Sự phát triển thể chất Về mặt thể chất, lứa tuổi thiếu niên được coi như thời kỳ thay đổi sinh học cực kỳ nhanh chóng, ngang hàng với thời kỳ phát triển phôi thai và trẻ sơ sinh... 4 Nhữ
Trang 14
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM TUỔI THIẾU NIÊN (12 – 17 tuổi )
Trang 24
Tuổi thiếu niên thường được coi như lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng
Thông thường trẻ bắt đầu có những biểu hiện hành vi ứng xử như thiếu niên sớm hơn nhiều so với khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu về sinh lý
Trang 34
Trong các thời đại lịch sử trước đây, giai
đoạn lứa tuổi thiếu niên là tương đối ngắn
Nó hầu như không có ở các bầy người
nguyên thủy, và chỉ chiếm khoảng thời gian
rất ngắn ở các xã hội bộ tộc vì sau khi chín
muồi về mặt tính dục là con người đã bước
ngay vào cuộc sống của người trưởng
thành, sinh con đẻ cái
Trang 44
L.X Vưgôtxki đã phân biệt 3 điểm chín
muồi của con người xã hội: Chín muồi về
mặt cơ thể, chín muồi về giới tính và chín
muồi về mặt tâm lý xã hội
Trong xã hội hiện đại, những mốc chín muồi
về 3 phương diện trên có xu hướng tách rời
nhau Chúng ta có thể thấy ở trẻ em: đầu
tiên là sự chín muồi về mặt giới tính, sau đó
là sự chín muồi về mặt cơ thể, và cuối cùng
mới là sự chín muồi về mặt tâm lý xã hội
Chính sự tách rời các mốc chín muồi này là
cơ sở để hình thành giai đoạn lứa tuổi vị
thành niên
Trang 54
Vưgôtxki (và nhiều tác giả khác) cho rằng
những đặc điểm diễn biến và độ dài của tuổi
thiếu niên rất khác nhau ở các xã hội có trình
độ phát triển khác nhau
Sự hình thành giai đoạn lứa tuổi này mang
đậm nét văn hoá xã hội lịch sử
Trang 64
Ở nước ta, giai đoạn lứa tuổi này
cũng có những đặc điểm và độ dài
khác nhau giữa nông thôn và
thành thị, giữa các trung tâm phát
triển và các vùng miền xa xôi
Trang 74
1 Sự phát triển thể chất
Về mặt thể chất, lứa tuổi thiếu niên được coi
như thời kỳ thay đổi sinh học cực kỳ nhanh
chóng, ngang hàng với thời kỳ phát triển
phôi thai và trẻ sơ sinh
Trang 84
Các hoóc môn tạo nên chiều cao được
sản sinh mạnh mẽ tạo sự phát triển
bùng phát về chiều cao và thể lực, kèm
theo sự thay đổi về tỉ lệ của cơ thể
Tuyến nội tiết dưới da hoạt động mạnh
mẽ dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá
trên mặt, tuyến mồ hôi cũng làm việc
tích cực và tạo ra thứ mùi đặc trưng của
cơ thể
Trang 94
Hoóc môn “nam tính” và “nữ tính” đều tồn
tại trong đại diện của cả hai giới
Tuy nhiên, ở nam có nhiều androgen (kích
thích tố nam) và quan trọng hơn cả là hoóc
môn testosterone (kích thích dục tố nam).
Ở nữ là hoóc môn estrogen (kích thích tố
nữ) và progesterone (kích thích dục tố nữ)
Tuyến sinh dục nữ tạo ra estrogen và điều
hòa quá trình rụng trứng, còn ở nam giới
androgen sẽ điều hòa quá trình sản sinh
tinh trùng
Trang 104
Dậy thì
Dậy thì ở nữ được đánh dấu bởi sự xuất hiện
kinh nguyệt lần đầu tiên Dậy thì ở nam được
đánh dấu bởi lần xuất tinh đầu tiên có chứa tế
bào sinh sản
Trang 114
thì của trẻ nam và nữ:
Trang 124
Sự lo lắng về hình dáng
Thiếu niên cảm nhận rất rõ sự biến đổi của cơ
thể Cả hai giới đều lo lắng theo dõi sự phát
triển của bản thân, so sánh bản thân với
những hình mẫu chuẩn Các em rất nhạy cảm
với bộ dạng bên ngoài của mình, đến làn da,
mụn và trứng cá trên mặt
Trang 134
Sự thay đổi chiều cao, cân nặng đi kèm với
sự thay đổi tỉ lệ cơ thể:
Đầu, bàn tay, bàn chân thường đạt tới kích
thước của người lớn trước, sau đó là cánh
tay và cẳng chân, sau đó là thân mình
Bộ xương phát triển mạnh và nhanh hơn so
với sự phát triển cơ bắp
Tất cả những điều đó dẫn đến sự mất cân
đối cơ thể Trẻ thường cảm thấy xấu hổ về
những thay đổi trên cơ thể của mình
Trang 154
Trẻ rất quan tâm tới vẻ bên ngoài của mình
Sự mất cân đối giữa các phần của cơ thể, sự lóng ngóng, vụng về, khuôn mặt không thanh
tú, da nổi trứng cá, béo hay gầy quá, cao hay thấp quá, tất cả đều có thể dẫn tới cảm giác không hoàn thiện của bản thân Nhiều em trở nên khép kín, thậm chí âu sầu
Trang 164
Những phản ứng cảm xúc nặng nề về vẻ ngoài
của trẻ vị thành niên có thể được làm dịu đi
bằng những mối quan hệ thân thiện, ấm áp với
những người thân thiết, đặc biệt là những
người lớn tế nhị và luôn thông hiểu trẻ
Trang 174
2 Sự phát triển nhận thức
Ở tuổi thiếu niên, tư duy trừu tượng phát triển
Các thao tác cụ thể đã được hình thành ở lứa
tuổi trước đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện,
trở thành các thao tác tư duy trừu tượng
Trang 184
Đây chính là giai đoạn phát
triển thao tác lôgic hình
thức trong học thuyết về sự
phát triển trí tuệ trẻ em của
Piaget
Các em đã có khả năng lý
luận lôgic hoàn toàn trên
phương diện ngôn ngữ,
tách rời các vật liệu trực
quan, cụ thể
Xuất hiện khả năng tưởng
tượng hình học không gian,
nhìn thấy lát cắt không gian
của các hình trên bản vẽ
Trang 194
Sự phát triển trí tuệ dẫn đến sự trí tuệ hóa các
quá trình tri giác, trí nhớ
Khối lượng tài liệu cần nhớ tăng tới mức trẻ đã
phải chấm dứt hẳn việc học thuộc lòng, mà
phải nhớ ý chính của tài liệu
Ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ viết phát triển tới
trình độ mới
Trang 204
Sự phát triển trí tuệ cùng với những nhu cầu, tình cảm đầy ắp cuộc sống của thiếu niên tạo điều kiện cho tưởng tượng của các em bay bổng và có sức sáng tạo
Nhiều em bắt đầu làm thơ, viết văn, vẽ, thiết kế thời trang …, và thường tưởng tượng mình trong vai những con người lý tưởng
Sự tưởng tượng có thể giúp trẻ giải tỏa những xúc cảm, những nhu cầu không được thỏa mãn
Trang 214
Phạm vi và nội dung tư duy của thiếu niên mở rộng và phong phú hơn
Ngoài việc giải quyết các vấn đề của hoạt động học tập, thiếu niên còn vận dụng khả năng tư duy của mình vào quá trình khám phá những tri thức, những chuẩn mực xã hội
Trang 224
Khả năng hiểu được những tình huống giả định khiến các em thường xuyên so sánh những hình mẫu lý tưởng với những gì chúng vẫn nhìn thấy hàng ngày thực tế và thường tỏ thái độ chỉ trích đối với tất
cả những khiếm khuyết của cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội
Chính vì thế, thiếu niên thường có thái độ phản kháng với người lớn trong gia đình, với thầy cô trong trường học
Trang 234
Người lớn nên tôn trọng nhu cầu muốn
được đối xử như người lớn của thiếu niên,
tôn trọng những quan điểm riêng của các
em, cho phép các em độc lập hơn trong việc
giải quyết một số vấn đề trong phạm vi có
thể
Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ có cảm
nhận mạnh mẽ về giá trị bản thân như một
nhân cách đều được lớn lên trong gia đình
có cha mẹ không chỉ dạy dỗ, trợ giúp mà
còn cho phép con cái được quyền có chính
kiến riêng
Trang 244
Cuối tuổi thiếu niên, ở một số trẻ có thể nảy
sinh mối quan tâm đến những vấn đề xã hội,
chính trị và đạo đức
Đôi khi các em còn bàn luận về tương lai,
đưa ra những ý tưởng mới của mình và có
cái nhìn tổng quát riêng về thế giới
Trang 254
3 Sự phát triển tự ý thức.
Ở thiếu niên lần lượt xuất hiện hai cấu trúc
tâm lý đặc biệt của tự ý thức: đó là “cảm giác
mình là người lớn” và “cái tôi”
Trang 264
Cảm giác mình là người lớn
Tất nhiên thiếu niên còn lâu mới thực sự là người lớn về mặt cơ thể, tâm lý và
xã hội Các em chưa thể thực sự bước vào cuộc sống của người trưởng thành, nhưng luôn hướng về đó
Trang 274
Đó là mong muốn được tự quyết định trong cách ăn mặc, quan hệ với bạn bè, các sở thích riêng, mong muốn được đối
xử bình đẳng với người lớn
Những biểu hiện của “cảm giác mình là người lớn” thể hiện phần lớn ở vẻ bề ngoài, trong phong cách đi đứng, nói năng, ăn mặc của trẻ
Trang 284
Sự thay đổi trong cách nói năng, ăn mặc và
những đòi hỏi của trẻ nhiều khi trở thành
guyên nhân gây mâu thuẫn giữa cha mẹ và
con cái, gây xung đột, cãi cọ trong gia đình
Trang 294
Một mặt, thiếu niên muốn khẳng định tính cách
độc đáo của mình, mặt khác lại không muốn
mình khác đám bạn bè nên rất muốn có kiểu
quần áo, đầu tóc mà các bạn mình có
Trang 304
“Cảm giác mình là người lớn” được hình thành và bắt nguồn từ sự chín muồi tính dục Tuy nhiên, sự trưởng thành về mặt tâm lý xã hội mới là yếu tố chính quyết định nội dung của cảm giác này
Trang 314
Một thiếu niên dù cao lớn nhưng lại xử sự
như đứa trẻ cũng không được coi là “lớn”,
trong khi một thiếu niên khác có tầm vọc
nhỏ hơn nhưng lại có hành động suy nghĩ
khá chín chắn thì vẫn được những người
xung quanh đánh giá cao hơn
Trang 324
Tự đánh giá
Xu hướng tự phân tích, đôi khi là tự đào bới
bản thân của thiếu niên thường dẫn đến việc
không hài lòng về mình Thêm vào đó, thái
độ khắt khe với các đặc điểm ngoại hình của
bản thân làm cho tự đánh giá của thiếu niên
thường thấp và không ổn định.
Trang 334
Thiếu niên luôn quan tâm đến
vẻ bên ngoài của mình và nghĩ rằng mọi người xung quanh cũng luôn để ý đến ngoại hình của chúng Điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ
Trang 35Những nam thiếu niên dậy thì sớm
thường có nhiều ưu thế hơn so với các
bạn cùng lứa Nhưng những cô bé
trưởng thành sớm thường cảm thấy
xấu hổ, ít có cơ hội trao đổi với bè bạn
về những đổi thay trong cơ thể hay tình
cảm và hay bị bạn bè trêu chọc
Trang 364
Đến cuối tuổi thiếu niên, sau thời gian dài
tìm kiếm bản thân, từ chỗ các nét nhân
cách chưa ổn định, ở trẻ dần hình thành hệ
thống các biểu tượng về bản thân tương
đối gắn kết và ổn định Đó là biểu tượng về
“cái tôi” của trẻ
Trang 374
Có thể nói, giai đoạn tuổi thiếu niên là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển tự ý thức của trẻ em
Trang 384
Cảm xúc
Cùng với sự phát triển tự ý thức, ở lứa
tuổi này xuất hiện xu hướng tách xa mọi
người để đi sâu vào việc phân tích bản
thân
Ở các em thường xuất hiện cảm giác cô
đơn, những nỗi buồn không hiểu nổi
Thiếu niên ít nói về những tình cảm này,
mà thường viết trong nhật ký hay những
bài thơ của mình
Trang 414
Một đặc điểm cũng khá phổ biến ở lứa tuổi
thiếu niên là sự tưởng tượng của đứa con
nuôi Các em đau khổ một mình vì không ai
hiểu mình, không ai yêu mình Chắc chắn
mình chỉ là con nuôi trong gia đình mà thôi
Trang 424
Tuy vậy, cũng rất may, suy nghĩ này cũng dần qua đi Nhất là khi đứa trẻ hiểu được cha mẹ luôn yêu thương và thực sự quan tâm tới chúng
Trang 434
Lạm dụng tình dục
Thật đáng tiếc là nhiều thiếu niên thuộc mọi
tầng lớp kinh tế - xã hội bị lợi dụng hoặc bị lạm
dụng tình dục (bị buộc phải quan hệ tình dục
khi không đồng ý)
Có lẽ những trường hợp được thông báo công
khai chỉ là một phần nhỏ số các vụ việc xảy ra
trên thực tế
Trang 444
Dạng phổ biến nhất của hành vi lạm dụng
tình dục là việc những người đàn ông lớn
tuổi, họ hàng hay bạn thân của gia đình
xâm hại đến trẻ nữ
Trang 454
Tác động của các hành vi xâm hại tình dục đến trẻ rất nặng nề Những trẻ bị tổn thương bởi xâm hại tình dục luôn mặc cảm, xấu hổ và tỏ ra bất lực trước hoàn cảnh Chúng luôn có cảm giác bị
cô lập, lạc lõng khỏi đám bạn và mất hết niềm tin vào người lớn
Trang 464
Xâm hại tình dục cũng xảy
ra đối với trẻ nam, chủ yếu
là tiếp xúc đồng giới Kẻ xâm
hại thường là người trong
gia đình, hành vi xâm hại do
Trang 474
Các hành vi xâm hại tình dục còn có hậu quả
lâu dài ảnh hưởng đến việc tự đánh giá và
nhận định giá trị bản thân ở trẻ trong suốt cuộc
đời sau này
Trang 484
4 Giao tiếp của thiếu niên
Giao tiếp với bạn cùng tuổi
Giao tiếp với cha mẹ
Trang 494
Giao tiếp với bạn cùng tuổi
Giao tiếp với bè bạn trở thành dạng hoạt
động quan trọng Cùng với hoạt động học
tập, giao tiếp thân tình là một trong các
hoạt động chủ đạo của thiếu niên
Trang 514
Bạn thân của thiếu niên thường là những bạn
cùng tuổi, cùng giới tính, học cùng lớp, thuộc
cùng một tầng lớp xã hội Chúng thường có
cùng mức thành công trong học tập Nhưng
không phải bao giờ cũng vậy
Trang 52Nếu trẻ tham gia vào nhóm có
mức độ phát triển xã hội cao, thì
Trang 534
Có rất nhiều trẻ không tìm thấy chỗ đứng của
mình ở nhóm nào cả Những trẻ như vậy
thường cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa đám
bạn bè
Trang 544
Giao tiếp với cha mẹ:
Mặc dù ảnh hưởng của cha mẹ tới thiếu niên
đã thu hẹp hơn rất nhiều, nhưng giao tiếp của
cha mẹ với thiếu niên vẫn có vai trò vô cùng
quan trọng
Trang 554
Các ý kiến của bạn bè thường được
thiếu niên rất quan tâm, đặc biệt đối
với các vấn đề như ăn mặc, sở thích,
giải trí, quan hệ bạn bè
Nhưng định hướng giá trị, chuẩn
mực đạo đức, quan điểm xã hội của
thiếu niên lại chịu ảnh hưởng nhiều
nhất vào ý kiến của cha mẹ và giáo
dục gia đình
Trang 584
Những rắc rối trong giao tiếp giữa
cha mẹ và con cái thường xảy ra do
cha mẹ kiểm soát con quá chặt về
hành vi, về học tập, về sự chọn lựa
bè bạn …, hoặc áp đặt ý muốn của
mình cho con cái
Việc kiểm soát con cái ở các gia đình
rất khác nhau Kiểm soát quá khắt
khe hay không kiểm soát chút nào
đều không tốt đối với sự phát triển
của con trẻ
Trang 594
D Baumrind và Maccoby đã sử dụng
các tiêu chí: mức độ kiểm soát và tình
cảm của cha mẹ đối với con cái để xác
định phong cách giáo dục của các bậc
cha mẹ
Kiểm soát của cha mẹ là thuật ngữ các
tác giả dùng để chỉ xu hướng hạn chế
sự tự do hành động của con cái mình
Tình cảm của cha mẹ là sự thể hiện
mức độ cảm xúc nồng ấm và sự khích
lệ của cha mẹ
Trang 604
Theo Maccoby, 1984, sự kiểm soát và tình
cảm của cha mẹ có ảnh hưởng tới sự hình
thành quan niệm cái Tôi, sự tiếp thu các giá trị
đạo đức cũng như sự phát triển các kỹ năng
xã hội của trẻ
Trang 614
Trang 624
Có thể nêu khái quát đặc điểm của mỗi nhóm cha mẹ như sau:
Cha mẹ dân chủ thường kết hợp sự
kiểm soát với tình cảm ấm áp Tuy cha
mẹ đặt ra những hạn chế nhất định đối với hành vi của con cái, song cha mẹ giải thích cho chúng ý nghĩa và những nguyên nhân của các hành động đó
Trang 634
Cha mẹ độc đoán thường xuyên kiểm soát hành vi của con cái mình và ít có
những biểu hiện tình cảm ấm áp với chúng Họ yêu cầu con cái thực hiện nghiêm ngặt các quy định đã đưa ra
Trang 644
Cha mẹ bảo trợ (khoan nhượng) thường thể hiện nhiều tình cảm nhưng
không nhất quán, đồng thời rất ít kiểm soát con Họ ít khi ngăn cấm con cái làm điều gì, thậm chí hoàn toàn không có sự hạn chế nào
Trang 654
Cha mẹ phó mặc thường không đoái hoài gì đến con cái Họ không kiểm soát
con và cũng không thể hiện tình cảm ấm áp hay sự đồng tình đối với chúng
Trang 664
Trên thực tế, ở mỗi gia đình luôn có
sự pha trộn giữa các phong cách giáo
dục, chỉ có thể nói cách giáo dục nào
nghiêng về xu hướng nào và ở mức
độ nào mà thôi
Hơn nữa, cách ứng xử của cha mẹ
có thể thay đổi trong các tình huống
khác nhau Có thể trong tình huống
này cha mẹ có vẻ dân chủ, trong tình
huống khác lại có vẻ độc đoán
Trang 674
Cần lưu ý rằng, ở những
nền văn hoá khác nhau có
những quan điểm giáo dục
rất khác nhau và chúng ta
không thể nói rằng một
cách giáo dục nào đó là tốt
nhất Ví dụ, trong các gia
đình Trung Quốc cha mẹ
thường độc đoán và kiểm
soát con cái chặt chẽ