KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48)

Từ kết quả của mô hình nghiên cứu và những đặc điểm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đưa ra những nhận định tình hình hoạt động và những gợi ý chính sách nhằm xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tiếp theo như sau:

- Những tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí do biến động giá dầu thế giới theo chiều hướng giảm mạnh.

40

+ Giá dầu thế giới giảm sẽ làm giảm lợi nhuận các doanh nghiệp dầu khí, điều này sẽ làm cho tăng tỷ lệ sử dụng nợ tại các doanh nghiệp dầu khí.

+ Sự sụt giản giá dầu sẽ làm cơ hội tăng trưởng thấp cùng với việc thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp dầu khí, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng nợ của các doanh nghiệp dầu khí, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ nợ này ở mức độ thấp hơn và có độ trể hơn so với việc tăng tỷ lệ sử dụng nợ từ nguyên nhân suy giảm lợi nhuận.

- Những tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp dầu khí từ quá trình tái cấu trúc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tái cấu trúc PVN theo hướng đổi mới sắp xếp, tái cấu trúc các doanh nghiệp dầu khí tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi: sắp xếp, phân định lại chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí để hạn chế cạnh tranh nội bộ và tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là: thăm dò, khai thác dầu khí; lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao trong đó thăm dò và khai thác dầu khí. Ở năm lĩnh vực ưu tiên này, PVN sẽ có những ưu tiên phát triển trong đó có việc tập trung, ưu tiên nắm giữ về vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ngoài ưu tiên PVN sẽ thực hiện lộ trình thoái vốn giảm tỷ lệ sở hữu (các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ khác..). Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cốt lõi, hay lĩnh vực ưu tiên việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu sẽ có rất nhiều thuận lợi do vốn PVN (vốn Nhà nước) nắm tỷ lệ chi phối, PVN với tiềm lực mạnh về vốn sẽ tạo cho các doanh nghiệp này ưu thế khi tăng vốn chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực ưu tiên của PVN, việc tái cấu trúc sẽ làm cho việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ rất khó khăn do chủ sở hữu là PVN không muốn đầu tư thêm vốn, do đó việc huy động vốn chủ sở hữu sẽ chuyển sang các cổ đông khác thông qua việc phát hành tăng vốn, tuy nhiên trong điều kiện thị trường tài chính hết sức khó khăn như hiện nay tương đối khó thực hiện. Bên cạnh đó, việc tiếp cận và huy động vốn vay trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp thuộc nhóm này cũng giảm nhiều ưu thế. Để có thể chủ động về các nguồn vốn nhằm giảm lệ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu nhà nước (nguồn vốn từ PVN), các doanh nghiệp dầu khí cần chủ động xây dựng một chiến lược để nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn chủ sở hữu thông qua thị trường chứng khoán và phát hành tăng vốn. Muốn vậy các doanh nghiệp trước hết

41

cần “lạnh mạnh” hóa và “minh bạch” hóa tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một cấu trúc vốn trong đó tỷ trọng vốn vay cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp những ích lợi giảm chi phí từ việc khấu trừ thuế, hay việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn sẽ giảm đáng kể chi phí vốn từ đó lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp sẽ tăng lên hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ được kỳ vọng là hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên mặt trái của vấn đề đó là với mức độ sử dụng vốn vay nhiều hơn, hay việc sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn nhiều hơn doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro lớn hơn (rủi ro về thanh khoản, rủi ro về khả năng thanh toán…). Như vậy rõ ràng là doanh nghiệp đã phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro để kỳ vọng nhận được lợi nhuận lớn hơn khi sử dụng nhiều vốn vay hơn. Ngược lại, việc lựa chọn vốn chủ sở hữu mang lại cho doanh nghiệp mức độ an toàn hơn trong thanh khoản nhưng doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí cao hơn.

Giữa tăng trưởng ổn định, phát triển về quy mô doanh nghiệp và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu có mối quan hệ 2 chiều, một mặt cấu trúc vốn tối ưu nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng một cách hiệu quả, ổn định và bền vững, nhưng quá trình việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu sẽ được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn ở những doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng và có quy mô lớn. Trong những năm qua bên cạnh những doanh nghiệp dầu khí luôn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định thì không ít các doanh nghiệp do ảnh hưởng của suy thoái và những khó khăn của nền kinh tế nói chung và bản thân vấn đề quản trị doanh nghiệp nói riêng đã gần như không có sự tăng trưởng, hoặc có sự gia tăng về quy mô nhưng hiệu quả hoạt động quá thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro (một biểu hiện của tăng trưởng nóng, đầu tư dàn trải). Do vậy, việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu ở những doanh nghiệp này sẽ khó khăn hơn và cần phải bắt đầu từ việc xác định cho mình một mức độ tăng trưởng hợp lý, ổn định và duy trì quy mô hợp lý.

Việc tái cấu trúc sẽ giảm tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp dầu khí và các tác động tiêu cực của nó như: sở hữu chéo có thể dẫn tới các giao dịch bất hợp lý, phi thị trường (unfair) giữa các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu lẫn nhau, việc sở hữu chéo ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản trị công ty, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định không thuần túy vì mục đích

42

kinh doanh, không hoàn toàn vì lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông không nắm giữ quyền chi phối, quản lý, điều hành doanh nghiệp…Việc sở hữu chéo dẫn đến tình trạng vốn của doanh nghiệp không phản ánh đúng bản chất của nó do việc sở hữu chéo làm bóp méo (tăng) giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu (bị ñội giá trị - double counting). Do vậy, tái cấu trúc vốn sẽ làm lành mạnh hóa cấu trúc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dầu khí và tiến tới xóa bỏ sở hữu chéo (đầu tư chéo) giữa các doanh nghiệp dầu khí.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48)