Nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phố

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 58)

phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

3.3.1. Hạn chế

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây được xem như một nguyên tắc cơ bản về tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Chúng ta thấy sự phân công lao động quyền lực thành ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp dẫn đến đòi hỏi khách quan về một sự phân công theo chức năng tương ứng giữa các cơ quan khi vận hành các nhánh quyền lực khác nhau. Tính thống nhất và tính hiệu quả của quyền lực nhà nước lại đòi hỏi sự phối hợp và sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ giữa các cơ quan được phân công thực hiện các chức năng khác nhau của quyền lực để đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất luôn luôn được sử dụng đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả, không bị lạm dụng, không bị “tha hóa”.

Thế nhưng, dù chúng ta có dự liệu tới đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế mắc phải bên cạnh những hiệu quả đạt được trong quá trình phân công chức năng quyền lực này.

Hiện nay, cách thức phân công thực hiện quyền lực nhà nước còn tồn tại tình trạng vai trò kép, dẫn đến bất cập trong thực hiện và cần được nghiên cứu xử lý. Đó là Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong số các Đại biểu Quốc hội. Như vậy, Đại biểu Quốc hội được bầu vào các chức danh này đồng thời phải gánh cả hai vai trò, vừa là người giám sát, vừa người thực thi. Có nhiều ý kiến cho rằng, điều này đã làm giảm đi tính khách quan cũng như hiệu quả chức năng giám sát của cơ quan lập pháp.

Trang 51

Bên cạnh đó, bản thân Hiến pháp hiện hành cũng có một số điều khoản quy định về vấn đề tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng sự thể hiện rõ ràng của mối quan hệ phân quyền thể hiện sự kiểm soát giữa các quyền vẫn còn rất mờ nhạt, thẩm chí mất tính cân đối.

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)