Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 55)

3.2.1. Hạn chế

Một trong những nguyên tắc nền tảng thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Nhưng Điều 6 Hiến pháp 1992 lại quy định phiến diện rằng: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp”. Những vấn đề hệ trọng của đất nước, của địa phương được Hiến pháp 1992 quy định cụ thể, trực tiếp cho Quốc hội (Điều 83 và Điều 84), cho Chính phủ (Điều 112)…và không có ngoại lệ.

Trang 48

Điều này khác hẳn với Hiến pháp năm 1946, khi Điều 21 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết” thì đồng thời Hiến pháp 1946 cũng xác định rõ những vấn đề nào nhất thiết phải do nhân dân phúc quyết (phúc quyết là trưng cầu ý dân, kết quả trưng cầu ý dân mang tính quyết định), như: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia”

(Điều 21), những điều sửa đổi Hiến pháp “sau khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết” (Điều 70); Hoặc Hiến pháp năm 1946 mặc dù xác định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều 22), Nghị viện có quyền “giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc…” (Điều 23), nhưng vẫn dự liệu ngoại lệ “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viện đồng ý”(Điều 32) v.v.

Trên thực tế, bằng cách nào để nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân lại chưa được định hình. Vấn đề có tính nguyên tắc là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tuy đã được quy định, nhưng chưa được làm rõ bằng cơ chế nào, bằng những quy định nào? Vẫn còn là một câu hỏi.

3.2.2. Giải pháp

Để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong Nhà nước pháp quyền cần:

Kế thừa Hiến pháp 1946, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để khẳng định nhân dân có quyền quyết định về hiến pháp và những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương bằng trưng cầu ý dân. Trên cơ sở đó cần tái khởi động xây dựng Luật Trưng cầu dân ý và đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội.

Đồng thời, muốn để cho nhân dân được làm chủ thực sự, thì phải xây dựng không khí dân chủ, cởi mở trong nhân dân, tạo bầu không khí tinh thần lành mạnh trong xã hội. Để có được điều đó, tổ chức phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và phát động nhân dân tham gia đóng góp vào việc xây dựng và hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trang 49

Nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua Nhà nước, thông qua các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Muốn cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình, Đảng và Nhà nước cần phải đổi mới hơn nữa cách bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp theo hướng kết hợp giữa sự ứng cử và sự giời thiệu của nhân dân với dự kiến của tổ chức. Sự cân bằng sẽ tạo ra bầu không khí dân chủ và sự tôn trọng nhau.

Để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, phải xử lý kịp thời những ý kiến đóng góp của nhân dân và giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của nhân dân. Vì vậy, Đảng phải đào tạo đội ngũ cán bộ, trung thành với sự nghiệp của Đảng, những chuyên gia giỏi để xử lý tốt, kịp thời những ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là những ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức, của các bậc lão thành cách mạng, của thanh niên, sinh viên. Lâu nay, những ý kiến của thanh niên, sinh viên chưa được quan tâm thích đáng.

Cần tăng cường hơn nữa tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về vấn đề nhân dân làm chủ. Qua tổng kết, chắc chắn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề, rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu để qua đó Đảng và Nhà nước ta có cơ chế, chính sách để nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình.

Vấn đề tiếp theo là, nhân dân không những sử dụng quyền lực nhà nước mà còn giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước mà mình giao cho các cơ quan nhà nước. Vì vậy cần nghiên cứu để sớm hình thành cơ quan (ví dụ như Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng Bảo hiến) đảm đương một trong những nhiệm vụ, quyền hạn là tài phán các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khi có dấu hiệu trái với Hiến pháp; xem xét, quyết định những khiếu nại của công dân về một văn bản hay quyết định nào đó của các cớ quan nhà nước vi phạm Hiến pháp, vi phạm quyền cơ bản của công dân.

Trang 50

Một phần của tài liệu yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền qui định và hạn chế trong pháp luật việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)