1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị

91 1,4K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 604,33 KB

Nội dung

Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp I

-

Đỗ trung đông

Thực trạng bệnh Viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện Gia Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu

và biện pháp điều trị

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: Thú y Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS trương quang

Hà Nội, 2007

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a từng

đ−ợc sử dụng và công bố trong bất cứ công trình nào khác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ4 đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn đ4 đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Đỗ Trung Đông

Trang 3

Lời cám ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự gúp đỡ và tạo điều kiện của các

thầy cô giáo Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý Khoa

Thú y, các thầy cô giáo giảng dậy chương trình sau đại hoc, Khoa

sau đại học và Ban giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp I

Đặc biệt chân thành cảm ơn PGS.TS Trương Quang, người thầy

đ4 tận tình hướng dẫn, gúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề

tài và hoàn thành Luận văn này

Xin chân thành cảm ơn ban l4nh đạo và cán bộ nhân viên trạm

thú y quận Long Biên, trạm thú y huyện Gia Lâm cùng các gia đình

chăn nuôi bò sữa của hai địa phương trên đ4 tạo điều kiện gúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn tất cả bạn bè đồng nghiệp và gia đình, những người

thân đ4 cùng chung lo và động viên gúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

này

Hà Nội ngày 20 tháng 9 năm 2007

Đỗ Trung Đông

Trang 4

Mục lục

2.4 Thuốc kháng sinh, cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh và hiện tượng

4.1 Cơ cấu và số lượng đàn bò sữa của địa phương nghiên cứu từ năm 2004 -

4.2 Kết quả xác định tỷ lệ và mức độ viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp

4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn từ sữa bò bình thường và sữa bò bị mắc bệnh

4.4 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của Streptococcus, Staphylococcus và

4.5 Kết quả điều trị bệnh viêm vú bằng những kháng sinh tác dụng tốt đ4 kiểm

Trang 5

Danh mục bảng

4.1 Số lượng bò sữa nuôi tại huyện Gia Lâm và Quận Long Biên –

4.2 Kết quả xác định tỷ lệ và mức độ viêm vú phi lâm sàng bằng

phương pháp CMT ở đàn bò sữa nuôi tại huyện Gia lâm và quận

4.3 Diễn giải kết quả kiểm tra viêm vú phi lâm sàmg bằng phương

4.4 Tần số phát hiện viêm vú ở các lá vú khác nhau bằng phương pháp

4.6 Kết quả kiểm tra hình thái và đặc tính của vi khuẩn phân lập từ các

4.11 Tổng hợp kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của Streptococcus,

Staphylococcus, E.coli phân lập được với một số thuốc kháng sinh 72 4.12 Kết quả sử dụng một số thuốc của công ty Vemedim đang lưu hành

Trang 6

dANH MụC hình

Hình 2 Kết quả kiểm tra tỷ lệ viêm vú bằng phương pháp CMT ở đàn bò

Hình 4 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập được tại 2 địa phương nghiên

Trang 7

1 Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

ở Việt Nam chăn nuôi bò sữa đ4 và đang được chú trọng phát triển, nhằm đáp ứng một số lượng lớn nhu cầu về sữa của người dân Sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá và đồng thời giá thành phù hợp với đông đảo người dân, do đó sữa được sử dụng rất rộng r4i Cùng với sự phát triển của khoa học đ4 cho phép chế biến sữa thành nhiều sản phẩm khác nhau, tạo điều kiện thuận tiện cho người tiêu dùng, do đó khiến cho nhu cầu về sữa không ngừng tăng lên Theo Nguyễn Văn Cát (1998) [1], hướng phát triên đàn bò sữa ở nước ta từ năm 2000 tới năm 2010 là từ 63.000 con năm

2000 tăng lên 250.000 con vào năm 2010 và cho 500.000 tấn sữa Để đạt

được mục tiêu đó thì các khâu chăm sóc chọn lọc con giống, quản lý, khai thác sữa phải được thực hiện thật tốt

Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi sự chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt, cơ sở hạ tầng thích hợp và kiến thức chăn nuôi, nhất là kỹ thuật vắt sữa nếu không đảm bảo tốt bò sữa rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm vú

Bệnh viêm vú bò sữa chiếm một tỷ lệ khá cao trong các bệnh thường gặp ở bò sữa, gây lo ngại cho các nhà chăn nuôi Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1998) [16], tỷ lệ viêm vú bò sữa phi lâm sàng chiếm tới 31,3% Kết quả khiểm tra bằng phản ứng CMT của Nguyễn Thị Thanh Hà (1996) [6], cho biết

tỷ lệ viêm vú ở đàn bò sữa nuôi trong các gia đình ở x4 Phù Đổng là 53,3%, trong đó dương tính (+ + +) là 13,3%

Thực tế hiện nay cho thấy sữa hỏng loại thải do bệnh Viêm vú gây ra tương đối phổ biến đ4 gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi Theo Anri Akita (2002) [27], thiệt hại hàng năm do bệnh Viêm vú bò ở Hokkaido ước tính khoảng 4,5 triệu đồng (300USD) cho một con bò và thiệt hại do viêm vú

Trang 8

lâm sàng là 30%, do viêm vú cận lâm sàng là 70% Như vậy, thiệt hại do viêm

vú cận lâm sàng gây ra là rất lớn Theo Smith và Hogan, (1993) [55], viêm vú

bò là nguyên nhân chính gây thiệt hại trong chăn nuôi bò sữa công nghiệp

ở Việt Nam, theo Trần Thị Hạnh và cs (2005) [7], bệnh viêm vú bò sữa

đ4 và đang tồn tại ở tất cả các cơ sở chăn nuôi bò sữa tập trung và chăn nuôi bò sữa gia đình Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1999) [17], xác định tỷ lệ viêm vú phi lâm sàng của đàn bò nuôi ở hai cơ sở chăn nuôi bò sữa lớn ở miền Bắc là Ba Vì và Phù Đổng bằng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng CMT thấy tỷ lệ mắc bệnh rất cao, tương ứng là 43,16% và 44,03%

ở huyện Gia Lâm và quận Long Biên, trong những năm qua tình hình chăn nuôi bò sữa đ4 và đang tăng lên nhanh chóng từ năm 2004 tới năm 2007,

ở Gia Lâm đ4 tăng từ 1520 con đến 1854 con, còn tại quận Long Biên, từ 200 con năm 2004 tăng lên 415 con năm 2007 Cùng với sự tăng lên của đàn bò sữa thì tỷ lệ viêm vú cũng tăng lên

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng bệnh Viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện Gia Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị ”

1.2 Mục đích

Xác định tình hình bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên, cũng như phân lập được một số loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm vú ở đàn bò sữa, từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp trong việc phòng trị bệnh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tránh được nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng

Trang 9

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa

2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới

Bệnh viêm vú bò sữa đ4 đ−ợc nghiên cứu từ rất lâu và đ4 thu đ−ợc nhiều kết quả

- Về vật chủ (bò)

Hungerford (1970) [43] đ4 chỉ ra rằng sự nhiễm trùng của bầu vú và viêm vú lâm sàng của bò đều tăng theo tuổi và thời kỳ tiết sữa

Poutrel (1983) [52] chứng minh chất keratin trong ống dẫn sữa ở

đầu vú đ−ợc coi là yếu tố quan trọng giúp bò chống lại hoạt động của vi khuẩn gây bệnh

Theo Anri Akita, Kanameda (2002) [27], keratin là chất ức chế vi khuẩn, ngăn quá trình xâm nhập của vi khuẩn qua kênh núm vú đến tuyến sữa

Trang 10

Gonzales và cộng sự (2001) [38] đ4 cho rằng: Trichisporom beigell là một trong những nguyên nhân gây viêm vú bò sữa thể lâm sàng ở Mỹ

Theo Anri Akita, Kanameda (2002) [27], 20 năm trước đây, các loại cầu khuẩn Gram (+), Staphylococcus aureus, Streptococcus là mầm bệnh chính của bệnh viêm vú lâm sàng Nhưng gần đây, do sự phát triển của ngành sản xuất sữa cũng như việc kiểm soát bệnh viêm vú thì các tác nhân vi khuẩn

có trong môi trường như Streptococcus, Coliforms Coagulaza negative Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) không làm đông vón huyết tương cũng là những tác nhân gây bệnh chủ yếu ở đàn bò sữa

- Một số phương pháp phòng bệnh

Bệnh viêm vú không chỉ làm giảm sản lượng mà còn cả chất lượng sữa Khi bệnh xảy ra, tất cả các thành phần quan trọng của sữa như đường, đạm, chất béo, canxi, photpho đều giảm làm cho sữa có mùi ôi, khét, tăng lượng muối và các chất miễn dịch (Anri Akita và Kanameda 2002, [27]), tất cả những biến đổi này đều không tốt, là nguyên nhân khiến sữa bị thải loại, gây tổn thất cho người chăn nuôi Điều này cho thấy cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh viêm vú bò sữa để giảm tổn thất do bệnh gây ra

Theo Hungerford (1970) [43], dùng giải độc tố Staphylococcus tiêm bắp cho bò với liều 5ml, nhắc lại sau 1 tháng và sau 6 tháng có thể làm tăng sức đề kháng của bò chống lại viêm vú do Staphylococcus

Anri Akita và Kanameda, (2002) [27], cho rằng viêm vú bò sữa thực chất là “ bệnh có thể lây truyền thông qua con người” nên con người cũng là một trong những nhân tố làm lây lan bệnh từ con này sang con khác, đặc biệt

là trong quá trình vắt sữa Vì vậy, để phòng bệnh có hiệu quả, người vắt sữa phải thực hiện đúng các nguyên tắc trong vệ sinh vắt sữa

Trang 11

2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa ở Việt Nam

Bệnh viêm vú bò sữa là vấn đề được toàn thế giới quan tâm Tình trạng bệnh có thể khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng chương trình kiểm soát dịch bệnh ở các nước thì cơ bản giống nhau (Anri Akita, Kanameda, 2002, [27])

ở Việt Nam, bệnh viêm vú bò sữa đ4 được nghiên cứu từ lâu Nguyễn Ngọc Nhiên (1986) [13], tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa của bò nghi bị viêm vú đ4 phát hiện thấy có các vi khuẩn Streptococcus agalactiae (21,3%); Staphylococcus aureus (27,2%); E.coli (12,5%); Streptococcus uberis (13,7%) và Klebsiella (5,1%)

Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1996 – 1997) [14] nghiên cứu chẩn

đoán bệnh viêm vú bò bằng phương pháp CMT ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa thấy tỷ lệ viêm vú phi lâm sàng là 24,8%

Bạch Đăng Phong và cộng sự (1995) [19] cho rằng ở Việt Nam có thể

có tới 50% số bò đang cho sữa mắc bệnh viêm vú thể tiềm tàng

Trịnh Quang Phong (1998) [20] nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú ở bò sữa và biện pháp phòng ngừa thấy 3 dung dịch thử nhanh là: Deterol, Teepol và LSS (Lauril Sulfate Sodium) có thể thay thế nhau

để tiến hành chẩn đoán nhanh bệnh này được

Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1999) [17] tiến hành phân lập vi khuẩn gây viêm vú bò sữa thấy Staphylococcus chiếm tỷ lệ 26,8%; Streptococcus chiếm tỷ lệ 38,13%; E.coli chiếm tỷ lệ 34,1% Các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ thấp từ 3,16 – 7,18%

Lưu Quỳnh Hương và Trần Thị Hạnh (2000) [5], kiểm tra 275 mẫu sữa bằng phản ứng CMT phát hiện viêm vú phi lâm sàng của 70 con bò sữa ở 3 địa phương lấy mẫu là: Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, kết quả cho thấy tỷ lệ dương tính cao nhất là ở Gia Lâm (10,5%), Đông Anh (7,5%), Ba Vì (6%)

Trang 12

2.2 Cơ sở khoa học của việc chẩn đoán bệnh viêm vú bò sữa

Bệnh viêm vú bò sữa là một phản ứng viêm của tuyến vú Chữ Mast theo nghĩa từ Hy Lạp có nghĩa là vú và chữ Itis là viêm Theo Anri Akita (2002) [27], bệnh viêm vú là “ Hiện tượng viêm tấy của bầu vú” Đó là sự đáp ứng của các mô tiết sữa trong từng vú đối với sự tổn thương hoặc là sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh

Theo Tolle (1975) [58]: "Viêm vú bò sữa là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường"

Các tác giả Nelson Philpot và Nickerson Stephen (1980) [47] cho rằng:

"Viêm vú bò là một bệnh phức hợp có tính phức tạp và có sự lây lan"

2.2.1 Đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú

2.2.1.1 Cấu tạo tuyến vú

Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự [4], tuyến vú là tuyến lớn nhất trong cơ thể con cái Nó được cấu tạo phức tạp, giống như hình chùm nho và có nguồn gốc từ da ở bò, tuyến vú gồm hai đôi chia làm bốn ngăn độc lập với nhau và được ngăn cách bởi tổ chức xơ Tuyến vú gồm hai thành phần chính:

hệ thống bao tuyến và hệ thống ống dẫn

Bao tuyến và các ống dẫn nhỏ thông với bao tuyến tạo thành hệ thống bao tuyến, do các tế bào biểu mô phân tiết tạo thành, là nơi sản sinh ra sữa Bên trong các bao tuyến có hệ thống mao quản dày đặc, nhờ vậy mà dinh dưỡng từ máu qua đây trở thành nguyên liệu tạo thành sữa Các tế bào biểu mô bao quanh bên ngoài các xoang bao tuyến Chính nhờ sự co bóp nhịp nhàng của các tế bào biểu mô này mà sữa trong các xoang bao tuyến được thải ra đều đặn

Theo Cù Xuân Dần, Lê Khắc Thận, (1980) [3], hệ thống ống dẫn nối tiếp với các hệ thống ống dẫn nhỏ của xoang bao tuyến tập trung thành các ống dẫn trung bình rồi đến các ống dẫn lớn, cuối cùng tập trung lại đổ vào bể sữa ở đáy tuyến sữa Bể sữa là một xoang rỗng có thể tích tương đối lớn ống dẫn sữa và bể sữa có những sợi cơ trơn bao quanh, những sợi cơ này co bóp

Trang 13

Trong quá trình vắt sữa, khi chưa vắt sữa được tích tụ ở các khoang của nang ở ống dẫn sữa và ở vùng chứa (cistern) Lúc vắt, sữa được tích tụ sẽ dẫn qua kênh núm vú

Theo Anri Akita và Kanameda (2002) [27], kênh núm vú là cơ quan có chức năng phòng vệ Chiều dài của kênh núm vú khoảng 12mm, đường kính rất hẹp ( khoảng 0.6mm) Đây là hàng rào bảo vệ duy nhất giữa các mô tiết sữa của bầu vú và môi trường xung quanh, nơi có vô số vi sinh vật gây bệnh Nếu tổn thương xảy ra ở đầu núm vú, phần bầu vú đó sẽ bị bệnh viêm vú lâm sàng do cấu trúc bảo vệ của núm vú bị phá vỡ Như vậy, bất kỳ tổn thương nào

từ kênh núm vú cũng tạo cơ hội cho vi sinh vật tiến sâu vào bên trong bầu vú làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Tác giả cũng khẳng định, ngoài kênh núm vú, một số cơ quan, tổ chức khác trong núm vú cũng có chức năng phòng vệ như: cơ vòng, chất sừng keratin, hệ thống đóng bằng nút hoa thị (fursteinberg’s rosette), tế bào bạch cầu và lactoferin trong sữa tươi

2.2.1.2 Chức năng sinh lý của tuyến vú

Theo Cù Xuân Dần, Lê Khắc Thận (1980) [3], Khi còn non tuyến vú của con đực và con cái giống nhau Gia súc cái thành thục về tính, các ống dẫn sữa sinh trưởng và phát triển thành các nhánh nhỏ phức tạp Đến khi con cái

có thai, tuyến vú phát triển nhanh chóng, số lượng các ống dẫn sữa tăng lên, tận cùng của các ống dẫn sữa hình thành và phát triển các bao tuyến Thể tích các ống dẫn và bao tuyến không ngừng tăng lên, hệ thống thần kinh mạch quản chi phối cũng phát triển Cuối thời kỳ có thai, mô tiết của bao tuyến bắt

đầu phân tiết, tuyến vú hình thành quá trình sản sinh và thải sữa Sau khi đẻ, tuyến vú hoạt động mạnh làm xuất hiện trạng thái tiết sữa đầu Khi kết thúc thời kỳ tiết sữa, thể tích bao tuyến và ống dẫn teo nhỏ lại, xoang tiết dần dần biến mất Giai đoạn cuối bầu vú bị thu nhỏ lại, sản lượng sữa giảm dần và cuối cùng chức năng hoạt động tiết sữa ngừng hoàn toàn Hoạt động tiết sữa được

điều khiển bởi sự phối hợp giữa thần kinh và thể dịch, trong đó yếu tố thần

Trang 14

kinh đóng vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động sản sinh sữa Nếu cắt đứt quá trình liên hệ của tuyến vú với thần kinh sẽ làm giảm 60 – 70% sản lượng sữa 2.2.2 Bệnh viêm vú - Một số biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý

Bệnh viêm vú là một bệnh rất phổ biến và tốn kém của ngành chăn nuôi bò sữa trên toàn thế giới ( Anri Akita, Kanameda, 2002 [27]) Bệnh có 2 thể là thể bệnh lâm sàng và thể phi lâm sàng

Thể bệnh lâm sàng có thể được xác định tuỳ thuộc vào mức độ viêm

mà trạng thái bầu vú và sữa có những biến đổi nặng hay nhẹ Do đó có thể dựa vào những biến đổi này để xác định mức độ viêm Một số thể bệnh lâm sàng thường gặp là:

2.2.2.1 Viêm vú thể thanh dịch (Mastitis serosa)

Viêm vú thể thanh dịch là loại bệnh mà dịch rỉ viêm, nước vàng được thải ra nhiều ở dưới da và những tế bào trung gian Đây là thể viêm nhẹ, khởi

động của mọi thể viêm khác Bệnh thường xảy ra trên một lá vú

Lúc đầu sự biến đổi của sữa bằng mắt thường không nhìn thấy rõ, khi bệnh đ4 phát triển lan đến các bộ phận tiết sữa thì sữa trở lên lo4ng hơn, trong sữa lẫn nhiều lợn cợn các loại tế bào biểu mô và bạch cầu, lượng sữa ở lá vú bị viêm giảm xuống rõ, các lá vú khác có khi hơi giảm một ít

2.2.2.2 Viêm vú thể Cata (Mastitis Catarrhalis)

Viêm vú thể Cata là loại viêm chủ yếu làm tổn thương những tế bào biểu mô niêm mạc bể sữa, ống dẫn sữa và tế bào ở nang sữa Những tế bào thượng bì bị biến dạng và tróc ra Thể viêm này có thể xuất hiện dưới hai dạng khác nhau: Viêm Cata bể sữa và ống dẫn sữa, Viêm Cata nang sữa

2.2.2.3 Viêm vú thể Fibrin (Mastitis Fibrinosa)

Viêm vú thể Fibrin là loại viêm mà tế bào tổ chức liên kết ở nang sữa và ống dẫn sữa chứa rất nhiều Fibrin Nguyên nhân là do kế phát từ những thể viêm thanh dịch hay viêm Cata Khi con vật mắc bệnh, sữa có màu vàng do lẫn fibrin và tế bào chết Fibrin bịt kín niêm mạc ống dẫn sữa và đông vón

Trang 15

2.2.2.4 Viêm vú thể có mủ (Mastitis purulenta)

Là loại viêm bắt đầu xuất hiện mủ lẫn lộn với dịch viêm ở trong nang sữa và ống dẫn sữa Nguyên nhân là do sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường ngoại cảnh, hay do sự bội sinh và độc lực quá mạnh của vi khuẩn có sẵn trong bể sữa và ống dẫn Vi khuẩn thường gây nên loại viêm này là Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysgalactiae

Viêm vú thể Cata mủ thường thể hiện dưới hai trạng thái: cấp tính và m4n tính 2.2.2.5 Viêm vú thể áp xe (Mastitis abcessus uberis)

Viêm vú thể áp xe là thể viêm mà bên trong tuyến sữa có nhiều bọc mủ to nhỏ khác nhau, ở những vị trí khác nhau và có khi nhiều bọc mủ hợp lại thành một bọc mủ lớn Nguyên nhân chủ yếu là do lá vú bị nhiễm các loại vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus pyogenes, trực khuẩn đường ruột và nhiễm trùng máu Hậu quả là sản lượng sữa giảm, chất lượng sữa bị thay đổi nhiều Trong sữa vắt được đầy mủ, máu và nhiều cục casein đông vón to nhỏ khác nhau

2.2.2.6 Viêm vú thể Phlegmon (Phlegmon uberi)

Là loại viêm tích mủ ở dưới da và những tế bào tổ chức liên kết của da lá

vú Khi vắt sữa sẽ được một lượng dịch không nhiều có màu hơi vàng đục lẫn rất nhiều cặn nhỏ Thân nhiệt của con vật tăng cao, hoạt động tim mạch bị rối loạn, gia súc đi lại khó khăn Thể viêm này còn có thể gây tình trạng huyết nhiễm trùng 2.2.2.7 Viêm vú thể có máu (Mastitis haemorrhagica)

Viêm vú thể có máu là thể viêm cấp tính, các tế bào nhũ nang, nang sữa

và ống dẫn sữa có hiện tượng xuất huyết làm rối loạn hệ thống tuần hoàn ở tuyến sữa, thay đổi tính thấm thành mạch Vì vậy tế bào tuyến sữa bị thấm dịch và chứa nhiều hồng cầu

2.2.2.8 Viêm vú thể biến chứng

Bệnh viêm vú có thể xuất hiện một số biến chứng như: teo bầu vú, viêm

vú hoá cứng, viêm vú hoại tử

Trang 16

2.2.3 Bệnh viêm vú phi lâm sàng

Nếu như viêm vú lâm sàng có thể được phát hiện bằng các dấu hiệu lâm sàng thì viêm vú phi lâm sàng không có dấu hiệu rõ nét Quan sát bầu vú và sữa không thấy có biểu hiện bất thường Chính vì thế, đây là thể bệnh rất nguy hiểm Theo Anri Akita và Kanameda (2002) [27], viêm vú lâm sàng chỉ là phần nổi của tảng băng, còn phần chìm của tảng băng, nguy hiểm hơn rất nhiều là viêm vú cận lâm sàng Nguyên nhân chủ yếu của thể bệnh này là do các loại vi khuẩn truyền nhiễm như Staphylococcus aureus, Streptococcus, E coli,… Có 80% các trường hợp viêm vú cận lâm sàng xuất hiện trước viêm vú lâm sàng và tồn tại trong một thời gian dài, làm giảm chất lượng và sản lượng sữa

Khi con vật mắc bệnh viêm vú phi lâm sàng, lượng tế bào thân gồm các bạch cầu từ sữa, các tế bào của quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể con vật với mầm bệnh và các tế bào biểu mô của các mô tạo sữa tăng lên đáng kể ở

bò khoẻ mạnh, lượng tế bào thân này trong sữa không quá 200000 tế bào/ml Nếu kiểm tra sữa thấy lượng tế bào thân vượt quá mức trên là nghi mắc bệnh Theo tác giả Anri Akita và Kanameda (2002) [27], số lượng tế bào thân và sản lượng sữa tỷ lệ nghịch với nhau

Mối tương quan giữa lượng tế bào thân và sản lượng sữa

Tế bào thân (x1000/ml)

Trang 17

Để xác định lượng tế bào thân, cũng theo các tác giả trên cho rằng phương pháp thử California (CMT – California Mastitis Test) là tốt nhất Nguyên

lý của phản ứng này là thành phần thuốc thử CMT nghiêng về phía bazơ (pH = 9) Trong sữa bò bị viêm vú chứa nhiều hồng cầu, bạch cầu, tế bào tuyến vú và vi khuẩn gây bệnh đ4 làm cho sữa có độ acid cao Khi dịch này gặp phải thuốc thử CMT tạo thành hỗn hợp có độ kết dính khác nhau, lượng acid càng nhiều thì độ kết dính càng cao Đây là phương pháp xác định viêm vú cận lâm sàng nhanh và hiệu quả nên các tác giả trên khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng phương pháp này để kiểm soát bệnh viêm vú cận lâm sàng cho đàn bò

Mối liên hệ giữa tế bào thân và điểm CMT

2.2.4 Một số nguyên nhân chính gây viêm vú bò sữa

Viêm vú bò là một bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể

là do nguyên nhân vật lý, hoá học, song chủ yếu vẫn là do vi khuẩn gây bệnh

Đó là hậu quả của sự tương tác qua lại giữa vật chủ (bò), vi khuẩn, con người

và môi trường

Trang 18

Sơ đồ của Tolle (1975) 2.2.4.1 Yếu tố môi trường (environmental factor)

Sự xuất hiện nhiều mầm bệnh ở môi trường xung quanh con vật nói lên

điều kiện vệ sinh không đảm bảo Nếu môi trường được vệ sinh tốt sẽ làm giảm tỉ lệ viêm vú do các loại vi khuẩn Coliforms gây ra

Kỹ thuật vắt sữa và điều kiện vệ sinh cơ học nếu không tốt sẽ là yếu tố tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập

Theo Tolle (1975) [58], viêm vú là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường

Hogan (1989) [42] cho rằng nhiệt độ, dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm vú bò sữa Nó có thể làm tăng hay giảm bớt số lượng vi khuẩn

Theo Tonger và Mikina (1995) [59] yếu tố về thời gian giữa buổi sáng

và buổi chiều, yếu tố về lựa chọn bò, lau rửa bầu vú , yếu tố sau vắt sữa cũng

Viêm

vú Stress Sự lan

truyền

Môi trường Chuồng trại, dinh dưỡng, sự vận chuyển (Trao đổi, mua bán) quản lý,

kỹ thuật vắt sữa

Trang 19

Theo Rodriguez và cộng sự (1997) [53], Cù Xuân Dần (1980) [3] yếu tố

về lứa tuổi, lứa đẻ ảnh hưởng tới tỉ lệ nhiễm khuẩn của bò sữa

Hillerton (1996) [40] đ4 chứng minh những tổn thương ở bầu vú cũng

có khả năng làm nhiễm khuẩn gây viêm vú

Craven và William (1985) [30] cho biết ống dẫn sữa là một ống rỗng rất

dễ bị nhiễm bởi các vi sinh vật

Comalli và cộng sự (1986) [29] khẳng định chất keratin trong ống dẫn sữa ở đầu vú được coi là một yếu tố quan trọng giúp bò chống lại hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh

2.2.4.3 Yếu tố vi sinh vật

Viêm vú do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng vi khuẩn là nguyên nhân chính Các vi khuẩn thường thấy trong sữa viêm là Staphylococcus, Streptococcus, E.coli, Coliform, Mycoplasma, Klebsiella

Staphylococcus aureus là nguyên nhân chính gây viêm vú ở bò, thường gây ra viêm vú phi lâm sàng m4n tính, cấp tính và quá cấp tính, cũng có khi gây viêm ổ bọc (Keefe, 1997) [44]

Streptococcus dysgalactiae được coi là có vai trò lớn trong nguyên nhân gây viêm vú bò sữa vào mùa hè ở Thụy Điển (Everz và Linge, 1975) [35]

Trang 20

Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1999) [17] tiến hành phân lập vi khuẩn gây viêm vú bò sữa cho biết Staphylococcus chiếm tỷ lệ 26,8%; Streptococcus chiếm tỷ lệ 38,13%; E.coli chiếm tỷ lệ 34,1% Các loại vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ thấp, từ 3,16% - 7,18%

Wenz và cộng sự (2001) [62] đ4 khẳng định Coliforms có vai trò lớn trong các nguyên nhân gây viêm vú cấp tính ở bò sữa tại Mỹ

2.2.5 Viêm vú bò sữa do những nguyên nhân khác

Bệnh viêm vú bò sữa còn có thể là triệu chứng của một số bệnh truyền nhiễm khác do một số vi khuẩn, nấm gây ra Có thể thấy triệu chứng viêm vú

ở bệnh sảy thai truyền nhiễm do vi khuẩn Brucella, ở bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, ở bệnh xoắn khuẩn do Leptospira, ở bệnh xạ khuẩn do Actinomyces

Ngoài ra, con người cũng là một nhân tố làm truyền lây bệnh viêm

vú từ con vật này sang con vật khác do vệ sinh cá nhân của người vắt sữa trong giai đoạn vắt sữa

2.3 Các loại vi khuẩn gây viêm vú chủ yếu ở bò

Vi khuẩn gây viêm vú chủ yếu ở bò được chia ra thành các nhóm sau: Nhóm vi khuẩn gây bệnh

Nhóm vi khuẩn môi trường

Trang 21

Đây là vi khuẩn thường xuyên phân lập được từ bò viêm gian tuyến vú (Devriese, 1979 [32];Watson, 1996 [61]) Giống Staphylococcus gồm 3 loài: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus saprophyticus Tụ cầu khuẩn có đường kính khoảng 0,8à , không di động, không hình thành nha bào, thường không có vỏ, không có lông, vi khuẩn bắt màu Gram dương.(Nguyễn Như Thanh 1997) [21]

- Đặc tính nuôi cấy

Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp

Trang 22

Nguyễn Vĩnh Phước (1997) [18], cho rằng chỉ có khuẩn lạc Staphylococcus có màu vàng thẫm (aureus) là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật

Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi nuôi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S Nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ có hiện tượng dung huyết, tuỳ thuộc vào mức độ dung huyết của khuẩn lạc mà ta đánh giá được độc lực của vi khuẩn.(Nguyễn Như Thanh 1997) [21]

Trên môi trường thạch Sapman: Đây là môi trường đặc biệt dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu Khi cấy vào môi trường này, nếu là tụ cầu gây bệnh sẽ lên men đường Mannit làm pH thay đổi (pH môi trường lúc đó chỉ còn 6,8) và môi trường chuyển từ màu đỏ thành màu vàng

Trong môi trường Gelatin: Cấy vi khuẩn theo dường cấy trích sâu, để ở

Độc tố dung huyết (Haemolyzin), gồm 4 loại chính:

một ngoại độc tố có bản chất là protein, bền với nhiệt độ cao

kém độc hơn so với dung huyết tố anpha

Trang 23

Dung huyết tố đenta (δ): Gây dung giải hồng cầu người , thỏ, cừu, ngựa

và gây hoại tử da

Dung huyết tố gama (γ): Khác với các loại trên, loại này không gây dung giải hồng cầu ngựa

- Nhân tố diệt bạch cầu (Leucoxidin)

Dưới tác động của nhân tố này làm cho bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá huỷ Nó giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu khuẩn

- Độc tố ruột (enterotoxin)

Gồm 4 loại, hiện nay đ4 biết được hai loại A và B Độc tố ruột chỉ do một số chủng tụ cầu khẩn gây bệnh tiết ra, nó gây nên các bệnh đường tiêu hoá, nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp

- Các Enzym

Men làm đông huyết tương (Coagulaza): Men này là một loại protein bền vững với nhiệt độ, có tính kháng nguyên yếu Chính men này là nguyên nhân gây nên các cục huyết khối trong tĩnh mạch và gây nên nhiễm khuẩn huyết Men đông huyết tương còn tác động trực tiếp lên Fibrinogen, chất này gắn vào vi khuẩn tạo thành một loại vỏ xung quanh vi khuẩn giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào

Men làm tan tơ huyết (Fibrinogenaza hay Staphylokinaza): Đây là men

đặc trưng cho chủng gây bệnh ở người Tụ cầu khuẩn tiết men này làm vỡ những cục máu thành các mảnh nhỏ gây tắc mao mạch, gây mưng mủ, đôi khi gây nhiễm khuẩn di căn

Men Penicillinaza: Men này có ở tụ cầu gây bệnh, dưới tác dụng của men penicillinaza làm cho penicillin mất tác dụng Đây chính là cơ chế kháng penicillin của vi khuẩn tụ cầu gây bệnh

Trang 24

Ngoài các men trên, tụ cầu còn tiết ra một số men khác như men deoxyribonucleaz và gây tổn thương tổ chức Men hyaluronidaza thuỷ phân acid hyaluronic có ở tổ chức liên kết, tạo cho vi khuẩn có khả năng lan tràn trong cơ thể

- Sức đề kháng

Tụ cầu khuẩn có sức đề kháng tốt ở nơi khô ráo hay đóng băng, trong

điều kiện đó chúng có thể sống được trên 200 ngày

Axit phenic 3 – 5% diệt vi khuẩn trong 3 – 5 phút Formon 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ

2.3.2 Giống Streptococcus(liên cầu khuẩn)

- Hình thái và tính chất bắt màu

Họ vi khuẩn này từ lâu đ4 được coi là nguyên nhân chính gây viêm vú ở

bò, chúng là các cầu khuẩn gram dương, phản ứng catalase âm tính Trước đây người ta phân loại Streptococcus dựa trên kháng nguyên màng, nhưng ngày nay dựa trên những nghiên cứu về axit Nucleic, Streptococcus được phân thành 3 nhóm: Streptococcus, Euterococcus, Lactococcus Trong đó các loại sau thường gặp trong bệnh viêm vú:

Strep pyogenes

Strep agalactiac

Strep dysgalactiae

Strep.equi sub equi

Strep equi sub zooepidermidis

Lactococcus lactic

Enterococcus faecalis Enterococcus faccium Enterococcus duran Enterococcus equim

Trang 25

Giống vi khuẩn Streptococcus đ4 từ lâu được xác nhận là tác nhân gây bệnh viêm vú bò (Heidrich và Renk 1967) [39]

Liên cầu khuẩn có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1à, đôi khi có vỏ, bắt màu Gram dương, không di động Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào môi trường(Nguyễn Như Thanh 1997) [21]:

ở tiêu bản làm từ bệnh phẩm, liên cầu hình thành chuỗi ngắn có từ 6 - 8

đơn vị, có khi dưới hình thái song cầu

ở tiêu bản làm từ môi trường lỏng, liên cầu hình thành chuỗi dài Thí dụ Streptococcus agalactiae và Streptococcus equi có chuỗi từ 10 –

100 đơn vị

cả người và động vật Lancefield thuộc nhóm B (Philpot (1975) [49]; Bramlay

và Dodd(1984) [28])

ở tiêu bản làm từ môi trường đặc, liên cầu có chuỗi ngắn

- Đặc tính nuôi cấy (Theo P.J Quinn và M.E.Carter (1999) [50]), Liên cầu là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, mọc tốt ở tất

Trang 26

Trong môi trường nước thịt: Vi khuẩn hình thành hạt hoặc những sợi bông, rồi lắng xuống đáy ống nghiệm Vì vậy sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống nghiệm có cặn

Trên môi trường thạch thường: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám Khi làm tiêu bản, liên cầu mà thường hình thành chuỗi ngắn

Trên môi trường thạch máu (máu của động vật có vú như: máu thỏ, máu cừu, máu ngựa… tốt nhất nên dùng máu thỏ): Trên môi trường này dựa vào tính chất dung huyết, người ta phân chia liên cầu thành 3 týp khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại 60 lần:

Týp anpha (α): Khuẩn lạc được bao quanh bởi một vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có vòng tan máu Liên cầu thuộc nhóm này gọi là liên cầu dung huyết týp anpha, độc lực của nhóm này không cao

Týp beta (β): Bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt, có bờ rõ ràng Liên cầu thuộc týp này gọi là liên cầu dung huyết nhóm beta, độc lực của vi khuẩn nhóm này cao, như Streptococcus agalactiae gây viêm vú dạng cấp tính hoặc mạn tính với triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm

vú Vi khuẩn cư trú trong ống dẫn sữa và trên bề mặt ống dẫn sữa Chúng phát triển nhanh làm tăng số lượng cầu khuẩn gây tắc ống dẫn sữa, gây sưng vú (Brawleyvaf Dod 1984) [28]

Týp gama (γ): Xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ nguyên màu hồng nhạt Liên cầu thuộc týp này không có khả năng làm dung huyết thạch máu, thường là những vi khuẩn không gây bệnh

Trang 27

Liên cầu nhóm A có khả năng sinh ra một loại độc tố, bản chất là protein,

độc tố này tạo nên các nốt ban đỏ (liên cầu nhóm B, C rất ít có độc tố này)

biết là:

Streptolyzin O: Hầu hết các loại liên cầu làm tan máu đều sản sinh Streptolyzin O Dung huyết tố này hoạt động ở chiều sâu của môi trường không có oxy không khí, dễ bị mất hoạt tính bởi oxy Streptolyzin O là một kháng nguyên mạnh, kích thích cơ thể hình thành kháng thể antistreptolyzin

O Việc định lượng kháng thể này có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra

Streptolyzin S: Nhiều chủng liên cầu sản sinh được loại dung huyết tố này Streptolyzin S không bị mất hoạt tính bởi oxy, có khả năng làm tan máu ở cả trên bề mặt môi trường Dung huyết tố này có tính kháng nguyên yếu nên không có giá trị trong chẩn đoán bệnh

Trang 28

Hai loại dung huyết tố này khi làm tinh khiết, tiêm cho súc vật với liều thấp cũng làm súc vật chết vì nó có khả năng gây độc đối với tim và n4o

- Các enzym

Men làm tan tơ huyết (Streptokinaz)

Men này thường do liên cầu nhóm A, C, G sinh ra, tác dụng của nó làm tan tơ huyết Men này có tính kháng nguyên cao, kích thích cơ thể hình thành kháng thể antistreptokinaz

Streptodornaz: Men này có tác dụng làm lỏng mủ đặc do các liên cầu tạo ra Hyaluronidaza: Men này có tác dụng phân huỷ axid hyaluronic, là chất cơ bản của mô liên kết, giúp cho vi khuẩn dễ lan tràn trong cơ thể Men này là một kháng nguyên, có khả năng kích thích cơ thể hình thành kháng thể đặc hiệu, nhưng hiệu giá kháng thể rất thấp, ít dùng trong chẩn đoán bệnh

Diphotpho – Pyridin – Nucleotidaza: Men này có ở các liên cầu nhóm

A, C, G và có khả năng làm chết các bạch cầu

Proteaz: Men này có tác dụng phân huỷ protein Nếu tiêm liều cao proteaz cho động vật sẽ gây nên các tổn thương lớn ở tim

- Sức đề kháng

trùng thông thường dễ tiêu diệt được liên cầu khuẩn

Trong số các chủng vi khuẩn thuộc giống Streptococcus thì Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysgalactiae, Streptococcus uberis

được coi là nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú bò sữa, trong đó Streptococcus agalactiae là nguyên nhân chính gây viêm vú bò sữa ở thời kỳ cạn sữa ( Anri Akita và Kanameda, (2002),[27])

Trang 29

2.3.3 Vi khuẩn E.coli

Vi khuẩn E.coli lên men đường Glucoza, lactoza không có men cytochrome oxidaza, hoàn nguyên nitrit và không yêu cầu NaCl trong quá trình phát triển (Bramley, 1984 [28]; Kelly và cộng sự (1985) [45])

- Hình thái

E.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 ì 0,6 à Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn Có khi trong môi trường nuôi cấy có những trực khuẩn dài 4 – 8 à, những loại này thường gặp trong canh khuẩn già Phần lớn E.coli di động do có lông xung quanh thân, một số không di động Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể

có giáp mô Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai

đầu, ở khoảng giữa nhạt hơn.(Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương ,2001) [22]

- Đặc tính nuôi cấy

E.coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp

thích hợp 7,2 – 7,4

Trên môi trường thạch thường: Sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc tròn,

ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính từ 2 – 3 mm Nuôi lâu, khuẩn lạc gần như màu nâu nhạt và mọc rộng ra Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng M và R

Trong môi trường nước thịt: E.coli phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối

Trong môi trường Mule Kopman (Muller Kauffman), môi trường lục Malasit (Malachit) E.coli không mọc Môi trường Endo và môi trường thạch

Trang 30

SS ( Salmonella – Shigella), khuẩn lạc của E.coli có đỏ E.coli bị ức chế trong môi trường Vinson – Blai

- Đặc tính sinh hoá

Chuyển hoá đường: E.coli lên men đường glucoza, lactoza E.coli không có men đường cytochrome oxidaza, hoàn nguyên nitrit và không yêu cầu NaCl trong quá trình phát triển (Bramley, 1984;Kelly và cộng sự, 1985) [28] [45]

Các phản ứng khác:

Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: Không tan chảy

thường: Axit phenic, biclorua thuỷ ngân, focmon, hydroperoxit 0,1% diệt vi khuẩn sau 5 phút

Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn tại

đến 4 tháng

- Tính gây bệnh

E.coli là trực khuẩn gây viêm vú quan trọng nhất Nhiễm trùng E.coli thường gây viêm tuyến vú có các dịch nhầy lẫn trong sữa Vi khuẩn này khi bị

Trang 31

- Tính chất nuôi cấy

Là loạivi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, dễ nuôi cấy, nhiệt độ

- Sức đề kháng

diệt trong 20 phút, đun sôi trong 5 phút, khử khuẩn theo phương pháp Pasteur cũng bị tiêu diệt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong và 9 giờ ở nước đục

Các chất sát trùng thông thường dễ phá huỷ vi khuẩn hoàn toàn: Phenol 5%, HgCl 1/500, formon 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 – 20 phút

2.4 Thuốc kháng sinh, cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh và hiện tượng kháng thuốc

Thuốc kháng sinh còn gọi là kháng sinh tố hay antibiotic, theo Abraham E.P (1981) [25] antibiotic dùng để chỉ một nhóm chất có nguồn

Trang 32

ngốc từ vi sinh vật, có tác dụng tiêu diệt, kìm h4m sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc, ở liều lượng nhỏ không hoặc ít hại cho vật chủ

Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê thị Ngọc Diệp (1991) [8], kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn), do đó ít độc hại với tế bào vật chủ (động vật) Tính tác dụng chọn lọc của kháng sinh là khả năng ức chế một số khâu trong quá trình sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh Các khâu này có vai trò thứ yếu hoặc hoàn toàn không có

ở cơ thể người và động vật

Tuy vậy, kháng sinh vẫn có tác hại nhất định cho cơ thể khi sử dụng ( Bùi thị Tho (2003) [23] Tác dụng phụ thường gặp là phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hoá, một số trường hợp gây sốc quá mẫn Một số kháng sinh gây độc cho gan, thận, đường tiêu hoá… Vì vậy nó là con dao hai lưỡi, chỉ

sử dụng khi cần thiết

2.4.1 Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh

Theo Bùi Thị Tho (2003) [23], mỗi một loại thuốc tuỳ thuộc vào nguồn gốc, cấu trúc hoá học, tính chất lý hoá mà chúng có các cơ chế tác dụng lên vi khuẩn gây bệnh khác nhau Tuỳ theo điểm tác dụng có chọn lọc của từng thuốc mà ta thấy cơ chế tác dụng của các chất kháng sinh được biểu hiện ở các hướng sau đây:

- Kháng sinh ức chế tổng hợp màng, vách tế bào vi khuẩn

- Kháng sinh ức chế tổng hợp mucopeptid ở vách tế bào vi khuẩn Thuộc nhóm này gồm có β - lactamin, Cephalosporin, novobiocin Các thuốc này tác động vào men transpeptidaza Khi gặp các β - lactamin (Penicillin, Cephalosporiodin…) thì men này tạo phức “nhân” với β - lactamin, phức tạo rất bền vững, không có tác dụng phục hồi Do vậy mà phản ứng xuyên mạch peptit của vi khuẩn bị cản trở

Trang 33

Theo Hoàng Tích Huyền (1993) [10] men transpeptidaza là một enzym

đích thực được mọi β - lactamin ưa chuộng nên nó còn có tên là PBP (Penicillin – Binding – Protein) Tuỳ từng loại vi khuẩn, mỗi loại có từ 3 – 8 loại PBP đóng một vai trò riêng trong quá trình tổng hợp vách Penicillin và các dẫn xuất β - lactamin hầu như chỉ ức chế việc tổng hợp mucopeptit của thành tế bào mà không ảnh hưởng đến các thành phần polysaccarid, lipid, protein khác Vì thế nó chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram dương, ít có tác dụng với vi khuẩn Gram âm

- Một số chất kháng sinh khác lại có tác dụng vào việc vận chuyển và trùng hợp mucopeptit Thuộc nhóm này có khoảng 30 chất, trong đó có: Polymicin, Colistin, Nixtatin, Gramixidin, Bacitracin…

- Một số chất khác lại có tác dụng ức chế vách tế bào vi khuẩn khi sử dụng axit amin như Xycloserin, ức chế vi khuẩn sử dụng

- Một số kháng sinh khác lại có khả năng bám vào màng tế bào vi khuẩn ở đó, nó phá vỡ tổ chức hoặc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào Kết quả nó làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho sự phát triển của vi khuẩn, làm vi khuẩn chết

- Kháng sinh ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn:

Kháng sinh làm tổng hợp protein bất thường

Đại diện cho nhóm này là Streptomycin Streptomycin gắn vào tiểu phần 30S của Ribosom Do vậy m4 bị đọc sai, gây tổng hợp và tích luỹ các protein sai lạc, kìm h4m vi khuẩn phát triển Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tính thấm của màng vi khuẩn, đến sự hô hấp và cả DNA của vi khuẩn nữa (Lê

Đình Lương, 1976) [11]

- Kháng sinh phong bế tổng hợp protein

Đại diện của nhóm này là Chloramphenicol Chloramphenicol làm cho quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn bị đình chỉ ngay tức khắc, nhưng việc

Trang 34

tổng hợp nucleotit vẫn tiến hành, tuy có chậm đôi chút nhưng tất cả các RNA

được tổng hợp ra hầu hết là mRNA vô hoạt Cụ thể nó cũng ức chế sự tổng hợp protein của tuỷ xương, làm cho người và gia súc bị suy tuỷ (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [9]

- Các thuốc thuộc nhóm Tetracyclin ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, nó bao vây sự liên kết của aminoacetyl – tRNA vào vị trí tiếp nhận của phức hợp Ribosom – mRNA Ngoài ra, Tetracyclin còn làm giảm quá trình hô hấp và quá trình oxy hoá hydrocacbon của tế bào vi khuẩn ở nồng độ thấp thuốc có tác dụng ức chế men ureaza và ức chế tổng hợp protein,

ở nồng độ cao nó phong toả quá trình tổng hợp nucleotid, vì vậy nó có tác dụng diệt khuẩn

- Kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp nucleotid

Hiện nay có khoảng 30 chất có tác dụng phá huỷ sự trao đổi RNA và 20 chất phá huỷ sự trao đổi DNA như: Actinomyocin, Novobiocin Các kháng sinh này tạo phức không hoà tan với acid nucleic Mà acid nucleic là thành phần chung của mọi tế bào vi khuẩn, người và động vật Kháng sinh thuộc nhóm này rất độc, chỉ dùng khi thật cần thiết

2.4.2 Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn

Vi khuẩn cũng như các sinh vật khác có khả năng thích nghi với điều kiện sống Chính vì thế việc sử dụng kháng sinh kéo dài và không đúng cách

đ4 tạo cho vi khuẩn có khả năng kháng thuốc Khả năng này có thể có được do những thay đổi trong bộ máy di truyền (đột biến) tạo cho vi khuẩn khả năng sản sinh một số chất chống lại kháng sinh Tuy nhiên con đường này không

Một số loại vi khuẩn chống lại những kháng sinh mà nó chưa hề tiếp xúc, điều này được giải thích bởi yếu tố di truyền ngoài nhân (các plasmid);

Trang 35

các plasmid này dễ dàng được trao đổi giữa các vi khuẩn qua quá trình tiếp hợp, tải nạp, biến nạp

Theo Bùi Thị Tho (2003) [23], hiện tượng kháng thuốc được chia ra làm

3 loại sau:

* Kháng thuốc tự nhiên là hiện tượng vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi một loại kháng sinh nào đó do vi khuẩn đ4 có sẵn những chất có khả năng chống lại tác động của kháng sinh Thí dụ tụ cầu khuẩn có khả năng tiết men Penicillinaza có khả năng phân giải Penicillin làm cho Penicillin mất tác dụng với nó

Bên cạnh đó còn có những khả năng khác, đó là bản thân loại vi khuẩn

đó không có những vị trí mà kháng sinh cần phải tác động vào đó mới gây

được hiệu quả Ví dụ vi khuẩn Gram âm không bị tiêu diệt bởi Penicillin

* Kháng thuốc thu được: Trong quá trình sinh trưởng và tồn tại, vi khuẩn thu được những yếu tố giúp cho nó có khả năng chống lại sự tác động của kháng sinh Các yếu tố kháng thuốc là plasmid, factor R hay episome Những yếu tố này có khả năng truyền ngang giữa các chủng, loài và giữa các loài với nhau Trong đó loài có khả năng kháng thuốc giữ yếu tố truyền thông tin kháng thuốc cho loài chưa có khả năng đó Theo Garcia và cộng sự (1980) [37] tại Tây Ban Nha trong tổng số 57 mẫu Staphyloccoci dương tính với catalase, xuất hiện gần 40 chủng Staphylococus aureus kháng penicillin

Sự biến nạp (transformation): Một đoạn AND trần được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận

Sự tải nạp (transduction): Thông qua một thể thực khuẩn (Bacteriophage)

mà một đoạn AND được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận

Sự tiếp hợp (conjugation): Sự liên kết giữa hai tế bào vi khuẩn với nhau,

ở chỗ tiếp xúc giữa hai tế bào xuất hiện “ống thông” qua màng tế bào và đoạn AND được chuyển từ tế bào cho sang tế bào nhận qua “ống thông” đó

Trang 36

2.5 Các biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú ở bò sữa

2.5.1 Phòng bệnh

Để phòng bệnh viêm vú, cần chú ý tuân thủ các điểm sau đây:

- Khi mua bò cần chọn những con có hình dạng bầu vú và núm vú đẹp, cân đối Những con vú quá chảy xệ, núm vú nhỏ và thụt sâu vào bên trong.v v có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (Đặng Đình Tín (1985) [24] )

- Mỗi khi vắt sữa, chú ý kiểm tra các tia sữa đầu tiên xem có gì bất thường không (máu, có mủ, sữa vón cục) Tốt nhất là thu những tia sữa đầu tiên vào trong một dụng cụ riêng để không làm phát tán mầm bệnh trong chuồng nuôi

- Tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt việc vắt sữa: Tay người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, các vật dụng liên quan cần được tẩy rửa sạch sẽ, cẩn thận Tránh làm tổn thương đầu vú, về những tổn thương ở đầu vú cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ gây viêm vú ( Hillerton, 1996) [40]

- Khi bầu vú hoặc núm vú bị tổn thương phải chạy chữa kịp thời

- Nếu bầu vú và núm vú bị bẩn thì phải rửa nước nhiều lần (dùng vòi phun), sau đó dùng mảnh vải mềm sạch hoặc tốt nhất là dùng khăn lau bằng giấy (loại dùng một lần) lau khô toàn bộ Nếu bầu vú không quá bẩn thì tốt nhất chỉ cần rửa núm vú mà không cần phải rửa cả bầu vú

- Trong đàn có những con bị bệnh và mắc bệnh viêm vú thì vắt sữa sau cùng hoặc cách ly

- Ngay sau khi vắt sữa, cần sát trùng núm vú bằng cách nhúng núm vú vào một cốc nhựa có dung dịch sát trùng Tốt nhất là dùng dung dịch Iodamam, vì dung dịch này có khả năng kết bám trên bề mặt da núm vú và lỗ ống núm vú rất tốt, tạo thành lớp màng bảo vệ núm vú Cũng có thể dùng dung dịch hypochloride, chlorhexidine, iodophore

Trang 37

- Chuồng nuôi cần phải thông thoáng tốt, đảm bảo đủ diện tích cho mỗi

đầu gia súc, điều đó tránh cho bầu vú không bị xây sát và núm vú không bị kẹt

- Nền chuồng phải sạch sẽ và khô ráo

- Trong khả năng có thể, cần tránh nhốt cùng một nơi những bò cái đ4 cạn sữa và những con đang tiết sữa

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý Erskine và cộng sự (1989) [34] cho biết vitamin E và silen ảnh hưởng tới chức năng nội bào, ở bò khi thiếu hụt silen thì nguy cơ viêm vú bò bởi Escherichia coli tăng lên rất cao

- Hàng tháng tiến hành kiểm tra bằng California Mastitis Test

- Điều trị các bệnh viêm vú lâm sàng theo các quy tắc và các bệnh viêm

vú không có triệu chứng lâm sàng vào thời điểm cạn sữa

Ngày nay người ta đ4 chế vacxin phòng bệnh viêm vú bò từ chủng E.coli để phòng bệnh viêm vú do các chủng Gram (- ) gây ra Như vacxin E.coli J5 đ4 làm giảm bớt lượng vi khuẩn dạng E.coli trong quá trình sinh sữa (Hogan và cộng sự 1992, Smith T.L 1999), [41], [56]

Watson và cộng sự (1996) [61] đ4 nghiên cứu hiệu lực của vacxin chế

từ các chủng Staphylococcus trong phòng bệnh viêm vú lâm sàng do Staphylococcus gây ra Vacxin Staphylococcus đ4 được sử dụng ở Mỹ nhưng hiệu quả còn rất thấp (Tyler và cộng sự, 1993) [60]

Finch và cộng sự (1997) [36] cho biết hiệu lực của vacxin phòng bệnh viêm vú bò bởi Streptococcus uberis chủng 0140J và chủng C221 đ4 làm giảm khả năng mắc các chủng tương ứng và cho kết quả bảo hộ tốt nhưng trong một thời gian ngắn

2.5.2 Điều trị

- Trường hợp viêm vú có các triệu chứng lâm sàng:

Cần tiến hành vắt thải sữa thường xuyên, sau đó dùng kháng sinh và nếu cần thiết thì điều trị triệu chứng và trợ sức

Trang 38

- Vắt thải sữa thường xuyên :

Theo Trần Tiến Dũng (1996) [4] có thể vắt, thải sữa bằng cách dùng kim thông vú để thải sữa hoặc dùng tay vắt sữa ra Vắt, thải sữa giúp loại bỏ

được mủ và những mảnh mô tế bào lẫn trong sữa Tuy nhiên, cần chú ý tiến hành thao tác nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương thêm các mô

Trong trường hợp viêm vú catarrhale, theo Nguyễn Văn Thanh (1996) [4], việc sử dụng oxytoxin cũng rất tốt: Tiêm 30 đến 50 đvqt oxytoxin vào tĩnh mạch, làm giảm lượng sữa tồn dư trong bầu vú Tuy nhiên, không nên tiêm oxytoxin khi các mô đ4 bị teo hoặc xơ hoá, vì oxytoxin không có tác dụng gì Cũng không nên tiêm thuốc này cho gia súc bị phù thũng và những con dữ dằn Theo Bùi Thị Tho (2003) [23], tác động của adrenalin sẽ triệt tiêu hiệu quả của oxytoxin

- Sử dụng kháng sinh :

Khi điều trị bằng kháng sinh, cần phải chú ý đến việc chọn loại kháng sinh và chọn cách đưa kháng sinh đó vào cơ thể bò sữa, do kháng sinh có khả năng làm rối loạn tính thấm của màng, có khả năng tác động lên vỏ vi khuẩn

và làm rối loan tổng hợp protein Công trình nhiên cứu khoa học Bộ Y tế (1997 - 1998) [2]

Để quyết định chọn loại kháng sinh nào, dùng cách nào để đưa nó vào cơ thể, điều cơ bản là phải biết chủng vi khuẩn gây bệnh và sự mẫn cảm của

nó đối với kháng sinh Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, vi khuẩn không mẫn cảm thì chẳng những bệnh không khỏi mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn và gây tổn thất kinh tế rất lớn (Bùi Thị Tho, (2003) [23])

Sweeney và cộng sự (1996) [57] đ4 đưa ra phương pháp điều trị có hiệu quả viêm gian tuyến vú bởi Escheriechia Coli bằng Gentamycin

Trang 39

Theo Cullor (1993) [31] điều trị viêm vú do E.coli phải tiến hành sớm Vắt sữa 2 giờ/lần để loại độc tố và chất trung gian gây viêm Nếu bò có dấu hiệu lâm sàng thì dùng Corticosteroid tiêm vào tĩnh mạch

Điều trị viêm vú bò bằng oxy tetracyclin với liều 0,02 – 0,03 mg/kgP đ4 cho kết quả tốt (Dudrikova và công sự, 1996) [33]

Các hình thức dùng thuốc :

Đối với viêm nhiễm cư trú lâu trong tuyến vú, thường chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị trực tiếp vào vú là đủ Ngược lại, nếu như gia súc trở nên

ốm yếu, thì bắt buộc phải phối hợp điều trị cục bộ với tiêm kháng sinh

Một khi thuốc đ4 được đưa vào cơ thể, theo Bùi Thị Tho (2003) [23],

có 3 vấn đề xẩy ra với thuốc :

+ Giải phóng hoạt chất khỏi chất mang: Trong các chất mang có thể hoà tan trong nước, các hoạt chất được giải phóng nhanh nhất, nhưng ở trong một dung dịch dầu huyền phù, kháng sinh được giải phóng chậm Việc giải phóng hoạt chất có thể còn diễn ra chậm hơn nếu như hoà tan chúng trong các chất hấp phụ như oléate nhôm, stearate nhôm, vaseline và các chất béo Cho thêm các chất này sẽ làm chậm đáng kể việc đào thải thuốc khỏi cơ thể gia súc và kéo dài thời gian phải chờ đợi để có thể khai thác sữa và bán cho nhà máy

+ Phát tán thuốc: Sự phát tán thuốc qua khoang vú sau khi đưa vào bầu

vú hoặc phát tán thuốc tới khoang vú bị bệnh sau khi tiêm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ axít của chế phẩm, mức độ hoà tan trong mỡ, liên kết của hoạt chất với protein của máu v v

+ Phát tán thuốc trong phần còn lại của cơ thể và sự đào thải thuốc: Cần phải tính đến tất cả các yếu tố này khi lựa chọn phương pháp điều trị và chọn loại thuốc

với việc bơm thuốc mỡ kháng sinh Mastijet Fort, đóng trong bơm tiêm, trực tiếp vào ống núm vú Lần thứ nhất, thực hiện sau khi vắt sữa (hoàn toàn) vào

Trang 40

buổi tối, ngày tiếp theo lại vắt kiệt sữa, sau đó điều trị liều kháng sinh thứ hai vào khoang vú bị bệnh Nếu không khỏi thì tiếp tục kéo dài điều trị theo cách này, tuỳ theo mức độ cần thiết

Cũng có thể điều trị kháng sinh toàn thân, bắng cách tiêm :

Penicilline hoặc ampicycline : 10.000-20.000 IU/kg/ngày

Streptomycine hoặc kanamycine:10-20 mg/kg/ngày

Một điều nữa cũng rất quan trọng là phải tôn trọng thời gian chờ đợi, trước khi cung cấp sữa cho nhà máy Bởi vì sữa có chứa các tồn dư kháng sinh không thể đem sử dụng để chế biến sữa chua, hay phomát

+ Thường xuyên chườm rửa bầu vú bằng nước lạnh

+ Trong các trường hợp cấp tính có thể tiêm các corticosteroide hoặc

đưa thẳng vào bầu vú

+ Khi gia súc bị đau nặng có thể tiêm thuốc giảm đau

- Trường hợp viêm vú tiềm ẩn, không có các triệu chứng lâm sàng:

Sử dụng Piprotec (sản phẩm của Bỉ): Đây là một hỗn hợp bao gồm các tinh chất thực vật và khoáng chất Chế phẩm này cho hiệu quả điều trị cao, mặt khác không để lại tồn dư, không phải chờ đợi và bán sữa được ngay

Liều lượng và cách sử dụng:

- Vắt kiệt sữa, sau đó bơm thuốc

- Bơm 1 ống sau mỗi lần vắt kiệt, tối đa 3 ống

Ngày đăng: 08/08/2013, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái nuôi cấy Đặc tính sinh hoá - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Hình th ái nuôi cấy Đặc tính sinh hoá (Trang 45)
- Tiến hành: Lấy một khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn cần phân biệt, trộn với một giọt n−ớc sinh lý trên một lam kính sạch vô trùng, dùng que cấy  lấy một vùng huyết t−ơng thỏ Citrat hoá trộn đều với hỗn hợp trên - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
i ến hành: Lấy một khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn cần phân biệt, trộn với một giọt n−ớc sinh lý trên một lam kính sạch vô trùng, dùng que cấy lấy một vùng huyết t−ơng thỏ Citrat hoá trộn đều với hỗn hợp trên (Trang 47)
(++) Nhanh chóng hình thành một cục nhớt dính từ - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
hanh chóng hình thành một cục nhớt dính từ (Trang 48)
Chúng tôi dựa vào bảng trích dẫn sau để đánh giá kết quả: - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
h úng tôi dựa vào bảng trích dẫn sau để đánh giá kết quả: (Trang 49)
Hình 1: Kết quả đánh giá mức độ phản ứng CMT đối với các mẫu sữa kiểm tra - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Hình 1 Kết quả đánh giá mức độ phản ứng CMT đối với các mẫu sữa kiểm tra (Trang 53)
Hình 2: Kết quả kiểm tra tỷ lệ viêm vú bằng - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Hình 2 Kết quả kiểm tra tỷ lệ viêm vú bằng (Trang 57)
Hình 3: Tỷ lệ các lá vú bịviêm - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Hình 3 Tỷ lệ các lá vú bịviêm (Trang 61)
Hình 4: Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc tại 2 địa ph−ơng nghiên cứu  - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Hình 4 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc tại 2 địa ph−ơng nghiên cứu (Trang 69)
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm đối với một số loại kháng sinh của một số chủng Streptococcus - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm đối với một số loại kháng sinh của một số chủng Streptococcus (Trang 71)
Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm đối với một số loại kháng sinh của một số chủng Staphylococcus sp phân lập đ−ợc  - [Luận văn]thực trạng bệnh viêm vú ở đàn bò sữa nuôi tại huyện gia lâm, quận long biên, thành phố hà nội, xác định một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu và biện pháp điều trị
Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm đối với một số loại kháng sinh của một số chủng Staphylococcus sp phân lập đ−ợc (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w