Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 32)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức xây dựng và hoạt động của nhà nước ta.

Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Như vậy, thế nào là của dân, do dân, vì dân.19

Nhân dân là người làm chủ quá trình thành lập ra Nhà nước. Đến khi bộ máy Nhà nước đã được thiết lập, nhân dân lại một lần nữa là người chủ bỏ tiền ra đóng góp thành ngân sách nuôi dưỡng và bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động. Toàn bộ nghĩa vụ về thuế, về các khoản nộp cho Nhà nước, suy cho cùng, đều gắn liền với nhân, người chủ trực tiếp tạo nên ngân sách Nhà nước, và Nhà nước lại được dân ủy quyền nắm ngân sách để chi tiêu vào những việc mà nhân dân quan tâm.20

Rõ ràng là chỉ mới phân tích một vài định chế cơ bản: thu thuế, chi ngân sách chúng ta đã thấy vấn đề “Nhà nước của dân” được thể hiện rất cụ thể, đó là dân lập ra Nhà nước thay mặt nhân dân điều hành công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhà nước do dân được quan niệm rõ ràng việc xác định vai trò của Nhà nước đối với kinh tế và xã hội.

19 Nguyễn Thái Bảo - Vũ Hoài Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền

của dân, do dân, vì dân, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,

http://www.cpv.org.vn/Tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-xay-dung-Nha-nuoc-phap-quyen-cua-dan-do- dan-vi-dan/4531552.epi, [ngày cập nhật 09-7-2010].

20

Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.166.

Trang 25

Mọi vấn đề trong cuộc sống của dân phải lo do dân tự làm, tự thu xếp, tự giải quyết, năng lực của mọi công dân phải được tận dụng. Trong lĩnh vực đời sống riêng của mọi công dân, phải vạch ra một hành lang pháp luật bảo đảm cho mọi người được tự do, nhưng không xâm phạm đến tự do người khác, hành lang đó đặt ra các điều cấm và những điều phải làm để hướng dẫn hành vi của mỗi người công dân.21

Muốn thực hiện được một “Nhà nước do dân” thì cần phải điều chỉnh vai trò của Nhà nước. Nhà nước chỉ làm những việc cần làm, chỉ cần can thiệp vào những việc cần can thiệp, còn mọi việc khác đều do dân tự làm, tự giải quyết, thông qua các hình thức của nhân dân và các tổ chức đoàn thể của họ.22

Nhà nước pháp quyền do dân là do dân lập ra và ủy nhiệm là bộ máy của dân, thay mặt dân để điều hành đất nước, chứ tuyệt đối không được đứng trên dân, không được thờ ơ với những đòi hỏi chính đáng của dân.23

Một Nhà nước pháp quyền nếu chỉ của dân, do dân mà lại vì Đảng hay vì một tổ chức nào khác thì nhà nước đó không đảm bảo được tính dân chủ cho nhân dân. Vì thế, nhà nước của dân, do dân và còn phải vì dân. Đây là yêu cầu không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhà nước pháp quyền vì dân thể hiện cơ bản trên các bình diện sau:

Toàn bộ hệ thống pháp luật phải nhất quán một tư tưởng chủ đạo là mọi quy định đều lấy mục đích của dân làm mục tiêu, còn việc quản lý của các cơ quan nhà

21

Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.167.

22 Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.167.

23

Nguyễn Văn Yểu: Đã là Nhà nước pháp quyền cần coi trọng cả hê thống bộ máy nhà nước từ

Trung ương đến cơ sở, không cắt khúc,

http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/suahienphap1992/thamkhao/Pages/Da-la-Nha-nuoc.aspx, [ngày truy cập 03-11-2011].

Trang 26

nước phải luôn gắn bó với mục tiêu “vì lợi ích của nhân dân”; không đối lập với việc quản lý chặt chẽ của Nhà nước với lợi ích của dân.24

Nhà nước pháp quyền vì dân là một nhà nước phải toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, làm khuôn thước. Trong Nhà nước pháp quyền dân chủ, con người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Đối với Chính phủ, nhân viên nhà nước, khi được nhân dân giao trọng trách thì phải đảm bảo thực hiện mang lại lợi ích cho nhân dân, xem việc phục vụ lợi ích nhân dân là một vinh dự cao quý.

Như vậy, ta thấy một điều rằng, nếu như trong Nhà nước pháp quyền phương Tây chủ yếu phục vụ lợi ích thống trị; thì ở đây, trong Nhà nước pháp quyền XHCN cơ chế đảm bảo thực hiện là người làm chủ nhà nước, đó chính là nhân dân. Tất cả đều phục vụ lợi ích của nhân dân. Đời sống của nhân dân sẽ đánh giá được hiệu quả, năng lực hoạt động của nhà nước.

2.1.2. Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra nhiệm vụ cho Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn tới là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để thực hiện được mục tiêu này của Đảng, đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục không ngừng phát huy dân chủ, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hiến pháp là văn bản tuyên bố long trọng quyền dân chủ của công dân, ghi nhận quyền làm chủ của nhân dân, đưa người dân từ địa vị thần dân lên địa vị công dân. Chính vì Hiến pháp ghi nhận quyền lực của nhân dân mà nhân dân từ đó có thể làm chủ được nhà nước. Chẳng hạn như, việc Hiến pháp ghi nhận quyền bầu cử và quyền ứng cử chính là sự tuyên bố long trọng quyền lực nhân dân.

24

Nguyễn Đăng Dung: Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.167.

Trang 27

Ngay từ thời buổi đầu ở nước ta, sự hiện diện của Hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân. Nhà nước ta tổ chức và hoạt động trên nền tảng Hiến pháp và trong khuôn khổ của Hiến pháp.

Với tầm quan trọng như thế, Hiến pháp cần phải được thực hiện một cách nghiêm minh. Thế nhưng trên thực tế, không phải mọi tổ chức và hoạt động đều đúng với tinh thần của Hiến pháp. Hiến pháp là một đạo luật quan trọng. Vì thế, cần phải xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết những quy định và hành động trái với pháp luật là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay. Cơ chế đó phải là một cơ chế lấy quy định của Hiến pháp để làm căn cứ cho các đánh giá và phán quyết của mình phải thực sự khách quan, toàn diện và trung thực, lấy lợi ích quốc gia, các quyền tự do và các quyền lợi chính đáng của nhân dân làm thước đo duy nhất.

Trên tinh thần phải đảm bảo các quy định của Hiến pháp phải thực sự ổn định, có tính pháp lý cao, đầy đủ và có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân cũng như có khả năng phát huy hiệu lực trực tiếp.

Bởi vì, Hiến pháp chính là văn bản pháp lý cao nhất trong pháp luật. Nên việc bảo đảm mọi hoạt động của nhà nước đề trong khuôn khổ của Hiến pháp chính là việc đề cao tính tối thượng của pháp luật.

2.1.3. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

Một câu hỏi được mọi người đặt ra là tại sao chúng ta cần pháp luật và Nhà nước pháp quyền? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được đúng. Khi đề cập đến pháp luật, hầu hết mọi người điều hiểu là phương tiện, công cụ để điều chỉnh xã hội. Đó là những hình phạt nghiêm khắc, là chuyện sẽ phải chấp hành hình phạt tù mà nhà nước đã đặt ra đối với những người vi phạm. Tất cả được hiểu đơn giản là như thế. Song để hiểu sâu hơn, giải thích cặn kẽ hơn về pháp luật thì điều này thì không ai cũng có thể.

Với những gì chúng ta đã đạt được, cũng đủ để cho thấy pháp luật là thành tựu của văn minh, của tiến bộ xã hội. Pháp luật là cơ sở không thể thiếu được của nhân

Trang 28

đạo, tự do và dân chủ, của việc bảo vệ các giá trị tốt đẹp, của việc bảo vệ xã hội, nhà nươc và con người.

Thiếu pháp luật không thể có được một xã hội dân chủ, nhân đạo, công bằng, không thể có được chủ nghĩa xã hội. Pháp luật đầy đủ, không mâu thuẫn, phản ánh được cuộc sống và thường xuyên được hoàn thiện, không phải là ý muốn của một ai, không phải là thủ đoạn của việc tuyên truyền, mà là công cụ tất yếu, cần thiết của những biến đổi cách mạng, pháp luật là thuộc tính bên trong và khách quan của xã hội chúng ta.

Nói đến Nhà nước pháp quyền là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân. Về mặt hình thức pháp lý, Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật với nhà nước, xã hội và mọi công dân. Về mặt nội dung pháp lý phải là pháp luật mang tính pháp quyền, phải đảm bảo yêu cầu khách quan, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Từ đó cho thấy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung yêu cầu không thể tách rời trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Bởi vì pháp pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng dân chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, cơ sở để đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

2.1.4. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của công dân

Ta có thể khẳng định quyền con người vốn có một cách tự nhiên, không cần thiết đến sự ban phát hay thừa nhận, hay mặc cả từ bất kể chủ thể nào, kể cả từ phía Nhà nước. Nhà nước phải đảm bảo và tôn trọng những quyền và lợi ích của công dân, ngăn chặn sự vi phạm từ bất kể chủ thể nào đến những quyền mặc nhiên ấy.

Như vậy ta thấy, quyền và tự do của cá nhân chỉ trở thành hiện thực nếu thực hiện các quyền và tự do theo luật định. Sự bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân về mặt pháp lý là dấu hiệu then chốt của tổ chức Nhà nước pháp quyền.

Trang 29

Thực tế ngày nay, vấn đề bảo đảm quyền con người của công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước,… luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt.

Tóm lại ta thấy, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, nếu pháp luật đòi hỏi công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước và xã hội thì đồng thời cũng đòi hỏi Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm vơi công dân mà trước hết là các bảo đảm pháp lý để thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân. Không thể nói đến Nhà nước pháp quyền nếu mọi người không bình đẳng trước pháp luật. Không có sự bảo đảm an toàn hợp lý về các quyền tự do, dân chủ để chống lại sự lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước và từ phía cán bộ công chức nhà nước.

2.1.5. Nhà nước bảo đảm bảo quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Đại hội Đảng lần VII (1991) cùng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” đã khẳng định sự tồn tại ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân công phối hợp giữa ba quyền đó của Nhà nước. Đến Hội nghị trung ương lần thứ 8 (khóa VIII, 1995) thì quan niệm của Đảng về sự tồn tại ba quyền đã có sự bổ sung: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Trên thực tế hiện nay, quyền lực nhà nước vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Ở đây không phải là tập quyền phong kiến hay tập quyền chiếm hữu nô lệ, mà là tập quyền XHCN. Tập quyền chứ không phải độc quyền, tập quyền nhưng phải phân công phối hợp. Ở nước ta, quyền lực tập trung vào cơ quan cao nhất là Quốc hội. Quốc hội với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân bầu ra. Điều 83 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập

Trang 30

pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”.

Như vậy, ta có khẳng định, quyền lực thống nhất là nền tảng, phân công phối hợp là phương thức. Một nền tảng vững chắc, một phương thức tiến bộ sẽ là cơ sở cho nguyên tắc tập quyền XHCN của chúng ta mãi thống nhất, bền vững, tạo điều kiện cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

2.1.6. Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Viêt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Hơn thế nữa, Đảng đã tự khẳng định mình trong sự nghiệp lãnh đạo của mình. Phấn đấu không ngừng cho mục tiêu, lý tưởng, vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của xã hội. Như vậy, sự lãnh đạo của một lực lượng chính trị đối với nhà nước là một nhu cầu tất yếu, nhưng đó là sự tất yếu xuất phát từ sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân là người quyết định vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò cầm quyền của Đảng, Đảng đủ sức vạch ra con đường phát triển đi lên tất yếu của xã hội và đủ sức lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội khác tin tưởng vào mục tiêu chính trị của mình.

Trong quá trình quản lý hiện nay, cùng với những đòi hỏi bức bách của sự phát triển đất nước; cụ thể đó là những đòi hỏi về dân chủ, những bức xúc về quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Đảng đã có những đổi mới bước đầu về phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có chất lượng và hiệu quả hơn. Điều này cũng chính là nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước; đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý và điều hành của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng XHCN.

Trang 31

2.2. Quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các yếu tố của Nhà nước pháp quyền

2.2.1. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)