Hạn chế liên quan đến chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 63)

Cơ cấu tổ chức, phân chia chính quyền địa phương hiện nay cũng tạo ra sự bất cập trong mối quan hệ giữa các cấp chính quyền tương đương nhau. Chẳng hạn như chính quyền các thành phố, đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng

Trang 56

cũng được tổ chức tương ứng như chính quyền cấp tỉnh khác là không hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành công việc và không có sự tương ứng về thẩm quyền trong việc đề ra các quy định và áp dụng riêng. Đây là một nhu cầu và là thực tế khách quan thì cần xem xét lại cách thức tổ chức và mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay.

Từ những bất cập trên thì một đòi hỏi đặt ra là phải sửa đổi, phải nhìn ngay vào sự thật, nhìn vào những bất cập mà sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, đảm bảo cho cơ chế nhà nước là thống nhất nhưng vẫn có sự phân chia nhịp nhàng giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3.3.2. Giải pháp

Trên cơ sở thực trạng của việc tổ chức quyền lực nhà nước ta hiện nay, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp cần làm rõ một số vấn đề sau:

- Phạm vi của Chính phủ sẽ được xác định bằng quyền của Quốc hội

Khi Điều 2 của Hiến pháp chủ trương phân công quyền lực giữa hai ngành lập pháp và hành pháp thì trước tiên cần phải liệt kê phạm vi cụ thể của quyền lập pháp và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội, chỉ ra những vấn đề gì nhất thiết phải được điều chỉnh bằng luật của Quốc hội, những chính sách, những dự án, những kế hoạch như thế nào thì nhất thiết phải được quyết định bởi Quốc hội.

Trên cơ sở phạm vi quyền lực của Quốc hội được xác định, quyền của Chính phủ từ đó cũng trở nên rõ ràng hơn. Một hạn chế dễ nhận thấy là Hiến pháp nước ta liệt kê nhiều điều mục về thẩm quyền của Chính phủ nhưng không thể đầy đủ. Chính phủ điều hành xã hội trong khi xã hội biến chuyển thường xuyên nên liệt kê thẩm quyền của Chính phủ dẫn đến khả năng thiếu ổn định của Hiến pháp, phải thay đổi thường xuyên.

Nên đối với Chính phủ, chỉ cần xác định là cơ quan hành pháp quốc gia, có chức năng hoạch định và điều hành chính sách là đủ. Phạm vi quyền của Chính phủ

Trang 57

sẽ được xác định bằng quyền của Quốc hội để đảm bảo đầy đủ các quyền thuộc phạm vi hành pháp của Chính phủ mà không tạo ra một Chính phủ không giới hạn.

- Cần cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước

Cần bổ sung ba từ “và kiểm soát” vào Điều 2 Hiến pháp 1992 để “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Đây là nội dung bổ sung rất quan trọng đã được Đảng ta khẳng định vì khi đã có sự phân công các cơ quan Nhà nước thực hiện những quyền đó mới đảm bảo được quyền lực Nhà nước là thống nhất, mới tránh được tình trạng vượt quyền, lạm quyền và bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ.31

Cần xác định rõ “các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2 Hiến pháp 1992) là những cơ quan nào, đồng thời phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đó, có ghi nhận quyền kiểm soát đối với hai cơ quan thực hiện hai quyền lực khác.

Mặc khác, cần nghiên cứu làm rõ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp. Trên cơ sở đó mà quy định địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của mỗi thiết chế nhà nước ở trung ương và địa phương. Đồng thời, xác định mức độ cụ thể trong những quy định cụ thể trong những quy định đối với mỗi cơ quan trong Hiến pháp. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, hiện nay có hai xu hướng. Thứ nhất quy định khái quát nhưng bảo đảm rõ ràng, nhất là về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi thiết chế nhà nước trong Hiến pháp, trên cơ sở đó các đạo luật sẽ quy định cụ thể. Thứ hai, có Hiến pháp quy định khá chi tiết, kể cả về trình tự, thủ tục cụ thể trong hoạt động của các thiết chế nhà nước, nhất là ở cấp trung ương.

31

Vũ Đức Khiển: Cần cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ qun thực hiện quyền lực Nhà nước, http://www.phapluatvn.vn/tuphap/201112/Tranh-tinh-trang-vuot-quyen-lam-quyen-cua-cac-co- quan-Nha-nuoc-2061434/, [ngày cập nhật 12- 12-2011].

Trang 58

Thứ hai, cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nên được tổ chức thế nào? Thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra… như hiện nay hay cần bổ sung cơ chế mới, thiết chế mới, chẳng hạn như tòa hiến pháp hay ủy ban bảo vệ hiến pháp.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp mà người viết nhận thấy cần phải được khắc phục, theo người viết thì hiệu quả thiết thực nhất là lắng nghe ý kiến của các đại biểu của từng địa phương cụ thể và trên cơ sở tổng hợp đánh giá sẽ đưa ra hướng hoàn thiện cho phù hợp với tình hình chung của đất nước.

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)