TRƯỜNG ĐH KINH TẾ ------TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: “Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại... GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ: Cục dự
Trang 1TRƯỜNG ĐH KINH TẾ
- -TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài: “Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và những
biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại
Trang 21 Nguyễn Thị Hồng Thủy
2 Phan Thị Thanh Nhơn
3 Trần Hoàng Quỳnh Thi
4 Phan Thị Kiều Nhi
5 Hoàng Thị Hồng Hạnh
6 Hồ Thị Anh Yến
7 Phan Nhật Quang
8 Trần Khánh Nhật
9 Nguyễn Quốc Huy
10 Nguyễn Đại Quốc Anh
11 Nguyễn Văn Trọng Nhân
12 Hoàng Công Pháp
Nội dung:
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ:
II NỘI DUNG:
1.5 Tỷ giá hối đoái
1.6 Chương trình nới lỏng định lượng QE
2 Thực trạng:
2.1 Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED):
2.1.1 Lịch sử ra đời và hình thành
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Các công cụ chủ yếu của FED
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của FED
2.2 Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007:
2.2.1 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007
2.2.2 Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm
2007
Trang 4b) Biện pháp của FED từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra cho đến khi kinh tế
Mỹ cơ bản thoát khỏi khủng hoảng (gần cuối năm 2009)
2.3 Thành tựu và hạn chế của FED trong việc đưa ra những chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng 2007:
2.3.1 Chính sách cắt giảm lãi suất
2.3.2 Chính sách thị trường mở
2.3.3 Chính sách chiết khấu và tái cấp vốn
2.3.4 Tỷ giá hối đoái
III KẾT LUẬN:
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐỀ:
Cục dự trữ liên bang Mỹ, gọi tắt là FED, là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ.Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là
Trang 5ngân hàng của Chính phủ liên bang FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước
Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn, và ổn định hơn Trong quá trình tồntại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng minh được vai trò vôcùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ
Đặc biệt, vào năm 2007, nền kinh tế Mỹ đã phải hứng chịu cuộc Khủng hoảng Tàichính lớn nhất trong vòng 7 thập niên trở lại đây Cuộc Khủng hoảng đã gây ra nhữngảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới Với sự sụp đổ của nhiều địnhchế Tài chính lớn, Fed đã có nhiều nỗ lực nhằm xử lý hậu quả, ổn định tâm lý và khôiphục nền kinh tế Và lúc này, người ta đang đặt câu hỏi về những công việc mà Fed đãthực hiện từ lúc cuộc khủng hoảng xảy ra
Với những vấn đề như trên, phần thực trạng của chúng tôi gồm 3 phần chính:
1 Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
2 Những biện pháp của FED trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007.
3 Thành tựu và hạn chế của FED trong việc đưa ra những chính sách ứng phó với cuộc khủng hoảng 2007.
Qua bài tập thảo luận nhóm này, chúng tôi hy vọng sẽ có được hiểu biết nhất định
về Fed - ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới và những chính sách của FED từ lúccuộc khủng hoảng xảy ra cho đến nay
II NỘI DUNG:
Trang 6Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung Nhucầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thốngngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứngkhoán có thể sụp đổ Trong nền kinh tế thế giới hiện đại sự lây lan của khủng hoảng tàichính thường đi kèm với khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện qua các điểm sauđây:
Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền
Hệ thống ngân hàng bị tê liệt, các NHTM không hoàn trả được các khoảntiền gửi của người gửi tiền
Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng xếp loại A cũng không thểhoàn trả các khoản vay cho ngân hàng
Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Các hoạt động kinh tế bị suy giảm
Có các loại khủng hoảng tài chính như sau:
Khủng hoảng tiền tệ
Khủng hoảng ngân hàng
Khủng hoảng kép
Khủng hoảng nợ nần
Trang 71.2 Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product):
GDP đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ratrong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia hay 1 địa phương sau một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm)
GDP danh nghĩa (GDP n : Nominal)
Khái niệm: GDPn là tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra trong một thời kỳ đượctính theo giá hiện hành
Công thức: GDPi
n=∑QtPt
Trong đó:
Qt
i: sản lượng hàng hóa và dịch vụ i ở năm t
Pt: giá hiện hành của hàng hóa và dịch vụ ở năm t
Qt: sản lượng hàng hóa và dịch vụ i ở năm t
P0
i: giá cố định của hàng hóa và dịch vụ i
1.3 Lãi suất:
Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức
lãi suất kinh doanh của mình Ở Mỹ, lãi suất này được quyết định bởi FED và được FED
sử dụng như một công cụ chính để thực hiện chính sách tiền tệ từ 1980 đến nay Dù cácngân hàng không nhất thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôikhi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng
Trang 8hoặc dựa vào đó để điều chỉnh Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì cáckhoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này.
Mục đích của giảm lãi suất:
Tăng đầu tư → tăng tổng chi tiêu
Tăng đầu tư → tăng sản lượng → tăng thu nhập → kích thích tiêu dùng
Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức
chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của kháchhàng Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấutrừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng Như vậy, lãi suất chiết khấu đượctrả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thông thường
Lãi suất tái chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá và cũngđược khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng Nó cũng được
Biểu đồ lãi suất cơ bản của Mỹ ( Nguồn: MoneyCafe.com)
Trang 9tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngaykhi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng.
Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hai loại: muabán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn Ở Mỹ, nghiệp vụ thịtrường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn
1.5 Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa haiđồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồngtiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vịđồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia
Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ ngày 25/10/2011 là
20,748 VND/USD
1.6 Chương trình nới lỏng định lượng QE (Quantitative easing):
Công cụ cơ bản mà các ngân hàng trung ương dùng để kiểm soát nguồn cung tiền
là lãi suất Nhưng khi lãi suất tiến sát ngưỡng 0% thì hiệu quả của công cụ này lại giảm
Trang 10sút Khi đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE) được áp dụng QE vốn là một biệnpháp phổ biến của các ngân hàng trung ương, dựa trên công trình nghiên cứu của JosephGagnon, một cựu kinh tế gia của FED QE đơn giản là tung tiền ra mua lại trái phiếuchính phủ với hi vọng hạ được lãi suất và tăng tốc lạm phát.
2 Thực trạng:
2.1 Cục dự trữ liên bang Mỹ FED:
2.1.1 Lịch sử ra đời và hình thành:
1791-1811: Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The First Bank of
the United States được thành lập và đi vào hoạt động.
Năm 1791, Alexander Hamilton ( Hamilton là người đại diện cho quyền lợi củagia tộc Rothschild ) trình lên quốc hội phương án thành lập First Bank of the UnitedStates để giải quyết tình trạng “ thiếu tiền ” First Bank of the United States, BUS đượcvận hành theo đúng mô hình của Ngân hàng Bắc Mỹ Thomas Willing, chủ tịch Ngânhàng Bắc Mỹ được mời giữ chức chủ tịch ngân hàng mới Đối với quyền sở hữu, chínhquyền liên bang nằm quyền sở hữu 1/5 ngân hàng trung ương này 80% cổ phần còn lại,
lẽ dĩ nhiên, thuộc về các đại gia tộc ngân hàng Ngân hàng mới sẽ có quyền phát hànhtiền và đầu tư vào các khoản nợ công và tài trợ tín dụng giá rẻ cho các nhà công nghiệp.Chính quyền liên bang cũng trao cho ngân hàng quyền được lưu ký quĩ và tài sản củachính phủ Thời gian hoạt động được qui định là 20 năm
1816-1836: Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - The Second Bank
of the United States được thành lập và đi vào hoạt động.
Năm 1812, cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Anh quốc nổ ra Chính phủ Hoa Kỳ phảiphát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém Từ 1811 đến
1815, số ngân hàng đã tăng 117 lên 246 Tổng số tiền kim loại các ngân hàng đã pháthành rơi vào khoảng từ 14,9 triệu đô-la (1811) đến 13,5 triệu đô-la (1815) Trong khi đó,tổng lượng tiền giấy và tiền gửi là 42,2 triệu đô-la (1811) đã tăng gần 90% sau 4 năm, đạt
Trang 11con số 79 triệu đô-la (1815).Việc phát hành quá nhiều tiền và tài trợ các khoản chi phíchiến tranh khổng lồ đẩy các ngân hàng vào tình trạng khó khăn và mất khả năng thanhtoán Lúc này, các cuộc tranh cãi về việc giải quyết hậu quả cho tình trạng trên trở nêngay cấn Cuối cùng nước Mỹ một lần nữa lại lựa chọn việc thành lập ngân hàng trungương Mô hình lần này cũng giống như First Bank of the United States, chỉ khác một chữtrong tên gọi: Second Bank of the United States Cuộc chiến Anh-Pháp kết thúc cùngnăm 1816 Và 80% sở hữu của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ``mới'' thuộc về gia đìnhRothschild và những người đại diện Ngân hàng này có thời hạn 20 năm để thực hiện cácchức năng tạo ra một đồng tiền giấy thống nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, mua phần lớn
nợ của chính phủ, và nhận tiền gửi của Bộ Tài chính
Các ông chủ của Second Bank of the United States (BUS2) bắt tay cùng đại diệncác ngân hàng lớn ở ngoại ô Boston và thống nhất cung cấp một khoản tín dụng trị giá 6triệu đô-la bằng tiền đúc tại New York, Philadelphia, Baltimore, và Virginia trước khiphải nhất nhất tuân theo yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc với những khoản nợ phải thanhtoán cho ngân hàng các bang Lượng tiền đúc này được tính toán sẽ vượt xa nhu cầuchuyển đổi tiền giấy sang tiền đúc có thể phát sinh khi đạo luật mới được thực thi Nhưvậy, các ngân hàng có thể thoải mái phát hành mới tiền giấy mà không lo lắng tới việc viphạm pháp luật ``Thương vụ'' giữa BUS2 và ngân hàng tại các bang đã biến qui địnhphải qui đổi ra tiền đúc để thanh toán chỉ còn mang tính hình thức Nền kinh tế tiếp tục ởtrong tình trạng lạm phát Đến năm 1819, yêu cầu thanh toán bằng tiền đúc bị dỡ bỏ cùnglúc với khủng hoảng kinh tế trong thời gian 1819-1821
Năm 1836, Second Bank of United States giải tán sau khi điều lệ của ngân hàngkhông được gia hạn
23/12/1913: Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) được thành lập.
Sau nhiều năm nội chiến của nước Mỹ, gia tộc Rothschild đã quay trở lại và lầnthứ ba xác lập mô hình ngân hàng trung ương ở nước Mỹ- Hệ thống Dự trữ Liên bang,vào năm 1913
Trang 12Kế hoạch thành lập ngân hàng trung ương Hoa Kỳ lần thứ ba được một nhóm cácnhà ngân hàng bí mật bàn bạc và thông qua vào tháng 11 năm 1910 sau chín ngày hộihọp tại đảo Jekyll, tài sản của nhà Morgan tại vùng bờ biển bang Georgia
Với những mục tiêu và kế hoạch bàn bạc đề ra Cho tới ngày 23/12/1913, FEDchính thức được quốc hội phê chuẩn thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ năm1915
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng thống đốc:
Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bangtuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc Bảy thành viên của Hội đồng thống đốcđược chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội Các thành viên đượclựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụquá một nhiệm kỳ Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phầnchưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụcựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006
Những thành viên hiện thời của Hội đồng thống đốc là:
Ben Bernanke, Chủ tịch
Trang 13(Một ghế còn khuyết do chưa được bầu)
Ủy ban thị trường:
Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ cácNgân hàng dự trữ liên bang khu vực Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2,thành phố New York (hiện tại là Timonthy Geithner) là thành viên trong Ủy ban này.Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm FOMCthường xuyên tiến hành việc chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường tự do Vì các nghiệp vụ thịtrường tự do là một công cụ quan trọng của FED để kiểm soát cung ứng tiền tệ nênFOMC là tiêu điểm cho việc hoạch định chính sách cuả hệ thống Dự trữ Liên bang
Các Ngân hàng dự trữ:
Chủ tịch FED Bernanke
Trang 14FED bao gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên nó là một hệthống ngân hàng trung ương tư nhân Mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một
quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York,
Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò "nổi bật hơn
một chút"so với các ngân hàng còn lại
Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải làcông cụ của chính quyền liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân vàhoạt động theo luật pháp ở địa phương Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dựtrữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của chính quyền liên bang theo một sốmục đích nhất định Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hộiđồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng Các ngân hàng sở hữu Ngânhàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu pháthành trên thị trường Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưavào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực
Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh):
Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED, phải tuân thủ mức dự trữ bắtbuộc, được vay tiền từ FED, được thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạtđộng bởi FED
2.1.3 Các công cụ chủ yếu của FED:
(Các ngân hàng dự trữ) Bản đồ các khu vực quản lý của các ngân hàng FED
khu vực
Trang 15 Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu
chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất
sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng Khi Fed bán ra trái phiếu chínhphủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tănglãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn
tiền mà nó quản lý Nếu Fed yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiềnnày, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên
tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoảnvay này gọi là lãi suất chiết khấu Hoạt động này có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay củacác ngân hàng
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của FED:
Với các công cụ của mình, Fed được trao các trọng trách:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tíndụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngânhàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinhtrên thị trường tài chính
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổchức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành
hệ thống chi trả quốc gia
Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tếcác bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục vàqua website