BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING TPHCM HUỲNH VIỆT CƯỜNG “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN V
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING TPHCM
HUỲNH VIỆT CƯỜNG
“CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS HỒ THỦY TIÊN
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý Thầy Cô, Quý độc giả
Tôi tên: Huỳnh Việt Cường
Là học viên cao học khóa 2 - Lớp Tài Chính – Ngân hàng - Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hoàn toàn do tôi thực hiện Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo, các số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố, đề tài nghiên cứu này không sao chép từ bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2015
HỌC VIÊN
Huỳnh Việt Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được hoàn thành tại trường Đại học Tài chính – Marketing
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý Thầy cô của Trường Đại học Tài chính - Marketing, các đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư Tiến sĩ Hồ Thủy Tiên - giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Với kiến thức còn hạn chế, Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý Thầy cô và bạn đọc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2015
HỌC VIÊN
Huỳnh Việt Cường
Trang 5MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM TẠ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY 6
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1.1 Cấu trúc vốn doanh nghiệp 6
2.1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn 6
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp 10 2.1.3.1 Sự ổn định của doanh thu: 10
2.1.3.2 Cấu trúc tài sản: 10
2.1.3.3 Đòn bẩy hoạt động: 10
2.1.3.4 Tốc độ tăng trưởng: 10
2.1.3.5 Lợi nhuận: 11
2.1.3.6 Thuế: 11
Trang 62.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY 11
2.2.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới 11
2.2.1.1 Nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) 11
2.2.1.2 Nghiên cứu của Dzung Nguyen, Ivan Diaz-Rainey và Andros Gregoriou (2012) 12
2.2.1.3 Nghiên cứu của Md Faruk Hossain & Prof Dr Md Ayub Ali (2012) 12 2.2.1.4 Nghiên cứu của Prof B.D.Panda, Prof (Dr.) S.P Mohapatra và Prof (Dr.) S Moharana 13
2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước 15
2.2.2.1 Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008) 15
2.2.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2011) 16
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây 16
2.2.3.1 Lợi nhuận (Prof) 16
2.2.3.2 Cấu trúc tài sản (Tang) 16
2.2.3.3 Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) 17
2.2.3.4 Cơ hội tăng trưởng (Grow) 17
2.2.3.5 Khả năng thanh toán hiện hành (Liq) 17
2.2.3.6 Quy mô (Size) 18
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU 20
3.1.1 Thu thập dữ liệu 20
3.1.2 Xử lý dữ liệu 20
3.1.3 Các biến số và cách tính 20
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.2.1 Phương pháp định lượng 21
3.2.2 Các giả thuyết của nghiên cứu 21
3.2.3 Mô hình nghiên cứu 22
3.2.4 Các phương pháp kiểm định 23
3.2.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến 23
3.2.4.2 Kiểm định tự tương quan 24
Trang 73.2.4.3 Kiểm định Likelihood Ratio Test 24
3.2.4.4 Kiểm định Hausman Test 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DẦU KHÍ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ 27
4.1.1 Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức – quản lý của PVN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí 27
4.1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động của PVN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí 28
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.2.1 Kết quả mô hình hồi quy 30
4.2.2 Kết quả nghiên cứu 33
4.3 THẢO LUẬN 34
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
5.1 KẾT LUẬN 39
5.2 KHUYẾN NGHỊ 39
5.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 42
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các nghiên cứu
thực nghiệm trước đây 18
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả toàn bộ dữ liệu nghiên cứu 30
Bảng 4.2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến 30
Bảng 4.3: Bảng kiểm định hệ số VIF 32
Bảng 4.4: Bảng tóm tắt kết quả hồi quy mô hình FEM 33
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp giả thiết, lý thuyết TOT, POT và Kết quả 33
Trang 9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PVN : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
PVFC : Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam TCTDK : Các Tổng công ty dầu khí trực thuộc PVN
Ocean Bank : Ngân hàng Đại Dương
PVTrans : Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí
PVGas : Tổng công ty khí Việt Nam –CTCP
PVC : Tổng công ty CP xây lắp dầu khí Viện Nam
PVPower : Tổng công ty cổ phần điện lực dầu khí Việt Nam PVFCCo : Tổng công ty Phân bón hóa chất dầu khí
PVOil : Tổng công ty dầu Việt Nam
PVD : Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí PVS : Tổng công ty CP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam PSI : Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí
TTS : Tổng tài sản
TTCK : Thị trường chứng khoán
Trang 10TÓM TẮT
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về cấu trúc vốn và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn sẽ giúp cho các học viên cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được những yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện doanh nghiệp của mình là rất cần thiết
Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của 30 doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
từ năm 2009 đến năm 2014
Kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố quy mô, yếu tố cơ hội tăng trưởng có mối tương quan dương (+) với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí, còn các yếu tố lợi nhuận, khả năng thanh toán hiện hành lại có mối tương quan âm (-) với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí Lợi nhuận là yếu tố có tác động mạnh nhất đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua đó, tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm xây dựng cấu trúc vốn hợp lý tại các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, việc hình thành và phát mô hình kinh tế tập đoàn đang ngày càng lớn mạnh và tạo ra động lực thúc đẩy rất lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam không chỉ mang về nguồn ngoại tệ to lớn cho quốc gia mà còn cung cấp nhiều nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như điện, khí, xăng dầu, hạt nhựa, phân bón
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận từ ngành dầu khí, PVN đã không ngừng đầu
tư, mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động Và quá trình này đã hình thành nên các Tổng công ty dầu khí (TCTDK), các doanh nghiệp dầu khí trực thuộc PVN và các doanh nghiệp có một phần vốn góp từ PVN, TCTDK đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề phụ trợ xoay quanh các hoạt động các hoạt động chính của ngành dầu khí Việc đầu tư 100% vốn hoặc góp một phần vốn để thành lập các Tổng công ty dầu khí
và sau đó là các Tổng công ty dầu khí cũng tiếp tục đầu tư, góp vốn thành lập các công
ty con nên quá trình này đã hình thành một hệ thống các doanh nghiệp dầu khí liên kết bao trùm và khép kín toàn bộ hoạt động của PVN, sau đây được gọi chung là các doanh nghiệp dầu khí Ngoài lợi thế là có nguồn vốn góp lớn từ PVN (nguồn vốn Nhà nước), từ các TCTDK thì các doanh nghiệp dầu khí còn điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận được nguồn vốn lớn từ sự các tổ chức tài chính trong và ngoài ngành dầu khí như PVFC, Ocean bank, PSI Từ những đặc điểm riêng có của các doanh nghiệp dầu khí nên tác giả cho rằng cấu trúc tài chính các doanh nghiệp dầu khí có thể có những khác biệt so với các doanh nghiệp khác
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thực hiện trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Tuy nhiên, những nghiên cứu này khác nhau ở phạm vi, quy mô, ngành nghề nghiên cứu và khác nhau ngay cả góc nhìn của các nhà nghiên cứu nên các kết quả nghiên cứu có nhiều sự khác biệt và trong nhiều trường hợp các kết quả nghiên cứu hoàn toàn trái ngược nhau
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc lại hệ thống cũng như ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp dầu khí, nên việc nghiên cứu đầy đủ về cấu trúc
Trang 12vốn và xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời điểm này là thực sự cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho học viên và các nhà quản trị doanh nghiệp dầu khí Do đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” vừa để làm khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình vừa đem lại những thông tin hữu ích đến các nhà quản trị doanh nghiệp dầu khí dùng để tham khảo trong quá trình lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đưa ra những gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn để nâng cao hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp dầu khí phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2009 đến năm 2014
Trang 131.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp định lượng: dùng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 8.0
1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các yếu tố nào tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp dầu khí, tất cả các yếu tố của mô hình nghiên cứu đều tác động hay chỉ có vài yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014?
- Xem xét mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- Có những gợi ý chính sách nào để hoàn thiện cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: đề tài sẽ góp phần tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận
về cấu trúc vốn và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Cụ thể hơn,
đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về cấu trúc vốn và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của
doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xem xét mức độ tác động của từng yếu tố Đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần cung cấp, bổ sung những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp dầu khí tham khảo để đưa ra quyết định trong việc xác định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp mình
1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được trình bày gồm 5 chương Cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
- Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 14TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương một, tác giả đã giới thiệu những nội dung chính của đề tài nghiên cứu như: tính cấp thiết của đề tài, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu Tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu của đề tài, đồng thời đặt các câu hỏi câu hỏi của đề tài nghiên cứu Cuối cùng, tác giả nêu ý nghĩa khoa học và thực tiển mà nghiên cứu này mang lại
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Cấu trúc vốn doanh nghiệp
- Khái niệm cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu
+ Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp
+ Cấu trúc vốn tối ưu xảy ra ở điểm mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
Do cấu trúc vốn có hai thành phần là phần nợ và phần vốn nên các chỉ tiêu sau thường được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc vốn
+ Tỷ lệ: Nợ phải trả/Tổng tài sản (Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài
sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ Nghĩa là cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nợ phải trả Khi tỷ lệ này càng cao thì mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp)
+ Tỷ lệ: Nợ phải trả /Vốn chủ sở hữu (Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo
nợ bởi vốn chủ sở hữu, phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính, khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh)
2.1.2 Các lý thuyết về cấu trúc vốn
- Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (“M&M”)
Theo lý thuyết cấu trúc vốn bắt nguồn từ nghiên cứu của Modigliani và Miller (năm 1958) Dựa trên giả định của thị trường vốn hoàn hảo như là: các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin, không có chi phí giao dịch; tất cả các nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất; không có chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính; giả định loại rủi ro đồng nhất tức các doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có
có cùng mức độ rủi ro kinh doanh Lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh
đề quan trọng: mệnh đề thứ nhất (I) nói về giá trị công ty, mệnh đề thứ hai (II) nói về
Trang 16chi phí sử dụng vốn Các mệnh đề này sẽ được xem xét tương ứng với hai trường hợp
có thuế và không có thuế
Trong trường hợp không có thuế:
Mệnh đề thứ nhất (I): trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị của công ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VU = VL Mệnh đề này có thể phát biểu theo cách khác như sau: trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là
như nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn (D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị công ty Vì vậy, không
có cơ cấu vốn nào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu
vốn
Mệnh đề thứ hai (II): trong điều kiện không có thuế, chi phí sử dụng vốn trung bình
không đổi bất chấp cơ cấu vốn thay đổi như thế nào
Trong trường hợp có thuế,
- Mệnh đề thứ nhất (I): Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có
vay nợ bằng giá trị công ty không có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế Về mặt toán học, mệnh đề số I trong trường hợp có thuế được diễn tả bởi công thức:
VL = VU + TCD
Trong đó :
+ V L : tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ
+ V U : tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ
+ D là tổng số nợ vay
+ T C là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Mệnh đề thứ hai (II): trong trường hợp có thuế, chi phí sử dụng vốn bình quân giảm và
chi phí sử dụng vốn cổ phân tăng lên khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ vay
- Lý thuyết về đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory)
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã giải thích vì sao các doanh nghiệp thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn cổ phần Các doanh nghiệp không nên dùng tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ
Trang 17Với mỗi phần trăm tỷ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỷ lệ nợ tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Chính vì điều này, các công ty luôn tìm cách tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc cân bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của mình Điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì PV (tấm chắn thuế) = PV (chi phí kiệt quệ tài chính)
Bên cạnh đó, lý thuyết đánh đổi cũng giúp giải thích được tỷ lệ nợ khác nhau giữa các ngành Những doanh nghiệp có tài sản hữu hình an toàn và có nhiều lợi nhuận chịu thuế thì nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao để được hưởng khấu trừ thuế Ngược lại, các công ty mà khả năng sinh lợi thấp và tài sản vô hình là chủ yếu thì nên lựa chọn một cấu trúc vốn với tỷ lệ nợ thấp
Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)
Lý thuyết trật tự phân hạng bắt nguồn từ những nghiên cứu của Donaldson (1961) Các nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng cho thấy nhà điều hành ưu tiên
sử dụng nguồn tài trợ nội bộ và chỉ cân nhắc đến nguồn tài trợ bên ngoài (nợ và phát hành cổ phần mới) trong những trường hợp mà nhu cầu vốn gia tăng bất thường không thể tránh khỏi Myers và Majluf (1984) đã có những nghiên cứu sâu hơn để chỉ ra rằng những khuynh hướng thiên lệch của tài chính hành vi bắt nguồn từ sự bất cân xứng thông tin Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu bằng thông tin bất cân xứng, một cụm từ dùng để chỉ rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và giá trị công ty mình hơn là các nhà đầu tư từ bên ngoài
Các hàm ý của lý thuyết trật tự phân hạng như sau:
- Công ty ưa thích nguồn nội bộ hơn so với nguồn tài trợ bên ngoài
- Công ty điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội đầu tư, trong khi tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức (dòng tiền phát sinh nội bộ đôi khi lớn hơn các chi tiêu vốn và đôi khi nhỏ hơn) Hay nói cách khác, những sự thay đổi trong dòng tiền chỉ ra sự thay đổi của nguồn tài trợ bên ngoài
Trang 18- Nếu cần đến tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phát hành chứng khoán là an toàn nhất Tức là, họ bắt đầu với chứng khoán nợ rồi đến các chứng khoán ghép như trái phiếu chuyển đổi được, vay vốn từ bên ngoài là giải pháp cuối cùng
- Tỷ lệ nợ của công ty phản ánh yêu cầu tích lũy của nó đến nguồn tài chính bên ngoài
- Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao phần lớn các tài trợ bên ngoài là
từ nợ Nó cũng giải thích tại sao các công ty có lợi nhuận nhiều hơn lại ít vay nợ hơn, không phải vì công ty có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp mà vì có sẳn lợi nhuận từ nguồn nội
bộ Các công ty ít lợi nhuận hơn thì cần nguồn tài trợ bên ngoài và do đó tích lũy nợ
- Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory - ACT)
Nghiên cứu này được khởi sướng bởi Jensen và Meckling (1976) và Jensen (1986) Lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp bởi sự
có mặt của chi phí đại diện Chi phí đại diện phát sinh từ hai loại mâu thuẫn Thứ nhất, mâu thuẫn giữa các cổ đông và các nhà quản lý – còn gọi là chi phí đại diện vốn cổ phần Thứ hai, mâu thuẫn giữa trái chủ và các cổ đông
Mâu thuẫn giữa các cổ đông và các nhà quản lý: Jensen (1986) thừa nhận rằng, chi phí đại diện tăng cùng với dòng tiền tự do Các cổ đông thích sử dụng dòng tiền tự
do để đầu tư vào các dự án có NPV(giá trị hiện tại thuần) dương hay dùng để chi trả cổ tức Ngược lại, các nhà quản lý lại có khuynh hướng sử dụng dòng tiền tự do để đầu tư vào những dự án đem lại thu nhập thấp hơn chi phí sử dụng vốn nhưng những dự án đầu tư này làm tăng quyền lợi của họ
Mâu thuẫn giữa các chủ nợ và các cổ đông: khi doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ phát sinh những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các trái chủ và cổ đông Khi đó, nợ làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý, đồng thời làm tăng chi phí đại diện giữa các cổ đông và trái chủ Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, cả trái chủ lẫn các cổ đông đều mong muốn doanh nghiệp phục hồi nhưng ở các khía cạnh khác nhau Các cổ đông thường từ bỏ mục tiêu thông thường là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, mà theo đuổi mục tiêu hạn hẹp vì quyền lợi riêng bằng việc thực hiện các trò chơi Việc thực hiện các trò chơi này mang ý nghĩa các quyết định tồi về đầu tư và hoạt động Các quyết định tồi này là chi phí đại diện của việc vay nợ Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, sự hấp dẫn của các trò chơi càng lớn Vì vậy, cuối cùng vì lợi ích của các
Trang 19cổ đông nên tránh thực hiện các trò chơi này Cách dễ dàng nhất là giới hạn việc vay
nợ của doanh nghiệp ở mức độ an toàn hay gần an toàn
Như vậy, việc sử dụng nợ và vốn cổ phần phải gánh chịu chi phí đại diện, lý thuyết chi phí đại diện ngụ ý rằng cấu trúc vốn tối ưu được xác định bằng việc tối thiểu hoá những khoản chi phí phát sinh từ mâu thuẫn giữa các bên liên quan
Lý thuyết chi phí đại diện giải thích tại sao các công ty có quy mô lớn, có dòng tiền tự do càng nhiều thường có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hơn Điều này là do các điều khoản trong hợp đồng vay nợ sẽ kiểm soát được phần nào các hành vi của các nhà quản lý không hướng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2.1.3.1 Sự ổn định của doanh thu:
Một công ty có doanh thu tương đối ổn định có thể sử dụng nhiều nợ vay hơn và chi trả được các khoản cố định lớn hơn các công ty có doanh thu không ổn định Các công ty công ích có lịch sử sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn các công ty ngành công nghiệp bởi vì sự ổn định về cầu sản phẩm của họ
2.1.3.2 Cấu trúc tài sản:
Các công ty có tài sản thích hợp như là khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn Các tài sản có thể sử dụng cho nhiều ngành là một khoản thế chấp tốt, trong khi đó các tài sản chuyên dụng thì lại không như vậy
2.1.3.3 Đòn bẩy hoạt động:
Khi các yếu tố khác giống nhau, công ty sử dụng ít đòn bẩy hoạt động hơn có khả
năng sử dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn bởi vì công ty này có ít rủi ro kinh doanh hơn
2.1.3.4 Tốc độ tăng trưởng:
Khi các yếu tố khác giống nhau, công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài Hơn nữa, do chi phí phát hành trong việc bán cổ phiếu nhiều hơn chi phí phát hành nợ vay, điều này khuyến khích các công ty tăng trưởng nhanh sử dụng nhiều nợ vay hơn Tuy nhiên, các công ty thường đối mặt với sự
bất ổn cao hơn sẽ có khuynh hướng giảm mức độ sẵn sàng sử dụng nợ vay
Trang 202.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
2.2.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1 Nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011)
Nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) đăng trên tạp chí disciplinary Journal of Contemporary Reseach in Business ( IJCRM ), Volume 3, No
Inter-10, (2/2012)
- Tác giả nghiên cứu 5 công ty dầu khí ở Pakistan giai đoạn 2005-2010
- Mô hình nghiên cứu:
LGi, t = β0 + β1PFi, t + β2CRi, t + β3SZi, t + β4TNi, t + εi,t
Trong đó:
LG i, t = Đòn bẩy của công ty i tại thời điểm t
PF i, t = Lợi nhuận của các công ty i tại thời điểm t
CR i, t = Tính thanh khoản của công ty i tại thời điểm t
SZ i, t = Quy mô của công ty i tại thời điểm t
TN i,t = TSCĐ hữu hình của công ty i tại thời điểm t
- Kết quả nghiên cứu cho thấy 61,47% sự biến đổi của đòn bẩy tài chính là do
sự tác động của các biến lợi nhuận, tính thanh khoản, quy mô và TSCĐ hữu hình Lợi nhuận là biến duy nhất cho thấy mối tương quan nghịch biến (-) đối với đòn bẩy tài chính, trong khi các tính thanh khoản, quy mô và TSCĐ hữu hình có mối tương quan đồng biến với đòn bẩy tài chính Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến lợi nhuận có tác động mạnh nhất (46,4%) đối với đòn bẩy tài chính
Trang 212.2.1.2 Nghiên cứu của Dzung Nguyen, Ivan Diaz-Rainey và Andros Gregoriou (2012)
Dzung Nguyen, Ivan Diaz-Rainey và Andros Gregoriou trong năm 2012 đã nghiên cứu sự phát triển tài chính và cấu trúc vốn của 116 công ty không thuộc ngành tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhanh về quy mô giai đoạn 2007-2010 Phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng: khả năng sinh lợi và tính thanh khoản có tương quan nghịch biến với đòn bẩy tài chính trong khi tốc độ tăng trưởng và sở hữu nhà nước lại có tương quan đồng biến với đòn bẩy tài chính Quy mô hoạt động và tài sản cố định có tương quan đồng biến với đòn bẩy dài hạn nhưng lại có tương quan nghịch biến với đòn bấy ngắn hạn Trong số các nhân tố nghiên cứu, khả năng sinh lợi và tài sản hữu hình có tác động lớn nhất đến đòn bấy tài chính Mô hình nghiên cứu: LEV = F(PROF, TANG, SIZE, GROW, LIQ, STATE)1 2.2.1.3 Nghiên cứu của Md Faruk Hossain & Prof Dr Md Ayub Ali (2012) Nghiên cứu của Md Faruk Hossain & Prof Dr Md Ayub Ali đăng trên “Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu Kinh doanh và Quản lý ( IJBRM ), Volume ( 3) phát hành 16/06/2012” Tác giả nghiên cứu 39 công ty phi tài chính trong bảy loại ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán DSE ở Bangladesh giai đoạn năm năm 2003-2007 Kết quả nghiên cứu như sau:
+ Lợi nhuận có mối tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính Các công
ty có lợi nhuận phạm vi nghiên cứu ưu tiên sử dụng các quỹ nội bộ để tài trợ cho tài sản của mình trước khi tìm kiếm các khoản vay nợ Do đó, các công ty có lợi nhuận nhiều hơn sẽ có xu hướng sử dụng nợ thấp hơn trong cơ cấu vốn của họ
+ Tài sản cố định hữu hình ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy đáng kể và có mối tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính
+ Các Công ty trong bài nghiên cứu vận dụng khấu hao cũng như nợ để hưởng lợi từ lá chắn thuế Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lá chắn thuế phi nợ có mối tương quan đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính
1 PROF: Lợi nhuận; TANG: Tài sản hữu hình; SIZE: Quy mô công ty; GROW: Tỷ lệ tăng trưởng; LIQ: Tỷ lệ thanh khoản; STATE: Sở hữu nhà nước; LEV: Tỷ lệ đòn bầy
Trang 22+ Các công ty đang trên đà phát triển sẽ có nhu cầu tài trợ nhiều hơn nhưng khi lợi nhuận giữ lại không đủ, họ sẽ sử dụng vốn vay để tài trợ cho các dự án mới Điều này cho thấy rằng cơ hội tăng trưởng có mối tương quan đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính
+ Tính thanh khoản có mối tương quan nghịch biến (-) và tác động mạnh mẽ với đòn bẩy tài chính Với các công ty duy trì tỷ lệ thanh khoản cao có xu hướng sử dụng
ít nợ trong cơ cấu vốn của mình, vì họ có thể tạo ra dòng tiền mặt cao và kết quả dòng tiền dư thừa có thể được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động và các hoạt động đầu tư + Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa quy mô đến đòn bẩy
+ Việc chi trả cổ tức có mối tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính ở mức chi trả cổ tức 10% Các công ty trả cổ tức cao để phát hành cổ phiếu, do đó nhu cầu vay nợ giảm
+ Sự biến động trong thu nhập có mối tương quan đồng biến (+) giữa biến động thu nhập và đòn bẩy
+ Kết quả của nghiên cứu cho rằng quyền sở hữu cổ phần của ban điều hành có mối tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5% Một lời giải thích có thể liên quan đến kết quả này là khi tỷ lệ cổ phần của ban điều hành công ty tăng lên thì họ không thích chấp nhận rủi ro và giảm việc đầu tư vào dự án mạo hiểm
để lợi nhuận doanh nghiệp được ổn định hơn
2.2.1.4 Nghiên cứu của Prof B.D.Panda, Prof (Dr.) S.P Mohapatra và Prof (Dr.) S Moharana
Nghiên cứu của Prof B.D.Panda, Prof (Dr.) S.P Mohapatra và Prof (Dr.) S
Moharana về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty thép ở Ấn
Độ Bài nghiên cứu được thực hiện với mẫu là 66 công ty thép có nợ bình quân chiếm 68% trong cấu trúc vốn của công ty với dữ liệu thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010 cùng với biến độc lập là tỷ lệ nợ và 8 biến giải thích như sau: cấu trúc tài sản, lợi nhuận, các cơ hội tăng trưởng, quy mô công ty, đặc điểm riêng của công ty, rủi
ro kinh doanh, tấm chắn thuế phi nợ, tính thanh khoản Thay vì sử dụng dữ liệu bảng, thì bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian vì dữ liệu được trích xuất từ cơ sở
dữ liệu CMIE (Centre for Monitoring Indian Economy: Trung tâm giám sát kinh tế Ấn
Trang 23Độ) không có đủ số liệu để hình thành dữ liệu bảng Với mô hình nghiên cứu như sau:
Debtrat = α + β1sz + β2ndts + β3asststr + β4profitab + β5liquidit + β6unique +
β7risk + β8grot + e
Trong đó:
Debtrat - Debt ratio là tỷ lệ nợ được tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản
sz - size là quy mô công ty được tính bằng ln(tổng tài sản)
ndts - non debt tax shield là tấm chắn thuế phi nợ được tính bằng khấu hao chia cho tổng tài sản
asststr - asset structure là cấu trúc tài sản được tính bằng tài sản cố định chia cho tổng tài sản
profitab - profitability là lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận trước lãi và thuế chia cho vốn chủ sở hữu
liquidit - liquidity là tính thanh khoản được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn
unique - uniqueness là đặc điểm riêng của công ty được tính bằng chi phí bán hàng chia cho doanh thu thuần
risk - business risk là rủi ro kinh doanh được tính bằng hệ số biến thiên của lợi nhuận hoạt động
grot - growth là cơ hội tăng trưởng được tính bằng tăng trưởng bình quân của doanh thu hàng năm
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến giải thích như lợi nhuận, rủi ro kinh anh và tăng trưởng có ý nghĩa trong việc phân tích tỷ lệ nợ các công ty thép của Ấn
do-Độ Các biến giải thích khác như quy mô công ty, cấu trúc tài sản, tấm chắn thuế phi
nợ, tính thanh khoản và đặc điểm riêng của công ty không có ý nghĩa Và nếu xem xét dấu của các hệ số hồi qui thì chúng cho thấy mô hình có khuynh hướng theo thuyết cân đối hơn là thuyết trật tự phân hạng
Ưu điểm: Bài nghiên cứu khoanh vùng được mẫu nghiên cứu cụ thể là ngành thép và các công ty có tỷ lệ nợ trung bình 68% Xác định được cấu trúc vốn cần nghiên cứu là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Đồng thời xác định được các biến giải thích cho biến nghiên cứu gồm 8 biến Và đã đưa ra được kết quả là có 3 biến có ý nghĩa và ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của công ty thép, các biến giải thích còn lại không có ý nghĩa
Trang 24Nhược điểm: Các số liệu thu thập còn hạn chế do nguồn thu thập không có đầy
đủ dữ liệu, do đó chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và vì vậy làm giảm số quan sát, làm cho bài nghiên cứu giảm độ tin cậy khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các công ty Các mô hình hồi quy thường mắc một số hiện tượng như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi làm cho kết quả thu được bị sai lệch và không chính xác mà tác giả đã bỏ qua các bước kiểm định để xem mô hình có bị các hiện tượng trên không
2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1 Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008)
Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008) về “Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam”, sử dụng số liệu của 45 doanh nghiệp phi tài chính đang niên yết trên TTCK TP HCM có giá trị thị trường lớn nhất giai đoạn năm năm 2007-2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến: tính thanh khoản hiện hành, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của Nhà Nước, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, đặc điểm riêng tài sản doanh nghiệp là các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp Trong đó, tính thanh khoản hiện hành tỷ lệ nghịch với
hệ số nợ tổng hợp, điều này cho thấy các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao thường sử dụng ít nợ vay vì hoạt động của doanh nghiệp đã được tài trợ bằng những tài sản có tính thanh khoản cao Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với hệ số nợ vay tổng hợp, điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động có lời sẽ có nguồn lợi nhuận giữa lại để tự tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp trước khi vay nợ bên ngoài Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với hệ
số nợ tổng hợp, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn Điều này đúng với lý thuyết TOT (trade off theory) tức là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay hơn các doanh nghiệp nhỏ Tỷ lệ vốn góp của Nhà Nước tỷ lệ thuận với hệ số nợ tổng hợp, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của Nhà Nước cao thì
có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng do mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi cổ phần hóa và một số trường hợp được ưu đãi vay vốn theo chỉ định Tài sản cố định hữu hình tỷ lệ nghịch với hệ số nợ vay dài hạn và tỷ lệ nghịch với hệ số nợ vay ngắn hạn, điều này phù hợp với sự cân bằng trong việc sử dụng nguồn vốn và đầu tư tài sản đài hạn để đảm bảo doanh nghiệp không bị mất cân đối vốn Đặc điểm riêng
Trang 25của tài sản tỷ lệ thuận với hệ số nợ ngắn hạn và tỷ lệ nghịch với hệ số nợ dài hạn, các doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong sản phẩm sẽ sử dụng ít nợ vay dài hạn hơn vì trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản có thể không có thị trường thứ cấp mang tính cạnh tranh cho việc thanh lý các hàng tồn kho và thiết bị sản xuất cùa doanh nghiệp
2.2.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Vinh (2011)
Nguyễn Tấn Vinh trong nghiên cứu “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các
175 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội” đã chỉ ra rằng lợi nhuận của công ty là yếu tố quyết định có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ cấu vốn của công ty Phát hiện này hoàn toàn phù hợp với các công ty tại Việt Nam, đối với các công ty tại Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay thì lợi nhuận càng cao, nợ vay ngắn hạn càng nhiều Cùng xu hướng với việc tăng lợi nhuận là tăng doanh thu tức quy
mô công ty có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến các số đo đòn bẩy Hơn nữa, tài sản cố định của công ty làm giảm mức độ đòn bẩy của công ty Các kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng các cơ hội tăng trưởng có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu vốn của công ty Việt Nam
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
2.2.3.1 Lợi nhuận (Prof)
Lợi nhuận có thể tương quan thuận (+) hoặc tương quan nghịch (-) với đòn bẩy tài chính Khi các công ty càng có lợi nhuận nhiều thì càng có nhu cầu vay nợ để tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế Tỷ suất sinh lợi và đòn bẩy tài chính sẽ có tương quan thuận (+) Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng: khi công ty làm ăn có lãi thường thích tài trợ từ các nguồn vốn nội bộ hơn là các nguồn lực bên ngoài Các công ty càng lời thì càng sử dụng ít nợ hơn
do họ có khả năng tạo ra đủ vốn một cách dễ dàng và chi tiêu một cách hiệu quả từ nguồn nội bộ đế thỏa mãn các chi phí của dự án Tỷ suất sinh lợi và đòn bẩy tài chính
sẽ có mối tương quan nghịch (-) Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng 2.2.3.2 Cấu trúc tài sản (Tang)
Trang 26Khi doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản cao, doanh nghiệp có thể thế chấp các tài sản này để tăng nguồn vốn vay từ bên ngoài Trong trường hợp này tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản và đòn bẩy tài chính có tương quan đồng biến (+) Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng có tồn tại mối tương quan nghịch biến (-) giữa đòn bẩy và tài sản hữu hình Cụ thể là các nghiên cứu: Md Faruk Hossain & Prof Dr Md Ayub Ali (2012), Trần Hùng Sơn (2008), Nguyễn Tấn Vinh (2011) và một số nghiên cứu khác như là Booth et al (2001) tại mười nước đang phát triển và Huang và Song (2002) tại Trung Quốc đã tìm thấy rằng công ty với tài sản hữu hình nhiều hơn có khuynh hướng sử dụng tỷ số nợ ít hơn và họ cho rằng có tồn tại sự kết hợp âm giữa đòn bẩy và tài sản hữu hình
2.2.3.3 Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS)
Việc khấu trừ thuế cho chi phí khấu hao, các khoản miễn trừ thuế đầu tư … được gọi là tấm chắn thuế phi nợ Tấm chắn thuế phi nợ cũng làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên trường hợp chi phí việc sử dụng tấm chắn thuế phi nợ thấp hơn so với lá chắn thuế của lãi suất thì công ty sẽ vay nợ ít hơn Do đó, tấm chắn thuế phi nợ và đòn bẩy tài chính sẽ có mối tương quan nghịch (-)
2.2.3.4 Cơ hội tăng trưởng (Grow).
Cơ hội tăng trưởng có thể tương quan thuận (+) hoặc tương quan nghịch (-) với đòn bẩy tài chính Doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn, khi nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ thì vốn vay sẽ được sử dụng đến Cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính sẽ có tương quan thuận (+) Điều này phù hợp với
lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp tăng trưởng tốt sẽ sử dụng ít nợ để tối đa hóa lợi nhuận Cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính sẽ có mối tương quan nghịch (-) Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng
2.2.3.5 Khả năng thanh toán hiện hành (Liq)
Doanh nghiệp có tính thanh khoản cao thì thường sử dụng lợi thế này để tài trợ các khoản đầu tư của mình trước sau đó mới sử dụng các nguồn vay nợ khác Khả năng thanh toán hiện hành và đòn bẩy tài chính sẽ có tương quan nghịch biến (-) Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng
Trang 272.2.3.6 Quy mô (Size).
Những doanh nghiệp đạt được quy mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, bền vững và cũng tạo được uy tín trên thương trường Bên cạnh đó, một quy
mô lớn tương ứng với một tiềm lực tài chính vững mạnh Vì vậy, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận thị trường tài chính và trong giai đoạn mở rộng quy mô thì doanh nghiệp thường có xu hướng tăng các khoản nợ Quy mô công ty và đòn bẩy tài chính sẽ có tương quan thuận (+) Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các
nghiên cứu thực nghiệm trước đây
STT Bài nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Năm
SL doanh nghiệp
Lợi nhuận
Tính thanh khoản
Tấm chắn
nợ phi thuế
Ali Malik
2
Dzung Nguyen, Ivan
DiaZ -Rainey và
“-“ có mối tương quan nghịch biến giữa biến độc lập với cấu trúc vốn
“+“ có mối tương quan đồng biến giữa biến độc lập với cấu trúc vốn
“?” không cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa biến độc lập và cấu trúc vốn
Trang 28TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, cụ thể là lý thuyết M&M,
lý thuyết về đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện và các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây về cấu trúc vốn ở trong và ngoài nước Qua đó, tác giả đã tổng hợp những yếu tố có mối tương quan với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm Qua đó, tác giả nhận thấy giữa lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có nhiều kết quả không đồng nhất giữa mối tương quan của các yếu tố đối với đòn bẩy tài chính
Trang 29CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU
3.1.1 Thu thập dữ liệu
Để phân tích xác định các yếu tố nào tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả cần phải thu thập đầy đủ dữ liệu có liên quan đến sáu yếu tố tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp dầu khí Số liệu để tính toán các yếu tố đó có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên các web site: http://finance.vietstock.vn, http://cophieu68.vn
3.1.2 Xử lý dữ liệu
Khi có được tất cả các báo cáo tài chính của các công ty, tác giả tiến hành chọn mẫu, loại bỏ những công ty không có đầy đủ các thông tin trong báo cáo tài chính liên quan đến việc nghiên cứu Do đó, bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên 30 doanh nghiệp dầu khí phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán tính đến cuối năm 2014
+ Quy mô doanh nghiệp (Size) được đo lường bằng công thức: logarit cơ số e
của Tổng tài sản cuối kỳ
Trang 303.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp định lượng
- Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong kiểm định để thu thập các tác động lẫn nhau giữa các biến theo thời gian và không gian Đối với bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng bởi vì việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian Những ưu điểm này có thể kể như dữ liệu bảng cho nhiều thông tin hơn về đối tượng khảo sát, có khả năng kiểm soát tính không đồng nhất của các đối tượng, giảm sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do của mô hình tăng và do đó cũng cho độ tin cậy cao hơn Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8 để thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
- Trình tự các bước thực hiện định lượng như sau:
+ Bước 1: Thống kê, mô tả các biến
+ Bước 2: Phân tích ma trận tương quan
+ Bước 3: Dùng kiểm định Likelihood Ratio Test, Hausman Test để chọn ra mô phù hợp nhất trong ba mô hình: mô hình gộp ( Pooled ), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
+ Bước 4:Sau khi chọn được mô hình tốt nhất, tác giả kiểm tra các khuyết tật của mô hình bằng việc tiến hành các kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tự tương quan
+ Bước 5: Từ kết quả của các kiểm định khuyết tật, tác giả khắc phục các khuyết tật của mô hình để tìm đưa ra mô hình tối ưu
+ Bước 6: Căn cứ vào kết quả thu được từ mô hình tác giả đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu
3.2.2 Các giả thuyết của nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như đã trình bày ở chương 2, tác giả đưa ra các giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau:
Giả thuyết 1: Lợi nhuận được kỳ vọng có mối tương quan nghịch biến (-) với
đòn bẩy tài chính Vì tác giả có cùng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khi các yếu tố khác không thay đổi, các công ty có lợi nhuận nhiều hơn thì nguồn tài chính nội bộ nhiều hơn, nên ít phải vay vốn hơn
Trang 31Giả thuyết 2: Cấu trúc tài sản được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến (+)
với đòn bẩy tài chính Tác giả cho rằng các khi doanh nghiệp tăng tài sản cố định hữu hình thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn, bên cạnh việc doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng hạn mức vay vốn vừa có thể hưởng lợi từ tấm chắn thuế từ lãi vay
Giả thuyết 3: Tấm chắn thuế phi nợ được kỳ vọng có mối tương quan nghịch
biến (-) với đòn bẩy tài chính Vì khi sử dụng tấm chắn thuế phi nợ càng nhiều thì sẽ làm giảm đi số thuế phải nộp, do khấu hao là một khoản chi phí nhưng không thực chi bằng tiền và được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản thu nhập chính bằng số khấu hao nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy có nhiều lợi nhuận sau thuế hơn, mà lợi nhuận thì có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy nên tấm chắn thuế phi nợ cũng có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy
Giả thuyết 4: Cơ hội tăng trưởng được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến
(+) với đòn bẩy tài chính Vì tác giả cho rằng các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn để tài trợ cho các quyết định đầu tư như
mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới…Theo lý thuyết trật tự phân hạng, trong giai đoạn tăng trưởng, nếu lợi nhuận giữ lại và nguồn nội bộ khác không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay và các nguồn tài trợ khác
Giả thuyết 5: Khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan
nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính Tác giả cho rằng: đối với các doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt khi có nhu cầu tài trợ cho các khoản đầu tư của mình thì việc
sử dụng đến các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ là lựa chọn sau cùng
Giả thuyết 6: Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng có mối tương quan đồng
biến (+) với đòn bẩy tài chính Vì tác giả cho rằng: ở giai đoạn cần mở rộng quy mô để tăng thêm lợi nhuận, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, khi vận dụng hết các nguồn vốn nội tại thì doanh nghiệp sẽ sử dụng đến vốn vay
3.2.3 Mô hình nghiên cứu
Tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011)
đăng trên tạp chí Interdisciplinary Journal of Contemporary Reseach in Business ( IJCRM ), Volume 3, No 10, (2/2012) làm mô hình nghi6en cứu gốc, để xây dựng mô
hình nghiên cứu cho luận văn của mình Ngoài bốn yếu tố trong bài nghiên cứu
Trang 32Mah-vish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) là lợi nhuận, tính thanh khoản, quy mô doanh nghiệp, và cấu trúc tài sản, tác giả cho rằng các yếu tố cơ hội tăng trưởng và tấm chắn thuế phi nợ cũng có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp giống như các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu Dzung Nguyen, Ivan DiaZ -Rainey và Andros re- goriou (2012) và Md Faruk Hossain & Prof Dr Md Ayub Ali (2012). Do đó, tác giả
bổ sung thêm hai biến cơ hội tăng trưởng và tấm chắn thuế phi nợ vào trong mô hình nghiên cứu của mình Mô hình của nghiên cứu của tác giả gồm một biến phụ thuộc và sáu biến độc lập như sau:
+ Grow (cơ hội tăng trưởng) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức:
% tăng trưởng của tổng tài sản
+ Liq (khả năng thanh toán hiện hành) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
+ Size (quy mô doanh nghiệp) là biến độc lập, được đo lường bằng công
thức: logarit cơ số e của Tổng tài sản cuối kỳ
3.2.4 Các phương pháp kiểm định
3.2.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Mô hình lý tưởng là các biến độc lập không có mối tương quan với nhau, mỗi biến chứa đựng thông tin riêng lẻ về biến phụ thuộc và các thông tin đó không có trong biến độc lập khác, khi đó hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến
Lev it = α + β 1 Prof it + β 2 Tang it + β 3 Ndts it + β 4 Grow it + β 5 Liq it + β 6 Size it + εit
Trang 33độc lập đối với biến phụ thuộc với giả định các biến độc lập khác không thay đổi, trường hợp này không có hiện tượng đa cộng tuyến
Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp một biến nào đó tương quan với một biến độc lập khác, điều đó có nghĩa mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Khi hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm định của mô hình và tính chính xác của số liệu
Trong luận văn này, tác giả chọn quy tắc kinh nghiệm nhân tử phóng đại phương sai VIF để đánh giá mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không
3.2.4.2 Kiểm định tự tương quan
Tự tương quan được hiểu là có tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian (đối với số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian ( đối với số liệu chéo) Khi có hiện tượng tự tương quan thì các ước lượng OLS là không hiệu quả Vì vậy, một trong những giả thuyết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên trong hàm hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan
Có nhiều cách để phát hiện tự tương quan như dùng phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin – Watson, kiểm định Berusch –Godfrey
Trong luận văn này tác giả sử dụng kiểm định Durbin- Watson
3.2.4.3 Kiểm định Likelihood Ratio Test
Để xác định giữa hai mô hình Pooled OLS và mô hình Fixed Effect thì mô hình nào sẽ phù hợp hơn đối với bộ dữ liệu phân tích, tác giả thực hiện kiểm định Likelihood Ratio Test
Với giả định của mô hình Fixed Effect, ta có giả thuyết như sau:
Giả thuyết:
H 0 : tất cả các hệ số đều bằng 0 -> chọn mô hình Pooled
H 1 : tồn tại hệ số nào đó khác 0 -> chọn mô hình Fixed Effect
Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, ta chọn sử dụng mô hình Fixed Effect Ngược lại, ta sử dụng mô hình Pooled
Trang 343.2.4.4 Kiểm định Hausman Test
Để xem xét mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman Thực chất kiểm định Hausman
để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không với mức ý nghĩa α = 5%
Giả thiết:
H o : ε i và biến độc lập không tương quan -> Chọn mô hình Random Effect
H 1 : ε i và biến độc lập có tương quan -> Chọn mô hình Fixed Effect
Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đó εi và biến độc lập tương quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Trang 35TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Ở chương này, tác giả đã trình bày chi tiết về việc thu thập dữ liệu và kết quả xử
lý dữ liệu Tác giả nêu phương pháp nghiên cứu và trình tự các bước để thực hiện Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa ra sáu giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau: Các yếu tố cấu trúc tài sản,
cơ hội tăng trưởng, quy mô được kỳ vọng là có tương quan đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính và các yếu tố lợi nhuận, tấm chắn thuế phi nợ, khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính
Tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) cho nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiểm định sẽ thực hiện để kiểm tra độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu
Trang 36CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DẦU KHÍ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ
4.1.1 Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức – quản lý của PVN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con Công ty mẹ - PVN vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế, vừa có chức năng của một Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam Các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là các doanh nghiệp do PVN và các tổng công ty dầu khí trực thuộc hoặc các công ty con các cấp tiếp theo đang trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó Các doanh nghiệp liên kết với PVN là các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của PVN và của công ty con
và không nắm quyền chi phối Công ty mẹ - PVN, các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết gọi chung là “doanh nghiệp dầu khí”
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, bao gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Công ty mẹ - PVN
có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn; việc phối hợp hoạt động SXKD; kết nối các mối quan hệ, các liên kết kinh tế trong Tập đoàn; việc hỗ trợ các đơn vị thành viên trong tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ về khoa học - công nghệ và các quan hệ khác với bên ngoài Tập đoàn
Trang 37Những đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tạo ra những ảnh hưởng đặc thù đối với cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp dầu khí
4.1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động của PVN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí
- Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia Điều này này đã có ảnh hưởng rất lớn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí qua việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ vốn Nhà nước tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác, đồng thời việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng có nhiều ưu thế hơn do thương hiệu và uy tín của PVN
- PVN hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, trong đó có 5 lĩnh vực kinh doanh chính của là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao Đây là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn mà quan trọng hơn đó là những lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của quốc gia Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dầu khí có tốc độ phát triển nhanh về quy
mô trong thời gian qua Và các doanh nghiệp dầu khí có ưu thế rất lớn về vốn chủ sở hữu do thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ vốn để duy trì sự chi phối của Nhà nước đối với lĩnh vực then chốt của nền kinh tế này
- Tuy nhiên, lợi nhuận của PVN hiện nay vẫn dựa trên hoạt động khai thác xuất khẩu nên lợi nhuận của ngành vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào trữ lượng khai thác và giá dầu thế giới Sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với biến động giá dầu thế giới và sự ổn định chính trị và triển vọng của nền kinh tế thế giới Qua các dự báo về tình hình giá dầu thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng giảm và khó có thể phục hồi trong vòng vài năm tới, nhìn nhận các doanh nghiệp dầu khí đang đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức như sau:
Trang 38- Thuận lợi:
+ Tiềm năng khai thác còn rất lớn trong khoảng 60 năm tới
+ Kế hoạch phát triển mở rộng thị trường hợp lý nên thị phần dầu khí trong nước ngày càng tăng
+ Việc đồng bộ các hoạt động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu, điện, đạm cho đến các dịch vụ liên quan dầu khí đang ngày càng mang lại lợi ích cao hơn
+ Tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước vì đây vẫn là ngành chiến lược cho sự phát triển kinh tế và an ninh của quốc gia
+ Trình độ công nghệ sản xuất và trong công tác quản lý đã được nâng cao, điều đó đã giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí và lợi nhuận mang lại cao hơn
- Khó khăn và thách thức:
+ Sự phát triển của ngành dầu khí gắn liền với biến động giá dầu thế giới ,
và hiện tại đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm dầu đá phiến ở Mỹ
+ Trữ lượng dầu mỏ đang giảm trong khi chi phí thăm dò và khai thác mới chịu nhiều tốn kém và rủi ro do đang bị tranh chấp với Trung Quốc
+ Chịu sự quản lý của Nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp
+ Nhân lực và công nghệ chưa đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu ngành
+ Việc mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác trong thời gian qua đã và đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các tập đoàn và các công ty khác có kinh nghiệm lâu hơn
+ Quá trình thực hiện tái cấu trúc PVN ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí Cụ thể: hoạt động của PVN sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, các lĩnh vực khác PVN sẽ thực hiện thoái vốn theo lộ trình Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực xây dựng, bất động sản Trong đó, có nhiều dự án của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO (mã PXL) và rất nhiều dự án bất động sản khác mà PVC đang nắm giữ ở các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết