1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật.

9 5,7K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 128 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………………….…..2 1. Vi phạm pháp luật cấu thành của vi phạm pháp luật…………………......................2 a. khái niệm vi phạm pháp luật………………………………………….…….….…..2 b. các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật……………………………….....................2 2. Trách nhiệm pháp lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý…………………………..….....3 a. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý……………………………………..….…3 b. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý………………………………………..….….4 II. Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHỦ THỂ VI PHẠM PHÁP LUẬT 1, Mặt khách quan của của vi phạm pháp luật……………………………....……..5 2, Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật…………………….........................................6 3,Chủ thể vi phạm pháp luật………………………………………………..…..….…7 4, Khách thể vi phạm pháp luật……………………………………………..……......8 III. VÍ DỤ………………………………………………………………………....…...8 III. KẾT LUẬN………………………………………………….………............……8 A.ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong cuộc sống mọi hiện tượng vi phạm phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vậy chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho cá nhân, tổ chức, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và đặt hiệu quả cao. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là quá trình hoạt động phức tạp và rất khó khăn của các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền trong việc xem xét, tìm hiểu sự việc bị coi là vi phạm pháp luật, ra quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức thực hiện quyết định đó. Việc phân tích những bộ phận trong cấu thành vi phạm pháp luật cơ bản là để nhận thức được một cách sâu sắc về vi phạm pháp luật, làm căn cứ chính xác cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. Từ những lý do trên em xin chọn đề tài sau: Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật.

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. CƠ SỞ LUẬN……………………………………………………………….… 2 1. Vi phạm pháp luật cấu thành của vi phạm pháp luật………………… 2 a. khái niệm vi phạm pháp luật………………………………………….…….….… 2 b. các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật……………………………… .2 2. Trách nhiệm pháp lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý………………………… … .3 a. Khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý…………………………………… ….…3 b. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý……………………………………… ….….4 II. Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP CHỦ THỂ VI PHẠM PHÁP LUẬT 1, Mặt khách quan của của vi phạm pháp luật…………………………… …… 5 2, Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật…………………… .6 3,Chủ thể vi phạm pháp luật……………………………………………… … ….…7 4, Khách thể vi phạm pháp luật…………………………………………… …… 8 III. DỤ……………………………………………………………………… … .8 III. KẾT LUẬN………………………………………………….……… ……8 1 A.ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong cuộc sống mọi hiện tượng vi phạm phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vậy chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho cá nhân, tổ chức, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và đặt hiệu quả cao. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là quá trình hoạt động phức tạp và rất khó khăn của các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền trong việc xem xét, tìm hiểu sự việc bị coi là vi phạm pháp luật, ra quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức thực hiện quyết định đó. Việc phân tích những bộ phận trong cấu thành vi phạm pháp luật cơ bản là để nhận thức được một cách sâu sắc về vi phạm pháp luật, làm căn cứ chính xác cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. Từ những do trên em xin chọn đề tài sau: Ý nghĩa của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp của chủ thể vi phạm pháp luật. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.Vi phạm pháp luật, cấu thành của vi phạm pháp luật. a, Khái niệm vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b, Cấu thành của vi pham pháp luật. Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. b1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác. Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật. Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật. Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường 2 hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định. b2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. + Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. + Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý cẩu thả và vô ý quá tự tin. + Vô ý cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này. + Vô ý quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. b3. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp và đã thực hiện hành vi trái pháp luật và có lỗi.Nếu chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân thì họ phải là người đạt được độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức, xác lập, kiểm soát được hoạt động của bản thân. b4. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau. 2.Truy cứu trách nhiệm pháp lý. a, Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luât là hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật. II. Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Truy cứu trách nhiệm pháp đối với một chủ thể nào đó là bắt họ phải gánh chịu những hậu quả pháp bất lợi hay những thiệt hại nhất định, do vậy, để đảm bảo công bằng xã hội, việc truy cứu trách nhiệm pháp phải đúng đắn, chính xác và phải có căn cứ xác đáng không tùy tiện. 3 Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp của chủ thể vi phạm pháp luật phải dựa vào căn cứ pháp và căn cứ thực tế. Và cấu thành của vi phạm pháp luật là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Vi phạm pháp luật được nhận diện và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Cấu thành vi phạm pháp luật gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định từng bộ phận ấy là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý, nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, xác định các biện pháp trách nhiệm pháp tương ứng luật.Những yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật chính là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý. 1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Khi nói tới một vi phạm pháp luật thì ta thường nhìn vào mặt khách quan của nó để nhận diện. Đó là những biểu hiện thực tế ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, thể hiện mối quan hệ cụ thể của chủ thể vi phạm với quan hệ xã hội bị xâm hại của vi phạm pháp luật. Nó gồm có: Hành vi trái pháp luật; hậu quả của hành vi đó; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các yếu tố bên ngoài liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện .đây là những căn cứ quan trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp của chủ thể vi phạm pháp luật. a.Hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Do vậy, nếu không xác định được hành vi trái pháp luật thì không thể tiến hành truy cứu trách nhệm pháp lý. Trước hết phải xác định xem vụ việc xảy ra có phải do hành vi của con người hay không, nếu không phải thì hành vi đó có trái pháp luật không, hành vi đó có thể là hành vi hành động hoặc có thể là hành vi không hành động, nếu có thì trái như thế nào. Và việc xác định hành vi phải dựa vào tính chất biến đổi của quan hệ xã hội bị tác động. Thường khi đánh giá hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể thì các cơ quan có thẩm quyền đánh giá qua hậu quả. Bởi lẽ hậu quả càng lớn thì sự tác động của hành vi lên các quan hệ xã hội càng mạnh mẽ và chứng tỏ được mức độ nguy hiểm của hành vi.Tính chất, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi cũng là căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý bởi đó là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định biện pháp cưỡng chế cụ thể. a. Hậu quả của hành vi Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luât là căn cứ rất quan trọng mà khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý không được phép bỏ qua. Hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ thể hiện mức độ tác động trái pháp luật của hành vi. Hậu quả ở đây thường được đồng nhất với sự thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật gây ra.(tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy). Thiệt hại đó có thể là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần, được thể hiện dưới hai dạng: hoặc đã xảy ra mà có thể tính bằng giá trị vật chất; hoặc có nguy cơ xảy ra. Một hành vi dù trái pháp luật nhưng không thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội là không đáng kể thì cũng không cần truy cứu trách nhiệm pháp lý.Mức độ hậu quả có ý nghĩa quan trọng để xác định loại trách nhiệm pháp lý, đồng thời, nó cũng là căn cứ để quyết định biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể. dụ, cùng là hành vi trộm cắp, khách thể bị xâm hại ở đây là quyền tài sản của công dân (hay tập thể hoặc Nhà nước…) nhưng giá trị tài sản dưới 500.000đ thì chỉ bị xử hành chính nếu không phải là tái phạm, còn từ 500.000đ trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực ra, khách thể ở 4 đây vẫn được xác định là có vị trí quan trọng trong cấu thành của vi phạm pháp luật bởi lẽ khách thể đó bị xâm hại nhiều hay ít thì có trách nhiệm pháp nặng hay nhẹ tương ứng với hành vi xâm hại. c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội là căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong mối quan hệ này, hành vi phải là cái có trước, giữ vai trò nguyên nhân, hậu quả có sau và là kết quả tất yếu của hành vi. Khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hậu quả, cần phải phân tích các yếu tố tác động trong cơ chế hành vi. Như vậy, trong quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hành vi với tư cách là nguyên nhân phải là cái gây ra những biến dạng cho các quan hệ xã hội mà nó tác động tới. Theo đó thì hậu quả không thể nhiều hơn kết quả của sự tác động. Tuyệt đối không được suy diễn về hậu quả, nghĩa là phải xác định chắc chắn rằng sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó gây ra. Một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra, và pháp luật cũng không thể buộc một người phải chịu trách nhiệm pháp về những thiệt hại mà hành vi của họ không trực tiếp gây ra. 2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan được xác định gồm 3 yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích.Các yếu tố này có những giá trị khác nhau nhất định để xác định truy cứu trách nhiệm pháp lý, trong đó lỗi là yếu tố rất quan trọng . a. Lỗi. Trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, việc xác định lỗi là một vấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị. Lỗi là yếu tố quạn trọng để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một chủ thể nếu khi thực hiện hành vi họ không có lỗi. Chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý phải xác định được cụ thể loại lỗi của chủ thể vi phạm. Trong nội dung khái niệm vi phạm pháp luật đã nêu ở phần trên, dấu hiệu lỗi không cần xác định trực tiếp mà chỉ cần xác định người thực hiện hành vi có điều kiện nhận thức về hành vi và kiểm soát được hành vi ở thời điểm thực hiện hành vi. Trong điều kiện ấy, khi truy cứu trách nhiệm pháp người ta mới xét chủ thể thực hiện hành vi theo lỗi gì trong 4 loại lỗi: đó là lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, là lỗi cố ý vì cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin để trên cơ sở đó mà xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể cho phù hợp. Nếu hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở cùng mức độ như nhau thì chủ thể vi phạm với lỗi cố ý phải bị trừng phạt nặng hơn khi họ vi phạm với lỗi vô ý; Và mức độ truy cứu và hình thức xử thì lỗi cố ý trực tiếp là nặng nhất, lỗi cố ý gián tiếp là nặng,đến lỗi vô ý vì quá tự tin nhẹ và lỗi vô ý vì cẩu thả là nhẹ nhất. dụ: Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác quy định:”1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;E) Có tổ chức;G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;I) Có tính chất côn đồ 5 hoặc tái phạm nguy hiểm;K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc do công vụ của nạn nhân. Còn với Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định:”1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Qua hai điều luật đó có thể thấy cùng một hậu quả gây ra nhưng với tội cố ý sẽ bị xử nặng hơn tội vô ý. b. Động cơ, mục đích. Đối với mọi vi phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu trong mặt chủ quan, còn động cơ và mục đích có thể có hoặc không.Tùy từng trường hợp cần phải căn cứ vào động cơ, mục đích vi phạm để xác định đúng loại vi phạm cụ thể và đúng biện pháp cưỡng chế nhà nước cần áp dụng. Động cơ và mục đích của người vi phạm cũng có thể làm tăng lên hay giảm đi tính chất nguy hiểm của hành vi. Mục đích, động cơ của vi phạm pháp luật không phải bao giờ cũng là xấu thậm chí trong một số trường hợp, nó còn là mục đích, động cơ tốt. Nhưng trong việc xác định động cơ hay mục đích, việc mô tả trong cấu thành của vi phạm chủ yếu được thể hiện là trong cấu thành cơ bản để buộc tội hay xác định vi phạm và trong cấu thành tăng nặng để xác định bổ sung trách nhiệm pháp cho chủ thể vị phạm. Còn động cơ, mục đích tốt, trong sáng thì ít được thể hiện trong cấu thành giảm nhẹ của vị phạm. Tuy động cơ và mục đích vi phạm không phải là căn cứ bắt buộc trong khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nhưng trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với chủ thể vi phạm pháp luật được chính xác. 3. Chủ thể của vi phạm pháp luật Đối với chủ thể là cá nhân khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý, cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền phải căn cứ vào độ tuổi của chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu họ chưa đủ tuổi do pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý thì không được tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Độ tuổi của chủ thể cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà chức trách có thẩm quyền xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc các biện pháp pháp lý cụ thể khác có thể được áp dụng . Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể là một căn cứ rất quan trọng để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi ở thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc thời điểm truy cứu trách nhiệm pháp lý thì hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý có thể không được tiến hành hoặc phải tạm dừng, hủy bỏ Tư cách pháp nhân của chủ thể cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý, bởi vì theo thông lệ quốc tế, trách nhiệm pháp lý về tài sản của tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cánh pháp nhân là khác nhau. Nói tóm lại, để đánh giá về chủ thể với tư cách là một bộ phận cấu thành vi của vi phạm pháp luật cần phải căn cứ vào những tiêu chí cơ bản theo thứ tự sau: Lứa tuổi - khả năng nhận thức - điều kiện và môi trường xã hội - địa vị xã hội - những yếu tố nhân thân khác của chủ thể vi phạm thì khi đó mới có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đúng với hành vi vi pham pháp luật của chủ thể đó. dụ: Điều 68. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội quy định:”Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự “. 6 4.Khách thể của chủ thể vi phạm Khi nói tới cấu thành của vi phạm pháp luật thì việc xác định khách thể của vi phạm là một yếu tố rất có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý. Việc xác định các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thể hiện thái độ của Nhà nước liên quan chặt chẽ với những cơ sở để quy định một hành vivi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm pháp luật được xác định qua đối tượng mà hành vi vi phạm pháp luật tác động tới. Tuy nhiên, không phải cứ đối tượng tác động giống nhau thì khách thể là một. Điều này còn tùy thuộc vào việc xác định: Đối tượng ấy nằm trong quan hệ nào; Mục đích của chủ thể khi tác động tới đối tượng. Việc xác định khách thể nếu không căn vào hai cơ sở trên thì có thể dẫn tới việc quy kết hành vi về mặt khách quan, loại bỏ mối liên hệ giữa các bộ phận còn lại của vi phạm pháp luật, từ đó truy cứu trách nhiệm pháp sẽ không chính xác. hành vi dù gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội nhưng nếu quan hệ xã hội đó không được pháp luật bảo vệ thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Yếu tố khách thể cũng là căn cứ quan trọng để xác dịnh loại trách nhiệm pháp lý cần truy cứu. Chúng ta cần chú ý tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lý hoặc từng trường hợp truy cứu trách nhiệm pháp lý cụ thể mà cần phải xác định đầy đủ hoặc có thể bỏ qua không cần xác định về những yếu tố nào đó của cấu thành vi phạm pháp luật. Ví dụ như: khi truy cứu trách nhiệm pháp lý mà ta xết thấy chủ thể đó không có căn cứ khách thể tức không có quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì không cần tiến hành truy cứu nữa. Hoặc xét thấy chủ thể đó không có hành vi trái pháp luật nào thì cũng không cần tiến hành truy cứu. Như vậy là ý nghĩa quan trọng nhất của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là xác định được cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp đối với các chủ thể vi phạm pháp.Hơn thế việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật còn nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các yếu tố của vi phạm pháp luật, giúp cho các chủ thể áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp đối với chủ thể vi phạm đảm bảo được tính toàn diện, khách quan. Nhờ cấu thành vi phạm pháp luật được xác định mà người ta phân biệt được vi phạm pháp luật thuộc loại nào, là cơ sở quan trọng phân biệt hành vi vi phạm này với hành vi vi phạm khác, vừa để tránh làm oan người ngay nhưng cũng vừa đảm bảo không bỏ lọt vi phạm pháp luật. .Việc truy cứu trách nhiệm pháp muốn bảo đảm tính chính xác thì ngoài việc xác định từng bộ phận cấu thành chính xác thì còn phải xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau như một chỉnh thể thống nhất và không thể tách rời.Chính vậy, không xác định được cấu thành của vi phạm pháp luật thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp III. DỤ . Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) - vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng. Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời. Đỗ Thị Kim Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, 7 chưa có tiền án, là một người làm ruộng. 1.Yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật Về mặt khách quan: - Hành vi vi phạm pháp luật là: việc làm của Duân (dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh 40 ngày tuổi) là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự. - Hậu quả vi phạm pháp luật là : gây nên cái chết của cháu Minh, gây tổn thương tinh thần gia đình đứa trẻ và bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi trái pháp luật. - Thời gian: diễn ra vào sáng ngày 06/11/2009 - Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh. - Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước. Mặt khách thể: Hành vi của Duân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Mặt chủ quan: - Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh). - Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ. - Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ. Chủ thể vi phạm: - Chủ thể của vi phạm pháp luật là Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình. Từ các yếu tố trên có thể làm căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện truy cứu trách nhiêm đối với chủ thể vi phạm. Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luậtthể kết luận đây là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng. Cần được xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật. III.KẾT LUẬN Qua những phân tích ở trên, ta thấy các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luậtý nghĩa đặc biệt quan trọng và là điều kiện không thể thiếu đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp chủ thể vi phạm pháp luật. vậy, việc truy cứu trách nhiệm pháp đối với những người vi phạm phát luật nhằm bảo vệ pháp chế, bảo vệ những quan hệ xã hội phát triển, làm cho pháp luật được thực hiện triệt để và nghiêm chỉnh. Truy cứu trách nhiệm đối với những vi phạm pháp luậtý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục người vi phạm pháp luật. Do hiểu biết của em còn nhiều thiếu sót nên bài làm còn chưa được tốt mong thầy cô bổ sung và sửa chữa để bài làm của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.CAND, Hà Nội, 2011. 8 2.Nguyễn Văn Động, Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật, Nxb. Giao dục, Hà Nội, 2008. 3.Nguyễn Văn Động, Những vấn đề cơ bản của môn học lí luận chung về nhà nước và pháp luật,Nxb.CAND.2002. 4.Nguyễn Thị Hồi,Những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà nước và pháp luật , Nxb. Tư pháp,Hà Nội, 2010. 5. Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. 6.Lê Vương Long, Trách nhiệm pháp lí- Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,2006. 7.Nguyễn Văn Động, Những vấn đề cơ bản của môn học lí luận chung về nhà nước và pháp luật,Nxb.CAND.2002. 8. Vi phạm pháp luật – Một số vấn đề lí luận thực tiễn ở Việt Nam hiện nay luận văn thạc sĩ luật học. Bùi Xuân Phái. 2001. 9.Nhóm giảng viên bộ môn lý luận nhà nước và pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội, Nội dung cơ bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb.GTVT, Hà Nội. 2008 9

Ngày đăng: 29/11/2013, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w