Quyền lực nhà nước là một dạng đặc biệt của quyền lực chính trị. Tính chất đặc biệt của quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ, nó là quyền lực công khai thống nhất, bao trùm toàn bộ xã hội, quyền lực nhà nước có đủ sức mạnh kiểm soát và ràng buộc các chủ thể theo nghĩa rộng nhất phải phục tùng.
“Quyền lực nhà nước là thống nhất” được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt bắt nguồn tử bản chất giai cấp của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân quyền lực thuộc về đa số nhân dân.
29
Vũ Thư: Quyền hành pháp trong tổ chức quyền lực Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đánh giá 10 năm (2001 -2010) xây dựng Nhà nước pháp quyền và những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.71.
Trang 41
Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các cơ quan: Quốc hội làm nhiệm vụ lập pháp, Chính phủ có nhiệm vụ hành pháp, Tòa án có nhiệm vụ tư pháp – xét xử. Sự phân chia này về hình thức giống nguyên tắc tam quyền phân lập ở nhà nước tư sản. thế nhưng bản chất nhà nước tập quyền XHCN của nước ta không hề mất đi.
Bởi vì, quyền lực của cơ quan lập pháp không phải là tuyệt đối. Mà chúng còn nằm trong hệ thống quyền lực nhà nước, song song tồn tại cùng các loại quyền lực khác. Quyền lực của cơ quan lập pháp phải phù hợp với nguyên tắc của pháp luật của Hiến pháp. Đồng thời quyền lực đó chịu sự giám sát của nhân dân.
Trong hoạt động hành pháp, “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ Tịch Nước” (Điều 109 Hiến pháp 1992).
Như vậy, tăng cường thống nhất quản lý thống nhất của Chính phủ trên các vấn đề quản lý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với vai trò là cơ quan hành chính cao nhất Chính phủ lãnh đạo thông suốt toàn bộ hành chính nhà nước. Nhưng vẫn chịu sự giám sát từ nhân dân.
2.2.5.3.Là hình thức tản quyền phân lập
Tản quyền về bản chất là sự biểu hiện của tập trung nhưng để hạn chế những nhược điểm của tập quyền, hạn chế tình trạng quan liêu của chính quyền trung ương trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại các cộng đồng lãnh thổ.30 Theo đó, quyền lực nhà nước vẫn được tập trung, nhưng nhà nước trung ương cử đại diện của mình xuống địa phương để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước tại địa phương đó. Tản quyền được coi là biện pháp hữu hiệu để vừa chống tập trung quan liêu vừa chống khuynh hướng sai lệch phân tán. Sự tản quyền trong tổ chức chính quyền
30
Nguyễn Ngọc Chí: Phân loại tản quyền, phân cấp, phân quyền, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia, Hà Nội, Luật học số26 (2010). Tr.250.
Trang 42
là rất quan trọng, cho phép giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề trong một quốc gia.
Ở Việt Nam, mặc dù nội dung, tư tưởng khác nhau nhất định nhưng cuối cùng vẫn tiếp thu có chọn lọc học thuyết phân quyền. Đến Hiến pháp 1992, quan điểm nhất quán của Đảng không thừa nhận sự phân quyền như một nguyên tắc trong tổ chức quyền lực nhà nước. Kế thừa các bản Hiến pháp trước, quyền lực nhà nước vẫn được khẳng định thống nhất thuộc về nhân dân. Tại Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây chính là biểu hiện của sự phân quyền theo chiều ngang.
Như vậy, có thể thấy rằng Việt Nam là nước XHCN, chúng ta áp dụng nguyên tắc tập quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước nhưng chúng ta vẫn áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách phù hợp. Sự phân chia nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp là sự phân công quyền lực theo chiều ngang.