điện kế, điện tử và vụ Nguyễn Đức Chi Ngoài ra còn có 2 vụ tách ra từ vụ PMU18 cũng đang được tập trung chỉ đạo để xử lý dứt điểm là mảng tội phạm kinh tế và tội tham nhũng trong dự án cầu Bãi Cháy Nhưng thực tiễn xét xử của Tòa án Hà Nội cho thấy, tuyệt đại đa số án tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, các tội sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy Còn đối với các tội khác như tội xâm phạm trật tự, quản lý kinh tế, tham nhũng không được áp dụng Các tội này, hầu như là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ Nếu cơ chế quản lý của Nhà nước hợp lý, thủ tục hành chính công khai, nhanh gọn, chính xác, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức được cải thiện sẽ hạn chế rất nhiều loại tội phạm này Như vậy, các bị cáo phạm vào nhóm các tội phạm tham nhũng một phần do cơ chế quản lý của nước ta chưa phù hợp, nếu cho rằng toàn bộ lỗi thuộc về bị cáo là đúng và áp dụng hình phạt tử hình với 3 tội danh tham ô, đưa hối lộ và nhận hối lộ là quá nghiêm khắc

Từ những nghiên cứu trên, Tòa án Hà Nội đã kiến nghị nên bỏ hình phạt tử hình với 3 tội danh trên, để xử lý loại tội này, mục đích cuối cùng là truy thu được toàn bộ số tài sản mà các đối tượng tham nhũng đã chiếm đoạt Đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi

Bộ luật hình sự năm 1999, đại diện các cơ quan nghiên cứu pháp luật, thi hành án, xét

xử và điều tra TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị không nên bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh tham ô tài sản (Điều 278) và nhận hối lộ (Điều 289) mặc dù đồng tình quan điểm hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt này Theo luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, việc chống tham ô, hối lộ đang là một trong những quyết tâm chính trị lớn của Đảng và Nhà nước trước tình hình tham nhũng ngày càng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 38

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 39

và chặt chẽ, coi đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo kỷ cương, an ninh chính trị và ổn định xã hội của đất nước trong giai đoạn đang phát triển Luật sư Trừng cũng

đề nghị: "Đưa khung xử phạt tội trung gian đưa nhận hối lộ xuống thấp hơn khung hình phạt cho tội danh nhận hối lộ, nếu để ngang bằng dễ dẫn đến sự cấu kết che giấu tội" Còn ở người viết cũng rất đồng tình với quan điểm: “ với tội tham ô tài sản, đưa hối lộ và nhận hối lộ, cần được xử lý nghiêm khắc và chặt chẽ, coi đây là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo kỷ cương, an ninh chính trị và ổn định xã hội của đất nước trong giai đoạn đang phát triển” Nếu chúng ta không xử lý nghiêm các loại tội phạm này, nhất định sẽ có nhiều người lợi dụng sự lõng lẻo của pháp luật để cố ý phạm tội Nói cách khác, với loại tội phạm này chúng ta nên duy trì hình phạt tử hình, thà tử hình, bỏ một số tài sản nhất định để bảo vệ số tài sản lớn hơn trong tương lai với các hành vi khác

Thực tiễn xét xử tội phạm về tham nhũng 8 năm qua tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho thấy: Tòa án đã thụ lý 190 vụ với 555 bị cáo, chiếm tỉ lệ 0,48% trên tổng số

vụ án hình sự đã thụ lý Đã xét xử 122 vụ với 259 bị cáo, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát

để điều tra bổ sung 57 vụ với 264 bị cáo, đình chỉ 1 vụ với 1 bị cáo Hình phạt áp dụng với bị cáo là: 3 bị cáo tù chung thân, 15 bị cáo trên 15 năm tù, số bị cáo còn lại tuyên

án dưới 15 năm tù, không có bị án tử hình Với báo cáo điển hình trên địa bàn trọng điểm của nước ta, lại không có án nào Tòa tuyên áp dụng hình phạt tử hình Vấn đề đặt

ra có nên duy trì hình phạt tử hình nữa hay không Điều này cũng khó lý giải cho thuyết phục, cũng có nhiều nguyên nhân, nhiều quan điểm khác nhau cho rằng: Trên địa bàn Hà Nội không có án tử hình là do tội phạm hoạt động trong những năm gần đây chủ yếu là ở miền núi, tây nguyên, rừng núi hiểm trở, Tòa án “nương tay” cho người bị kết án, cũng có quan điểm cho rằng đời sống văn minh càng không áp án tử hình…Vì vậy, đã gây ra nhiều tranh luận, nhiều vấn đề tồn tại trong thực tiễn

Theo Tiến sĩ Luật học Phạm Văn Beo, Trưởng Bộ môn Tư pháp, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ: “Hiện nay, ở nước ta tội phạm vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp với mức

độ nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội Nhiều vụ phạm tội đã gây thiệt hại hàng nghìn

tỷ đồng của Nhà nước và nhân dân, những vụ buôn bán, vận chuyển chất ma túy lên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ngày đăng: 27/11/2015, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w