Khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.1 Theo triết học t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề Tài
YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
QUI ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lớp: LK0863A1 Khóa: K34
Cần Thơ, 02/2012
Trang 2Vì thế tôi xin dành trang viết đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy Đinh Thanh Phương, người đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này Đồng thời tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả thầy cô trong khoa Khoa Luật, những người đã đem lại cho tôi hành trang quý giá nhất để tôi bước vào đời vững vàng hơn
Bản thân đã cố gắng hết sức nhưng do năng lực còn hạn chế nên luận văn sẽ có những sai sót nhất định Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền 4
1.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học 4
1.1.2 Khái niệm Nhà nước pháp quyền ở một số nước tiêu biểu 5
1.1.2.1 Rechtsstaat của Đức 5
1.1.2.2 Etat de droit của Pháp 5
1.1.2.3 Rule of law của Anh 6
1.1.3 Khái niệm Nhà nước pháp quyền theo quan điểm lập pháp Việt Nam 6
1.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền 8
1.2.1 Những đặc trưng chung của Nhà nước pháp quyền 8
1.2.1.1 Biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ 8
1.2.1.2 Tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền 8
1.2.1.3 Tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia 9
1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 11
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển tư tuởng về Nhà nước pháp quyền 14 1.3.1 Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại 14
1.3.2 Quá trình nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 16
1.3.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền 16
1.3.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền 18
CHƯƠNG 2 24
2.1 Các yếu tô cấu thành Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa việt Nam 24
2.1.1 Nhà nước của dân, do dân và vì dân 24
Trang 62.1.3 Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật 27 2.1.4 Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của công dân 28 2.1.5 Nhà nước bảo đảm bảo quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp 29 2.1.6 Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo 30
2.2 Quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố của Nhà nước pháp quyền Error! Bookmark not defined
2.2.1 Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 31
2.2.1.1 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân 32 2.2.1.2 Xây dựng Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân 32 2.2.1.3 Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước – kiểm soát nhà nước 33
2.2.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp 34
2.2.2.1 Hiến pháp cơ sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật của một Nhà nước
2.2.4.3 Các quyền con người, quyền công dân theo quy định của pháp luật
hiện hành Error! Bookmark not defined
Trang 7công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp 40
2.2.5.1 Ba yếu tố cấu thành quyền lực nhà nước 40
2.2.5.2 Quyền lực nhà nước là thống nhất chịu sự giám sát của nhân dân Error! Bookmark not defined 2.2.5.3 Là hình thức tản quyền phân lập 41
2.2.6 Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo 42
2.2.6.1 Đảng Cộng sản là một bộ phận hợp thành tổ chức chính trị 42
2.2.6.2 Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối vì nền dân chủ nhân dân 43
2.2.6.3 Đảng lãnh đạo với sứ mệnh lịch sử 43
CHƯƠNG 3 45
3.1 Cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân 45
3.1.1 Hạn chế 45
3.1.2 Giải pháp 46
3.2 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân 47
3.2.1 Hạn chế 47
3.2.2 Giải pháp 48
3.3 Nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” 50
3.3.1 Hạn chế 50
3.3.1.1 Hạn chế liên quan đến Chính phủ 51
3.3.1.2 Hạn chế liên quan đến các cơ quan tư pháp 54
3.3.1.3 Hạn chế liên quan đến chính quyền địa phương 55
3.3.2 Giải pháp 56
3.4 Nhận thức về Nhà nước pháp quyền 58
3.4.1 Hạn chế 58
3.4.2 Giải pháp 59
Trang 83.5.1 Hạn chế 60
3.5.2 Giải pháp 61
3.6 Thực tiễn xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước 63
3.6.1 Hạn chế 63
3.6.2 Giải pháp 64
3.7 Vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nuớc 65
3.7.1 Hạn chế 65
3.7.2 Giải pháp 66
KẾT LUẬN 73
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như ta đã biết, trong các hiện tượng tạo thành xã hội, nhà nước là hiện tượng quan trọng, vì cuộc sống của con người trong mỗi chúng ta dù ít nhiều đều có ảnh hưởng từ phía nhà nước Do vậy nghiên cứu về nhà nước, làm cho nhà nước luôn có
xu hướng phục vụ cuộc sống của con người, để cuộc sống đó ngày càng trở nên công bằng, bình đẳng và bác ái hơn, luôn luôn là vấn đề cấp thiết
Từ một nhà nước độc quyền – nhà nước của chế độ chuyên chế đến nhà nước pháp quyền – nhà nước của dân, do dân và vì dân, là một bước tiến vượt bậc về chất của nhân loại Khi đã tiến lên cao thì càng phải duy trì và phát triển Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền là điều vô cùng quan trọng
Lịch sử đã chứng minh, ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, nhà nước ta đã mang những yếu tố của một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc Đảng và nhà nước ta đã có nhiều nổ lực to lớn nhằm phát huy dân chủ XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN Vì thế, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc từng bước đổi mới
hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới kiện toàn nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là điều cần thiết Một trong những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh sự đổi mới hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước một cách hiệu quả là chúng ta phải tích cực nhìn nhận sự yếu kém, nhìn nhận từ những gì mà chúng ta đặt ra và những gì chúng ta đã làm được và chưa làm được
Nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi và thực hiện Đây là yêu cầu mang tính tất yếu của thời cuộc Vì vậy, để thay đổi và thực hiện tốt, ta cần phải có
sự nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn bản chất của vấn
đề Bởi thế nghiên cứu về các yếu tố cấu thành, những quy định của pháp luật và những hạn chế của nó để từ đó có những đường lối, chủ trương đúng đắn trong đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là điều cần thiết
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để hiểu hơn về nhà nước pháp quyền; phát hiện những mặt hạn chế đồng thời đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài về “Các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền – Qui định và hạn chế
trong pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu về cơ sở lý pháp lý về các yếu tố
cấu thành nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra phân tích đưa ra những mặt hạn chế
có liên quan đến hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp, lịch sử cụ thể; phương pháp khái quát hóa; kết hợp với các phương pháp như so sánh, thống kê,… Đặc biệt, các phương pháp tập trung của khoa học pháp lý: phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch được sử dụng phổ biến trong luận văn
5 Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo Luận văn được chia thành
ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền
Chương 2: Yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền – Quy định trong pháp luật Việt Nam
Chương 3: Các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền – hạn chế và giải pháp
Thật ra đây là đề tài cũng không mới Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu một cách cụ thể, thành công về đề tài Tất cả những nghiên cứu khoa học đã được sử dụng để hoàn thành luận văn Đây là một đề
Trang 11tài khá rộng và phức tạp Vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, không thể nghiên cứu một cách cụ thể mà chỉ có thể mà chỉ có thể tổng hợp, khái quát đủ để ta tìm hiểu một cách đúng đắn về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là công việc khó khăn, lâu dài và xuyên suốt, không thể trong một thời gian ngắn mà ta hoàn thành được
Vì thế, để hiểu sâu hơn chúng ta phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với một đề tài rộng lớn, phức tạp và cũng khá
“thú vị” này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền
1.1.1 Khái niệm Nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.1 Theo triết học thì Nhà nước pháp quyền được hiểu như sau:
Nhà nước pháp quyền là một khái niệm dùng để chỉ xã hội tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và được đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân.2
Theo đó Nhà nước pháp quyền tồn tại với tính cách là một khái niệm Điều
này có nghĩa là, “Nhà nước pháp quyền tồn tại trong tư duy, là sản phẩm của tư
duy Nó không đồng nhất với một mô hình nhà nước hiện tồn, có tính trực quan, mà
là phản ánh một trình độ tất yếu đạt tới của quyền lực nhân dân trong xã hội được
Nói cách khác, đó là sự phản ánh một trình độ tất yếu đạt tới của bộ máy nhà nước Nội dung của nó là khách quan, là bản chất của nhà nước ở một giai đoạn trong quá trình tự phát triển, được khái quát từ sự vận động và phát triển của các nhà nước hiện tồn
Trang 131.1.2 Khái niệm Nhà nước pháp quyền ở một số nước tiêu biểu
Khái niệm Nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể đưa ra một cách hiểu chung như sau: Nhà nước pháp quyền là khái niệm bao hàm những nội dung rất phong phú, chứa đựng những đặc trưng, những mặt cơ bản, ghi nhận một trạng thái phát triển, một trình độ phát tiển của nhà nước và tiến bộ xã hội Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về Nhà nước pháp quyền Sau đây người viết xin giới thiệu khái niệm Nhà nước pháp quyền ở một số nước tiêu biểu sau
1.1.2.1 Rechtsstaat của Đức
Trong tiếng Đức Recht là luật pháp, Staat là nhà nước, Rechtsstaat là nhà nước luật pháp Học thuyết Rechtsstaat xuất hiện từ thế kỷ XIX, trước khi Bismarck thống nhất nước Đức năm 1871 Mục đích của Rechtsstaat là hạn chế quyền lực của nhà nước bằng luật pháp
Đây là sự khác biệt giữa Nhà nước luật pháp (Rechtsstaat) và Nhà nước Cảnh sát (Polizcistaat) Rechtsstaat không những chỉ có nghĩa là Nhà nước phải hành động theo pháp luật, mà nhà nước còn phải được đặt dưới pháp luật
1.1.2.2 Etat de droit của Pháp
Thuật ngữ “Etat de droit” tạm dịch là “nhà nước cai trị bằng pháp luật” Lý thuyết Nhà nước pháp luật (Etat de droit) được du nhập từ Đức và được triển khai chính công cụ tư tưởng để chống lại Nhà nước hợp pháp (Etat légal) đã từng tồn tại trước đó nhưng còn nhiều hạn chế
Theo đó, Nhà nước pháp luật đã hạn chế quyền lực của Nhà nước để bảo vệ quyền người dân Nhà nước không phải muốn hành động theo mục đích riêng tư nào mà phải nhất nhất hành động đúng pháp luật, nghĩa là: tôn trọng những nguyên tắc do chính mình làm ra Đây là điều cực kỳ quan trọng, bởi vì chính sự tôn trọng luật pháp của chính quyền tạo ra một quyền thực sự của người dân: quyền buộc chính quyền, buộc cơ quan hành chính phải tôn trọng luật
Trang 141.1.2.3 Rule of law của Anh
Trong quan niệm của Anh Rule of law không phải chỉ có nghĩa luật là cao nhất và mọi công dân điều bình đẳng trước pháp luật, mà còn có nghĩa luật pháp hàm chứa những tính chất căn bản trong nội dung: chỉ nhắm đền tương lai mà quy định, không trở lui quá khứ; phải được công bố phải rõ ràng, phân minh, vững bền; phải có tính tiên liệu; phải tôn trọng quyền và tự do hợp pháp của công dân
1.1.3 Khái niệm Nhà nước pháp quyền theo quan điểm lập pháp Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, vẫn chưa có một khái niệm nào được xem
là chuẩn mực về Nhà nước pháp quyền Khái niệm về Nhà nước pháp quyền là một khái niệm mang tính lịch sử Bởi lẽ, như ta đã biết tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã có mầm móng từ thời cổ đại nhưng khái niệm Nhà nước pháp quyền chỉ xuất hiện khi những yếu tố của Nhà nước pháp quyền đã được nhận thức và trở thành những dấu hiệu có tính đặc trưng Nhà nước pháp quyền không chỉ là một trong những giá trị xã hội cao có chức năng khẳng định những nguyên tắc nhân đạo hơn, khẳng định sự công bằng xã hội hơn mà nó còn là phương tiện chính trị nhằm bảo vệ và đảm bảo tự do, danh dự và nhân phẩm của con người trong xã hội
Có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh cách hiểu về Nhà nước pháp quyền
Có quan điểm cho rằng, Nhà nước pháp quyền không phải là một tổ chức quyền lực
mà chỉ là một trật tự pháp luật – trật tự của các quan hệ xã hội do pháp luật quy định Quan điểm thứ hai cho rằng, Nhà nước pháp quyền chỉ là sự phục tùng của Nhà nước vào tư tưởng pháp luật hoặc vào luật, tức là Nhà nước ở dưới quyền lực của pháp luật Quan điểm thứ ba cho rằng, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong
đó pháp luật độc lập với Nhà nước, đứng trên Nhà nước Quan điểm thứ tư khẳng định rằng, pháp luật tạo ra các cơ quan nhà nước; Nhà nước pháp quyền là bất kỳ Nhà nước nào trong đó có tiến hành sự phân công quyền lực và thừa nhận sự phục tùng của tất cả các cơ quan nhà nước vào pháp luật
Ngày nay, khi bàn về Nhà nước pháp quyền, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm như sau:
Trang 15Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Nhà nước pháp quyền là hệ thống các tư
tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã
Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “Khi nói đến Nhà nước pháp quyền là nói
đến một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước Ở đó pháp luật là cơ sở cho việc
Một quan điểm khác lại nhấn mạnh: “Ngày nay, nói đến Nhà nước pháp
quyền trước hết người ta nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và
Từ đó ta thấy, có rất nhiều quan điểm về Nhà nước pháp quyền Tất cả các quan điểm đều khác nhau nhưng mục đích chính là nhằm đưa ra một định nghĩa thật
sự khoa học pháp lý về Nhà nước pháp quyền Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến, quan điểm, ta có thể định nghĩa một cách khoa học đầy đủ về Nhà nước pháp quyền như sau:
Nhà nước pháp quyền là một tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị của
xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại như: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội, tính tối cao của luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và chủ quyền của nhân dân
4
Trần Đức Lương: Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, ngày càng
trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta,
Tạp chí Cộng sản T.1- 2/2002, tr.7
5
Đào Trí Úc: Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở
Việt Nam, Hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 30, 31/ 8/ 2002
6
Đào Trí Úc: Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở
Việt Nam, Hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 30, 31/ 8/ 2002
Trang 161.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền
1.2.1 Những đặc trưng chung của Nhà nước pháp quyền
Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các Nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị - pháp lý trong lịch sử phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị- pháp lý nhân loại
Các giá trị phổ biến này được trình bày dưới dạng thức khác nhau bởi các nhà
lý luận, phụ thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từng người Các trình bày có thể khác nhau, song về bản chất có thể quy về các giá trị có tính tổng quát sau:
1.2.1.1 Biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ
Dân chủ vừa bản chất của Nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện tiền đề của chế độ nhà nước Mục tiêu của Nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện (Điều 6 Hiến pháp 1992)
Nhà nước pháp quyền về bản chất là Nhà nước dân chủ, một nền dân chủ trong thực tế không chỉ giới hạn ở những biểu hiện bên ngoài của nó như mít tinh, giễu hành, cổ động tranh cử, báo chí tự do,…Nền dân chủ chuyên chính bao giờ cũng có cơ chế pháp luật để thực hiện, có trình độ nhất định về văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật để vận hành Bất cứ nền dân chủ nào cũng đòi hỏi sự tồn tại và phát triển các quy tắc, các trình tự, các quy phạm pháp luật
Trong Nhà nước pháp quyền, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhưng trong các Nhà nước không phải là pháp quyền, nhân dân chỉ là khách thể của quyền lực
mà thôi Nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân
1.2.1.2 Tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền
Về phương diện lý luận, Nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ Do vậy, Nhà nước pháp
Trang 17quyền không phải là một kiểu nhà nước.Trong ý nghĩa này Nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước
và xã hội trên nền tảng dân chủ Điều này có ý nghĩa là Nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo
lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thể xuất hiện ở một xã hội phi dân chủ Điều này cắt nghĩa vì sao ý tưởng về một xã hội pháp quyền đã xuất hiện từ rất
xa xưa, thẩm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng Pháp trị tại Trung Hoa cổ đại Nhưng mãi đến khi Nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản, Nhà nước pháp quyền mới từ Nhà nước pháp quyền ý tưởng dần trở nên một nhà nước hiện thực
Sự phủ nhận quan điểm Nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của Nhà nước pháp quyền Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau:
- Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện Nhà nước pháp quyền Do vậy, trên thực tế tồn tại khái niệm Nhà nước pháp quyền
tư sản và về thực chất Nhà nước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển
- Nhà nước pháp quyền không những có thể xây dựng tại các quốc gia tư bản
mà vẫn có thể xây dựng tại các quốc gia phát triển theo định hướng XHCN Nhà nước pháp quyền với tính chất là một cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội Như vậy, trong nhận thức lý luận và trong thực tiễn tồn tại Nhà nước pháp quyền tư sản và Nhà nước pháp quyền XHCN
1.2.1.3 Tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia
Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi quốc gia, dân tộc Tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền được xác định bởi hàng loạt yếu tố Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi lịch sử, truyền thống- văn hóa, tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa và môi trường địa lý Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá
Trang 18trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà còn quy định mức độ tiếp thu
và dung nạp các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền
Trên thực tế, không thể có một Nhà nước pháp quyền chung chung như một
mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộc vào đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một hình Nhà nước pháp quyền thích hợp
Thực tiễn xây dựng và vận hành của Nhà nước pháp quyền tại các nước cho thấy, mỗi một nước đều có cách xây dựng, tổ chức Nhà nước pháp quyền theo cách riêng của mình Các khảo sát kinh nghiệm xây dựng Nhà nước pháp quyền tại các nước Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hòa Ý, đã cho thấy ở các nước này, mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền được tổ chức vừa thống nhất vừa đa dạng, phản ánh các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền, đồng thời các giá trị đặc thù của từng quốc gia Thực tiễn này cũng đã được xác nhận tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác
Thừa nhận tính đa dạng của mô hình Nhà nước pháp quyền, đòi hỏi việc xây dựng Nhà nước pháp quyền tại mỗi quốc gia phải đồng thời quán triệt các phương diện:
- Phải xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế- văn hóa, chính trị và truyền thống dân chủ của dân tộc mình mà lựa chọn cách thức xây dựng
và vận hành mô hình Nhà nước pháp quyền thích hợp Nhà nước pháp quyền phải mang bản chất của chế độ chính trị, thể hiện được các đặc sắc của quốc gia, dân tộc
- Phải quán triệt các giá trị phổ biến của Nhà nước pháp quyền, tiếp thu các giá trị phổ biến này trong sự tương hợp với các đặc điểm lịch sử, văn hóa, chính trị của quốc gia
- Sự thống nhất hữa cơ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền là cơ sở lý luận cần quán triệt trong cuộc đấu tranh lý luận chống lại mọi sự
áp đặt từ bên ngoài đối với mô hình Nhà nước pháp quyền, hay áp dụng một cách máy móc, giáo điều, dập khuôn mô hình Nhà nước pháp quyền ở một nước này vào một nước khác
Trang 19- Mặt khác, khi quán triệt các đặc điểm, đặc thù của mỗi nước cần phải đặt các điều kiện đặc thù ấy trong sự tương quan giữa các giá trị phổ biến và phải biến các giá trị phổ biến ấy thành các giá trị nội tại, chuyển hóa chúng thành các giá trị quốc gia
1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.(Điều 2 Hiến pháp 1992)
Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hóa thành một mục tiêu Hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ
cộng hòa ở nước ta – Hiến pháp năm 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ
và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu – Hiến pháp 1946) Đặc điểm này của Nhà
nước ta tiếp tục được khẳng định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên
cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Trong Nhà nước pháp quyền ý chí của nhân dân là sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp Chính vì
lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động cùa các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân
Hiến pháp có một vai trò quan trọng, trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị
trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Trang 20Pháp luật XHCN của chúng ta là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của
nó
Pháp luật của nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân Vì vây, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng – những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước cách mạng chân chính, nhà nước XHCN Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá nhân, từng con người Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước,…luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt Nhiều Hội nghị của Trung ương Đảng đề cập đến vấn đề này như Văn kiện đại hội Đảng VI,VII,VII, IX, X và nhiều Nghị quyết Trung ương khác Văn kiện Đại hội Đảng VI xác định: Xây dựng một chính quyền không có đặc quyền, đặc lợi, hoạt động vì cuộc sống của nhân dân Nghị quyết Trung ương tám khóa VII xác định trên nguyên tắc: dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc bản chất của nhà nước ta Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực Quyền làm chủ đó được thể chế hóa bằng pháp luật… Dân
Trang 21chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật…Văn kiện Đại hội Đại hội Đảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm:
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ
sở Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định
- Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước
Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Và đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII), (1995) quan niệm của Đảng về ba quyền đã được sự bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo
Trang 22Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan
Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực của của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển tư tuởng về Nhà nước pháp quyền
1.3.1 Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại
Nói về lược sử tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đồng nghĩa với việc chúng
ta hệ thống những tư tưởng, học thuyết của những nhà tư tưởng tiến bộ tiêu biểu của lịch sử nhân loại về Nhà nước pháp quyền
Pháp quyền là một khái niệm được hình thành và phát triển dọc theo chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại Các nội dung, nguyên tắc cơ bản của pháp quyền đã không ngừng được giải thích, bổ sung và hoàn thiện theo từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử Từ thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng pháp quyền xuất hiện nơi mà nền dân chủ sơ khai được hình thành Trong giai đoạn này, các nhà tư tưởng cổ đại không chỉ thuần túy quan tâm tới tính thượng tôn của pháp luật mà còn coi pháp quyền như là một phương thức tìm kiếm sự tổ chức hợp lý của hệ thống quyền lực nhà nước
Đáng chú ý trong thời kỳ này là tư tưởng pháp quyền sơ khai của hai triết gia nổi tiếng Plato và Aristotle Plato khẳng định pháp luật phải là ông chủ của chính quyền để ngăn ngừa sự xuất hiện của những kẻ chuyên quyền Tương tự, Aristotle cho rằng pháp luật cần được xem như là sự kiềm chế đối với các pháp quan để hạn chế sự tùy tiện trong quá trình đưa ra các phán quyết
Trang 23Tư tưởng và các học thuyết pháp quyền được tiếp tục bổ sung và phát triển khi các giai cấp ở các quốc gia phương Tây không ngừng lớn mạnh, đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và giáo hội, từ đó từng bước giành ảnh hưởng trên chính trường Trong thời kỳ này, tư tưởng về pháp quyền được phát triển và hòa cùng các học thuyết về phân quyền, chủ nghĩa lập hiến và dân chủ Nhiều nhà nghiên cứu lớn đã xuất hiện với vai trò hết sức quan trọng trong việc bồi đắp và phát triển các học thuyết pháp quyền
Các tên tuổi và các tác phẩm trứ danh trong thời kỳ này cần phải kể đến là
Locke J Với tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, J J Rousseau với tác phẩm “Khế ước xã hội” và Ch.L Montesquieu với tác phẩm “Tinh thần pháp
luật” Đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng pháp quyền trong giai đoạn này là đề cao
các giá trị dân chủ, tự do và quyền con người J.J Rousseau đã bắt đầu tác phẩm
của mình với câu nói bất hủ: “Con người được sinh ra một cách tự do, nhưng khắp
Từ đó, các nhà tư tưởng trong giai đoạn này tập trung tìm kiếm một cơ chế chế ước quyền lực nhà nước, chống lại sự lạm quyền và xây dựng một mô hình chính phủ hợp lý nhằm hạn chế việc vi phạm các quyền con người Ch.L Montesquieu với học thuyết tam quyền phân lập đã được các học giả tư sản phương Tây coi là hòn đá tảng trong việc xây dựng lý luận tổ chức quyền lực Nhà nước tư sản
Các hướng tiếp cận về pháp quyền trong nền khoa học pháp lý nhân loại là hết sức phong phú, đa dạng Đề có thể hiểu toàn diện về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong nền khoa học pháp lý nhân loại Chúng ta cần xem xét các học thuyết trong mối quan hệ biện chứng, liên tục đan xen, gắn bó và bổ sung cho nhau Trong khi
hệ thống pháp luật Anh – Mỹ nhấn mạnh pháp quyền như một sự cơ chế đảm bảo cho sự vận hành hợp lý và hiệu quả của hệ thống pháp luật nhằm giúp các cá nhân
7
Nguyễn Xuân Tùng: Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới ánh sáng
đại hội Đảng lần thứ XI, Bộ Tư pháp,
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=4376 , [ngày truy cập 17-3-2012]
Trang 24trong xã hội có thể hợp tác và có thể theo đuổi những kế hoạch phát triển của mình Thì khi đó các học thuyết pháp quyền của Đức nhấn mạnh đến nguyên tắc phân chia, phân công quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước, củng cố cơ chế tiếp cận công lý và đảm bảo quyền con người
Còn hướng tiếp cận về pháp quyền của Trung Quốc, quốc gia có hệ thống pháp luật XHCN lại thể hiện thái độ thận trọng trên con đường tìm kiếm mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN Trong khi đó, các tổ chức quốc tế nhấn mạnh đến tính linh hoạt, tính mở và năng động của khái niệm pháp quyền trên thế giới tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, tính cách dân tộc của từng quốc gia
Lịch sử học thuyết về Nhà nước pháp quyền là kho tàng phong phú với những mặt mạnh, mặt yếu cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra giải pháp thực tế đúng đắn trong những điều kiện hiện nay
1.3.2 Quá trình nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố một nhà nước kiểu mới của dân, củng cố một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân Các tư tưởng Hồ Chủ tịch về Nhà nước thật sự to lớn, sâu sắc không chỉ được thể hiện trong các bài viết, các bài phát biểu, trong các văn kiện quan trọng do Người trực tiếp chỉ đạo xây dựng và ban hành mà cả trong hành động thực tiễn của Người trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là nguồn sức mạnh của Nhà nước, là nguồn trí tuệ của Nhà nước, là nguồn sáng kiến vô tận, Nhà nước có chức năng khơi nguồn, phát hiện, tiếp thu và hoàn thiện các sáng kiến của nhân dân để xây dựng chính sách và pháp luật Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo Hồ Chí Minh là một nhà nước nếu biết lắng nghe và học hỏi nhân dân, biết tôn trọng bồi dưỡng và nâng cao sức dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân thì sẽ thấy
Trang 25nhân dân không chỉ nói lên những mong muốn của mình mà còn chỉ ra được Nhà nước cần phải hành động như thế nào để giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh Chính vì lẽ đó, Nhà nước được thành lập không vì mục đích làm thay cho dân, mà thực hiện vai trò người cầm lái, người tổ chức để nhân dân bằng trí tuệ, sức mạnh
của mình giải quyết các vấn đề của chính mình Người viết: “Nếu không có nhân
dân thì Chính phủ không đủ năng lượng Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một
thân, ý nghĩa, mục tiêu và sứ mệnh của Nhà nước là phụng sự hạnh phúc của nhân
dân, vì nhân dân.Vì lẽ đó Hồ Chủ Tịch cho rằng “…Ngày nay, chúng ta đã xây
dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưng nếu nhà nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì…Chính phủ ta
nhở: “Việc gì lợi cho dân thì hết sức làm Việc gì có hại cho dân phải hết sức
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên là: “Tăng cường không ngừng chính quyền
nhân dân Nghiêm chỉnh thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch
Trang 26Không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước Đó là Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt pháp trị và đức trị trong tổ chức hoạt động của Nhà nước và quản lý nhà nước
Với Hồ Chí Minh, pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là để bảo
vệ, thực hiện lợi ích của con người Tư tưởng pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ, công chức của Người thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam Vì thế, kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong tổ chức nhà nước của Hồ Chí Minh có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc
Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta trong mỗi giai đoạn sau này
đã có không ít những thay đổi về mô hình bộ máy dưới tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng xuyên suốt mạch phát triển ấy vẫn là tư tưởng của
Hồ Chí Minh về một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Ngày nay, trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, dưới tác động mạnh mẽ của thời đại và thế giới, trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều điểm đã thay đổi, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục định hướng cho các nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp đổi mới mô hình bộ máy nhà nước trong các điều kiện phát triển mới
1.3.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền
Sau Cách mạng tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
Đó là một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Cách
mạng tháng Tám đã lật đổ nền dân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập, tự do, hạnh phúc Đó là một
12
Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980, tr.463
Trang 27Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa là “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thức quốc gia trên nền
tảng dân chủ” Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng về Nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước đã được thể chế hóa trong Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946 Với Hiến pháp năm 1946, Đảng ta chủ trương thực
hiện “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” nhằm đoàn kết toàn dân,
không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do dân
chủ Hiến pháp 1959 đã thể chế hóa quan điểm Đảng ta về “sử dụng chính quyền
rằng “khi nào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến triển thành cách mạng
XHCN thì chuyên chính dân chủ nhân dân sẽ trở thành chuyên chính vô sản…Hình thức Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân vẫn có thể tồn tại khi nội dung của nó
đã chuyển đổi thành chuyên chính vô sản Nhưng nếu nhiệm vụ và yêu cầu là cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội thì về thực chất chế độ dân chủ nhân
Quan điểm của Đảng về Nhà nước chuyên chính vô sản đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1980 “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, xóa
bỏ chế độ người bốc lột người, đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài, xây dựng thành công XHCN, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hòa bình và đẩy mạnh sự nghiệp của nhân dân thế giới” (Điều 2- Hiến pháp năm 1980)
Trang 28trị Trong thời kỳ quá độ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân
nhưng chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội VI đã có đổi mới: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chức năng của Nhà nước là thể chế hóa bằng pháp luật, quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật Nhà nước ta phải bảo đảm quyền dân chủ thật sự của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết chừng trị những kẻ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân…”.16
Đại hội lần thứ VII của Đảng xác định thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị Đây vừ là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới Như vậy, việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị được Đảng ta đặt ra như một tất yếu để thực hiện và phát huy dân chủ XHCN Để đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cỉa cách bộ
máy nhà nước theo hướng: “Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng
quan điểm chủ yếu của Đảng về xây dựng, cải cách bộ máy nhà nước được xác định
tại Đại hội VI,VII tiếp tục được Đảng ta phát triển trong “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” là “tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân” Nhà nước ta phải có đủ quyền
lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội
15
Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng thởi kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX):
Về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006, tr.124
16
Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng thởi kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX):
Về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006, tr.125
17
Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Về xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.297
Trang 29bằng pháp luật, sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước
Quan điểm của Đảng về Nhà nước trong Cương lĩnh 1991 đã nhấn mạnh đến những vấn đề có tính nền tảng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong một chế độ dân chủ - pháp quyền: có đủ quyền lực và khả năng định ra luật pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật; thống nhất quyền lực (thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) với sự phân công rành mạch ba quyền đó Tuy chưa đề cập trực tiếp đến phạm trù Nhà nước pháp quyền, nhưng sự thể hiện các vấn đề cơ bản có tính pháp quyền trong tổ chức nhà nước ở tầm cương lĩnh chính trị cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng ta trong đổi mới tổ chức và hoạt động Nhà nước theo các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN trong bối cảnh cụ thể nước
ta
Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ VII (1994) lần đầu tiên Đảng
ta chính thức sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên
cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc cụ thể hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII là Hội nghị chuyên bàn về Nhà nước “tiếp tục hoàn thiện và xây dựng nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính” Sau khi đánh giá thành tựu và khuyết điểm, yếu kém trong tổ chức, hoạt động của nhà nước ta và những yêu cầu trước tình hình
Trang 30mới, văn kiện Hội nghị đã nêu năm quan điểm cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng kiện toàn bộ máy nhà nước cụ thể là:
- Xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
- Tăng cường pháp chế XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức XHCN;
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Đại hội XI ( tháng 1/2011) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và khẳng định “ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nhà nước ta thật sự là của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường” Báo cáo chính trị đã xác định một trong những phương hướng quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế, vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vế nhân dân, và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu pháy triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc Khẩn trương
Trang 31nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 phù hợp với tình hình mới” 18
Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước
18
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr.246 – 347
Trang 32CHƯƠNG 2
YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN – QUY ĐỊNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Các yếu tô cấu thành Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa việt Nam
2.1.1 Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức xây dựng và hoạt động của nhà nước ta
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Như vậy, thế nào là của dân, do dân, vì dân.19
Nhân dân là người làm chủ quá trình thành lập ra Nhà nước Đến khi bộ máy Nhà nước đã được thiết lập, nhân dân lại một lần nữa là người chủ bỏ tiền ra đóng góp thành ngân sách nuôi dưỡng và bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động Toàn
bộ nghĩa vụ về thuế, về các khoản nộp cho Nhà nước, suy cho cùng, đều gắn liền với nhân, người chủ trực tiếp tạo nên ngân sách Nhà nước, và Nhà nước lại được dân ủy quyền nắm ngân sách để chi tiêu vào những việc mà nhân dân quan tâm.20
Rõ ràng là chỉ mới phân tích một vài định chế cơ bản: thu thuế, chi ngân sách chúng ta đã thấy vấn đề “Nhà nước của dân” được thể hiện rất cụ thể, đó là dân lập
ra Nhà nước thay mặt nhân dân điều hành công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Nhà nước do dân được quan niệm rõ ràng việc xác định vai trò của Nhà nước đối với kinh tế và xã hội
19 Nguyễn Thái Bảo - Vũ Hoài Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
dan-vi-dan/4531552.epi , [ngày cập nhật 09-7-2010]
http://www.cpv.org.vn/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-xay-dung-Nha-nuoc-phap-quyen-cua-dan-do-20
Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội,1997, tr.166
Trang 33Mọi vấn đề trong cuộc sống của dân phải lo do dân tự làm, tự thu xếp, tự giải quyết, năng lực của mọi công dân phải được tận dụng Trong lĩnh vực đời sống riêng của mọi công dân, phải vạch ra một hành lang pháp luật bảo đảm cho mọi người được tự do, nhưng không xâm phạm đến tự do người khác, hành lang đó đặt
ra các điều cấm và những điều phải làm để hướng dẫn hành vi của mỗi người công dân.21
Muốn thực hiện được một “Nhà nước do dân” thì cần phải điều chỉnh vai trò của Nhà nước Nhà nước chỉ làm những việc cần làm, chỉ cần can thiệp vào những việc cần can thiệp, còn mọi việc khác đều do dân tự làm, tự giải quyết, thông qua các hình thức của nhân dân và các tổ chức đoàn thể của họ.22
Nhà nước pháp quyền do dân là do dân lập ra và ủy nhiệm là bộ máy của dân, thay mặt dân để điều hành đất nước, chứ tuyệt đối không được đứng trên dân, không được thờ ơ với những đòi hỏi chính đáng của dân.23
Một Nhà nước pháp quyền nếu chỉ của dân, do dân mà lại vì Đảng hay vì một
tổ chức nào khác thì nhà nước đó không đảm bảo được tính dân chủ cho nhân dân
Vì thế, nhà nước của dân, do dân và còn phải vì dân Đây là yêu cầu không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền vì dân thể hiện cơ bản trên các bình diện sau:
Toàn bộ hệ thống pháp luật phải nhất quán một tư tưởng chủ đạo là mọi quy định đều lấy mục đích của dân làm mục tiêu, còn việc quản lý của các cơ quan nhà
Nguyễn Văn Yểu: Đã là Nhà nước pháp quyền cần coi trọng cả hê thống bộ máy nhà nước từ
Trung ương đến cơ sở, không cắt khúc,
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/suahienphap1992/thamkhao/Pages/Da-la-Nha-nuoc.aspx , [ngày truy cập 03-11-2011]
Trang 34nước phải luôn gắn bó với mục tiêu “vì lợi ích của nhân dân”; không đối lập với việc quản lý chặt chẽ của Nhà nước với lợi ích của dân.24
Nhà nước pháp quyền vì dân là một nhà nước phải toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, làm khuôn thước Trong Nhà nước pháp quyền dân chủ, con người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội Đối với Chính phủ, nhân viên nhà nước, khi được nhân dân giao trọng trách thì phải đảm bảo thực hiện mang lại lợi ích cho nhân dân,
xem việc phục vụ lợi ích nhân dân là một vinh dự cao quý
Như vậy, ta thấy một điều rằng, nếu như trong Nhà nước pháp quyền phương Tây chủ yếu phục vụ lợi ích thống trị; thì ở đây, trong Nhà nước pháp quyền XHCN
cơ chế đảm bảo thực hiện là người làm chủ nhà nước, đó chính là nhân dân Tất cả đều phục vụ lợi ích của nhân dân Đời sống của nhân dân sẽ đánh giá được hiệu quả, năng lực hoạt động của nhà nước
2.1.2 Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra nhiệm vụ cho Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn tới là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Để thực hiện được mục tiêu này của Đảng, đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục không ngừng phát huy dân chủ, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Hiến pháp là văn bản tuyên bố long trọng quyền dân chủ của công dân, ghi nhận quyền làm chủ của nhân dân, đưa người dân từ địa vị thần dân lên địa vị công dân Chính vì Hiến pháp ghi nhận quyền lực của nhân dân mà nhân dân từ đó có thể làm chủ được nhà nước Chẳng hạn như, việc Hiến pháp ghi nhận quyền bầu cử và quyền ứng cử chính là sự tuyên bố long trọng quyền lực nhân dân
24
Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội,1997, tr.167
Trang 35Ngay từ thời buổi đầu ở nước ta, sự hiện diện của Hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân Nhà nước ta tổ chức và hoạt động trên nền tảng Hiến pháp và trong khuôn khổ của Hiến pháp
Với tầm quan trọng như thế, Hiến pháp cần phải được thực hiện một cách nghiêm minh Thế nhưng trên thực tế, không phải mọi tổ chức và hoạt động đều đúng với tinh thần của Hiến pháp Hiến pháp là một đạo luật quan trọng Vì thế, cần phải xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết những quy định và hành động trái với pháp luật là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay Cơ chế đó phải là một cơ chế lấy quy định của Hiến pháp để làm căn cứ cho các đánh giá và phán quyết của mình phải thực sự khách quan, toàn diện và trung thực, lấy lợi ích quốc gia, các quyền tự do và các quyền lợi chính đáng của nhân dân làm thước đo duy nhất Trên tinh thần phải đảm bảo các quy định của Hiến pháp phải thực sự ổn định,
có tính pháp lý cao, đầy đủ và có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân cũng như có khả năng phát huy hiệu lực trực tiếp
Bởi vì, Hiến pháp chính là văn bản pháp lý cao nhất trong pháp luật Nên việc bảo đảm mọi hoạt động của nhà nước đề trong khuôn khổ của Hiến pháp chính là việc đề cao tính tối thượng của pháp luật
2.1.3 Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
Một câu hỏi được mọi người đặt ra là tại sao chúng ta cần pháp luật và Nhà nước pháp quyền? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được đúng Khi đề cập đến pháp luật, hầu hết mọi người điều hiểu là phương tiện, công cụ để điều chỉnh xã hội Đó là những hình phạt nghiêm khắc, là chuyện sẽ phải chấp hành hình phạt tù mà nhà nước đã đặt ra đối với những người vi phạm Tất cả được hiểu đơn giản là như thế Song để hiểu sâu hơn, giải thích cặn kẽ hơn về pháp luật thì điều này thì không ai cũng có thể
Với những gì chúng ta đã đạt được, cũng đủ để cho thấy pháp luật là thành tựu của văn minh, của tiến bộ xã hội Pháp luật là cơ sở không thể thiếu được của nhân
Trang 36đạo, tự do và dân chủ, của việc bảo vệ các giá trị tốt đẹp, của việc bảo vệ xã hội, nhà nươc và con người
Thiếu pháp luật không thể có được một xã hội dân chủ, nhân đạo, công bằng, không thể có được chủ nghĩa xã hội Pháp luật đầy đủ, không mâu thuẫn, phản ánh được cuộc sống và thường xuyên được hoàn thiện, không phải là ý muốn của một
ai, không phải là thủ đoạn của việc tuyên truyền, mà là công cụ tất yếu, cần thiết của những biến đổi cách mạng, pháp luật là thuộc tính bên trong và khách quan của xã hội chúng ta
Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân Về mặt hình thức pháp lý, Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật với nhà nước, xã hội và mọi công dân Về mặt nội dung pháp lý phải là pháp luật mang tính pháp quyền, phải đảm bảo yêu cầu khách quan, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Từ
đó cho thấy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung yêu cầu không thể tách rời trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Bởi vì pháp pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng dân chủ, tăng cường hợp tác quốc tế,
cơ sở để đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước
2.1.4 Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của công dân
Ta có thể khẳng định quyền con người vốn có một cách tự nhiên, không cần thiết đến sự ban phát hay thừa nhận, hay mặc cả từ bất kể chủ thể nào, kể cả từ phía Nhà nước Nhà nước phải đảm bảo và tôn trọng những quyền và lợi ích của công dân, ngăn chặn sự vi phạm từ bất kể chủ thể nào đến những quyền mặc nhiên ấy Như vậy ta thấy, quyền và tự do của cá nhân chỉ trở thành hiện thực nếu thực hiện các quyền và tự do theo luật định Sự bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân về mặt pháp lý là dấu hiệu then chốt của tổ chức Nhà nước pháp quyền
Trang 37Thực tế ngày nay, vấn đề bảo đảm quyền con người của công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước,… luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt
Tóm lại ta thấy, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, nếu pháp luật đòi hỏi công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội thì đồng thời cũng đòi hỏi Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm vơi công dân mà trước hết là các bảo đảm pháp lý để thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân Không thể nói đến Nhà nước pháp quyền nếu mọi người không bình đẳng trước pháp luật Không có sự bảo đảm an toàn hợp lý về các quyền tự do, dân chủ để chống lại sự lạm quyền từ phía
cơ quan nhà nước và từ phía cán bộ công chức nhà nước
2.1.5 Nhà nước bảo đảm bảo quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Đại hội Đảng lần VII (1991) cùng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH” đã khẳng định sự tồn tại ba quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp và sự phân công phối hợp giữa ba quyền đó của Nhà nước Đến Hội nghị trung ương lần thứ 8 (khóa VIII, 1995) thì quan niệm của Đảng về sự tồn tại ba quyền đã có sự bổ sung: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Trên thực tế hiện nay, quyền lực nhà nước vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền Ở đây không phải là tập quyền phong kiến hay tập quyền chiếm hữu nô
lệ, mà là tập quyền XHCN Tập quyền chứ không phải độc quyền, tập quyền nhưng phải phân công phối hợp Ở nước ta, quyền lực tập trung vào cơ quan cao nhất là Quốc hội Quốc hội với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân
bầu ra Điều 83 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
Trang 38pháp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”
Như vậy, ta có khẳng định, quyền lực thống nhất là nền tảng, phân công phối hợp là phương thức Một nền tảng vững chắc, một phương thức tiến bộ sẽ là cơ sở cho nguyên tắc tập quyền XHCN của chúng ta mãi thống nhất, bền vững, tạo điều kiện cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn
2.1.6 Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Viêt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
Hơn thế nữa, Đảng đã tự khẳng định mình trong sự nghiệp lãnh đạo của mình Phấn đấu không ngừng cho mục tiêu, lý tưởng, vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của
xã hội Như vậy, sự lãnh đạo của một lực lượng chính trị đối với nhà nước là một nhu cầu tất yếu, nhưng đó là sự tất yếu xuất phát từ sự lựa chọn của nhân dân Nhân dân là người quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò cầm quyền của Đảng, Đảng đủ sức vạch ra con đường phát triển đi lên tất yếu của xã hội và đủ sức lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội khác tin tưởng vào mục tiêu chính trị của mình
Trong quá trình quản lý hiện nay, cùng với những đòi hỏi bức bách của sự phát triển đất nước; cụ thể đó là những đòi hỏi về dân chủ, những bức xúc về quản
lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước Đảng đã có những đổi mới bước đầu
về phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có chất lượng và hiệu quả hơn Điều này cũng chính là nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước; đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý và điều hành của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng XHCN
Trang 392.2 Quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố của Nhà nước pháp quyền
2.2.1 Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
2.2.1.1 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Ngay từ buổi đầu, Đảng ta đã tiến hành xây dựng một một Nhà nước pháp quyền dân chủ cho nhân dân Trong đó thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân Được thể hiện rõ trong Điều 1 Hiến pháp 1946 Đến Hiến pháp 1992
lại một lần nữa khẳng định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
mà nền tảng là liên minh giai cấp giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2 Hiến pháp 1992) Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, không chỉ đơn thuần là những điều luật, nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn gắn liền với việc thiết lập các cơ chế bảo lãnh thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân
Như vậy, vai trò của quyền làm chủ của nhân dân đối với Nhà nước đã được Đảng ta quán triệt và thực hiện Những chủ trương của Đảng về xây dựng kiện toàn
bộ máy Nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; tăng cường khả năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường khả năng và hiệu quả của hoạt động lập pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp,…Tất
cả đều nhằm mục đích “Làm cho nhà nước thực sự là chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu của Hiến pháp 1946)
Nhà nước XHCN là Nhà nước dân chủ đích thực Khẳng định điều này là hoàn toàn chính xác Ở đây, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ đơn thuần là khái niệm chung chung mà đã trở thành luận điểm cơ bản, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước công – nông, thành một nguyên tắc hàng đầu trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam Trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là điều tất yếu khách quan Đây là quá trình đòi hỏi phải dựa trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Trang 40Minh, xuất phát từ thực tiễn đất nước và những kinh nghiệm xây dựng nhà nước Việt Nam hàng chục năm qua, có tính đến hình thức và kinh nghiệm trên thế giới
2.2.1.2 Xây dựng Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Nhân dân làm chủ không phải là làm chủ vô kỷ luật, không phải cá nhân nào muốn làm gì thì làm, làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội là làm chủ bằng nhà nước,
có trật tự, có kỷ cương, có tổ chức, có pháp luật bảo đảm và bảo vệ Cho nên, thực hiện quyền làm chủ của mình, nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội – Nghị viện nhân dân và Hội đồng nhân dân địa phương.25
- Ở cấp quản lý vĩ mô: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân” (Điều 83 Hiến pháp 1992)
Quốc hội là cơ quan do toàn dân trực tiếp bầu ra và có cơ cấu thành phần rộng rãi luôn phản ánh khối đại đoàn kết toàn dân, phản ánh tiếng nói và quyền lực của toàn dân Thông qua các đại biểu của mình cũng như các hình thức của Quốc hội, quyền làm chủ của người dân ngày càng được tôn trọng và phát huy.26
Tính đại diện của Quốc hội chính là chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân Đây là mối quan hệ ràng buộc hai chiều giữa đại biểu Quốc hội với nhân dân Bắt nguồn từ nhân dân và được sự tín nhiệm của nhân dân, các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, phải xuất phát từ lợi ích của đông đảo nhân để quyết định các vấn đề thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội Tóm lại tất cả vì nhân dân phục vụ
25 Tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992: Thế nào là nhà nước của dân,
do dân , vì dân?:
http://moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=4079 , [truy cập ngày 08 – 11- 2011]
26
Quốc hội Việt Nam: Một số bài học kinh nghiệm,
http://www.na.gov.vn/60namqhvn/www.na.gov.vn/60namqhvn/cacthoiky/baihockn.html