Khi phân tích một bài toán cần phải thiết lập được các mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng cho trong bài toán đó. Muốn làm việc này ta thường dùng các đoạn thẳng thay cho các số ( số đã cho, số phải tìm trong bài toán ) để minh họa các quan hệ đó. Ta phải chọn độ dài các đoạn thẳng và cần sắp xếp các đoạn thẳng đó một cách thích hợp để có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ tìm tòi cách giải bài toá
Trang 1CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC
Phần thứ nhất Giới thiệu các phương pháp giải toán ở tiểu học
§ 1.Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng
Khi phân tích một bài toán cần phải thiết lập được các mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng cho trong bài toán đó Muốn làm việc này ta thường dùng các đoạn thẳng thay cho các số ( số đã cho, số phải tìm trong bài toán ) để minh họa các quan hệ đó Ta phải chọn độ dài các đoạn thẳng và cần sắp xếp các đoạn thẳng đó một cách thích hợp để có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ tìm tòi cách giải bài toán
Ví dụ 1 Một cửa hàng có số mét vải hoa nhiều hơn số mét vải xanh là 540m Hỏi mỗi loại vải có bao nhiêu mét, biết rằng số mét vải xanh bằng số mét vải hoa ?
Phân tích Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng như hình 1 :
Vẽ sơ đồ đoạn thẳng như thế này dễ dàng thấy được hai điều kiện của bài toán : số mét vải hoa nhiều hơn vải xanh là 540m ( biểu thị quan hệ hai số hơn kém nhau một đơn vị ) và số mét vải hoa nhiều gấp 4 lần số mét vải xanh ( biểu thị quan hệ so sánh số này gấp số kia một số lần )
Sơ đồ trên gợi cho ta cách tìm số mét vải xanh bằng cách lấy 540 chia cho 3 (
vì số mét vải xanh bằng của số 540m ) ; Cũng nhờ sơ đồ gợi cho ta cách tìm
số mét vải hoa bằng cách lấy số mét vải xanh tìm được đem cộng với 540m (
Trang 2hoặc gấp 4 lần số mét vải xanh )
Phân tích Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng như hình 2 :
Nhìn sơ đồ này gợi cho ta cách tìm số mét của ngày thứ hai, số mét của ngày thứ ba Từ đó tìm được đáp số của bài toán
Giải : Ngày thứ hai sửa chữa được là :
15 + 1 = 16 (m)
Trang 3Ngày thứ ba sửa chữa được là :
15 + 2 = 17 (m)
Cả ba ngày sửa chữa được là :
15 + 16 + 17 = 48 (m) Trung bình mỗi ngày sửa chữa được là :
48 : 3 = 16 (m)
Ta có thể giải bài toán bằng cách sau đây :
Cả ba ngày sửa chữa được là :
15 x 3 + 1 + 2 = 48 (m) Trung bình mỗi ngày sửa chữa được là :
48 : 3 = 16 (m) Nếu ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng như hình 3 thì bài toán có thể giải một cách ngắn gọn hơn như sau :
Giải Nếu ta chuyển 1m của ngày thứ ba sang ngày thứ nhất thì số mét của cả ba ngày đều bằng nhau và bằng số mét của ngày thứ hai ( hình 3 ) Vậy số mét của ngày thứ hai là:
15 + 1 = 16 (m) Trung bình mỗi ngày sửa được 16m
Ví dụ 3 Cùng một lúc Giang đi từ A đến B, còn Dương đi từ B đến A Hai bạn gặp nhau lần đầu tại một điểm C cách A 3km, rồi lại tiếp tục đi Giang đến B rồi quay lại A ngay, còn Dương đến A rồi cũng trở về B ngay Hai bạn gặp nhau lần thứ hai tại một điểm D cách B 2km
Tính quãng đường AB và xem ai đi nhanh hơn
Trang 4Phân tích Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng như hình 4 :
Theo đầu bài thì Giang đi từ A đến B rồi quay lại D, còn Dương đi từ B đến A rồi cũng quay lại D, lúc đó hai bạn gặp nhau lần thứ hai ở D Nhìn trên sơ đồ ta thấy, cho đến khi gặp nhau lần thứ hai ở D, cả Giang và Dương đã đi cả thấy 3 lần quãng đường AB Khi Giang và Dương gặp nhau lần thứ nhất ở C thì cả hai bạn đã đi được vừa đúng một lần quãng đường AB, trong khi đó Giang đi được đoạn AC dài 3km Do đó khi cả hai bạn đi cả thấy ba lần quãng đường AB thì Giang di được là
3 x 3 = 9 (km) Đoạn đường Giang đi được từ A đến B rồi tới D dài hơn quãng đường AB một đoạn BD dài 2km Vì vậy quãng đường AB dài là
9 – 2 = 7 (km) Khi gặp nhau lần thứ nhất thì Giang đi được 3km, do đó Dương đi được là
7 – 3 = 4 (km) Trong cùng một thời gian kể từ lúc bắt đầu đi cho đến khi gặp nhau mà Dương
đi được 4km, Giang đi được 3km, suy ra Dương đi nhanh hơn Giang
Giải Cho đến khi gặp nhau lần thứ hai thì cả hai bạn Giang và Dương đã đi cả thẩy 3 lần quãng đường AB Hai bạn cứ đi một lần quãng đường AB thì Giang đi được 3km Như vậy Giang đã đi một quãng đường là :
3 x 3 = 9 (km) Quãng đường AB dài là :
Trang 59 – 2 = 7 (km) Khi gặp nhau lần đầu tiên, Giang đi được 3km, còn Dương đi được là :
7 – 3 = 4 (km) Cùng một thời gian Dương đi được một quãng đường dài hơn quãng đường của Giang, nên Dương đi nhanh hơn Giang
Bải tập
1.Người ta lấy ra khỏi một kho đông lạnh 17 tấn cá Hỏi phải đưa vào kho đó bao
nhiêu tấn cá để trong kho sẽ có số cá nhiều hơn số cá trước khi lấy là 8 tấn ?
2.Hiện nay anh 11 tuổi, em 5 tuổi Hãy tính tuổi mỗi người khi anh gấp 3 lần
5.Hà, Phương và Hiếu cùng tham gia trồng su hào Hà và Phương trồng được 46
cây, Phương và Hiếu trồng được 35 cây Hiếu và Hà trồng được 39 cây Hỏi mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây su hào ?
6.Một thùng đựng dầu cân nặng cả thẩy 14kg Người ta đổ ra một phần ba số
dầu trong thùng thì cả thùng và số dầu còn lại nặng 10kg Tính xem thùng không
có dầu nặng mấy kilôgam ?
7.Giang cùng với mẹ đi tẩu hỏa về quê Đi được nửa quãng đường thì Giang
chợt ngủ thiếp đi Lúc thức giấc, Giang hỏi mẹ thì biết rằng còn phải đi một nửa của quãng đường mà Giang đã ngủ thì mới đến nơi Hỏi quãng đường mà Giang ngủ thiếp đi bằng bao nhiêu phần quãng đường phải đi ?
8.Hiệu của hai số bằng 12 Nếu gấp số lớn lên 3 lần thì số mới tạo thành sẽ hơn
số bé 48 đơn vị Tìm mỗi số đã cho
9.Tổng ba số bằng 74 Nếu lấy số thứ hai chia cho số thứ nhất và lấy số thứ ba
Trang 6chia cho số thứ hai thì đều được thương là 2 và dư 1 Tìm mỗi số đó
10.Hai anh em đi hái nấm Em hỏi “Anh hái được bao nhiêu nấm rồi ? Có được
nửa chục không ?” Anh trả lời : “Nếu lấy đi một nửa số nấm của anh rồi cho anh một cái nấm thì anh sẽ có nửa chục Thế còn em hái được bao nhiêu nấm ?”
Em trả lời: “Nếu lấy đi một nửa số nấm của em và lấy thêm một cái nữa thì em
sẽ có nửa chục”
Hỏi cả hai anh em hái được bao nhiêu nấm ?
§2 Phương pháp rút về đơn vị phương pháp tỉ số
Trong một bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ ( thuận hay nghịch ) người ta thường cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và một giá trị của đại lượng thứ hai Bài toán đó đòi hỏi phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai
Để tìm giá trị đó, ở cấp Một có thể sử dụng một trong những phương pháp
thường dùng như phương pháp rút về đơn vị, phương pháp tỉ số …
Ví dụ 1 Có 45m vải may được 9 bộ quần áo như nhau Hỏi phải dùng bao nhiêu mét vải loại đó để may được 7 bộ quần áo như thế ?
Phân tích Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 9 bộ và 7 bộ ) và một giá trị của đại lượng thứ hai (45m) Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số mét vải để may 7 bộ quần áo )
Ta tóm tắt bài toán như sau :
9 bộ : 45m
7 bộ : ?m Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây :
1 bộ : ?m
7 bộ : ?m
a )Bước một: Tìm xem 1 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai) b)Bước hai: Tìm xem 7 bộ quần áo hết mấy mét vải ? (của đại lượng thứ hai)
Trang 7phương pháp này thường được tiến hành theo hai bước :
a)Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ nhất tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ hai ( ở bài toán này thì 1 bộ quần áo ứng với 5m vải ) Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia
Có bao nhiêu đơn vị của đại lượng thứ nhất thì có bấy nhiêu lần giá trị tương ứng ( vừa tìm ) của đại lượng thứ hai Giá trị này của đại lượng thứ hai chính là
số phải tìm trong bài toán ( ở bài toán này thì 7 bộ quần áo ứng với 35m vải )
Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính nhân
Ví dụ 2 Có 50m vải may được 10 bộ quần áo như nhau Hỏi có 40m vải cùng loại thì may được mấy bộ quần áo như thế ?
Phân tích Trong bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất ( 50m và 40m ) và một giá trị của đại lượng thứ hai ( 10 bộ ).Ta phải tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( đó là số bộ quần áo may được từ 40m vải ).Ta tóm tắt bài toán như sau :
50m : 10 bộ 40m : ? bộ Bài toán này sẽ được giải theo hai bước sau đây :
?m : 1 bộ 40m : ? bộ a)Bước một: Tìm xem một bộ quần áo hết mấy mét vải ? ( của đại lượng thứ nhất )
b)Bước hai : Tìm mét vải để may 1 bộ quần áo là :
Trang 850 : 10 = 5 (m)
Số bộ quần áo may được là :
40 : 5 = 8 ( bộ ) Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp rút về đơn vị Cách giả này thường được tiến hành theo hai bước :
a)Tìm xem một đơn vị của đại lượng thứ hai tương ứng với một giá trị nào của đại lượng thứ nhất ( ở bài toán này thì một bộ quần áo ứng với 5m vải ) Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia
b)So sánh giá trị còn lại của đại lượng thứ nhất với giá trị tương ứng ( vừa tìm ) xem lớn nhỏ gấp mấy lần ( ở bài toán này so sánh 40m và 5m ) Kết quả này chính là số phải tìm trong bài toán Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia
Ví dụ 3 Một xe máy đi 3 giờ được 60km Hỏi xe đó đi trong 6 giờ được bao nhiêu ki lô mét ? ( Coi như vận tốc không đổi )
Phân tích Tóm tắt bài toán như sau :
3 giờ : 60km
6 giờ : ?km
Bài toán có thể giải theo hai bước sau đây :
a)6 giờ gấp bao nhiêu lần 3 giờ ? suy ra
b)Quãng đường phải tìm gấp bấy nhiêu lần 60km
Giải
So sánh 6 giờ với 3 giờ ta thấy :
6 : 3 = 2 (lần) Vậy trong 6 giờ xe máy đi được :
60 x 2 = 120 (km) Bài toán trên đã được giải bằng phương pháp tỉ số Cách giải theo phương pháp này thường được tiến hành theo hai bước :
Trang 9a)So sánh hai giá trị của đại lượng thứ nhất xem số này gấp mấy lần số kia ( ở bài toán này 6 giờ gấp 2 lần 3 giờ )
b)Giá trị đã biết của đại lượng thứ hai cũng được tăng ( hoặc giảm ) đúng một số lần vừa tìm ở bước a, ( ở bài toán này 60km được tăng gấp hai lần ) Kết quả tìm được chính là số phải tìm trong bài toán
Ngoài cách giải bằng phương pháp tỉ số, bài toán ở ví dụ 3 còn có thể giải bằng phương pháp rút về đơn vị :
Trong 1 giờ xe máy đi được là :
60 : 3 = 20 (km) Trong 6 giờ xe máy đi được là :
20 x 6 = 120 (km) Hoặc giải như sau :
3 giờ = 180 phút
6 giờ = 360 phút
Vì vậy 60km đi hết 180 phút nên đi 1km hết thời gian là :
180 : 60 = 3 ( phút ) Trong 3 phút đi được 1km, do đó trong 360 phút đi được quãng đường là :
144 : 6 = 24 (km/ giờ)
Trang 10Bài toán trên đã được giải theo phương pháp rút về đơn vị Cách giải này cũng được tiến hành theo hai bước
a)Tìm sự tương ứng giữa một đơn vị của đại lượng thứ nhất với một giá trị của đại lượng thứ hai ( 1 giờ ứng với 144km/ giờ ) bằng cách thực hiện phép tính nhân
b)Nhờ sự tương ứng này mà tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai ( 6 giờ ứng với 24km/giờ ) bằng cách thực hiện phép tính chia
Tuy nhiên, ở tiểu học có thể trình bày bài giải như sau :
Quãng đường từ A đến B dài là :
36 x 4 = 144 (km) Vận tốc của ô tô là :
144 : 6 = 24 (km/ giờ ) Ngoài phương pháp rút về đơn vị, có thể giải bài toán này theo phương pháp tỉ
số bằng cách lập luận như sau :
Trên cùng một quãng đường thì thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau Theo đầu bài ta vẽ sơ đồ vận tốc của ô tô trong hai lần chạy ( hình 5 ) :
Vận tốc phải tìm của ô tô là :
36 : 6 = 24 (km/ giờ)
Ví dụ 5 Để chuyên chở 39kg hàng hóa trên quãng đường dài 74km phải chi phí hết 12000 đồng Hỏi phải chi phí hết bao nhiêu tiền nếu chuyên chở 26kg trên quãng đường dài 185km ?
(Giá cước chuyên chở tỷ lẹ thuận với khối lượng hàng hóa và đường dài )
Phân tích Tóm tắt bài toán như sau :
39kg – 74km – 12000 đồng
Trang 1126 kg – 185km - ? đồng
Ta có thể “tách” bài toán đã cho thành hai bài toán đơn giản hơn và tiến hành giải liên tiếp hai bài toán đó Kết quả của bài toán thứ hai chính là đáp số của bài toán đã cho
Ta tiến hành như sau :
a)Cứ chuyên chở 39kg ( đi 74km ) thì chi phí là 12 000 đồng Vậy chuyên chở 26kg ( đi 74km ) thì chi phí là :
= 8000 ( đồng )
b)Chuyên chở (26kg) trên đường dài 74km thì chi phí là 8000 đồng Vậy chuyên chở (26kg) đi trên đường dài 185km thì chi phí là :
= 20000 (đồng)
Bài tập
11.Mua 6 ngòi bút hết 3000 đồng Hỏi mua 12 ngòi bút như thế hết bao nhiêu
tiền ?
12.Một người tính rằng nếu mua 15kg gạo thì phải trả 30 000 đồng Hỏi nếu
người đó trả 6000 đồng thì mua được bao nhiêu kilôgam gạo ?
13.Quãng đường từ cột điện thứ nhất đến cột điện thứ nhất đến cột điện thứ năm
dài 480 bước Hỏi quãng đường từ cột điện thứ hai đến cột điện thứ mười dài bao nhiêu bước, biết rằng khoảng cách giữa hai cột điện liên tiếp đều như nhau ?
14.Một người đi xe máy từ A đến B mỗi giờ đi được 30km thì hết 3 giờ Khi trở
về từ B đến A người đó đi hết 6 giờ Hỏi khi trở về mỗi giờ đi được bao nhiêu kilômét, biết rằng cả lúc đi và về đều không nghỉ ở dọc đường ?
15.Trong kì thi chọn học sinh giỏi người ta thấy rằng cứ 5 bạn thì có hai bạn gái
còn lại là con trai Hãy tinh xem trong kì thi đó có bao nhiêu bạn gái, biết rằng
có 240 bạn trai tham gia ?
16 Một đơn vị có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15 ngày Sau 5 ngày
Trang 12đơn vị đó tiếp nhận thêm 5 người nữa Hãy tính xem số gạo còn lại đủ cho đơn
vị ăn trong bao ngày nữa?
17.Theo dự định thì một đơn vị thanh niên xung phong phải làm xong quãng
đường trong 10 ngày Ngày hôm sau, vì có 10 người đã chuyển đi nơi khác trong
7 ngày nên đội thanh niên đã phải làm xong quãng đường đó trong 12 ngày Hỏi lúc đầu đội thanh niên có bao nhiêu người ?
18.Một đội 15 công nhân dự địng lắp xong một cái máy trong 20 ngày, mỗi ngày
làm việc 8 giờ.Nếu thêm 5 người nữa mà cả đội mỗi ngày làm việc 10 giờ, thì lắp xong cái máy đó trong bao nhiêu ngày ?
19.Người ta tính rằng cứ 3 ô tô chở hàng, mỗi ô tô đi 50km thì tiền chi phí tất cả
là 120000 đồng Vậy nếu 5 ô tô như thế, mỗi ô tô đi 100km thì chi phí hết tất cả bao nhiêu tiền ?
20.Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B Nếu chạy mỗi giờ 60km thì ô tô sẽ đến B
vào lúc 15 giờ Nếu chạy mỗi giờ 40km thì ô tô sẽ đến B vào lúc 17 giờ cùng ngày
a)Hỏi tỉnh A cách tỉnh B bao nhiêu kilômét ?
b)Hãy tính xem trung bình mỗi giờ ô tô phải chạy bao nhiêu kilômét để đến B vào lúc 16 giờ ?
Trang 13Ở bài toán này ta tìm được hai số (là 300 và 500) mà tổng của hai số đó bằng
800 và tỉ số của hai số đó bằng ( vì
) Bài toán ở ví dụ 1a này chính
là mô hình cụ thể của bài toán được nêu ở ví dụ 1b sau đây
Ví dụ 1b Hãy chia số 800 thành hai số tỉ lệ thuận với 3 và 5
Phân tích Bài toán này đòi hỏi ta phải tìm hai số sao cho tổng của hai số đó
bằng 800 và tỉ số của chúng bằng Ở Tiểu học co thể hiểu “tỉ số của hai số bằng ” một cách đơn giản như sau : nếu số thứ nhất gồm có 3 phần bằng nhau
thì số thứ hai gồm có 5 phần như thế Thông thường ta hay dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn cụ thể tỉ số của các số
Khi giải bài toán này ta thường tiến hành theo các bước sau đây :
1.Vẽ sơ đồ đoạn thẳng ( hình 6 )
Ở bài toán này ta đã biểu diễn số thứ nhất thành 3 phần bằng nhau và số thứ hai
Trang 14thành 5 phần như thế
2.Tính giá trị của mỗi phần Muốn vậy ta làm như sau :
Đếm hoặc tính số phần của các số Ở bài toán này, cả hai số có 8 phần bằng nhau
-Lấy tổng các số chia cho số phần đó Ở bài toán này ta thực hiện phép chia sau :
800 : 8 = 100 3.Tìm từng số Ở bài toán này ta tìm số thứ nhất như sau :
100 x 3 = 300 Tìm số thứ hai như sau :
100 x 5 = 500 (hoặc : 800 – 300 = 500) 4.Kiểm tra lại cách giải ( không phải yêu cầu bắt buộc )
Ở bài toán này ta thực hiện như sau :
-Tính xem tổng hai số vừa tìm có bằng 800 không ?
300 + 500 = 800 ( đúng )
-Tỉ số hai sơ đồ có bằng không ?
(đúng) Nhìn chung, ta không cần ghi lại bước kiểm tra trong việc trình bày bài giải ( trừ trường hợp bắt buộc )
Dưới đây nêu lên hình thức trình bình bài giải
Giải Nhìn trên sơ đồ ta thấy số thứ nhất gồm có 3 phần bằng nhau và số thứ hai gồm
có 5 phần như thế
Cả hai số gồm có 8 phần bằng nhau và bằng 800 Vậy :
Số thứ nhất là :
800 : 8 x 3 = 300
Trang 15Số thứ hai là :
800 : 8 x 5 = 500 Chú ý Ta có thể giải bài toán này theo cách lập luận sau đây :
a)Giả sử ta chọn số thứ nhất là 3 thì số thứ hai là 5 ; khi đó tổng của hai số vừa chọn bằng 8
b)Bây giờ ta phải gấp số 8 lên bao nhiêu lần để được số 800 ?
800 : 8 =100 (lần) c)Theo quy tắc nhân một tổng với một số ta phải gấp số 3 lên 100 lần và gấp số
5 lên 100 lần thì ta tính được hai số phải tìm
3 x100 = 300
5 x 100 = 500
Ví dụ 2a Khối Năm có 2 lớp, khối Bốn có 3 lớp và khối Ba có 5 lớp Cả ba khối thu nhặt được 720kg giấy vụn Hỏi mỗi khối thu được bao nhiêu kilôgam giấy vụn, biết rằng mỗi lớp thu được số giấy vụn như nhau ?
Trang 16có năm phần bằng nhau
(vì 144 : 72 = 2; 216 : 72 = 3 ; 360 : 72 = 5)
Bài toán này chính là mô hình cụ thể của bài toán được nêu ở ví dụ 2b sau đây
Ví dụ 2b Hãy chia 720 thành ba số tỉ lệ thuận với 2, 3 và 5
Phân tích Bài toán này đòi hỏi ta phải tìm ba số sao cho tổng của chúng bằng
720 và nếu số thứ nhất có 2 phần thì số thứ hai có 3 phần, số thứ ba có 5 phần như thế Khi giải bài toán này ta cũng tiến hành theo các bước sau đây :
2.Tính giá trị bằng số của mỗi phần ( mỗi đoạn thẳng )
Cả ba số gồm có 10 phần bằng nhau và bằng 720 Vậy mỗi phần bằng :
720 : 10 = 72 3.Tìm từng số
72 x 2 = 144
72 x 3 = 216
72 x 5 = 360 4.Kiểm tra
144 + 216 + 360 = 720
Giải Cách 1 Nhìn trên sơ đồ ta thấy số thứ nhất gồm có 2 phần bằng nhau, số thứ hai gồm có 3 phần và số thứ ba gồm có 5 phần như thế Do đó cả ba số gồm có 10 phần bằng 720 Vậy :
Trang 17Cách 2 Tiến hành theo các bước sau :
a)Giả sử ta chọn số thứ nhất là 2 thì số thứ hai là 3 và số thứ ba là 5 Khi đó tổng của ba số vừa chọn là 10
b)Ta phải gấp số 10 lên bao nhiêu lần để được số 720 ?
720 : 2 = 360 Tổng các số thứ nhất và số thứ hai bằng 360 Vậy số thứ nhất bằng 360 : 5 x 2 =
144 và số thứ hai bằng 360 – 144 = 216
Ví dụ 3a Hai đội xe chở gạo : đội thứ nhất có 3 xe và đội thứ hai có 8 xe Đội thứ hai chở nhiều hơn đội thứ nhất 100 tạ gạo Biết rằng mỗi xe chở số gạo như nhau, hãy tính xem mỗi đội xe chở bao nhiêu tạ gạo ?
Giải
Số xe đội thứ hai hơn đội thứ nhất là :
Trang 188 – 3 = 5 (xe) Mỗi xe chở được là :
100 : 5 = 20 (tạ) Đội thứ nhất chở là :
20 x 3 = 60 (tạ) Đội thứ hai chở là :
20 x 8 = 160 (tạ) (hoặc 60 + 100 = 160)
Ở bài toán này ta tìm được hai số (là 60 và 160) mà hiệu của hai số đó bằng
1.Vẽ sơ đồ đoạn thẳng ( hình 8 )
2.Tính giá trị của mỗi phần
Số thứ hai hơn số thứ nhất 5 phần bằng nhau , 5 phần đó chính là 100 Vậy mỗi phần là :
100 : 5 = 20 3.Tìm từng số
Số thứ nhất là :
20 x 3 = 60
Trang 19Số thứ hai là :
20 x 8 = 160 (hoặc 60 + 100 = 160) 4.Kiểm tra cách giải
Hiệu của hai số là :
160 – 60 = 100
Tỉ số của hai số là :
Giải Nhìn trên sơ đồ ta thấy số thứ hai gồm có 8 phần bằng nhau và số thứ nhất gồm có 3 phần như thế Số thứ hai nhiều hơn số thứ nhất 5 phần bằng nhau và bằng 100 Vậy :
Số thứ nhất là :
100 : 5 x 3 = 60
Số thứ hai là :
100 : 5 x 8 = 160 Chú ý Ta có thể giải bài toán này theo cách lập luận sau đây:
a)Giả sử ta chọn số thứ hai là 8 thì số thứ nhất là 3; khi đó hiệu của hai số vừa chọn bằng 5
b)Ta phải gấp số 5 lên bao nhiêu lần để được 100 ?
100 : 5 = 20 (lần) c)Tìm từng số
Số thứ hai là :
8 x 20 = 160
Số thứ nhất là :
3 x 20 = 60 Bài tập
Trang 2021 Cho hai số có tổng bằng 132 và biết số này gấp 21 lần số kia Tìm hai số đó 22.Một ô tô đi từ A đến B rồi đi đến C dài tất cả là 320km Hãy tính xem từng
đoạn đường AB, BC dài bao nhiêu kilômét ; biết rằng ô tô đi từ A đến B hết 3 giờ, đi từ B đến C hết 5 giờ và vận tốc không đổi trên đường đi từ A đến C ?
23 Chị Hằng hỏi bố: “Năm nay bố bao nhiêu tuổi ạ” ? Bố trả lời: “Con hãy tính
nhé ! Tổng số tuổi của bố và con bằng 68, tuổi của con bằng tuổi của bố” Hãy tính tuổi của mỗi người
24.Cho hai số có hiệu bằng 952 và biết số này bằng
số kia Tìm hai số đó
25.Một cơ quan dự định giao cho 3 tổ xe vận tải chở 150 tấn gạo Tổ một gồm
các xe chở được 2 tấn mỗi xe, tổ hai gồm các xe chở được 3 tấn mỗi xe, tổ ba gồm các xe chở được 5 tấn mỗi xe Hãy tính xem mỗi tổ sẽ chở bao nhiêu tấn gạo, biết rằng số xe ở mỗi tổ đều bằng nhau
26 Ba khối học sinh Năm, Bốn, Ba cùng nhau thu nhặt được cả thẩy 855kg giấy
vụn, trong đó khối Năm thu được số giấy gấp 3 lần khối Bốn và khối Bốn thu được số giấy gấp 2 lần khối Ba Tính số giấy thu được của từng khối lớp
27.Hai bác công nhân Đỗ và Vũ được thưởng 62400 đồng, trong đó số tiền
thưởng của bác Đỗ đúng bằng số tiền thưởng của bác Vũ
Hãy tính số tiền thưởng của từng người
28 Cường và Điệp có cả thẩy 56 tấm ảnh, trong đó số ảnh của Cường đúng
bằng số ảnh của Điệp Hãy tính số ảnh của từng người
29.Ba người thợ thủ công nhận làm một bức tranh sơn mài với số tiền công do
hợp tác xã khoán là 140000 đồng Theo kế hoạch sau khi người thứ nhất làm được 7 ngày thì hai người trong nhóm mới tới làm Cả ba người lĩnh bao nhiêu tiền, biết rằng tiền công một ngày của mỗi người đều như nhau
Trang 2130.Ba ô tô đi cả thẩy được 550km Ô tô thứ nhất đi được quãng đường bằng
quãng đường đi được của ô tô thứ ba, ô tô thứ hai đi được quãng đường bằng quãng đường của ô tô thứ ba Hỏi mỗi ô tô đi được bao nhiêu kilômét ?
§4 Phương pháp thay thế
Trong một bài toánn hợp thể phải tìm nhiều số chưa biết Khi giải bài toán đó
ta có thể tạm thời thay thế một vài số chưa biết bằng một số chưa biết khác, hoặc nói cách khác, ta biểu diễn một vài số chưa biết này theo một số chưa biết khác Lúc đó những số chưa biết này được thay đổi để bằng một số chưa biết đó Dựa vào các điều kiện của bài toán ta tìm giá trị của số chưa biết đó, rồi từ giá trị mới tìm này mà tìm tiếp các số chưa biết còn lại của bài toán
Ví dụ 1 Hai lớp 5A và 5B trồng được tất cả 345 cây Lớp 5B trồng được nhiều hơn lớp 5A là 25 cây Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ?
Phân tích Ở bài toán này có hai số phải tìm là số cây của lớp 5A và số cây của lớp 5B Nếu ta bớt đi 25 cây của lớp 5B thì số cây còn lại của lớp 5B đúng bằng
số cây của lớp 5A, khi đó tổng số cây trồng của hai lớp sẽ còn lại là :
320 : 2 = 160 (cây)
số cây của lớp 5B là :
160 + 25 = 185(cây) Qua cách giải này thấy rằng ta đã tạm thời thay thế số cây của lớp 5B bằng số cây của lớp 5A (bằng cách bớt đi số cây chênh lệch giữa hai lớp là 25 cây) Hay nói một cách khác, ta đã biểu diễn số cây của lớp 5B (là số phải tìm) theo số cây của lớp 5A (cũng là số cây phải tìm) bằng cách bớt ở lớp 5B 25 cây
Trên thực tế ta có thể giải và trình bày như sau :
Giải Cách 1
Trang 22Giả sử bớt 25 cây của lớp 5B thì số cây của hai lớp bằng nhau, do đó tổng số cây trồng của hai lớp sẽ là :
Trang 23Phân tích Ở bài toán này có ba số phải tìm là số học sinh lớp 5A, số học sinh lớp 5B, số học sinh lớp 5C Nếu ta lấy ra 4 học sinh ở lớp 5b và lấy ra 14 học sinh ở lớp 5C thì lúc đó số học sinh ở ba lớp sẽ bằng nhau và bằng số học sinh lớp 5A Từ đó tính được số học sinh 5A ; sau khi tính được số học sinh lớp 5A thì dễ dàng tính được số học sinh lớp 5B và 5C
Giải Cách 1
Theo đầu bài, lớp 5C hơn lớp 5A là :
4 + 10 = 14 ( học sinh )
Giả sử ta lấy ra 4 học sinh lớp 5B và lấy ra 14 học sinh lớp 5C thì số học sinh còn lại của hai lớp này đều bằng số học sinh của lớp 5A Khi đó tổng số học sinh còn lại là :
Cách 2
Trang 24Giả sử ta thêm 14 học sinh vào lớp 5A và thêm 10 học sinh vào lớp 5B thì số học sinh của mỗi lớp đó sẽ bằng số học sinh của lớp 5C Khi đó tổng số học sinh
Giả sử ta lấy ra 10 học sinh lớp 5C rồi chuyển 4 bạn trong đó sang lớp 5A thì
số học sinh của lớp 5A và 5C đều bằng số học sinh lớp 5B Khi đó tổng số học sinh còn lại là :
Trang 25Số học sinh lớp 5A là :
40 – 6 = 36(học sinh)
Ví dụ 3 Cô giáo mua cho lớp em một số sách Toán 5, mỗi quyển giá 3000 đồng và một số sách Bài tập toán 5 mỗi quyển giá 5000 đồng Số sách toán mua nhiều hơn sách bài tập là 12 quyển nhưng số tiền mua mỗi loại sách đó đều như nhau Hỏi cô giáo đã mua cho lớp bao nhiêu quyển sách mỗi loại ?
Phân tích Ở bài toán này có hai số phải tìm là số sách bài tập và số sách toán Giả sử mua thêm 12 quyển sách bài tập nữa thì số sách hai loại bằng nhau ( và bằng số sách toán ) Khi đó số tiền mua sách toán sẽ ít hơn số tiền mua sách bài tập là 5000 x 12 = 60000 (đồng) ; đồng thời đã biết giá tiền 1 quyển sách toán ít hơn giá tiền 1 quyển sách bài tập là 5000 – 3000 = 2000 (đồng), nên từ hai hiệu
đó tính được số sách toán phải tìm rồi từ đó tính được số sách bài tập phải tìm rồi từ đó tính được số sách bài tập phải tìm
Giải Giả sử mua thêm 12 quyển bài tập nữa thì số tiền mua sách toán sẽ ít hơn số tiền mua sách bài tập là :
5000 x 12 = 60000 (đồng) Giá tiền một quyển sách Toán ít hơn một quyển bài tập là:
Giả sử bớt đi 12 quyển sách toán thì số tiền mua sách bài tập sẽ nhiều hơn số tiền mua sách toán là :
3000 x 12 = 36000 (đồng) Giá tiền 1 quyển bài tập nhiều hơn 1 quyển toán là :
Trang 26Bài tập
31 Cho hai số có tổng bằng 3879 và hiệu của chúng bằng 9 Hãy tìm hai số đó
32 Tổng hai số chẵn liên tiếp bằng 1986 Hãy tìm hai số đó
33.Tổng ba số chẵn liên tiếp bằng 1986 Hãy tìm ba số đó
34.Cho ba số a, b và c có tổng bằng 5896, trong đó a bé hơn b là 10 đơn vị và b
bé hơn c là 8 đơn vị.Tìm a, b và c
35 Cho bốn số a, b, c và d có tổng bằng 7889, trong đó b lớn hơn a là 2 đơn vị,
c lớn hơn b là 7 đơn vị và d lớn hơn c là 1 đơn vị Tìm mỗi số đó
36 Hai can dầu có tất cả 30l Nếu chuyển 7l dầu từ can thứ nhất sang can thứ
Trang 27hai thì can thứ hai sẽ nhiều hơn can thứ nhất là 6l dầu Hỏi lúc đầu mỗi can có
bao nhiêu lí dầu ?
37 Hải đố Hằng: “Trong hai túi của anh có tất cả 35 viên bi Nếu chuyển từ túi
phải sang túi trái một số bi đúng bằng số bi có ở túi phải vẫn nhiều hơn ở túi trái
3 viên bi Hãy tính xem lúc đầu ở mỗi túi có bao nhiêu viên bi ?”
38 Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 54m Nếu tăng chiều rộng lên 2,5m
và giảm chiều dài đi 2,5m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông Hãy tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật
39.Một số có hai chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 15 Nếu đổi chỗ các
chữ số của số đã cho thì được một số mới kém số đó 9 đơn vị Tìm số đã cho
40 Một cửa hàng bán ba loại chanh gồm 9kg loại một, 11kg loại hai và 7kg loại
ba được cả thẩy 34600 đồng Giá 1kg loại một đắt hơn loại hai là 400 đồng, hơn loại ba là 600 đồng Tính giá tiền 1kg mỗi loại
§5 Phương pháp giả thiết tạm
Phương pháp này thường dùng đối với bài toán, trong đó đề cập đến hai đối tượng ( người vật hay sự việc ) có những tính chất biểu thị bằng hai số lượng chênh lệch nhau, chẳng hạn hai chuyển động có vận tốc khác nhau, hai công cụ
có hai năng suất khác nhau, hai loại vé giá tiền khác nhau…
Ta thử đặt ra một trường hợp không xảy ra, không phù hợp với điều kiện bài toán, một khả năng không có thật thậm chí một tình huống vô lí ( chính vì vậy
mà phương pháp này đòi hỏi người giải toán sức tưởng tượng phong phú, óc suy luận linh hoạt … ) Tất nhiên giả thiết ấy chỉ tạm thời, nhưng phải tìm được giả thiết ấy, nhằm đưa bài toán về một tình huống quen thuộc, đã biết cách giải hoặc dựa trên cơ sở đó để tiến hành lập luận mà suy ra được cái phải tìm
Những bài toán giải được bằng phương pháp giả thiết tạm đều có thể giải bằng phương pháp khác Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cách giải bằng giả thiết
Trang 28tạm thường gọn gàng, dễ hiểu, mang tính chất “độc đáo”
Ví dụ 1
“Vừa gà vừa chó,
Ba mươi sáu con,
Bó lại cho tròn, Một trăm chân chẵn”
gà, ta suy ra số con vật mỗi loại
Giải Cách 1
Giả sử 36 con toàn là gà cả Như vậy, số chân chỉ có là :
28 : 2 = 14 (con)
Số gà là :
36 – 14 = 22 (con) Cách 2
Giả sử rằng 36 con đều là chó cả Như vậy, tổng số chân là :
Trang 2944 : 2 = 22 (con)
Số chó là :
36 – 22 = 14 (con) Cách 3
Ta giả thiết rằng mỗi con vật đều bị “chặt đi” một nửa số chân ( rõ ràng, khả năng này rất vô lí !) Như vậy, mỗi con chó chỉ còn 2 chân và mỗi con gà chỉ còn một chân Tổng số chân chỉ còn một nửa, tức là :
100 : 2 = 50 (chân) Bây giờ, ta lại giả thiết mỗi con chó phải “co” một chân lên, để mỗi con vật đều chỉ có một chân, 36con vật đều chỉ có số chân, 36 con vật có 36 chân Như vậy, số chân chó phải “co” lên là :
50 – 36 = 14 (chân)
Vì mỗi con chó tương ứng với một chân “co”, nên suy ra có 14 con chó Vậy số
gà là:
36 – 14 = 22 (con) Đáp số: 22 con gà ; 14 con chó
Ví dụ 2 Hàng ngày cứ đúng giờ đã định, Hòa đi với vận tốc không đổi để đến trường học kịp giờ truy bài Một hôm, vẫn đúng giờ ấy, nhưng Hòa đi với vận
ốc 50m/ phút nên đến trường chậm giờ truy bài mất 2 phút Hòa tính rằng nếu đi được 60m mỗi phút thì lại đến sớm được 1 phút Tính thời gian cần thiết mà thường ngày Hòa vẫn đi từ nhà đến trường và khoảng cách giữa nhà và trường/ Phân tích
Trang 30Hòa đi từ nhà ( điểm A ) theo vận tốc 50m/phút thì, đi hết thời gian cần thiết, Hòa mới đi được đến được B chứ chưa đi được đến trường ở D, từ B đến D Hòa còn phải đi hết 2 phút nữa ( hình 15 ) Nếu Hòa đi từ A với vận tốc 60m/ phút thì Hòa đến D sớm được hơn 1 phút, nghĩa là nếu giả sử Hòa không dừng lại tại trường ở D mà cứ tiếp tục đi cho hết thời gian cần thiết thì Hòa sẽ đến được điểm C mà đi từ D đến C mất 1 phút
Bây giờ, ta tưởng tượng có một tình huống “kì lạ” như sau Giả sử có hai bạn Hòa như nhau, lúc đầu cùng đi từ A.Trong cùng một thời gian cần thiết bạn Hòa này đi với vận tốc 50m/ phút nên chỉ đi đến được B, còn bạn Hòa kia đi với vận tốc 60m/ phút nên đến được C Ta lại giả thiết rằng hai bạn Hòa này cùng “đằng sau quay”, bạn Hòa này bắt đầu đi từ B, đồng thời bạn Hòa kia bắt đầu đi từ C
để đuổi kịp bạn Hòa này cho đến khi hai người đi cùng một thời gian cần thiết
và gặp nhau tại A
Như vậy, ta đã đưa bài toán về dạng chuyển động đều cùng chiều với quãng đường từ C đến B và với vận hai vận tốc 50m/ phút và 60m/ phút
Giải Giả sử rằng, khi đi với vận tốc 60m/ phút, Hòa đến trường sớm hơn 1 phút, nhưng không dừng lại ở trường mà cứ tiếp tục đi cho đến hết thời gian cần thiết
đã định thì Hòa đi quá trường là :
60 x 1 = 60 (m) Khi đi với vận tốc 50m/ phút thì Hòa bị chậm mất 2 phút tức là còn cách trường:
50 x 2 = 100 (m) Như vậy, quãng đường chênh lệch nhau là :
60 + 100 = 160 (m) Vận tốc hai lần đi chênh lệch nhau là :