Hạn chế liên quan đến các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 62)

Cùng với sự đổi mới về thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, việc đổi mới hệ thống các cơ qun tư pháp cũng được coi là nhu cầu cấp thiết và bức xúc hiện nay. Vấn đề đặt ra là, cần phải có sự thống nhất về khái niệm hệ thống tư pháp để từ đó quy định hình thành nên các cơ quan tư pháp cũng như các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các cơ qun với nhau để bảo đảm cùng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội. Thực tiễn thực hiện và áp dụng mô hình các cơ quan tư pháp ở Việt Nam hiện nổi lên một số vấn đề như sau:

Câu hỏi phải trả lời cho được đây là, cơ quan nào thực thi quyền lực tư pháp? Ở nước ta, hiện nay, ngoài tòa án, các cơ quan viện kiểm sát, thi hành án đều được xác định là các cơ quan tư pháp. Vấn đề cần làm rõ và cần được xác định là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lực tư pháp.

Hệ thống tòa án: Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, hệ thống tòa án ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp giữa thẩm quyền xét xử với tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định. Trong Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các tòa chuyên trách gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa ao động, Tòa hành chính. Trực thuộc tòa án nhân dân tối cao còn có ba Tòa phúc thẩm: Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại tại Đà Nẵng, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề tồn tại và bộc lộ nhiều bất cập trong điều kiện hiện nay là tòa án cấp huyện đang còn là cấp sơ thẩm hạn chế. Vì chưa xác định vị trí quan trọng của việc xét xử sơ thẩm nên còn tình trạng “đẩy” lên trên trong việc giải quyết các vụ án dẫn đến việc bỏ lọt tội, tình trạng oan, sai. Có thể thấy hệ thống tòa án được xây dựng dựa trên nguyên tắc hai cấp xét xử. Với mô hình tương ứng với nguyên tắc xét xử này, mỗi cơ quan tòa án các cấp đều được tổ chức với những cơ

Trang 55

cấu về nhân lực và tài chính tương đối đồng đều. Điều này dẫn đến tình trạng là có nơi thì tòa án bị quá tải còn có nơi thì tòa án thiếu việc làm.

Viện kiểm sát nhân dân: Một trong những thay đổi căn bản nhất về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 1992 là không còn giữ chức năng kiểm sát chung như trước. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân hiện tại giữ hai chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với chức năng công tố, vấn đề vẫn chưa được làm sáng tỏ ở đây là, mối quan hệ giữa công tố và tư tố, liệu Viện Kiểm sát ngoài chức năng công tố còn có chức năng tư tố nữa không, hay nói cách khác là trong giới hạn nào thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng công tố để bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội khi bị xâm hại, còn trong giới hạn nào thì Viện kiểm sát tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền lợi bị xâm hại của cá nhân. Đối với chức năng kiểm sát tư pháp, câu hỏi hiện nay cần đặt ra là có kiểm sát tư pháp phi hình sự hay không? Đối với các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính… thì Viện kiểm sát nhân dân tham gia với tư cách gì? Kiểm sát, giám sát hoạt động tư pháp phi hình sự ở mức độ nào? Theo các quy định hiện hành thì Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ chức năng kiểm sát tư pháp phi hình sự nhưng vấn đề này cần được làm sáng tỏ ở cả lý luận và thực tiễn hoạt động.

Trên tinh thần tiếp tục cải cách tư pháp nói chung và đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nói riêng, có lẽ cần thống nhất nhận thức chung chức năng thực hành quyền công tố và chức năng chính yếu của Viện kiểm sát. Đối với những nội dung chính của công tác kiểm sát việc xét xử và kiểm sát thi hành án có những nội dung không cần thiết thuộc trách nhiệm của tòa án, cơ quan thi hành án và các bên dân sự có liên quan. Vì vậy, tổ chức mô hình Viện công tố với chức năng phát hiện, điều tra, truy tố đưa người phạm tội ra truy tố là hướng rất cần được quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)