Các giả thuyết của nghiên cứu

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30)

Dựa trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như đã trình bày ở chương 2, tác giả đưa ra các giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau:

Giả thuyết 1: Lợi nhuận được kỳ vọng có mối tương quan nghịch biến (-) với

đòn bẩy tài chính. Vì tác giả có cùng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khi các yếu tố khác không thay đổi, các công ty có lợi nhuận nhiều hơn thì nguồn tài chính nội bộ nhiều hơn, nên ít phải vay vốn hơn.

22

Giả thuyết 2: Cấu trúc tài sản được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến (+)

với đòn bẩy tài chính. Tác giả cho rằng các khi doanh nghiệp tăng tài sản cố định hữu hình thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn, bên cạnh việc doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng hạn mức vay vốn vừa có thể hưởng lợi từ tấm chắn thuế từ lãi vay.

Giả thuyết 3: Tấm chắn thuế phi nợ được kỳ vọng có mối tương quan nghịch

biến (-) với đòn bẩy tài chính. Vì khi sử dụng tấm chắn thuế phi nợ càng nhiều thì sẽ làm giảm đi số thuế phải nộp, do khấu hao là một khoản chi phí nhưng không thực chi bằng tiền và được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản thu nhập chính bằng số khấu hao nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy có nhiều lợi nhuận sau thuế hơn, mà lợi nhuận thì có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy nên tấm chắn thuế phi nợ cũng có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy.

Giả thuyết 4: Cơ hội tăng trưởng được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến

(+) với đòn bẩy tài chính. Vì tác giả cho rằng các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn để tài trợ cho các quyết định đầu tư như mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới…Theo lý thuyết trật tự phân hạng, trong giai đoạn tăng trưởng, nếu lợi nhuận giữ lại và nguồn nội bộ khác không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay và các nguồn tài trợ khác.

Giả thuyết 5: Khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan

nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính. Tác giả cho rằng: đối với các doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt khi có nhu cầu tài trợ cho các khoản đầu tư của mình thì việc sử dụng đến các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ là lựa chọn sau cùng..

Giả thuyết 6: Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng có mối tương quan đồng

biến (+) với đòn bẩy tài chính. Vì tác giả cho rằng: ở giai đoạn cần mở rộng quy mô để tăng thêm lợi nhuận, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, khi vận dụng hết các nguồn vốn nội tại thì doanh nghiệp sẽ sử dụng đến vốn vay.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)