Mục lụcI.Khái quát khủng hoảng nợ công Italia:3II.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại Italia hiện nay:41.Nguyên nhân bên trong:41.1.Những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng:41.2.Tốc độ tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế:61.3.Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước:71.4.Năng lực sản xuất cùng khả năng cạnh tranh đang ngày càng suy yếu:81.5.Khả năng điều hành và ứng phó khủng hoảng của Chính phủ:91.6.Áp lực của các nhà tài phiệt:102.Nguyên nhân bên ngoài:112.1.Vấn đề tổ chức tài chính và điều hành kinh tế của Liên minh châu Âu EU:112.2.Chiến dịch tấn công làm suy yếu đồng Euro:112.3.Các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu vào thị trường tài chính:112.4.Hoạt động đầu cơ tài chính:122.5.Vấn đề chính sách kinh tế tự do mới:12III.Phản ứng chính sách của Italia trước vấn đề nợ công.131.Giai đoạn từ tháng 11/2011 đến 24/02/2013:132.Giai đoạn từ 25/2/2013 đến nay:15Tài liệu tham khảo:1.www.imf.org2.www.worldbank.org3.www.economicshelp.org4.www.bbc.co.uk5.www.theatlantic.com6.www.infonet.vn7.www.vneconomy.vnI.Khái quát khủng hoảng nợ công Italia:Italia là nước có nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Âu, sau Đức và Pháp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia chiếm 12% trên tổng GDP toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), nhưng Italia lại là nước hiện có mức độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất châu Âu. Số nợ Nhà nước của Italia tính đến thời điểm năm 2012 là khoảng 2.024 tỷ euro. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bùng phát vào năm 2010 và đang có nguy cơ nhấn chìm thêm nhiều quốc gia trong khu vực Eurozone, bắt đầu từ những nền kinh tế nhỏ như Hy Lạp và giờ đây nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới là Italia cũng bị cuốn theo cơn bão.Ngay sau Hy Lạp, Italia xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng khi lãi suất trái phiếu chính phủ nước này trong giai đoạn năm 2011 đột nhiên được thị trường đẩy lên quá nhanh. Điều này cho thấy thị trường đang đánh giá rủi ro vỡ nợ của Italia tăng lên đáng kể khi phần lớn các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng năm năm tới cùng tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN MÔN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
CHỦ ĐỀ: NGUYÊN NHÂN GÂY RA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI ITALIA VÀ PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA ITALIA
Hà Nội, tháng 5/2013
Mục lục
Trang 2Tài liệu tham khảo:
1. www.imf.org
2. www.worldbank.org
3. www.economicshelp.org
4. www.bbc.co.uk
5. www.theatlantic.com
6. www.infonet.vn
7. www.vneconomy.vn
I. Khái quát khủng hoảng nợ công Italia:
Italia là nước có nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Âu, sau Đức và Pháp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia chiếm 12% trên tổng GDP toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), nhưng Italia lại là nước hiện có mức độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất châu Âu Số nợ Nhà nước của Italia tính đến thời điểm năm 2012 là khoảng 2.024 tỷ euro
Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bùng phát vào năm 2010 và đang có nguy cơ nhấn chìm thêm nhiều quốc gia trong khu vực Eurozone, bắt đầu từ những nền kinh tế nhỏ như Hy Lạp và giờ đây nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới là Italia cũng bị cuốn theo cơn bão
Ngay sau Hy Lạp, Italia xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng khi lãi suất trái phiếu chính phủ nước này trong giai đoạn năm 2011 đột nhiên được thị trường đẩy lên quá nhanh Điều này cho thấy thị trường đang đánh giá rủi ro vỡ nợ của Italia tăng lên đáng kể khi phần lớn các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng năm năm tới cùng tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng tăng cao
Trang 3Biểu đồ 1: Lãi suất Trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm của Italia, Đức, Anh
Italia được đánh giá là một trong những nền kinh tế bị tổn hại nặng nề trong cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro từ năm 2010 đến nay GDP năm 2012 của nước này bị giảm 2,4%, cao hơn nhiều so với mức giảm 1,3% của Tây Ban Nha Kinh tế không tăng trưởng khiến Italia khó khăn hơn trong việc trả nợ công, mà tổ chức đánh giá rủi ro Fitch dự báo sẽ tăng lên tương đương 130% GDP trong năm nay Đó sẽ là tỷ lệ nợ/GDP cao nhất của Italia kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ I đến nay, và là một trong những nước
có mức nợ/GDP cao nhất Eurozone Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay, Italia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức: mức nợ công cao, tăng trưởng chậm và có một chính phủ bị xem là thiếu hiệu quả và không minh bạch Italia cũng là thị trường trái phiếu lớn nhất ở châu Âu Nếu quốc gia này vỡ nợ thì nguy cơ sụp đổ của khu vực Eurozone là rất cao và có khả năng gây ra hiệu ứng đomino trên toàn cầu
II. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại Italia hiện nay:
1. Nguyên nhân bên trong:
1.1. Những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng:
Tỉ trọng nợ công/GDP của Italia đang ở mức tồi tệ, cao thứ hai trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, chỉ đứng sau Hy Lạp Tổng giá trị các khoản nợ quốc gia
Trang 4của Italia năm 2012 đã chiếm tới 123,4% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế, đạt ngưỡng xấp xỉ 2,6 nghìn tỷ Đôla (theo số liệu được Chính phủ Italia công bố) Từ những con số trên có thể thấy với dân số hơn 60 triệu người thì mỗi người dân Italia phải gánh trên vai một khoản nợ lên tới gần 50000 Đôla
Khi xem xét bản chất của vấn đề nợ công, nếu chỉ xét tỷ lệ nợ công/GDP thì chưa
đủ bởi tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của
nợ công Nợ công khoảng 120% GDP đủ để Italia rơi vào khủng hoảng, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn bởi vì nợ công của Nhật Bản chủ yếu là nợ vay trong nước Trong khi các khoản nợ nước ngoài của Italia chiếm tỉ trọng khá lớn (gần 50% tổng giá trị các khoản nợ, trung bình ở mức 700 tỷ Đôla)
Nguồn: TradingEconomics.com, đơn vị: tỷ USD Biểu đồ 2: Tình hình nợ nước ngoài của Italia từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2012
Nhưng những con số gây sốc này chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự hoang mang cao độ trên thị trường Italia như hiện nay Trên thực tế, Italia đã chìm đắm trong tình trạng nợ nần nhiều năm nay Những thống kê trong quá khứ đã cho thấy tỉ lệ nợ công/GDP của Italia trong suốt hai thập kỉ qua vẫn luôn ở mức trên 100%
Trang 5Biểu đồ3: Tỉ lệ nợ công/GDP của Italia và Tây Ban Nha trong giai đoạn 1995-2011
Với cơ cấu nợ kém hợp lý cùng mức độ “ì ạch” trong tăng trưởng kinh tế đã khiến cho các khoản nợ của Italia có mức rủi ro ngày càng cao
1.2. Tốc độ tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế:
Kể từ năm 1990, Italia bắt đầu trải qua thời kì tăng trưởng kinh tế chậm chạp với tỉ
lệ tăng trưởng chỉ luôn ở mức dưới 4%/năm Sự gia tăng nhỏ trong tổng sản lượng nền kinh tế không thể theo kịp tốc độ gia tăng giá trị các khoản nợ Điều này làm tỉ lệ nợ công/GDP không được cải thiện và nguồn lực trả nợ không thể được đảm bảo Đặc biệt, Italia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới này suy giảm nhanh chóng, thậm chí lao xuống dưới 0%, đạt mức thấp kỉ lục là -5,8% trong năm 2009
Trang 6Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Italia giai đoạn 2002 – 2012
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu giai đoạn
1990-2004
1.3. Tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước:
Các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng, khủng hoảng nợ công ở Italia hiện nay một phần là do chi tiêu của Chính phủ nước này trong suốt một thời gian dài quá lớn, thậm chí nhiều nhà phân tích còn cho rằng, các nhiệm kì Chính phủ gần đây đã không có trách nhiệm khi quyết định chi tiêu quá lớn so với quy mô nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế của
Trang 7chính nước mình Việc chi tiêu quá lớn đã tạo ra thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công (lương cao cho các nhà chính trị, công chức, hệ thống an sinh xã hội và lao động, chế
độ nghỉ hưu sớm)
Biểu đồ 6: Tình hình thâm hụt ngân sách của Italia giai đoạn
1990 – đầu năm 2013
1.4. Năng lực sản xuất cùng khả năng cạnh tranh đang ngày càng suy
yếu:
Tình trạng tăng trưởng kinh tế yếu kém trong thời gian dài của Italia xuất phát từ gốc rễ nền kinh tế không vững chắc Tại thời điểm này, dễ dàng nhận thấy điểm yếu trong nền kinh tế của Italia là năng suất lao động đang ở mức thấp Với các nền kinh tế phát triển phía Tây như Italia, để cạnh tranh được với các thế lực mới nổi tại châu Á thì điều quan trọng nhất để giữ vững sự tăng trưởng là năng suất – đo lường lượng giá trị mà mỗi công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
Trong công bố được đưa ra vào tháng 6 năm 2012, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã chỉ
ra rằng nền kinh tế Italia chịu thiệt hại lớn do các quy định cứng nhắc và việc thiếu đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D của đại bộ phận các doanh nghiệp Với một
Trang 8nền kinh tế bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vắng các ngành công nghiệp mũi nhọn, thị trường vốn của Italia trở nên kém phát triển và năng lực sản xuất dần đi xuống
Nói tóm lại, việc bị chi phối bởi các công ty nhỏ, dòng tiền chảy vào các hoạt động đầu tư công nghệ ngày càng giảm sút đã khiến lợi thế cạnh tranh của Italia sụt giảm so với các nền kinh tế phát triển khác trong khu vực Eurozone cũng như các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ Cũng cần phải xem xét những bất cập còn tồn tại trên thị trường lao động nước này Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, lực lượng lao động tại Italia hiện nay đang bị thụt lùi so với những tiêu chuẩn về năng suất 8% trong tổng số người thất nghiệp tại quốc gia này không đáp ứng đủ các điều kiện lao động hiện đại Nhưng đó mới chỉ nói lên một phần nhỏ của vấn đề Thị trường lao động Italia về cơ bản được chia thành 2 bộ phận – một phần cho lao động trẻ và một phần cho lao động lâu năm Những người lao động lâu năm được bảo vệ bởi các luật lệ cứng nhắc, trong khi những người trẻ tuổi hiện phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp lên tới 27% do chỉ được kí kết các hợp đồng lao động ngắn hạn với nỗi lo về việc thường xuyên phải thay đổi công việc
Rõ ràng đây không phải là phương pháp hiệu quả để cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế
1.5. Khả năng điều hành và ứng phó khủng hoảng của Chính phủ:
Năng lực điều hành của Chính phủ Italia từ trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 không được các nhà phân tích đánh giá cao và đang ngày càng có chiều hướng xấu đi do những bất ổn tiềm tàng của hệ thống chính trị Kể từ năm 2000, phần lớn các chỉ
số đo lường năng lực của Chính phủ nước này đều xuống dốc Trong đó phải kể đến các chỉ số: quyền lực Nhà nước, khả năng kiểm soát tham nhũng và tính đồng bộ của các quy tắc, luật lệ
Tham nhũng tăng cao, tình trạng trốn thuế không được kiểm soát tốt cùng sự yếu kém của các chế tài pháp luật đã gây ra hiểm họa không nhỏ cho hoạt động kinh tế tại Italia
Trang 9Biểu đồ 7: Các chỉ tiêu đo lường năng lực điều hành của Chính phủ Italia giai đoạn
1996 – 2010.
1.6. Áp lực của các nhà tài phiệt:
Giống như nhiều Chính phủ khác trong khu vực Eurozone, Italia cũng phải đối mặt với sức ép lớn từ các nhà đầu cơ, các tổ chức tài chính lớn và các trung tâm quyền lực kinh
tế Các tổ chức này đã thuyết phục được các chính phủ chỉ điều chỉnh thể chế chứ không
áp dụng các biện pháp cải cách các thể chế Chính phủ nhiều nước như Tây Ban Nha, Italia hay Bồ Đào Nha phải tốn nhiều tỷ Euro hỗ trợ các ngân hàng và cho các chương trình hỗ trợ hoạt động kinh tế nhằm cứu ngân hàng và nền kinh tế không bị đổ vỡ Điều này không tránh khỏi việc nợ công gia tăng Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân nhận tiền với lãi suất thấp, khoảng 1%, từ các ngân hàng trung ương với mục đích cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và tư nhân phát triển sản xuất nhưng lại dùng tiền đó để mua nợ của các chính phủ với lãi suất 4% hoặc 5% Cá biệt tại Italia, có tới 15% các hoạt động kinh tế diễn
ra trong “bóng tối” mà Chính phủ không đủ sức kiểm soát, tổn thất được ước tính lên tới
100 tỷ Euro hàng năm cho nền kinh tế
Trang 102. Nguyên nhân bên ngoài:
2.1. Vấn đề tổ chức tài chính và điều hành kinh tế của Liên minh châu Âu EU:
Do vấn đề về cơ cấu nên EU có hạn chế về điều hành nền kinh tế của Khối, các chính sách tiền tệ không đi cùng với các cải cách thu thuế và lao động EU và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng phản ứng chậm với các nền kinh tế khi gặp khủng hoảng, thể hiện qua việc các gói cứu trợ lên tới hàng chục tỷ Đôla vẫn chưa phát huy nhiều tác dụng và lấy lại niềm tin nơi giới đầu tư
2.2. Chiến dịch tấn công làm suy yếu đồng Euro:
Ngay từ tháng 02/2010, Bộ trưởng xây dựng Tây Ban Nha José Blanco cho rằng có một chiến dịch tấn công đồng Euro trên các thị trường thế giới mà mục tiên nhằm vào Tây Ban Nha Giới đầu cơ đang thực hiện các chiến dịch nhằm hạ thấp đồng Euro và kiếm lời
Họ chủ yếu đầu cơ trong ngắn hạn Cũng có một số nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng này do Anh và Mỹ tạo ra để nhằm hạ đồng Euro Bởi theo họ, Anh luôn khó chịu với đồng Euro, còn Mỹ thì cảm thấy bị đồng Euro đe doạ, việc tấn công đồng Euro cũng để chuyển hướng dư luận về sự yếu kém của đồng đô la Mỹ và đồng Bảng Anh
Là một thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và cũng là nền kinh tế hàng đầu trong Khối, Italia chịu ảnh hưởng không nhỏ khi đồng Euro bị suy yếu
2.3. Các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu vào thị trường tài chính:
Các cơ quan đánh giá rủi ro tài chính trên thế giới cũng là một phần nguyên nhân lý giải cho tình hình bất ổn trên thị trường tài chính thời gian qua Trong lịch sử, đã có nhiều trường hợp thị trường tài chính của nhiều quốc gia chao đảo và giới tài phiệt đầu tư được thu lợi sau khi các cơ quan đánh giá rủi ro hạ thấp trái phiếu Chính phủ Trước tình hình nợ công châu Âu vẫn chưa được cải thiện đáng kể, Trái phiếu Chính phủ của nhiều quốc gia trong khu vực này cũng đã bị hạ mức tín nhiệm, khiến lãi suất trái phiếu không ngừng tăng
và thị trường chứng khoán liên tục giảm
Vừa qua, vào giữa tháng 3 năm 2013, tổ chức đánh giá rủi ro Fitch Ratings đã hạ một bậc tín nhiệm của Italia, với lý do những bất ổn chính trị có thể kéo nước này chìm sâu vào khủng hoảng và tác động xấu tới cả khu vực đồng tiền chung Euro Từ mức A-, Italia
Trang 11đã bị hạ xuống mức BBB+ Đây vẫn là mức nằm trong danh mục nợ có thể đầu tư theo cách xếp hạng của Fitch, một trong ba nhà đánh giá tín dụng toàn cầu Nhưng Fitch nhấn mạnh đến tương lai tiêu cực dành cho Rome với nguy cơ có thể bị hạ thêm nữa Việc bị hạ mức tín nhiệm có thể đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ Italia tăng cao hơn nữa đồng thời kích động bất ổn trên thị trường tài chính
2.4. Hoạt động đầu cơ tài chính:
Sau Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha; Italia cũng đang phải đối mặt với hoạt động đầu cơ tài chính rất cao Mục đích của giới đầu cơ quốc tế là làm tăng lãi suất Trái phiếu chính phủ cao nhất có thể để thu lời Đã có thời điểm lãi suất Trái phiếu chính phủ Italia lên đến 7% trong tháng 9 năm 2011
Hiện nay, khi cho rằng không thể ép kinh tế Hy Lạp hơn nữa, các nhà đầu cơ đã quay sang tập trung chú ý vào Italia Thực tế, nợ công được thương lượng thông qua các ngân hàng tư nhân và giá do các ngân hàng này ấn định Do vậy, các tổ chức tài chính như Alpha Bank, Bank of America-Merrill Lynch, ngân hàng thương mại, ING và société Genérale có nhiều cơ hội để gia tăng đầu cơ Hoạt động đầu cơ lan rộng đã làm cho thị trường ngoại hối giảm mạnh, đồng Euro tiếp tục mất giá so với USD Nền kinh tế Italia và nhiều nước Eurozone đang gặp khủng hoảng hiện nay càng thêm lao đao
2.5. Vấn đề chính sách kinh tế tự do mới:
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng cuộc khủng khoảng hiện nay là do chính sách kinh tế tự do gây ra Do vậy, các quốc gia muốn thoát khỏi cần phải từ bỏ chính sách kinh tế tự do mới và chuyển sang chính sách kinh tế của Keynes, chính sách kích cầu
Trang 12III. Phản ứng chính sách của Italia trước vấn đề nợ công.
Trước bối cảnh khó khăn như hiện nay Italia đã có những phản ứng chính sách để giải quyết vấn đề nợ công của quốc gia
1. Giai đoạn từ tháng 11/2011 đến 24/02/2013:
Châu Âu đang cố níu kéo để tránh vỡ nợ cho Italia Lý do là vì kinh tế của Italia quá lớn (đứng thứ 3 Châu Âu và là thành viên của nhóm những nước có sức mạnh kinh tế vượt trội G20), đầu tư của nước ngoài vào thị trường Italia quá nhiều (Mỹ đầu tư gấn 30 tỉ USD vào các khoản nợ của Itatia, trong khi Đức và Pháp có tổng các khoản đầu tư vào Italía là
150 tỉ USD so với khoảng 36 tỉ USD vào trái phiếu chính phủ của Hy Lạp) Italia là thị trường trái phiếu lớn nhất ở Châu Âu có nguy cơ tạo ra một hiệu ứng domino lớn hơn rất nhiều so với Hy Lạp Dư nợ của Italia đạt 1,8 nghìn tỷ Euro so với 340 triệu euro của Hy Lạp (12/2010) Nếu Italia bị vỡ nợ thì hệ lụy sẽ đổ lên đầu toàn bộ Liên minh châu Âu.Và cũng chính nhờ có Liên minh châu Âu và hệ thống đồng tiến euro, Italia đã tránh được cuộc khủng hoảng nợ.Thực tế, Italia đã bị vỡ nợ (1992) khi đó chưa có đồng euro
Nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống 0,5% GDP mỗi năm như qui định của các nước thuộc eurozone, Italia đặt mục tiêu cắt giảm chi tiêu ngân sách, thắt lưng buộc bụng với kế hoạch tiết kiệm 51 tỷ Euro (khoảng 73 tỷ USD) trong vòng ba năm (2011-2013) Giảm mức bội chi ngân sách từ 4,6% GDP (2010) xuống còn 0,2% GDP (2014) Mục tiêu này được cụ thể hóa, bao gồm:
Xóa bỏ các điều khoản ưu đãi thuế khóa cho tư nhân để tiết kiệm 20 tỉ euro cho ngân sách nhà nước đến năm 2014
Đánh thuế vào các khoản mục ngân hàng, các sản phẩm tài chính (cổ phiếu, công trái phiếu…)
Giảm ngân sách của các chính quyền địa phương, giảm bớt các khoản thù lao cho các nghị
sĩ và giới hạn các khoản trợ cấp y tế
Kéo dài tuổi lao động để buộc công nhân viên chức đóng góp nhiều hơn vào quỹ lương hưu, đồng thời không tăng lương theo thời giá cho những người về hưu và các công nhân viên chức nhà nước
Hoàn chỉnh kế hoạch tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013