1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008

11 860 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 685,36 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUVới những mầm mống từ rất nhiều năm trước đó, năm 2007 đã đánh dấu sự suy thoái, bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ trong vòng một vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cả thế giới chứng kiến sự rung chuyển của hệ thống tài chính Mỹ - quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Đây được xem như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra kể từ 80 năm trở lại đây. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự tác động của cuộc khủng hoảng này không chỉ dừng lại tại Mỹ mà vẫn tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ ra toàn thế giới và cho tới tận thời điểm điểm hiện tại dư âm của nó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.Trong vai trò NHTW của nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã có những chính sách nào để kéo nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ này? Đó chính là câu hỏi mà nhóm em muốn tìm hiểu thông qua bài tiểu luận “Chính sách ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008”.Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, chắc chắn bài luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu xót.Rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy giáo cũng như các ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp.Nội dung bài thảo luận gồm các mục chính như sau:I.Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của MỹII.Chính sách ứng phó với khủng hoảng của FED1.Giai đoạn từ 2000 – 2006 những dấu hiệu cảnh báo một cuộc đại khủng hoảng2.Giai đoạn 2007: các tổ chức tín dụng thứ cấp bị phá sản.3.Giai đoạn đỉnh điểm (2008) – Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn và các năm tiếp theoTổng kết và đánh giá 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- Bài thảo luận NHTW: Ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2013 1 LỜI MỞ ĐẦU Với những mầm mống từ rất nhiều năm trước đó, năm 2007 đã đánh dấu sự suy thoái, bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ trong vòng một vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cả thế giới chứng kiến sự rung chuyển của hệ thống tài chính Mỹ - quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Đây được xem như cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất xảy ra kể từ 80 năm trở lại đây. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự tác động của cuộc khủng hoảng này không chỉ dừng lại tại Mỹ mà vẫn tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ ra toàn thế giới và cho tới tận thời điểm điểm hiện tại âm của nó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trong vai trò NHTW của nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã có những chính sách nào để kéo nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ này? Đó chính là câu hỏi mà nhóm em muốn tìm hiểu thông qua bài tiểu luận “Chính sách ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008”. Mặc đã cố gắng hết sức nhưng với kiến thức còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, chắc chắn bài luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy giáo cũng như các ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp. Nội dung bài thảo luận gồm các mục chính như sau: I. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ II. Chính sách ứng phó với khủng hoảng của FED 1. Giai đoạn từ 2000 – 2006 những dấu hiệu cảnh báo một cuộc đại khủng hoảng 2. Giai đoạn 2007: các tổ chức tín dụng thứ cấp bị phá sản. 3. Giai đoạn đỉnh điểm (2008) – Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn và các năm tiếp theo Tổng kết và đánh giá 2 NỘI DUNG I. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của FED Lãi suất là một công cụ quan trọng giúp NHTW nắm giữ và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị trường giúp hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình nền kinh tế, quan điểm điều hành…của từng quốc gia. Vì vậy, để có thể hiểu các biện pháp FED đã sử dụng để đối phó với khủng hoảng, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cơ chế điều hành lãi suất của FED.Hình dưới đây cho ta thấy sự khác biệt cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam và FED: Như chúng ta đã biết tại Việt Nam, NHTW ấn định lãi suất tái chiết khấu với vai trò là lãi suất sàn và lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần. Lãi suất cơ bản được NHTW ấn định nằm giữa 2 lãi suất trên. Lãi suất liên ngân hàng sẽ được NHTW điều tiết thông qua các kênh khác để lãi suất này chạy trong vùng mục tiêu trần (lãi suất tái cấp vốn) và mục tiêusàn (lãi suất chiết khấu). Cũng tương tự như thế, FED cũng sử dụng lãi suất trần và lãi suất sàn để khống chế lãi suất liên ngân hàng. Tuy nhiên các lãi suất cụ thể lại khác với Việt Nam như sau: 1. Discount rate( lãi suất chiết khấu) Đây là lãi suất mà FED cho các ngân hàng thành viên được vay ngắn hạn qua đêm nhằm đáp ứng điều lệ phải ký quỹ 10% số vốn hoạt động. Lãi suất chiết khấu thông thường sẽ cao hơn lãi suất liên ngân hàng vì nếu không, trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ FED để được hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. 2. FED Funds Rate (lãi suất quỹ dự trữ qua đêm/ lãi suất điều hoà vốn dự trữ overnight/ ls quỹ dự trữ liên bang) Đây là lãi suất mà các TCTD (thường là các ngân hàng) cho nhau vay phần vốn dự trữ bắt buộc thừa (hoặc thiếu hụt tạm thời) đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang theo yêu cầu đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. 3 Lãi suất quỹ dự trữ liên bang Lãi suất FED Funds Rate (lãi suất quỹ liên bang) thường được dùng làm lãi suất sàn vì: Khi một trung gian tài chính vay tiền từphần vốn dự trữ bắt buộc thừa đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang của một trung gian tài chính kh, số tiền đố tuy được hoạch toán có vào tài khoản của TGTC đi vay nhưng TGTC này không được phép rút ra ngay cả khi phá sản. Còn khi một trung gian tài chính cho đối tác vay liên ngân hàng, nó phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại FED, lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền với số tiền đó nữa. => Rủi ro phải gánh chịu của các tổ chức cho vay này cao hơn dẫn đến lãi suất liên ngân hàng cao hơn lãi suất FFR. Điểm khác nhau cơ bản giữa lãi suất chiết khấu và lãi suất quỹ liên bang là trong khi lãi suất chiết khấu do FED ấn định thì lãi suất quỹ liên bang do qui luật kinh tế tự nhiên xác định. FED không ấn định lãi suất quỹ liên bang, FED chỉ công bố lãi suất quỹ liên bang mục tiêu trong mỗi thời kỳ làm cơ sở cho việc thiết lập các mức lãi suất khác trên thị trường, thông qua đó FED thực hiện điều hành chính sách tiền tệ. FED dùng các công cụ thị trường mở tác động tới việc cung tiền để hướng lãi suất quỹ liên bang theo lãi suất mục tiêu đã được công bố đảm bảo sự phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức lạm phát kỳ vọng. Như vậy, ngoài lãi suất chiết khấu (Discount rate) thì lãi suất quỹ liên bang mục tiêu là công cụ thứ hai giúp FED điều hành chính sách tiền tệ. Do tầm quan trọng củalãi suất quỹ liên bang mục tiêu nên trong rất nhiều tài liệu, người ta hay gọi nó là “lãi suất căn bản” hay “lãi suất cơ bản”. Do đó để đảm bảo tính thống nhất trong bài tiểu luận, nhóm chúng mình cũng dùng thuật ngữ “ lãi suất cơ bản” để chỉ lãi suất quỹ liên bang mục tiêu. II. Chính sách ứng phó với khủng hoảng của FED Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008 đã được hình thành và tích tụ trong nhiều năm trước đó mà không chỉ trong năm 2008. Do đó, để có một cái toàn diện về cuộc khủng hoảng cũng như các chính sách ứng phó của FED, nhóm chúng tôi chia thành 3 giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn từ 2000 – 2006 những dấu hiệu cảnh báo một cuộc đại khủng hoảng 1.1. Bóng bóng dot-com 1995 Cơn sốt đầu tư vào các cổ phiếu của ngành công nghệ thông tin kéo dài từ năm 1995- 2000 làm cho chứng khoán tăng điểm mạnh. Cho các công ty hoạt động không có lãi nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng mạnh không còn phản ánh đúng giá trị thực của công ty. Bong bóng chứng khoán xuất hiện, bong bóng lớn và vỡ năm 2000 dẫn tới việc hàng loạt công ty công nghệ thông tin bị phá sản, mở đầu thời kì suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 của Hoa kỳ. Bong bóng Dot - com được thổi phồng quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến cho nhiều nhà đầu tư không đủ sức cưỡng lại sự hấp dẫn của nó và tất nhiên, khi giá trị của các công ty Dot-com trở về với đúng giá trị thì đồng nghĩa với việc hàng chục tỷ đô la không cánh mà bay. 4 1.2. Bong bóng bất động sản Trong bối cảnh những hậu quả nặng nề mà bong bóng dotcom để lại cũng như vụ khủng bố 11/9/2001, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy thoái khiến FED buộc phải phản ứng lại bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn đà suy thoái cũng như khơi mào sự tăng trưởng trở lại. - FED sử dụng triệt để công cụ nghiệp vụ thị trường mở nhằm liên tục hạ lãi suất. - Từ năm 2001 đến cuối năm 2003, FED đã 13 lần cắt giảm lãi suất, đưa mức lãi suất cơ bản từ 6% năm 2001 xuống còn 1% (mức thấp kỷ lục kể từ năm 1958) vào 25/6/2003. Sau những biện pháp trên, lãi suất cho vay giảm khiến luồng vốn chảy ồ ạt vào khu vưc bất động sản và xây dựng. Giá cả nhà đất bắt đầu có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng, càng kích thích các nhà đầu tư nhảy vào lĩnh vực này như họ đã từng lao vào các cổ phiểu công nghệ cách đó vài năm trước. Nguy hiểm hơn, các công ty địa ốc của Mỹ liên tục đưa ra các sản phẩm cho vay trả góp mới với lãi suất thả nổi. Đến năm 2005, số nhà được mua nhằm mục đích đầu cơ chiếm tới 28% Xuất phát từ chính sách điều hành lãi suất của FED giai đoạn 2001-2003, khi mà chính sách tiền tệ nới lỏng khiến cho lạm phát có dấu hiệu tăng mạnh, cùng với những vấn đề chính trị như chiến tranh Irag, giá dầu leo thang làm cho nước Mỹ đứng bên bờ vực suy thoái, FED lại bắt đầu một chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại trong giai đoạn 2004-2006. Nhìn đồ thị trên có thể thấy trong khi vào giữa năm 2003 lãi suất cơ bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 nó đã tăng lên đến 5,25%, bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu. Nhiều người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở hữu thấp hơn khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại. Việc tăng lãi suất vào giai đoạn này khiến cho nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Mỹ tăng nhanh do mức lãi suất cho vay cầm cố cũng tăng theo, người mua nhà trước đó không thể trả 5 nợ ngân hàng. Hàng loạt các tập đoàn, quỹ đầu cơ, nhà cho vay, cầm cố lớn rơi vào tình trạng tương tự. Tồi tệ hơn nữa, một kịch bản giống như đối với bong bóng dotcom đã xảy ra, bong bóng nhà đất sau khi được thổi phồng lên đến đầu năm 2006 thì bắt đầu xì hơi. Giá trị nhà đất trung bình giảm 3,3% trong khi tổng giá trị tín dụng cho khu vực nhà ở lên đến 600 tỷ đô la. Giá nhà xuống khiến tài sản tịch biên không đủ để bù đắp cho các khoản vay từ ngân hàng làm cho các ngân hàng rơi vào khó khăn. Chỉ số xây dựng nhà ở tại Mỹ giữa tháng 8/2006 giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Nước Mỹ lại một lần nữa rơi vào vòng luẩn quẩn của sự suy thoái.  Qua diễn biến trên có thể thấy, chính sách điều tiết bằng công cụ thị trường mà cụ thể là chính sách lãi suất của FED chưa thực sự hiệu quả, một chính sách tiền tệ độc lập đôi khi không đủ sức nặng để giải quyết vấn đề, nó cần phải được hỗ trợ nhiều hơn bằng các chính sách tài khóa từ phía Chính phủ Mỹ. 2. Giai đoạn 2007: các tổ chức tín dụng thứ cấp bị phá sản. Bước sang năm 2007, giá nhà còn tiếp tục giảm. Giá nhà mới tại Mỹ giảm gần 10% trong tháng 9/2007, là mức cao nhất trong suốt gần 4 thập kỷ. Lãi suất tiếp tục tăng càng khiến giá suy giảm hơn nữa. Giá nhà đất giảm quá mạnh, việc bán nhà thu hồi là rất khó khăn, chính vì thế, việc xiết nợ tài sản tăng gấp đôi so với năm 2006 cũng không thể bù đắp được lỗ của các định chế tài chính hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Bong bóng nhà ở vỡ dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Như một hậu quả tất yếu, đến năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan tín dụng nhà ở ở Mỹ bị phá sản.Kết thúc năm này, ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Tuy nhiên đầu năm 2007, khi mà những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng vẫn còn mờ nhạt thì nhiều quan chức của FED trong đó có chủ tịch Ben Bernanke cho rằng một trong những rủi ro lớn nhất đó là nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng mạnh hơn dự báo. Trích lời ông Ben Bernanke: “Tôi cho rằng không cần hành động và tiếp tục chính sách thắt chặt”. Ông cho biết thêm, rủi ro lạm phát của Mỹ đang tăng trong khi thị trường nhà đất có dấu hiệu cải thiện. “Thị trường nhà đất đã phục hồi đáng kể, hậu quả tồi tệ nhất hầu như là không thể”. Thời điểm đó, FED giữ lãi suất là 5,25% và có ý định tiếp tục nâng lãi suất thay vì nới lỏng tiền tệ. Đến tháng 6/2007, hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns – hai quỹ nắm nhiều khoản cho vay thế chấp thứ cấp nhất – bị thua lỗ nặng nên phải nhanh chóng bán tháo tài sản. Tuy vậy quan điểm của FED sau cuộc họp từ sự kiện này vẫn cho rằng lạm phát mới là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Chỉ vài ngày sau đó khi mà thua lỗ từ các khoản cho vay thế chấp thứ cấp ảnh hưởng làm thị trường chứng khoán lao dốc, ngày càng nhiều định chế tài chính gặp vấn đề với nợ xấu do cho vay mua nhà thì FED mới quyết định bơm 38 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng và 1 tuần sau họp khẩn cấp để quyết định hạ lãi suất chiết khấu cho các ngân hàng.Các cuộc họp sau đó, cụ thể vào tháng 9/2007, FED đã cắt giảm lãi suất từ 5.25% xuống 4.75% và tiếp tục hạ 6 lãi suất thêm 2 lần nữa vào cuối năm trước khi liên tục cắt giảm trong năm 2008. Tính đến 12/2007 lãi suất đã được cắt xuống 4,25%( biểu đồ: lãi suất cơ bản FED năm 2007). Trước đó nữa, ngày 20/8/2007, FED cũng đã cắt giảm lãi suất nhưng chỉ là cắt giảm đối với các khoản tiền cho các ngân hàng vay nhằm giúp giải quyết vấn đề về khả năng thanh khoản.Đây là một hành động của FED nhằm ngăn chặn bóng ma khủng hoảng tài chính gây ra từ sự suy giảm trên thị trường nhà đất và thị trường cho vay thế chấp vẫn chưa thôi ám ảnh thế giới. Có thể thấy FED đang cố gắng cứu vãn thị trường tài chính đang lâm vào bi đát bằng việc hạ liên tục lãi suất đồng thời tung ra thị trường những gói cứu trợ khổng lồ. 3. Giai đoạn đỉnh điểm (2008) – Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn và các năm tiếp theo Năm 2008 là giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính với sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng lớn và lâu đời, cùng việc mất niềm tin mạnh mẽ của người dân vào nền kinh tế đã làm cho kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhất trong lịch sử kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930. Trước những diễn biến xấu ngày càng leo thang của cuộc khủng hoảng FED đã có hàng loạt các biện pháp sau: 3.1. Chính sách tiền tệ FED liên tục quyết định cắt giảm lãi suất, tính đến cuối năm 2008 lãi suất cơ bản được giảm xuống gần như bằng 0%. Cu ̀ ng vơ ́ i viê ̣ c ha ̣ la ̃ i suâ ́ t cơ ba ̉ n, FED cu ̃ ng liên tục ha ̣ la ̃ i suâ ́ t chiê ́ t khâ ́ u a ́ p du ̣ ng trư ̣ c tiê ́ p vơ ́ i ca ́ c khoa ̉ n vay tư ̀ FED cho ca ́ c ngân ha ̀ ng va ̀ công ty chư ́ ng khoa ́ n. Để có cái nhìn tổng quát các điều chỉnh lãi suất của FED, ta có thể quan sát đồ thị sau: 7 =>Với vai trò là NHTW của Mỹ, FED có nhiệm vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, tức một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát thấp và ổn định, hệ thống tài chính đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và các dịch vụ khác mà không gây ra sự bất ổn trong hệ thống tài chính. FED theo đuổi những mục tiêu nêu trên thông qua một loạt các phương tiện như: lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỷ giá… Trong điều kiện bình thường thì FED thực hiện chính sách tiền tệ thông qua ảnh hưởng củađối với lãi suất ngắn hạn, qua đó tác động đến các lãi suất khác và giá cả. Tuy nhiên, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính 2008, FED đã cắt giảm lãi suất ngắn hạn một cách nhanh chóng, giảm xuống gần như bằng 0% vào cuối năm 2008 – thời điểm nền kinh tế đang suy giảm mạnh. Vào thời điểm đó, nền kinh tế Mỹ nói chung và FED nói riêng phải đối mặt với một thách thức thực sự đó là khi lãi suất ở mức 0%, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn không thể cắt giảm hơn nữa. Do đó, công cụ chính sách truyền thống để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế là không còn tác dụng nữa. Trong khi đó với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nền kinh tế và thị trường việc làm thật sự cần tới sự hỗ trợ nhiều hơn, FED buộc phải tìm cách tác động đến lãi suất dài hạn hơn mà các mức lãi suất này vẫn đang cao hơn 0%, và hành động của FED là:  FED thực hiện việc mua chứng khoán dài hạn trên thị trường mở - chủ yếu là trái phiếu kho bạc và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo trợ như Fannie Mae và Freddie Mac. Thông qua đó, FED cung ứng thêm nguồn vốn cho các ngân hàng, dự trữ của các ngân hàng tăng lên giúp giảm áp lực vay vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc khiến cho lãi suất Quỹ dự trữ liên bang giảm xuống , kéo theo lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng giảm, trong đó có các khoản tín dụng thứ cấp trung, dài hạn để tiêu dùng như mua xe, mua nhà ở.  FED công bố chính sách duy trì lãi suất ngắn hạn đặc biệt thấp trong thời gian cụ thể. Bởi vì, đường cong lãi suất (trong dài hạn) của lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm gắn với kỳ vọng của thị trường đối với diễn biến lãi suất ngắn hạn trong vòng 5 năm 8 tới, do vậy nếu FED thuyết phục các nhà đầu tư rằng NHTW này sẽ giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp trong thời gian dài hơn (5 năm) có thể giúp kéo đường cong lãi suất dài hạn xuống. Tóm lại, chiến lược cơ bản của FED là tăng cường kinh tế thông qua việc giảm lãi suất và nới lỏng các điều kiện tài chính nói chung. Tuy nhiên, có sự khác biệt là với mức lãi suất ngắn hạn gần như bằng 0%, FED đã thực hiện một số công cụ nhằm giảm lãi suất dài hạn một cách trực tiếp hơn. 3.2. Các chương trình tiêu biểu khác Bên cạnh chính sách lãi suất trên, FED cũng đưa ra nhiều biện pháp mới như sau: -          !" Cuộc khủng hoảng cho vay bấtđộng sản dưới chuẩn đã làm cho nhiều tổ chức tài chính, đầu tư lâm vào tình trạng mấtkhả năng chi trả và có nguy cơ phá sản. Mặt khác, các tổ chức đầu tư tài chính ấy khôngđược phép tiếp cận với FED thông qua thị trường mở và cũng đã cạn kiệt trái phiếu Chính phủ nên FED đã đưa ra công cụ này. Đây là công cụ hoàn toàn mới, nó cho phép các tổchức đó dùng trái phiếu thương mại để vay tiền hoặc đổi lấy trái phiếu Chính phủ từ FED.FED hi vọng rằng, công cụ này sẽ cải thiện tính thanh khoản, đồng thời, nghiệp vụ truyềnthống của FED vẫn được đảm bảo và không có gì thay đổi. Và, FED đã cho các ngânhàng Mỹ vay 1.600 tỷ USD, đổi lấy tài sản thế chấp là những tài sản xấu.Do đó, cấu trúctài sản của FED đã có sự thay đổi lớn, khi mà tỷ lệ tài sản xấu đã tăng lên đáng kể - Hoán đổi tiền tệ: đầu tháng 4/2009, FED đã công bố thỏa thuận hoán đổi tiền tệvới NHTW các nước Anh, Nhật, Thụy Sĩ và NHTW châuÂu. Theo đó, 4 ngân hàng nói trên sẽ đồng ý cung cấp đồng nội tệ của nước mình choFED để tăng tính thanh khoản của các ngân hàng Mỹ cũng như hê thống tài chính thếgiới, đồng thời, đảm bảo nhu cầu thanh toán trong trường hợp nhu cầu sử dụng các đồngnày tăng lên. Việc hoán đổi đó sẽ giúp cho FED có thể cung cấp một lượng ngoại tệ lớncho các công ty Mỹ, cụ thể: 30 tỷ bảng Anh, 80 tỷ Euro, 10 tỷ Yên Nhật và 40 tỷ FrancThụy Sĩ. Trước đó, vào tháng 9/2008, một thỏa thuận tương tự như vậy cũng đã diễn ra,khi mà FED cùng với NHTW các nước Úc, Đan Mạch, Thụy Điển, NhậtBản, Anh, NHTW Châu Âu hợp tác cùng nhau. Động thái này là một phần trong nỗ lực của FED hợp tác với các nước nhằm mở rộng các hoạt động tín dụngcũng như thúc đẩy các hoạt động cho vay để phục hồi kinh tế, khôi phục niềm tin của thịtrường và tăng cường tính bền vững cho thị trường tài chính thế giới. Những chính sách của FEDChính phủ Mỹ đã mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế Hoa Kỳ. Trong quý III năm 2009 vừa qua, GDP của Hoa Kỳ đã lần đầu tiên tăng (4,3%) sau 3 quý sụt giảm từ năm 2008. Thị trường chứng khoán đã có những khôi phục mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng xảy ra từ tháng 9 năm 2008. Chỉ số Dow Jones đã lấy lại được mức trên 10000 điểm. Lòng tin của nhà đầu tư đã dần được khôi phục. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn lên xuống cùng với những quyết định của FEDChính phủ Hoa Kỳ. 9 Kể từ cuối năm 2008 đến nay, FED vẫn giữ nguyên lãi suất ở các mức gần 0% và tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu/tháng. Thể hiện qua biểu đồ lãi suất quỹ liên bang từ năm 2007 tới năm 2013 sau: FED đã tuyên bố cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 6,5% mới bắt đầu tính tới chuyện thay đổi chính sách tỷ lệ lãi suất thấp gần như bằng 0 của mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến FED tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ như hiện nay khi mà tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao khó chấp nhận. Tỷ lệ công nhân Mỹ bị thất nghiệp trong tháng 2/2013 đã giảm từ 7,9% xuống 7,7% và trong quý cuối cùng của năm 2013 dự kiến vẫn ở mức 7,3% đến 7,5%. Việc làm trên của FED cho thấy FED vẫn khá thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của mình. Theo đó, FED tiếp tục giữ nguyên các chính sách kinh tế, nhiều khả năng cho đến năm 2015. Các nhà làm chính sách của FED đã bỏ phiếu với tỷ lệ 11:1 để giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% như FED đã làm vào tháng 12/2008 nhằm kích thích nền kinh tế.FED cũng cho biết hàng tháng sẽ tiếp tục mua vào 40 tỷ USD chứng khoán thế thấp và 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc trong một thời gian có thể dự báo được. FED hy vọng động thái này sẽ tiếp tục đẩy lãi suất dài hạn đi xuống. Tổng kết và đánh giá Tuy là một trong những tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhưng các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của FED được đánh giá là khá đúng đắn và đủ liều lượng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Đặc biệt là mức lãi suất cho vay thấp trong thời gian qua. Mức lãi suất thấp này sẽ giúp giảm bớt chi phí vay, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng.Có thể nói rằng nền kinh tế Mỹtuy đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn đang trong tình trạng chưa thể tự lực đứng dậy nếu không có sự trợ giúp của các cơ quan điều tiết như Chính phủ Hoa Kỳ và FED. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu không có những đột biến bất ngờ thì với các chính sách hiện nay của FED, nền kinh tế Mỹ sẽ quay trở lại lộ trình phát triển sau 2 năm nữa tức năm 2015, từ đó góp phần đưa nền kinh tế thế giới ổn định trở lại. Danh sách nhóm: 1. Phạm Thu Hiền (NT) 2. Trần Thị Hồng Thơm 3. Nguyễn Công Huy 10 . HÀNG -- -- -  -- -- - Bài thảo luận NHTW: Ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2 013 1. FED, nhóm chúng tôi chia thành 3 giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn từ 2000 – 2006 những dấu hiệu cảnh báo một cuộc đại khủng hoảng 1. 1. Bóng bóng dot-com 19 95

Ngày đăng: 01/10/2013, 20:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu - Ứng phó của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đối với cuộc khủng hoảng tài chính 2008
nh hình lãi suất cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w