Các biến số và cách tính

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

Bài nghiên cứu gồm có một biến phụ thuộc và sáu biến độc lập: - Biến phụ thuộc:

Đòn bẩy tài chính (Lev) được đo lường bằng công thức: Nợ phải trả /Tổng tài sản.

- Biến độc lập:

+ Lợi nhuận (Prof) được đo lường bằng công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Tổng tài sản.

+ Cấu trúc tài sản (Tang) được đo lường bằng công thức: Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản.

+ Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) được đo lường bằng công thức: Khấu hao trong năm/Tổng tài sản.

+ Cơ hội tăng trưởng (Grow) được đo lường bằng công thức: % tăng trưởng Tổng tài sản.

+ Khả năng thanh toán hiện hành (Liq) được đo lường bằng công thức: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

+ Quy mô doanh nghiệp (Size) được đo lường bằng công thức: logarit cơ số e của Tổng tài sản cuối kỳ.

21

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp định lƣợng 3.2.1. Phƣơng pháp định lƣợng

- Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong kiểm định để thu thập các tác động lẫn nhau giữa các biến theo thời gian và không gian. Đối với bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng bởi vì việc sử dụng dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm so với dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Những ưu điểm này có thể kể như dữ liệu bảng cho nhiều thông tin hơn về đối tượng khảo sát, có khả năng kiểm soát tính không đồng nhất của các đối tượng, giảm sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do của mô hình tăng và do đó cũng cho độ tin cậy cao hơn. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8 để thực hiện hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).

- Trình tự các bước thực hiện định lượng như sau: + Bước 1: Thống kê, mô tả các biến.

+ Bước 2: Phân tích ma trận tương quan.

+ Bước 3: Dùng kiểm định Likelihood Ratio Test, Hausman Test để chọn ra mô phù hợp nhất trong ba mô hình: mô hình gộp ( Pooled ), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).

+ Bước 4:Sau khi chọn được mô hình tốt nhất, tác giả kiểm tra các khuyết tật của mô hình bằng việc tiến hành các kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng tự tương quan.

+ Bước 5: Từ kết quả của các kiểm định khuyết tật, tác giả khắc phục các khuyết tật của mô hình để tìm đưa ra mô hình tối ưu.

+ Bước 6: Căn cứ vào kết quả thu được từ mô hình tác giả đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu.

3.2.2. Các giả thuyết của nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như đã trình bày ở chương 2, tác giả đưa ra các giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau:

Giả thuyết 1: Lợi nhuận được kỳ vọng có mối tương quan nghịch biến (-) với

đòn bẩy tài chính. Vì tác giả có cùng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng khi các yếu tố khác không thay đổi, các công ty có lợi nhuận nhiều hơn thì nguồn tài chính nội bộ nhiều hơn, nên ít phải vay vốn hơn.

22

Giả thuyết 2: Cấu trúc tài sản được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến (+)

với đòn bẩy tài chính. Tác giả cho rằng các khi doanh nghiệp tăng tài sản cố định hữu hình thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay sẽ dễ dàng hơn, bên cạnh việc doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng hạn mức vay vốn vừa có thể hưởng lợi từ tấm chắn thuế từ lãi vay.

Giả thuyết 3: Tấm chắn thuế phi nợ được kỳ vọng có mối tương quan nghịch

biến (-) với đòn bẩy tài chính. Vì khi sử dụng tấm chắn thuế phi nợ càng nhiều thì sẽ làm giảm đi số thuế phải nộp, do khấu hao là một khoản chi phí nhưng không thực chi bằng tiền và được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản thu nhập chính bằng số khấu hao nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy có nhiều lợi nhuận sau thuế hơn, mà lợi nhuận thì có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy nên tấm chắn thuế phi nợ cũng có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy.

Giả thuyết 4: Cơ hội tăng trưởng được kỳ vọng có mối tương quan đồng biến

(+) với đòn bẩy tài chính. Vì tác giả cho rằng các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn để tài trợ cho các quyết định đầu tư như mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới…Theo lý thuyết trật tự phân hạng, trong giai đoạn tăng trưởng, nếu lợi nhuận giữ lại và nguồn nội bộ khác không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay và các nguồn tài trợ khác.

Giả thuyết 5: Khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan

nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính. Tác giả cho rằng: đối với các doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt khi có nhu cầu tài trợ cho các khoản đầu tư của mình thì việc sử dụng đến các nguồn tài trợ bên ngoài sẽ là lựa chọn sau cùng..

Giả thuyết 6: Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng có mối tương quan đồng

biến (+) với đòn bẩy tài chính. Vì tác giả cho rằng: ở giai đoạn cần mở rộng quy mô để tăng thêm lợi nhuận, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, khi vận dụng hết các nguồn vốn nội tại thì doanh nghiệp sẽ sử dụng đến vốn vay.

3.2.3. Mô hình nghiên cứu

Tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Mahvish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) đăng trên tạp chí Interdisciplinary Journal of Contemporary Reseach in Business ( IJCRM ), Volume 3, No 10, (2/2012) làm mô hình nghi6en cứu gốc, để xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình. Ngoài bốn yếu tố trong bài nghiên cứu Mah-

23

vish Sabir, Qaisar Ali Malik (2011) là lợi nhuận, tính thanh khoản, quy mô doanh nghiệp, và cấu trúc tài sản, tác giả cho rằng các yếu tố cơ hội tăng trưởng và tấm chắn thuế phi nợ cũng có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp giống như các kết

quả thực nghiệm của các nghiên cứu Dzung Nguyen, Ivan DiaZ -Rainey và Andros re-

goriou (2012) và Md. Faruk Hossain & Prof. Dr. Md. Ayub Ali (2012). Do đó, tác giả bổ sung thêm hai biến cơ hội tăng trưởng và tấm chắn thuế phi nợ vào trong mô hình

nghiên cứu của mình. Mô hình của nghiên cứu của tác giả gồm một biến phụ thuộc và

sáu biến độc lập như sau:

Trong đó:

+ Lev (đòn bẩy tài chính) : là biến phụ thuộc, được đo lường bằng công thức: Nợ phải trả /Tổng tài sản.

+ Prof (lợi nhuận) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Tổng tài sản.

+ Tang (cấu trúc tài sản) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản.

+ NDTS ( tấm chắn thuế phi nợ ) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: Khấu hao trong năm/Tổng tài sản.

+ Grow (cơ hội tăng trưởng) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: % tăng trưởng của tổng tài sản.

+ Liq (khả năng thanh toán hiện hành) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

+ Size (quy mô doanh nghiệp) là biến độc lập, được đo lường bằng công thức: logarit cơ số e của Tổng tài sản cuối kỳ.

3.2.4. Các phƣơng pháp kiểm định

3.2.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Mô hình lý tưởng là các biến độc lập không có mối tương quan với nhau, mỗi biến chứa đựng thông tin riêng lẻ về biến phụ thuộc và các thông tin đó không có trong biến độc lập khác, khi đó hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến

24

độc lập đối với biến phụ thuộc với giả định các biến độc lập khác không thay đổi, trường hợp này không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp một biến nào đó tương quan với một biến độc lập khác, điều đó có nghĩa mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Khi hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm định của mô hình và tính chính xác của số liệu.

Trong luận văn này, tác giả chọn quy tắc kinh nghiệm nhân tử phóng đại phương sai VIF để đánh giá mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.

3.2.4.2. Kiểm định tự tương quan

Tự tương quan được hiểu là có tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian (đối với số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian ( đối với số liệu chéo). Khi có hiện tượng tự tương quan thì các ước lượng OLS là không hiệu quả. Vì vậy, một trong những giả thuyết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên trong hàm hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Có nhiều cách để phát hiện tự tương quan như dùng phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin – Watson, kiểm định Berusch –Godfrey. . .

Trong luận văn này tác giả sử dụng kiểm định Durbin- Watson. 3.2.4.3 Kiểm định Likelihood Ratio Test

Để xác định giữa hai mô hình Pooled OLS và mô hình Fixed Effect thì mô hình nào sẽ phù hợp hơn đối với bộ dữ liệu phân tích, tác giả thực hiện kiểm định Likelihood Ratio Test.

Với giả định của mô hình Fixed Effect, ta có giả thuyết như sau:

Giả thuyết:

H0: tất cả các hệ số đều bằng 0 -> chọn mô hình Pooled. H1: tồn tại hệ số nào đó khác 0 -> chọn mô hình Fixed Effect.

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, ta chọn sử dụng mô hình Fixed Effect. Ngược lại, ta sử dụng mô hình Pooled.

25

3.2.4.4. Kiểm định Hausman Test

Để xem xét mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không với mức ý nghĩa α = 5%.

Giả thiết:

Ho: εi và biến độc lập không tương quan -> Chọn mô hình Random Effect H1: εi và biến độc lập có tương quan-> Chọn mô hình Fixed Effect.

Khi giá trị P_value <0.05 ta bác bỏ Ho, khi đó εi và biến độc lập tương quan với nhau ta sử dụng mô hình tác động cố định (FEM). Ngược lại, ta sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

26

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Ở chương này, tác giả đã trình bày chi tiết về việc thu thập dữ liệu và kết quả xử lý dữ liệu. Tác giả nêu phương pháp nghiên cứu và trình tự các bước để thực hiện. Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa ra sáu giả thuyết cho nghiên cứu của mình như sau: Các yếu tố cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, quy mô được kỳ vọng là có tương quan đồng biến (+) với đòn bẩy tài chính và các yếu tố lợi nhuận, tấm chắn thuế phi nợ, khả năng thanh toán hiện hành được kỳ vọng là có tương quan nghịch biến (-) với đòn bẩy tài chính.

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) cho nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiểm định sẽ thực hiện để kiểm tra độ tin cậy và tính chính xác của kết quả nghiên cứu.

27

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DẦU KHÍ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ

4.1.1 Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức – quản lý của PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tiền thân là Công ty Dầu khí Quốc gia, được thành lập theo các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - PVN vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế, vừa có chức năng của một Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là các doanh nghiệp do PVN và các tổng công ty dầu khí trực thuộc hoặc các công ty con các cấp tiếp theo đang trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp liên kết với PVN là các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của PVN và của công ty con và không nắm quyền chi phối. Công ty mẹ - PVN, các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết gọi chung là “doanh nghiệp dầu khí”.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, bao gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Công ty mẹ - PVN có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển chung của Tập đoàn; việc phối hợp hoạt động SXKD; kết nối các mối quan hệ, các liên kết kinh tế trong Tập đoàn; việc hỗ trợ các đơn vị thành viên trong tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ về khoa học - công nghệ và các quan hệ khác với bên ngoài Tập đoàn.

28

Những đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tạo ra những ảnh hưởng đặc thù đối với cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp dầu khí.

4.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của PVN ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí của các doanh nghiệp dầu khí

- Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều này này đã có ảnh hưởng rất lớn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí qua việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ vốn Nhà nước tương đối thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác, đồng thời việc huy động vốn vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng có nhiều ưu thế hơn do thương hiệu và uy tín của PVN.

- PVN hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, trong đó có 5 lĩnh vực kinh doanh chính của là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Lọc – hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước lớn mà quan trọng hơn đó là những lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, những lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược của quốc gia. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp dầu khí có tốc độ phát triển nhanh về quy mô trong thời gian qua. Và các doanh nghiệp dầu khí có ưu thế rất lớn về vốn chủ sở hữu do thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ vốn để duy trì sự chi phối của Nhà nước đối với lĩnh vực then chốt của nền kinh tế này.

- Tuy nhiên, lợi nhuận của PVN hiện nay vẫn dựa trên hoạt động khai thác xuất

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)