Suy nghĩ phiến diện đó chính là cội nguồn sâu xa của lối dạy học “coi giáo viên là trung tâm” ; trong đó, giáo viên chỉ việc thông báo kiến thức có sẵn, còn học sinh thì tiếp thu thụ độn
Trang 1MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trong mấy chục năm qua, việc phát triển trí tuệ cho học sinh Tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, các bậc cha mẹ và thầy cô giáo Tuy nhiên ngành Tiểu học của chúng ta vẫn còn nhiều tồn tại, trong đó nổi bật là tình trạng lạc hậu về phương pháp dạy học Tình trạng này khiến cho giáo dục vừa chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chính bản thân ngành Tiểu học, vừa chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo ra những lớp người lao động mới, năng động, linh hoạt và sáng tạo phù hợp với làn sóng đổi mới kinh tế, xã hội để hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay Vì vậy phải đổi mới phương pháp dạy học
Tục ngữ có câu: “Học phải đi đôi với hành” Ở đây, người ta nói từ “học” trước, từ “hành” sau nên có một số thầy (cô) giáo đã hiểu lầm Họ cho rằng :
như vậy là việc học phải đi trước một bước Học xong kiến thức lí thuyết và rèn luyện kĩ năng, thì mới hành, đem áp dụng cho thực tế đời sống Thật ra, với câu tục ngữ này, cần hiểu cụm từ “đi đôi” ở đây hàm ý “học” và “hành” là
hai mặt của cùng một thực thể “học – hành” Bất cứ lúc nào trong “học” cũng
có “hành” và trong “hành” cũng phải có “học” Những người dạy học theo phương pháp cũ vì quá coi trọng trình tự “học trước hành sau”, cho nên đã lầm tưởng rằng : “học chỉ là phương tiện, còn hành mới là mục đích” Suy nghĩ phiến diện đó chính là cội nguồn sâu xa của lối dạy học “coi giáo viên là trung tâm” ; trong đó, giáo viên chỉ việc thông báo kiến thức có sẵn, còn học sinh thì tiếp thu thụ động, học thuộc lòng rồi làm bài tập Có lúc học là phương tiện, hành là mục đích (học để mà hành) Nhưng cũng có lúc hành là
phương tiện, còn học là mục đích (hành để mà học) Về cách thứ hai : “qua
hành để mà học”, hay làm thế nào để các kiến thức đi vào đầu của trẻ thông
Trang 2qua các hoạt động của chính đôi tay các em? Nghĩa là lối dạy học mới này coi trọng việc “ thực hành”
Chính vì lí do trên, em đã quyết định lựa chọn , nghiên cứu đề tài
“Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học bằng phiếu giao việc” làm cơ sở cho
công tác giảng dạy sau này
II Mục đích nghiên cứu
Làm rõ về dạy học theo hướng tích cực
Nghiên cứu về một số phương pháp dạy học tích cực
Xây dựng một số giáo án thể hiện phối hợp phương pháp sử dụng phiếu giao việc trong dạy học Toán ở Tiểu học
III Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc dạy Toán ở Tiểu học bằng phiếu giao việc Nghiên cứu phiếu giao việc và cách thiết kế phiếu giao việc
Nghiên cứu việc sử dụng phiếu giao việc trong dạy Toán ở Tiểu học
Trên cơ sở đó xây dựng một số phiếu giao việc trong dạy học môn Toán ở Tiểu học
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phạm vi: Nội dung dạy học môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5
Đối tượng: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5
V Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
VI Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được chia làm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu
Trang 3Phần 2: Nội dung (gồm 2 chương)
Chương 1: Cơ sở lí luận
I Phiếu giao việc và cách thiết kế phiếu giao việc
1.1 Mâu thuẫn về thời gian trong việc tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động bằng tay
1.2 Nguyên tắc thiết kế PGV
1.3 Cấu tạo PGV
II Sử dụng phiếu giao việc trong dạy học Toán ở Tiểu học
2.1 Hình thức soạn bài mới tương ứng với lối dạy học bằng PGV 2.2 Hình thức lên lớp tương ứng với lối dạy học bằng PGV
2.3 Vấn đề kiểm tra, đánh giá
Chương 2 : Giới thiệu một số phiếu giao việc
I Một số phiếu giao việc và bài soạn tương ứng
II Các biến dạng của phiếu giao việc
Chương 3: Ưu điểm và nhược điểm của lối dạy học bằng phiếu giao việc
I Ưu điểm
II Nhược điểm
III Cách khắc phục nhược điểm
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Danh mục chữ viết tắt
Trang 4Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở chương 1 tôi sẽ giới thiệu phiếu giao việc và cách thiết kế phiếu giao việc, cách sử dụng phiếu giao việc trong dạy Toán ở Tiểu học:
I Phiếu giao việc và cách thiết kế phiếu giao việc
1.1 Mâu thuẫn về thời gian trong việc tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động bằng tay
1.1.1 Tổ chức cho HS “làm việc bằng tay” tốn rất nhiều thời gian
Ở phần thứ nhất ta nói về một định hướng đổi mới PPDH là cố gắng tổ chức để cho HS có thể tiến hành các hoạt động bằng tay, gọi tắt là tổ chức để
HS “làm việc bằng tay” So với các cách giảng giải, đàm thoại và trực quan thông thường, cách dạy này hiển nhiên là hiệu quả hơn Song bất cứ GV có kinh nghiệm nào cũng có thể thấy ngay một nhược điểm quan trọng của nó là tốn nhiều thời gian, do đó rất dễ “cháy giáo án”
Vì sao vậy? Hãy xét một ví dụ:
Khi hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán, nếu dùng lối đàm thoại cũ, GV chỉ cần hỏi : “Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì?” Lập tức có vài HS (thường
là HS khá, giỏi) giơ tay… GV chỉ định một em đứng dạy trả lời : “Bài toán cho…, bài toán hỏi…” GV (hoặc tổ chức cho HS) nhận xét đúng, sai… Thế
là xong, nhiều khi chỉ hết một phút
Bây giờ đổi mới, chuyển đàm thoại thành bút đàm GV phải cho HS lấy bút chì (HS lấy… GV kiểm tra xem có đủ bút chì không…) GV phát lệnh làm việc: “Gạch một gạch dưới cái đã cho, gạch hai gạch dưới câu hỏi (của bài toán) !” Lại sợ HS không nhớ nổi công việc (vì hơi dài), GV cho vài em nhắc lại công việc (mắt các em đọc đề toán trong sách tìm cái đã cho và cái
Trang 5cần tìm, tay các em cầm bút chì gạch dưới theo yêu cầu) Trong lúc trẻ làm việc, GV đi đi lại lại trong lớp đôn đốc, giúp đỡ… Chờ cho đến khi đã quan sát thấy đa số HS đã làm xong thì GV mới chỉ định một (vài) em đứng lên đọc cho cả lớp nghe mình đã gạch cái gì Sau đó cả lớp nhận xét, GV uốn nắn sửa chữa… Làm như vậy có khi hai, ba phút chưa xong (?!)
Đến đây sẽ có người thắc mắc : Dạy theo lối đàm thoại cũ một bài chỉ mất
có 35 phút ; đằng này dạy theo lối đổi mới mất đến 70 phút cũng chưa xong một bài; lấy thời gian đâu mà bù vào bây giờ? Còn nếu như chỉ dạy 35 phút,
“cháy giáo án” thì sao? Vậy thì tính “khả thi” của lối dạy mới là ở đâu?
1.1.2 Một số cách khắc phục mâu thuẫn nói trên
Chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề “dễ cháy giáo án” vừa nêu Có thể làm như sau:
a) Hướng dẫn HS viết tắt (càng viết ngắn càng tốt, miễn sao các em có thể
đọc lại
được) Chẳng hạn khi GV yêu cầu viết quy tắc tính diện tích tam giác, HS lớp
5 có
quyền viết tắt như sau : DT = , không cần viết :
Diện tích tam giác =
Trang 6Tuy nhiên những hướng giải quyết trên chỉ tiết kiệm được chút ít thời gian, chứ không giải quyết được một cách căn bản vấn đề đã nêu Cần phải tìm những hướng đi mới
Tôi xin giới thiệu một trong những hướng đi ấy đó là sử dụng PHIẾU GIAO VIỆC (viết tắt PGV) để dạy học
1.1.3 PGV là gì?
PGV là một hệ thống những công việc mà HS phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, tự mình hình thành những kĩ năng mới Những công việc này đã được viết trước trên giấy có chừa sẵn chỗ trống để
HS làm
Thường thì GV soạn PGV rồi cho in hoặc photocopy thành nhiều bản để phát cho từng HS trong mỗi bài học Ở một mức độ nào đó, có thể coi các cuốn vở bài tập in sẵn hiện nay gần như là các PGV (trong lúc luyện tập) 1.1.4 Dùng PGV có thể tiết kiệm được nhiều thời gian
Dùng PGV có nhiều cái lợi, trước hết là tiết kiệm được thời gian Bởi vì ở PGV người ta đã làm sẵn cho các em nhiều việc, HS chỉ còn phải tự làm những việc quan trọng nhất, những việc chính mà thôi
Ví dụ 1:
Khi cho học sinh lớp 1 giải dãy tính:
9 + 5 – 7 = Thì thông thường GV có thể chép dãy tính lên bảng để học sinh chép lại vào vở hoặc giáo viên cho học sinh mở SGK để chép dãy tính đó vào vở Sau
đó, HS mới tính nhẩm:
“9 + 5 = 14, 14 – 7 = 7” và HS viết tiếp 7 để có 9 + 5 – 7 = 7 Nếu coi viết một số, hoặc dấu phép tính, hoặc dấu quan hệ (dấu = ) là một động tác, thì HS phải làm 6 động tác:
Trang 79 + 5 – 7 = trẻ chỉ việc tính nhẩm trong đầu: “9 + 5 = 14, 14 – 7 = 7” rồi viết
7 sau dấu = để có 9 + 5 – 7 = 7 Lúc này trẻ chỉ phải làm có 1 thao tác: Viết 7
So với cách dạy thông thường (HS làm 7 thao tác) thì cách dạy bằng PGV (hoặc VBT) tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều (HS chỉ phải làm 1 thao tác) Phần thời gian tiết kiệm được ấy sẽ giúp bù lại số thời gian bị kéo dài do GV
tổ chức cho trẻ thao tác
Ví dụ 2:
Trong ví dụ 1, PGV đã giúp ta tiết kiện được khoảng 60 – 70% thời gian
Ví dụ 2 này sẽ cho thấy một trường hợp giúp ta tiết kiệm được khỏng 90 –
95% thời gian Tức là thời gian làm việc trên PGV chỉ bằng cho đến thời gian làm việc, nếu không có PGV
Khi cho HS lớp 2 giải bài tập : Điền số vào ô trống trong bảng:
Trang 8- Hoặc là cho HS điền số ngay vào SGK Điều này rất khó vì:
+ Thứ nhất SGK là tủ sách dùng chung từ năm này qua năm khác, nếu điền số ngay vào SGK thì HS năm sau sẽ không dùng sách này được nữa
+ Thứ hai là ô trống ở SGK khá nhỏ
+ Thứ ba là sách lại dày nên tay HS phải đè mạnh các trang giấy xuống mới
có thể viết được
- Hoặc là cho các em kẻ một cái bảng như ở SGK vào vở sau đó tính toán
để điền các số thiếu vào các ô trống Cách này tốn rất nhiều thời gian vì HS kẻ bảng rất lâu, có khi hết cả tiết học mà vẫn chưa xong, còn đâu thời gian cho các bài luyện tập khác
- Hoặc dùng bảng con : GV chỉ vào ô trống nào thì HS ghi vào bảng con (hoặc vở nháp) số tương ứng Song cách này không giúp trẻ thấy được tương quan giữa các số trong cột
Trang 9Do đó, trên thực tế không thể nào tổ chức chu đáo cho 100% HS giải bài này ở trên lớp được
Tuy nhiên, Nếu dùng PGV (hoặc VBT) Thì vấn đề trở lên hết sức đơn giản Trên PGV (hoặc VBT) đã có kẻ sẵn bảng nêu trên, HS chỉ cần nhìn vào đó tính nhẩm các số còn thiếu, rồi điền vào là xong Như vậy 100% HS đều được làm việc, mà ta cũng chỉ tốn rất ít thời gian Nếu so sánh HS giải bài này trên PGV (hoặc VBT) với thời gian đó HS kẻ bảng nói trên vào vở rồi giải, thì ta
sẽ thấy cách làm trên PGV cho phép tiết kiệm ít nhất tới 90% thời gian Thời gian tiết kiệm sẽ được dùng để bù đắp cho thời gian bị kéo dài ra do ta tổ chức cho HS thao tác
1.2 Nguyên tắc thiết kế PGV
1.2.1 Chuyển các thông tin từ dạng “tiếng” sang dạng “hình”
Khi soạn thiết kế PGV thì trong đa số trường hợp GV nên cố gắng để chuyển đổi các thông tin (ở SGK, sách GV, …) từ dạng tiếng sang dạng hình
để có thể tổ chức cho trẻ tiến hành được các hoạt động học tập bằng tay
Ở đây ta coi các thông tin biểu thị bằng lời nói, chữ viết, … là thuộc về dạng tiếng và các thông tin được biểu thị bằng các sơ đồ, biểu đồ, bảng kẻ ô, hình vẽ, … thuộc về dạng hình
Việc chuyển từ tiếng sang hình giúp chúng ta có thể biến các hành động bằng lời của HS thành các hành động bằng tay như : làm việc trên vật thật, dùng các kí hiệu để điền, vẽ, tô(2), nối, đánh dấu, … với sự hỗ trợ của kênh hình
Do đó, tăng cường chuyển các thông tin từ kênh tiếng sang kênh hình, để làm cho “kênh hình” mạnh lên là một trong những hướng đổi mới PPDH ở Tiểu học (3)
Trang 10- Trong phép cộng 6 + 3 = 9, 6 và 3 là gì? (số hạng) còn 9 là gì (tổng)
- Trong phép cộng 5 + 2 = 7, Các số hạng những số nào? (5 và 2) Tổng là số nào? (7) vv
Trong cách dạy này, “kênh tiếng” được xem trọng vì ở đây chủ yếu là thầy, trò đàm thoại với nhau Còn “kênh hình” thì khá mờ nhạt, nó chỉ thể hiện chút ít qua việc GV chỉ bảng hoặc HS quan sát các phép tính trên bảng Làm thế nào để chuyển “từ tiếng sang hình” trong trường hợp này? Có nhiều cách: sau đây là một cách:
Người ta viết các phép cộng trên xung quanh một bông hoa (có ghi chữ số hạng) và một chiếc lá ( có ghi chữ tổng)
Ở đầu bài có ghi lệnh “Nối (theo mẫu)”
1 Nối (theo mẫu):
Trang 11Khi đọc lệnh này, HS sẽ hiểu rằng: Cần phải nối các số hạng với “bông hoa”, các tổng với “chiếc lá” Trong trường hợp HS không tự hiểu được thì
GV giải thích mẫu để các em hiểu
Sau khi HS đã hiểu yêu
cầu của bài, GV gõ thước để
đều được làm việc, mỗi em
đều tạo được một sản phẩm
Tuy nhiên sẽ có bạn thắc mắc: “Cách làm trên chưa hay HS nối lằng nhằng như cuộn chỉ rối, làm sao mà GV theo dõi để biết được các em làm đúng hay sai?” Nếu vậy thì cần cách thể hiện khác Chẳng hạn có thể dùng bảng kẻ ô như sau:
Trang 12là số hạng, đâu là tổng, để điền vào bảng cho đúng
Cách làm để “thao tác hoá” quy trình đàm thoại (A) như trên sẽ giúp GV
dễ theo dõi để biết HS làm đúng hay sai, song có em lại không thích cách này lắm mà lại thích cách thứ nhất hơn vì có hoa, lá ở trong đó
Do đó tuỳ từng nơi, từng lúc mà lựa chọn lấy cách mà bạn cho là thích hợp đối với HS của mình Cũng chính vì thế nên tốt nhất GV dạy lớp nào thì tự soạn PGV cho lớp đó
Quãng đường đi được 4km
GV kẻ bảng rồi lần lượt đặt câu hỏi để HS tính nhẩm rồi điền số vào bảng:
(B)
Trang 13Sau đó GV đàm thoại với HS như sau: (D)
- Từ 1 giờ lên 2 giờ thì thời gian tăng gấp mấy lần? (2 lần)
- Từ 4km lên 8km thì quãng đường tăng gấp mấy lần ? (cũng 2 lần)
- Vậy khi thời gian tăng lên 2 lần thì quãng đường cũng tăng gấp 2 lần
- Từ 1 giờ lên 3 giờ thì thời gian tăng mấy lần? (3 lần)
- Từ 4km lên 12km thì quãng đường tăng gấp mấy lần? (cũng tăng gấp 3 lần)
- Vậy khi thời gian tăng gấp 3 lần thì quãng đường cũng tăng gấp 3 lần
Ở đây ta thấy chỉ có một vài HS được thực sự làm việc (mà lại làm việc bằng miệng), các HS còn lại có chịu suy nghĩ theo “dòng đàm thoại” đó của
GV và những HS ấy hay không, GV không biết được Bây giờ, ta phải tìm cách “thao tác hoá” quá trình đàm thoại (D) để có thể tổ chức cho 100% trẻ làm việc Nói cách khác phải tìm cách chuyển thông tin từ dạng tiếng sang dạng hình, chuyển các câu hỏi ở (D) thành các lệnh làm việc bằng tay
Quãng đường đi được 4km 8km 12km
Trang 14Đương nhiên để làm được việc này thì ở một thời điểm nào đấy trước đó, một tình huống giảng dạy thích hợp , giáo viên phải giới thiệu cho HS cách
“vẽ sự biến đổi” nói trên Nếu không thì GV phát lệnh: “Vẽ sự biến đổi ” HS
sẽ ngơ ngác không làm việc được Hiện nay với việc sử dụng rộng rãi VBT
Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ Quãng đường đi được 4km 8km 12km
Trang 15thì các lưu đồ không còn xa lạ gì đối với trẻ em nữa Do đó việc này hoàn toàn không khó
Qua 2 VD trên ta thấy: Việc chuyển các thông tin từ dạng tiếng sang dạng hình nhiều lúc không dễ dàng gì Nó đòi hỏi sự suy nghĩ sáng tạo và những quá trình lao động sư phạm nghiêm túc của người GV Nó đòi hỏi những thói quen học tập mới của HS, những thói quen dạy học mới của GV
1.3 Cấu tạo PGV
1.3.1 Ba bộ phận của PGV
Trong điều kiện dạy và học hiện nay, chưa thể nêu ra những yêu cầu quá cao và không khả thi đối với một PGV Vì thế trong phạm vi cuốn sách này chúng ta chỉ xét tới loại PGV của một tiết dạy bài mới gồm có ba bộ phận, mỗi bộ phận này là một phiếu nhỏ Đó là :
a) Phiếu kiểm tra
b) Phiếu học
c) Phiếu luyện tập
Ba bộ phận này tương ứng với các bước lên lớp truyền thống:
- Kiểm tra bài cũ
- Dạy bài mới
- Luyện tập, củng cố
Riêng bước “Dặn dò và ra bài tập về nhà” thì GV có thể cho HS ghi vào
vở hoặc GV ghi thêm vào phần cuối của phiếu học tập
Nơi nào có điều kiện thì in riêng ba phiếu này vào ba tờ giấy khác nhau, lần lượt phất cho từng HS trong mỗi bước lên lớp Nơi nào không có điều kiện thì in chung cả ba phiếu đó lên một trang (hoặc tờ) giấy rồi phát cho HS theo từng tiết Trong điều kiện còn nghèo của nước ta, tôi nghĩ rằng việc in chung cả ba phần vào một trang (tờ) giấy khả thi hơn
Trang 16Khi in chung như vậy, GV có thể ghi rõ các phần : Kiểm tra… Bài mới… Luyện tập… ; hoặc chỉ là đánh dấu các công viêc từ 1, 2, 3, 4 đến 5, 6, 7… ; đến khi sử dụng, ta tự phân biệt, chẳng hạn:
- Việc 1 và việc 2 chính là phiếu kiểm tra
- Việc 3, 4 chính là phiếu học
- Việc 5, 6, 7 chính là phiếu luyện tập
Sau đây là cách soạn và sử dụng từng loại phiếu nói trên
1.3.1.1 Phiếu kiểm tra
a) Ta dùng phiếu kiểm tra để tránh tình trạng GV chỉ kiển tra được có một vài HS, còn các HS khác chỉ việc ngồi trật tự theo dõi bạn mình trả lời(hoặc chữa bài) Nói cách khác phiếu kiểm tra là một đề kiểm tra viết ngắn đã được
in trước trên giấy có chừa sẵn chỗ trống để HS làm ngay vào đó
b) Ở đây GV muốn kiểm tra HS cái gì thì viết vào giấy cái đó Sau đây là một số cách làm:
- GV ra lại các bài tập lấy từ các bài đã ra cho HS làm ở nhà
Ví dụ: Trong một tiết toán lớp 2 các bài tập đã cho về nhà từ tiết trước (tìm
số bị trừ) là:
Tìm x:
x – 5 = 12 x – 10 = 8 x – 7 = 6
x – 8 = 9 x – 8 = 11 x – 6 = 5 Thế thì GV ghi vào phiếu kiểm tra các bài tập giống hệt như thế, chỉ có khác là có chừa sẵn chỗ trống để trẻ làm:
Tìm x:
x – 5 = 12 x – 10 = 8 x – 7 = 6
Trang 17
GV ra các bài tập mới cùng loại với các bài tập về nhà, nhưng đổi số đi
Ví dụ:
Tìm x:
x – 4 = 12 x – 9 = 10 x – 5 = 8
- Nếu GV muốn kiểm tra thêm về “lí thuyết” xem trẻ có nhớ được quy tắc
“tìm số bị trừ” không thì có thể ghi thêm vào phiếu kiểm tra đoạn sau:
1.3.1.2 Phiếu học
a) Có thể coi phiếu học là một hệ thống công việc được sắp xếp một cách khéo léo để HS tự làm, qua đó các em có thể tự mình tìm ra được kiến thức mới, GV chỉ cần nói, hỏi hoặc hướng dẫn rất ít
b) Ví dụ: Dạy bài “chu vi hình tròn” (xem [4], tr.97):
Mục đích của phiếu học là:
- Tổ chức cho HS làm việc để tự các em có thể tìm ra được quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn
Trang 18- Bước đầu giúp các em nhớ được quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn
Phiếu học như sau (gọi tắt là V):
V1: Lấy lon sữa bò, một sợi dây và thước có vạch mi-ni-mét
V2: Đo đường kính đáy được cm
V3: Cuốn sợi dây quanh đáy lon, đánh dấu một vòng Đo độ dài đoạn dây được cm
V4: Đem độ dài đường kính ở V2 nhân với 3,14 được cm
V1: GV dặn HS mang theo (từ tiết trước) sợi dây và lon sữa
V2: GV cần làm mẫu bằng cách uớm thước vào chính giữa đáy để HS bắt chước (tránh tình trạng các em đo lệch tâm)
- Có thể ghép chung V4 vào với V2 Lúc đó V2 sẽ là: Đo độ dài đường kính đáy lon được cm 3,14 cm; còn V5 phải sửa lại là “V4:
So sánh kết quả ở V2 và V3 em thấy”:
V3: Cách đánh dấu có thể là thắt nút, hoặc bấm móng tay để giữ chặt, hoặc vạch mực
- Sau khi HS làm xong V3, GV nên lưu ý các em: Độ dài đoạn dây chính
là chu vi hình tròn ở đáy lon
V4: có thể thực hiện bằng máy tính bỏ túi cho nhanh
Trang 19V5: Sau khi HS làm xong, GV cần gợi ý cho các em:
Ở phiếu luyện tập, nói chung nên có bài toán đố và các bài tập về một số trong các vấn đề:
- Số học (trong đó có cả các yếu tố đại số hoặc thống kê)
- Hình học
- Đo lường
Có liên quan đến kiến thức mới Dĩ nhiên trong một phiếu luyện tập khó
có thể đủ tất cả các nội dung nói trên, do đó cần lựa chọn: Nay nội dung này, mai nội dung khác để tạo ra một sự cân đối hài hòa Trong đó ưu tiên hai mạch bài tập về toán đố và số học, sau đó mới đến hai mạch nội dung còn lại
7 + 2 + 3, 10 – 1 + 8, v.v…
Trang 20* Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Lan có 5 cái kẹo
Minh có 9 cái kẹo
* Điền vào chỗ chấm: “Cả hai cành có 13 con chim Trong đó cành trên có
9 con, thế thì cành dưới có con chim”
Ngoài ra, nếu muốn cài vào phiếu luyện tập các yếu tố đại số thì có thể dùng các bài tập sau:
Trang 21- Phiếu bổ sung cho HS giỏi để các em làm thêm
- Hoặc có nhiều loại PGV cho các đối tượng HS có trình độ khác nhau
- Ở một chừng mực nào đó, có thể coi phần lớn các vở bài tập in sẵn hiện nay là phiếu luyện tập được đóng sẵn thành tập
- Nên soạn PGV vào các tờ giấy rời, mỗi tiết phát cho HS một phiếu sau đó GV thu để chấm Tiết sau lại phát phiếu khác Tuy nhiên, nơi nào gặp khó khăn thì cũng có thể đóng thành tập để giảm giá thành của bộ phiếu, song cách này không tốt vì trẻ có thể làm trước
Trang 22II Sử dụng PGV trong dạy học Toán ở Tiểu học
2.1 Hình thức soạn bài mới tương ứng với lối dạy học bằng PGV
2.1.1 Sự cần thiết phải đổi mới cách soạn bài
Như ta đã biết thì bản thân PGV đã là một sự phân bậc, trong đó người soạn
đã tính toán kĩ từng bước nhỏ vừa với sức của trẻ, để các em có thể tự làm được; qua đó có thể tự vươn lên để chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng mới Nói cách khác, PGV đồng thời cũng là bộ phận chính của giáo án; dựa vào nó, GV có thể dạy học một cách thuận lợi hơn, nhẹ hàng hơn; HS có điều kiện để học tập tích cực hơn.”
Chính vì thế nên một khi đã có PGV thì GV không cần soạn bài với đầy đủ các chi tiết như trước đây nữa, bởi lẽ:
- PGV đã giảm hộ gv nhiều điều cần phải giải
- PGV đã hỏi hộ GV những điều cần phải hỏi
- PGV đã gợi ý hộ GV nhiều điều cần phải gợi ý
- PGV đã làm hộ GV quá trình tổ chức ghi nhớ, luyện tập, củng cố để rèn luyện kĩ năng
v.v…
2.1.2 Một số hướng đổi mới cách soạn bài
Có thể nói cách soạn bài cũ, trong đó giáo án thường được chia làm đôi: Nửa bên trái là nội dung, nửa bên phải là phương pháp (hoặc ngược lại); Có ý coi trọng 2 vấn đề:
- Các kiến thức cần truyền thụ (trong SGK)
Trang 23- Bên trái là các việc làm của GV
- Bên phải là các việc làm của HS
Hai phần này được sắp xếp song song với nhau theo trình tự thời gian Ngoài ra, các công việc (hoặc các nhóm công việc) đều được đánh số một các rõ ràng để GV tiện sử dụng khi lên lớp
2.1.3 Ví dụ
Giả sử PGV của bảng nhân 2 (xem [3], tr.95) là:
A Phiếu kiểm tra:
1 Viết thành phép cộng rồi tính kết quả:
Trang 253 a) Mẹ cho Minh mỗi lần 2 cái kẹo
Mẹ đã cho 4 lần Vậy mẹ đã cho Minh số
Sau đây là một bài soạn đi kèm PGV trên (xin phép không ghi mục đích, yêu
cầu của bài vì ở sách GV đã có):
Trang 26Tiết 91: Bảng nhân 2 (xem [3], tr.95)
Nêu vấn đề: Nếu mỗi lần nhân lại
phải cộng nhiều số bằng nhau thế
nhân quan trọng ấy tạo thành các
bảng nhân Hôm nay ta học bảng
nhân 2, tức là phép nhân có thừa
số 2 đứng đầu (ghi tựa bài)
Trang 27“Các phép nhân 2 này rất quan
trọng, phải học thật thuộc” rồi ghi
bài 2 vào ô lệnh Yêu cầu HS tự
tìm hiểu công việc, em nào có
thắc mắc gì GV giải đáp Chẳng
hạn: đếm thêm 2 nghĩa là đem số
trước cộng với 2 được số sau
Ví dụ: “Hai, bốn, sáu, … “ Em
vừa đếm vừa ghi vào ô trống
b) Gõ đầu thước vào ô lệnh
c) So sánh các kết quả ở bảng
nhân 2 với các số vừa đếm?
d) Chốt lại: “vậy muốn có các
kết quả của bảng nhân 2 em chỉ
cần đếm thêm 2 từ 2 đến 20”
+ … được 2
+ 2 x 1 = 2 (đọc đồng thanh) + được 6
- … giống nhau
- Một em nhắc lại
- Tự làm bài 3
Trang 282.2 Hình thức lên lớp tương ứng với lối dạy học bằng PGV
Ghi bài 1 vào ô lệnh
Ghi bài 2 vào ô lệnh
Ghi bài 3a vào ô lệnh
Ghi bài 3b vào ô lệnh
Củng cố: Yêu cầu vài HS đọc
- Tự làm bài 2; hai em lên bảng làm (mỗi em hai cột)
- Tự giải … một em đọc cho
GV ghi
- Tự giải; một em lên bảng làm (chỉ ghi các phép tính)
- Vài em đọc thuộc …
- Vài em trả lời để GV ghi Luyện tập
Ra bài về nhà
Trang 292.2.1 Hình thức lên lớp
Ở mục 2.1.1 ta đã thấy PGV có thể làm giúp GV rất nhiều điều trong lúc lên lớp Do đó với sự hỗ trợ của PGV, GV không cần phải nói nhiều, hỏi nhiều, gợi ý nhiều, giảng nhiều như trước đây nữa Trong khi đó đối với HS thì ngược lại: PGV tạo ra một áp lực mạnh mẽ, một điều kiện thuận lợi để từng em phát huy năng lực cá nhân của mình, để cả lớp cùng tích cực học tập Chính vì sự thay đổi vai trò giữa GV và HS như vậy nên hình thức lên lớp cũng phải thay đổi cho phù hợp Hình thức lên lớp mới cần thể hiện rõ quan điểm: “Thầy là người tổ chức, điều khiển Trò chủ động tích cực học tập”
Do đó trong lúc lên lớp GV cần lưu ý về:
Trang 30hiểu bài GV càng nói nhiều càng tốn nhiều thời gian; HS chỉ còn ít thời gian
để tự làm việc, càng không hiểu bài
Muốn có thể nói ít mà tinh, GV chúng ta cần ngày đêm khổ luyện: Phải nắm thật vững bài dạy, phải soạn bài thật cẩn thận, phải cân nhắc từng tiếng trong khi nói
Ví dụ:
a) Không nên nói: “Nếu muốn đổi một số đo diện tích sang đơn vị nhỏ hơn
kế tiếp thì chúng ta chỉ việc đem dấu phẩy dời chỗ sang bên phải hai chữ số” b) Mà chỉ nên nói: “muốn đổi số đo diện tích sang đơn vị liền sau, ta dời dấu phẩy sang phải hai chữ số” Cách nói (b) chỉ dùng có 20 tiếng trong khi cách nói (a) phải dùng tới 31 tiếng Nói theo cách (b) GV đỡ mệt mà HS lại
dễ nhớ, dễ hiểu do đó dễ làm theo Trong khi nói theo cách (a) GV vừa mệt;
HS nghe cũng mệt, do đó các em khó nhớ, khó nhắc lại, khó làm theo
Tuy nhiên nếu tính kĩ từng tiếng thì có thể đổi từ “chữ số” (b) thành từ
“hàng”, lúc này tiết kiệm được một tiếng: “muốn đổi số đo diện tích sang đơn
vị liền sau, ta dời dấu phẩy sang phải hai hàng (từ 20 tiếng rút xuống 19 tiếng)
Song GV không nên cố nói ngắn gọn một cách thái quá mà dẫn đến tình trạng nói năng cộc lốc, nhắt gừng, … làm mất tính trong sáng của Tiếng Việt Chẳng hạn, không nên rút ngắn câu “Tay trái giơ ba que tính !” thành câu:
“tay trái giơ ba que!”, tuy tiết kiệm được một tiếng nhưng hơi khó nghe 2.2.3 Cách tiến hành đàm thoại
a) Trước hết là sự phân biệt giữa câu hỏi và lệnh làm việc:
Tôi nêu ra một vấn đề: “Cần phải chuyển cách đàm thoại thông thường: Thầy hỏi, trò đứng dậy trả lời; thành lối bút đàm: Thầy nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc, trò trả lời thầy bằng cách lấy bút viết trên giấy (bảng)” Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng chuyển được đàm thoại thành
Trang 31bút đàm như vậy Bởi vì có những lúc rất khó chuyển câu hỏi thành lệnh làm việc, lại có nhiều lúc chuyển thì được song thiếu thời gian Do đó trên thực tế vẫn phải sử dụng kết hợp cả đàm thoại lẫn bút đàm Đôi khi HS dễ lẫn lộn hai cách này với nhau
Trong trường hợp có thể chuyển câu hỏi thành lệnh làm việc một cách
dễ dàng, ví dụ: “số đo 2m7dm bằng hỗn số nào ?” nay chuyển thành: “hãy viết 2m7dm thành hỗn số!” thì nói chung không có sự nhầm lẫn Song có nhiều trường hợp nếu chuyển câu hỏi thành lệnh làm việc thì lệnh sẽ hơi dài Chẳng hạn: Đáng lẽ hỏi: “Hai bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu
?” [A] thì nay phải chuyển thành lệnh “hãy ghi lại xem hai bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu !”
Lệnh này dài nên khó nhớ, HS khó thực hiện Vì thế GV vẫn có thể dùng câu hỏi [A] song cuối câu hỏi nên gõ thước để báo hiệu “đây là lệnh làm việc” chứ không phải câu hỏi đàm thoại Tập nhiều lần HS sẽ quen phân biệt câu hỏi để giơ tay xin phát biểu ý kiến và lệnh làm việc (HS làm bằng tay không cần giơ tay xin phát biểu ý kiến)
b) Hình thức bút đàm cho phép 100% HS đều được làm việc nên có hiệu quả hơn đàm thoại Ở mục a tuy có nêu vấn đề vẫn phải kết hợp giữa đàm thoại và bút đàm song cần ưu tiên lối bút đàm thì nên dùng cách này Chỉ trong trường hợp dùng lối bút đàm gây nhiều phiền phức, tốn nhiều thời gian; mới dùng cách đàm thoại thông thường
c) Trong cách bút đàm, vì tất cả HS đều phải làm việc nên sau khi đa số
HS đã làm việc của mình để cả lớp nhận xét, đối chiếu và sửa chữa Do đó về nguyên tắc không cần HS phải giơ tay xung phong phát biểu ý kiến như trước đây Nói cách khác, với lối bút đàm, GV có thể chỉ định cả những em không giơ tay Điều này giúp khắc phục tính ỉ lại của các HS kém và lười biếng
Trang 32d) Trong lối đàm thoại cũ HS phát biểu ý kiến bằng cách đứng tại chỗ nói điều mình nghĩ Song trong lối bút đàm mới, GV có thể yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc lại những điều mình đã viết Điều này giúp các em HS yếu (khả năng trình bày diễn đạt kém) mạnh dạn nêu ý kiến của mình hơn Tuy nhiên nếu
HS không cần đọc mà vẫn có thể nêu được những gì mình đã làm thì càng tốt
2.2.4 Vấn đề sử dụng trực quan
a) Trước hết là phải có bộ đồ dùng học tập cá nhân cho từng HS: Một lớp
có 50 HS thì phải có đủ 50 dụng cụ trực quan Ví dụ:
Ở lớp 1 có thể yêu cầu phụ huynh HS chuẩn bị cho các em một bộ các
“con hình” gồm: hình vuông, hình tam giác, hình tròn; mỗi loại 10 hình, gồm
ba loại màu dùng để học hầu hết các vấn đề trong toán 1
Ở lớp 2, khi dạy các phép cộng, trừ trong phạm vi 20 có thể dùng bàn tính hai gióng Khi dạy các phép cộng trừ trong phạm vi 100 thì dùng các bó que tính (nhỏ), hay bó que tăm (diêm), hoặc các tập giấy bìa 6cm x 4cm có cột dây thun (để thay cho
bó que tính)
b) Cần thay đổi lại quan điểm về bàn học:
Ta cần coi mặt bàn là chỗ để HS làm việc Làm việc ở đây có thể là viết trên giấy, vở, bảng con; song cũng có thể là làm việc trên ĐDHT cá nhân như một người thợ sửa đồng hồ hoặc một người thợ kim hoàn… Ví dụ: Khi dạy HS lớp 1
Trang 33“5 + 3 = 8”, GV có thể cho HS lấy 5 nắp bia để bàn rồi khoanh phấn, sau
đó lấy 3 nắp bia để bên phải bàn rồi khoanh phấn, cuối cùng khoanh tất cả lại như trên Từ đó rút ra: 5 + 3 = 8
Ở đây GV cần quan tâm đến việc hướng dẫn HS thu xếp, sắp đặt như thế nào đó để mặt bàn được thoáng rộng; lấy chỗ làm việc Tình trạng chỗ ngồi học khá bề bộn hiện nay : nào là cặp; nào là quần áo; sách vở, bảng con, vở nháp, vở bài tập in sẵn, phấn, khăn lau; nào là chai nước, bình nước, thước kẻ,
ê ke, com pa, que tính; kéo thủ công v.v GV rất khó tổ chức để trẻ làm việc trên mặt bàn Tình trạng HS ngồi trên bàn dài, mỗi băng ghế có tới 4, 5 HS như ở một số nơi hiện nay cũng là trở ngại lớn cho việc đổi mới PPDH
c) Cần tổ chức cho HS vừa làm vừa nói lại việc làm của mình
Trong tâm lý học, ta đã biết rằng càng có nhiều cơ quan cảm thụ tham gia vào quá trình tri giác càng có hiệu quả, vì vậy:
- Nếu GV chỉ dùng lời để giảng bài cho HS nghe thì hiệu quả giảng dạy sẽ thấp (vì HS chỉ nghe bằng tai mà thôi)
- Song nếu GV vừa kết hợp giảng bài bằng lời ; vừa trình bày trực quan, hoặc viết chữ, ký hiệu toán học, vẽ sơ đồ lên bảng cho HS quan sát, theo dõi thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn, (vì HS nghe bằng cả tai và nhìn bằng mắt)
- Nếu GV tổ chức cho HS làm việc thì cả tai, mắt và tay (da thịt) của các
em đều tham gia vào quá trình tri giác, do đó hiệu quả giảng dạy sẽ còn cao hơn nữa
- Tuy nhiên nếu GV lại tổ chức được cho HS vừa làm việc, vừa nói (nới nhẩm thôi, nếu không lớp học sẽ ồn ào, hỗn độn) thì việc dạy học rất có hiệu quả Tuy thế, việc này nếu làm nhiều thì cũng rất khó, do đó ta chỉ nên áp dụng ở những điểm nút quan trọng của bài dạy Những điểm nút ấy thường là:
* Những thao tác quan trọng giúp làm bộc lộ bản chất của khái niệm Chẳng hạn ở tiết phép cộng trong phạm vi 3 (toán 1), để giúp hình thành được