Kiểm định tự tương quan

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Tự tương quan được hiểu là có tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian (đối với số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian ( đối với số liệu chéo). Khi có hiện tượng tự tương quan thì các ước lượng OLS là không hiệu quả. Vì vậy, một trong những giả thuyết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên trong hàm hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Có nhiều cách để phát hiện tự tương quan như dùng phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin – Watson, kiểm định Berusch –Godfrey. . .

Trong luận văn này tác giả sử dụng kiểm định Durbin- Watson. 3.2.4.3 Kiểm định Likelihood Ratio Test

Để xác định giữa hai mô hình Pooled OLS và mô hình Fixed Effect thì mô hình nào sẽ phù hợp hơn đối với bộ dữ liệu phân tích, tác giả thực hiện kiểm định Likelihood Ratio Test.

Với giả định của mô hình Fixed Effect, ta có giả thuyết như sau:

Giả thuyết:

H0: tất cả các hệ số đều bằng 0 -> chọn mô hình Pooled. H1: tồn tại hệ số nào đó khác 0 -> chọn mô hình Fixed Effect.

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, ta chọn sử dụng mô hình Fixed Effect. Ngược lại, ta sử dụng mô hình Pooled.

25

3.2.4.4. Kiểm định Hausman Test

Để xem xét mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không với mức ý nghĩa α = 5%.

Giả thiết:

Ho: εi và biến độc lập không tương quan -> Chọn mô hình Random Effect H1: εi và biến độc lập có tương quan-> Chọn mô hình Fixed Effect.

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đó εi và biến độc lập tương quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định (FEM). Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

26

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Ở chương này, tác giả đã trình bày chi tiết về việc thu thập dữ liệu và kết quả xử lý dữ liệu. Tác giả nêu phương pháp nghiên cứu và trình tự các bước để thực hiện. Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa ra sáu giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau: Các yếu tố cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, quy mô được kỳ vọng là có tương quan đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính và các yếu tố lợi nhuận, tấm chắn thuế phi nợ, khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính.

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiểm định sẽ thực hiện để kiểm tra độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu.

27

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DẦU KHÍ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

4.1.1 Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức – quản lý của PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - PVN vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế, vừa có chức năng của một Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là các doanh nghiệp do PVN và các tổng công ty dầu khí trực thuộc hoặc các công ty con các cấp tiếp theo đang trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp liên kết với PVN là các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của PVN và của công ty con và không nắm quyền chi phối. Công ty mẹ - PVN, các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết gọi chung là “doanh nghiệp dầu khí”.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, bao gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Công ty mẹ - PVN có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn; việc phối hợp hoạt động SXKD; kết nối các mối quan hệ, các liên kết kinh tế trong Tập đoàn; việc hỗ trợ các đơn vị thành viên trong tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ về khoa học - công nghệ và các quan hệ khác với bên ngoài Tập đoàn.

28

Những đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tạo ra những ảnh hưởng đặc thù đối với cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp dầu khí.

4.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí của các doanh nghiệp dầu khí

- Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều này này đã có ảnh hưởng rất lớn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí qua việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ vốn Nhà nước tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác, đồng thời việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng có nhiều ưu thế hơn do thương hiệu và uy tín của PVN.

- PVN hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, trong đó có 5 lĩnh vực kinh doanh chính của là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn mà quan trọng hơn đó là những lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của quốc gia. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dầu khí có tốc độ phát triển nhanh về quy mô trong thời gian qua. Và các doanh nghiệp dầu khí có ưu thế rất lớn về vốn chủ sở hữu do thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ vốn để duy trì sự chi phối của Nhà nước đối với lĩnh vực then chốt của nền kinh tế này.

- Tuy nhiên, lợi nhuận của PVN hiện nay vẫn dựa trên hoạt động khai thác xuất khẩu nên lợi nhuận của ngành vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào trữ lượng khai thác và giá dầu thế giới. Sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với biến động giá dầu thế giới và sự ổn định chính trị và triển vọng của nền kinh tế thế giới. Qua các dự báo về tình hình giá dầu thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng giảm và khó có thể phục hồi trong vòng vài năm tới, nhìn nhận các doanh nghiệp dầu khí đang đứng trước những thuận lợi, khó khăn và thách thức như sau:

29

- Thuận lợi:

+ Tiềm năng khai thác còn rất lớn trong khoảng 60 năm tới.

+ Kế hoạch phát triển mở rộng thị trường hợp lý nên thị phần dầu khí trong nước ngày càng tăng.

+ Việc đồng bộ các hoạt động dầu khí trong tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động chính như thăm dò và khai thác, phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu, điện, đạm cho đến các dịch vụ liên quan dầu khí đang ngày càng mang lại lợi ích cao hơn.

+ Tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước vì đây vẫn là ngành chiến lược cho sự phát triển kinh tế và an ninh của quốc gia.

+ Trình độ công nghệ sản xuất và trong công tác quản lý đã được nâng cao, điều đó đã giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí và lợi nhuận mang lại cao hơn.

- Khó khăn và thách thức:

+ Sự phát triển của ngành dầu khí gắn liền với biến động giá dầu thế giới , và hiện tại đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm dầu đá phiến ở Mỹ.

+ Trữ lượng dầu mỏ đang giảm trong khi chi phí thăm dò và khai thác mới chịu nhiều tốn kém và rủi ro do đang bị tranh chấp với Trung Quốc.

+ Chịu sự quản lý của Nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp.

+ Nhân lực và công nghệ chưa đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu ngành.

+ Việc mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác trong thời gian qua đã và đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các tập đoàn và các công ty khác có kinh nghiệm lâu hơn.

+ Quá trình thực hiện tái cấu trúc PVN ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí. Cụ thể: hoạt động của PVN sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, các lĩnh vực khác PVN sẽ thực hiện thoái vốn theo lộ trình. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Trong đó, có nhiều dự án của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO (mã PXL) và rất nhiều dự án bất động sản khác mà PVC đang nắm giữ ở các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết.

30

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Kết quả mô hình hồi quy

- Trước khi chạy mô hình và thực hiện các kiểm định mô hình, tác giả có đánh giá sơ bộ về dữ liệu nghiên cứu được thống kê qua bảng sau:

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả toàn bộ dữ liệu nghiên cứu

LEV PROF TANG NDTS GROW LIQ SIZE Mean 0.5605 0.0463 0.1698 0.0232 0.1391 2.3125 25.014 Median 0.5997 0.0341 0.0762 0.0107 0.1177 1.3538 27.647 Maximum 0.9716 0.3270 0.7943 0.1588 1.0000 59.995 31.616 Minimum 0.0146 -0.4739 0.0000 0.0001 -1.2051 0.2888 -2.8859 Std. Dev. 0.2262 0.1009 0.2000 0.0296 0.2885 4.8766 8.8933 Probability 0.0258 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.00000 0.0000 Observations 180 180 180 180 180 180 180

(Nguồn: chạy từ phần mềm Eviews 8)

Giá trị trung bình của tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản các công ty là 56,05%. Độ lệch chuẩn là 22,62% cho thấy mức độ biến thiên giữa các Lev doanh nghiệp là khá lớn. Giá trị tối thiểu của Lev là 1,46% và giá trị tối đa của Lev là 97,16% cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản nhỏ nhất là 1,46% và doanh nghiệp có tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản cao nhất là 97,16%.

- Bảng ma trận tương quan giữa các biến:

Bảng 4.2:Bảng ma trận tƣơng quan giữa các biến

LEV PROF TANG NDTS GROW LIQ SIZE

LEV 1 PROF -0.3170 1 TANG -0.1708 0.1893 1 NDTS -0.2173 0.3182 0.5893 1 GROW 0.1462 0.2415 -0.1559 -0.1465 1 LIQ -0.4260 0.0198 -0.1054 -0.0301 -0.0434 1 SIZE 0.0389 0.1268 0.0691 0.0090 -0.0341 -0.1849 1

(Nguồn: chạy từ phần mềm Eviews 8)

31

được giải thích, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các biến đối với biến được giải thích khác nhau. Cụ thể biến prof, ndts, liq tác động khá mạnh đến Lev; còn biến tang, grow, size cũng có tác động đến biến Lev nhưng ở mức độ yếu, đặc biệt là biến size có mối tương quan rất yếu.

+ Kết quả cũng cho thấy các biến độc lập cũng có tác động với nhau, trong đó, biến tang và biến ndts có hệ số 0,5893 nên mô hình có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

- Sau khi phân tích sơ bộ về các biến và mối quan hệ của các biến, tác giả đi vào tiến hành chạy mô hình và kiểm định mô hình bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: Lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu.

Có 3 phương pháp thường được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng là ước lượng thô (pooled regression), tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect). Mô hình phân tích dữ liệu bảng có dạng:

Yit = α + βXit + uit

Việc ước lượng mô hình trên tùy thuộc vào các giả định của hệ số cắt và sai số. Tùy thuộc vào các giả định mà tác giả lựa chọn phương pháp thích hợp.

Để biết chọn phương pháp nào là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, ta chạy lần lượt các mô hình Pooled OLS, Fixed Effect và Random Effect. Sau đó, so sánh giữa các mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với bộ dữ liệu nghiên cứu.

 Kết quả chạy mô hình hồi quy Pooled OLS (phụ lục 4) cho thấy:

Với mức ý nghĩa α = 5%; các biến prof, grow, liq có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| < α); các biến tang, ndts, size không có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| > α).

R-squared = 0,3356, điều này có nghĩa là các biến độc lập có trong mô hình có khả năng giải thích 33,56% cho biến phụ thuộc.

 Kết quả mô hình Fixed Effect (phụ lục 5) cho thấy:

Với mức nghĩa α = 5% thì biến tang, ndts không có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| > α). Các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| < α).

R-squared = 0,8802, điều này có nghĩa là các biến độc lập có trong mô hình có khả năng giải thích 88,01% cho biến phụ thuộc.

 Kết quả kiểm định Likelihood Ratio Test tại phụ lục 6 ta thấy: F(29,144) = 22,56 và Prob>F = 0.0000 < α = 5% -> bác bỏ H0 và chọn mô hình Fixed Effect.

32

 Kết quả mô hình Random effect (phụ lục 7) cho thấy: với mức ý nghĩa α = 5%; các biến prof, grow, liq có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| < α); các biến tang, ndts, size không có ý nghĩa thống kê (vì p>|t| > α).

R-squared = 0,3528 nghĩa là các biến độc lập có trong mô hình có khả năng giải thích cho biến phụ thuộc là 35,28%.

 Kết quả kiểm định Hausman test (phụ lục 8) cho thấy: Prob>chi2 = 0,0003< α = 0,05 -> bác bỏ H0 và chọn mô hình Fix Effect.

Sau khi chạy ba mô hình và phân tích kết quả, ta thấy mô hình Fix Effect là phù hợp với dữ liệu phân tích hơn so với mô hình Pooled OLS và mô hình Random Effect. Bây giờ ta sẽ dựa vào mô hình Fix Effect để thực hiện các kiểm định và đưa ra phương trình hồi quy tốt nhất.

Bước 2: Kiểm định mô hình

Kiểm định mô hình ở đây là kiểm định các khuyết tật của mô hình. Vì nếu mô hình mắc phải các khuyết tật này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, tùy theo mức độ ảnh hưởng của các khuyết tật đó mà có thể làm cho kết quả hồi quy của mô hình không đáng tin cậy và thậm chí sai lệch ý nghĩa.

- Để kiểm định xem mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, tác giả thực hiện kiểm định bằng cách sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (hệ số VIF). VIF>=10 sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến cao.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)