3.6.1. Hạn chế
Tuy đã được thực hiện chiến lược cải cách tổng thể bộ máy nhà nước trong khoảng 15 năm trở lại đây nhưng bộ máy nhà nước ta đến nay vẫn còn nhiều bất cập: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đổi mới còn chậm dẫn đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả chưa theo kịp tình hình, đặc biệt là chưa tương thích với những biến đổi mau lẹ của đời sống kinh tế; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thẩm chí còn trở nên phổ biến; việc vi phạm quyền dân chủ đối với nhân dân diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có nơi khá nghiêm trọng.
Một trong những biểu hiện yếu kém của bộ máy nhà nước tồn tại trong nhiếu năm qua là tính không chuyên nghiệp của bản thân các cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân ở nước ta đang là một cơ quan hoạt động không thường xuyên. Đại đa số các đại biểu Quốc hội là kiêm nhiệm, hoạt động không thường xuyên đã không tạo được tính chuyên nghiệp của một cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Trong bộ máy hành chính nhà nước, tính không chuyên nghiệp cũng được biểu hiện rõ nét. Điều này được bộc qua phương diện cấu trúc bộ máy, về thẩm quyền, nhiệm vụ chức năng của các cơ quan nhà nước; qua sự thiếu thống nhất về tổ chức, về địa vị pháp lý của các bộ phận cấu thành của Chính phủ; qua tính không chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức,…
Sự kém hiệu quả của bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay còn là kết quả tất yếu của tình trạng quyền lực nhà nước vẫn thiếu một cơ chế kiểm soát đầy đủ, hợp lý và có hiệu lực: Quyền kiểm tra, giám sát cả nhân dân với tính cách là người chủ của quyền lực nhà nước vẫn chưa có một cơ sở pháp lý vững chắc và chưa có hình thức thực hiện một cách hữu hiệu, do vậy, khả năng kiểm soát nhà nước từ phía nhân dân vẫn mang nhiều tính hình thức; Quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn chưa có được một cơ chế thích hợp để
Trang 64
Quốc hội thực hiện tốt quyền này; Kênh kiểm soát quyền lực nhà nước bằng hoạt động của các cơ qun tư pháp khó được triển khai có hiệu vì trên thực tế các cơ quan tư pháp chưa thực sự độc lập,…
3.6.2. Giải pháp
Trong chủ nghĩa xã hội nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của nhà nước cũng là nhằm mục đích đưa Nhà nước pháp quyền XHCN hoạt động có hiệu quả hơn.
Đất nước ta đã và đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với các cơ hội mới, thời cơ mới, thách thức mới. Nhà nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ mới, cần được giải quyết bởi vai trò mới, hình thức mới và phương thức hoạt động mới. Trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay và cả trong tương lai, sự đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lại đang được đặt ra như một tất yếu khách quan. Những yêu cầu tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước ở một phạm vi toàn diện, đồng bộ cần được nhận diện trên những nội dung sau:
- Trước hết, phải đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Bộ máy nhà nước và công chức nhà nước phải kiên quyết vượt qua tư duy của lối quản lý truyền thống “tư duy quyền uy” tiến tới tư duy mới: tư duy nghĩa vụ, trách nhiệm, thay đổi cách ứng xử từ “cho phép” sang “phục vụ” trong mối quan hệ với công dân. Nhà nước với tính chất là “hình thức tổ hức của dân chủ” không có lợi ích tự thân, và như vậy càng không thể có khái niệm lợi ích, ý chí của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước. Lợi ích, ý chí của Nhà nước là lợi ích, là lợi ích, ý chí của nhân dân theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Yêu cầu quan trọng và cốt yếu của dân chủ trong giai đoạn mới là phải đặt người dân vào vị trí trung tâm của mọi hoạt động nhà nước. Như vậy, toàn bộ bộ máy nhà nước phải được tổ chức trên nền tảng “phục vụ nhân dân”.
Mặt khác, bộ máy nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng: đảm bảo cho nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động nhà nước, thực hiện quyền kiểm tra,
Trang 65
giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Để thực hiện được yêu cầu này, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ pháp luật trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước và trong lĩnh vực tự do dân chủ của người dân. Trước hết là đổi mới, hoàn thiện chế độ bầu cử vào Quốc hội và HĐND các cấp sao cho người dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử của mình, tự mình độc lập lựa chọn người đại biểu thay mặt mình thực thi công quyền trong bộ máy nhà nước.
Điều quan trọng là tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đến chính quyền địa phương phải tạo điều kiện để dân dễ tiếp cận, dễ đối thoại, dễ kiểm tra, giám sát để huy động được trí tuệ, sáng kiến và sự đóng góp của người dân, để bộ máy thật sự gần dân, biết lắng nghe nhân dân, biết biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành chủ trương, đường lối và pháp luật phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân.