Trong mỗi giai đoạn bao gồm sự phát triển của nhiều chức năng tâm lí và mối quan hệ qua lại giữa chúng dưới ảnh hưởng của hoạt động chủ đạo, nổi bật lên là những đặc điểm tâm lý đặc trưn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON
BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)
SỰ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 2 (Dành cho sinh viên ngành CĐGD mầm non)
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng Nguyễn Thị Xuân Hương
Trang 2MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 4
TÂM VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4
1.1 Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo 4
1.2 Phát triển tâm vận động của trẻ mẫu giáo 15
CHƯƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MẶT XÃ HỘI 21
TRONG NHÂN CÁCH TRẺ MẪU GIÁO 21
2.1 Sự hình thành và phát triển ý thức về bản thân ở trẻ mẫu giáo 21
2.2 Sự phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ ở trẻ mẫu giáo 23
2.3 Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo 25
2.4 Sự phát triển ý chí ở trẻ mẫu giáo 27
CHƯƠNG 3 SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ MẪU GIÁO 29
3.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo 29
3.2 Sự phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ mẫu giáo 32
3.3 Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 36
3.4 Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 38
3.5 Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 46
3.6 Đặc điểm phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 48
CHƯƠNG 4 DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON VÀ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG TÂM LÝ CHO TRẺ VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC 53
4.1 Khái niệm dạy và học trong giáo dục mầm non 53
4.2 Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho trẻ vào trường tiểu học 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Học phần sự học và sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non 2 giới thiệu về
sự phát triển tâm lí của trẻ từ 3 đến 6 tuổi nhằm giới thiệu với sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non với những vấn đề cơ bản, có hệ thống của tâm lý học trẻ em Bài giảng được biên soạn dựa trên sự đúc kết những thành tựu tâm lí học trẻ em của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà tâm lí học nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam Ở đây, các tác giả trình bày sự phát triển của trẻ không theo từng chức năng riêng lẻ mà theo từng giai đoạn phát triển Trong mỗi giai đoạn bao gồm sự phát triển của nhiều chức năng tâm lí và mối quan hệ qua lại giữa chúng dưới ảnh hưởng của hoạt động chủ đạo, nổi bật lên là những đặc điểm tâm lý đặc trưng cho mỗi lứa tuổi, giúp chúng ta hiểu được một cách toàn vẹn của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển; đồng thời thấy được cả quá trình phát triển từ 3 đến 6 tuổi, từ đó có thể rút ra những phương pháp, con đường phù hợp nhật cho mỗi giai đoạn phát triển cũng như toàn bộ quá trình hình thành nhân cách của mỗi trẻ
Tác giả
Trang 4CHƯƠNG 1 CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TÂM VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 1.1 Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo
1.1.1 Hoạt động vui chơi
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động vô tư, trẻ chơi không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả Trong khi chơi, các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội được mô phỏng lại Hoạt động vui chơi mang lại cho trẻ một sự phát triển trong trạng thái tinh thần vui vẻ, dễ chịu
a Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em
- Hoạt động vui chơi mang tính chất vô tư: khi chơi trẻ không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực mang tính thực dụng nào cả Trong khi đó, người học sinh trong hoạt động học tập chủ tâm nắm vững tri thức kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và người lao động chủ tâm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội và cho bản thân Nguyên nhân dẫn đến trẻ tham gia vào trò chơi chính là sự hấp dẫn bản thân quá trình chơi chứ không chủ tâm nhằm tới kết quả đạt được của hoạt động đó
- Hoạt động vui chơi của trẻ là sự mô phỏng hoạt động của người lớn, những hoạt động của con người với tự nhiên và con người với xã hội Do đó, hoạt động này mang tính tượng trưng, khi chơi trẻ có thể dùng các vật thay thế để tượng trưng cho người thật việc thật Đây là điều kiện cần thiết giúp trẻ có được niềm say mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị, làm này sinh trí tưởng tượng và chức năng kí hiệu - tượng trưng, một chức năng tâm lý cần thiết cho cuộc sống, học tập, lao động của mỗi người
- Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính tự do Khác với học tập và lao động, vui chơi không buộc phải tuân theo một phương thức chặt chẽ nào trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn mà chỉ mô phỏng chung chung vẻ bề ngoài Tính tự do trong hoạt động vui chơi của trẻ còn thể hiện ở tính tự nguyện khi tham gia vào trò chơi, hành động chơi của trẻ hoàn toàn xuất phát từ hứng thú cá nhân, chứ không do một sự áp đặt nào từ phía bên ngoài
- Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động độc lập và tự điều khiển Hơn bất cứ hoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ bộc lộ hết mình một cách tích cực và chủ động Chơi là một hoạt động độc lập và tự chủ đầu tiên của trẻ em Trong khi chơi, đứa trẻ cố làm lấy moi việc (tự chọn trò chơi, bạn chơi, đồ chơi ), cố gắng suy nghĩ để khắc phục trở ngại xuất hiện trong quá trình chơi Có lẽ ít có hoạt động nào mà khi tham gia trẻ lại thể hiện tinh thần tự cao đến vậy
Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập và sự tự điều khiển hành vi khi chơi cho phù hợp với trò chơi và bạn chơi Nhờ đó, trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn phát huy mọi khả năng sinh lí và tâm lí của mình
Trang 5- Hoạt động vui chơi của trẻ mang màu sắc xúc cảm chân thực mạnh mẽ Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ em chính là vì nó thâm nhập một cách dễ dàng hơn cả vào thế giới tình cảm, mà tình cảm đối với trẻ em là động cơ thúc đẩy hành động mạnh mẽ nhất Do vậy, đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó Dẫu biết rằng trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều không có thật, nhưng tình cảm mà các em biểu hiện trong đó tình cảm là chân thật nhất Không bao giờ đứa trẻ thờ ơ với những gì mà mình thể hiện Sắc thái cảm xúc chân thực mạnh mẽ mà trẻ bộc lộ trong trò chơi là một đặc điểm rất dễ nhận ra, khiến cho cả những nghệ sĩ tài ba cũng mong có được trong hoạt động nghệ thuật của mình
b Các thành tố của hoạt động vui chơi
- Loại 2: Là loại trò chơi có luật Người chơi phải tuan thủ luật đã được quy định một cách khách quan trong trò chơi Loại trò chơi này rất phong phú, nhiều nhất là trò chơi trí tuệ và trò chơi thể thao
Nếu thời gian làm tiêu chí phân loại thì cũng có thể chia ra hai loại trò chơi:
- Loại thứ nhất: Trò chơi dân gian cổ truyền
- Loại thứ hai: trò chơi hiện đại
* Hành động chơi
- Hành động chơi là hành động của người tham gia vào trò chơi Đó là, hành động giả bộ, hành động của trẻ em mô phỏng lại hành động của người lớn trong xã hội với việc sử dụng vật thay thế (thay thế cho vật thật) Nét nổi bật của hành động chơi là tính tượng trưng Hành động chơi được J.Piaget gọi là hành động tượng trưng và phát hiện lần đầu trong khi quan sát trẻ chơi, để phân biệt với hành động thật như hành động bắt chước trực tiếp (hành động bắt chước người lớn khi đang hành động với đồ vật thật như thấy người lớn cầm lược chải đầu trẻ cũng cầm lược chải đầu) và hành động bắt chước gián tiếp (khi không còn nhìn thấy người lớn hành động bằng vật thật như cầm lược chải đầu mà vẫn bắt chước lại được) Hai kiểu hành động bắt chước trực tiếp và gián tiếp đó vẫn chưa phải là hành động chơi Phải đến một trình độ, khi trẻ biết sử dụng vật thay thế như cầm cái que (vật thay thế) giả vờ làm chiếc lược chải đầu, khi đó trẻ mới xuất hiện hành động tượng trưng - hành động chơi, thường là vào tuổi lên ba hay sớm hơn nữa (nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà) Nhờ đó, ở trẻ mới hình thành nên một chức năng mới, đó là chức năng kí hiệu tượng trưng Hành động tượng trưng được thực hiện trong nhiều trò chơi mà rõ nét nhất là trong trò chơi đóng vai
Trang 6* Đồ chơi
+ Đồ chơi là phương tiện để chơi
Nói đến chơi không thể không nhắc tới đồ chơi Đồ chơi là phương tiện để chơi, là người bạn thân thiết của trẻ thơ, nguồn tạo ra niềm vui Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, thậm chí cũng như thí nghiệm đối với nhà khoa học Do đó, sắm đồ chơi cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết chẳng khác nào mua sắm thức ăn, quần áo, vật dụng cho cuộc sống + Đặc điểm của đồ chơi
Đồ chơi rất phong phú, đa dạng về thể loại, vật liệu chế tạo, kĩ thuật sản xuất, phù hợp lứa tuổi Tuy vậy, chúng đều có chung những đặc điểm sau:
- Tính tượng trưng: Đồ chơi không phải là đồ vật thật mà là đồ vật thay thế tượng trưng cho đồ vật thật, chỉ mô phỏng hình dáng bên ngoài của đồ vật một cách ước lệ
- Tính khái quát: Đồ chơi là sự mô phỏng dáng vẻ bề ngoài của đồ vật thật nhưng không cần phải giống đến từng chi tiết mà chỉ hao hao mang tính đại thể, tính khái quát, nhờ đó việc sử dụng đồ chơi của trẻ trở nên linh hoạt, kích thích óc tư duy và trí tưởng tượng của trẻ
- Tính năng động: Tính năng động của đồ chơi phải bảo đảm cho trẻ hành động tự
do với đồ chơi, có thể thao tác nhiều cách với nó Tính năng động của đồ chơi còn thể hiện ở những bộ phận cử động phát ra âm thanh sẽ làm cho trẻ thích thú
Khi tạo ra hoặc mua sắm đồ chơi cho trẻ em, người lớn cần chú ý:
- Đồ chơi phải an toàn, tránh những đồ chơi dễ gây nguy hiểm và độc hại
- Đồ chơi phải được tiếp xúc và hành động tự do với đồ chơi
- Đồ chơi phải phong phú, nhiều dạng, nhiều hình, tránh để trẻ phải chơi một thứ
đồ chơi đơn điệu, tẻ nhạt
- Đồ chơi phải mang tính thẩm mĩ, tránh những đồ chơi xấu
1.1.1.2 Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò chủ đạo của nó đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo
a Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Là loại trò chơi mà khi chơi trẻ mô phỏng một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội thông qua việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó
để thực hiện chức năng xã hội của họ bằng những hành động mang tính tượng trưng Trò chơi này chiếm một vị trí trung tâm của hoạt động vui chơi và giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có nghĩa là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ đã gây ra những biến đổi về chất, tạo ra cấu tạo mới trong đời sống tâm lí của trẻ, chứ không hẳn là trẻ dành nhiều thời gian để chơi Cấu tạo mới
đó là sự hình thành ở trẻ một nhân cách
Trang 7Trò chơi ĐVTCĐ là hình thức tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống xã hội được trẻ ưa thích, đặc biệt là trẻ mẫu giáo Khi tính độc lập phát triển mạnh, trẻ thích sống và làm việc như người lớn thích gia nhập vào những mối quan hệ xã hội, nhưng khả năng các bé còn quá non nớt, không thể làm nổi những việc đó Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ cần phải tìm đến một hoạt động gần giống với hoạt động của người lớn trong xã hội
là tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ Ở đây, trẻ thử ướm mình vào một người lớn nào đó
mà mình quan tâm để hành động giống họ, nhằm thỏa mãn nguyện vọng là được sống
và làm việc giống như người lớn
Khi tham gia trò chơi ĐVTCĐ, lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người và người được hiện ra một cách khách quan Qua đó, trẻ có thể hiểu được trong xã hội mọi người lớn đều có quyền lợi và nghĩa vụ đối với bản thân cũng như đối với những người xung quanh Như vậy, trò chơi ĐVTCĐ đã giúp trẻ dần dần thoát khỏi tình trạng duy kỉ
để tạo thành một nhân cách
Trong vô vàn trò chơi thì trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mang đầy đủ nhất, rõ nét nhất các đặc điểm của trò chơi nói chung và phổ biến nhất ở trẻ mẫu giáo, mang bản chất xã hội sâu sắc nhất và cũng có cấu trúc khá phức tạp
b Cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ
* Chủ đề chơi
Trò chơi ĐVTCĐ bao giờ cũng được thực hiện xoay quanh một chủ đề nhất định Đó là một mảng cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa vào biểu tượng sinh động của chính đứa trẻ về cuộc sống xung quanh Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn lên chủ
đề chơi càng sâu rộng hơn Lúc đầu trẻ chỉ phản ánh vào trò chơi những chủ đề gần gũi như sinh hoạt gia đình, bệnh viện hay trường học, dần dần chủ đề lớn hơn, xa hơn như chủ đề xây dựng, bưu điện, du lịch những chủ đề trẻ chơi bao giờ cũng phản ánh cuộc sống xã hội đương thời
* Hoàn cảnh chơi
Sự phản ánh cuộc sống vào trò chơi không còn giữ nguyên như nó vốn có trong đời thực Trong trò chơi, mọi cái đều mô phỏng, đó là hoàn cảnh chơi mà trẻ tưởng tượng ra Hoàn cảnh chơi xuất hiện khi trẻ thực hiện hành động của một nhân vật nào
đó nhưng không hành động với vật thay thế Rõ ràng đây là mâu thuẫn trẻ thường gặp trong khi chơi Để giải quyết mâu thuẫn đó buộc trẻ phải tưởng tượng ra vật thay thế chính là vật thật và bản thân mình chính là nhân vật có thật trong cuộc sống Tất cả từ vai chơi, hành động chơi, đồ chơi đều được trẻ mô phỏng bằng trí tưởng tượng của mình bằng những kí hiệu tượng trưng, như vậy trò chơi mới tiến hành được.Như vậy, khi chơi trí tưởng tượng của trẻ buộc phải hoạt động, tức là trí tưởng tượng của trẻ được hình thành và phát triển trong hoạt động vui chơi “Tâm lý trẻ được hình thành và phát triển bằng hoạt động” (TLH Hoạt động), “Hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng”
Trang 8(A.N.Lêonchiep) Đến lượt nó, trí tưởng tượng lại giúp cho hoạt động vui chơi được thực hiện dễ dàng hơn, bay bổng hơn Điều đó chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ trò chơi nào của trẻ em
Như vậy, hoàn cảnh chơi chính là kết quả của hành động chơi mang tính chất tượng trưng rõ nét
* Vai chơi
Trong trò chơi ĐVTCĐ bao giờ cũng có các vai và hành động chơi chủ yếu nhất trong trò chơi này là đóng vai, tức là trẻ ướm mình vào một người lớn nào đó để mô phỏng hành động nhằm thực hiện chức năng xã hội của họ Vai chơi là yếu tố tạo nên trò chơi và đóng vai (nhập vai) là cách thức độc đáo để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn Trò chơi ĐVTCĐ có được thực hiện hay không, điều đó phụ thuộc vào việc trẻ có nhập được vào vai hay không, điều đó phụ thuộc vào việc trẻ có nhập được vào vai hay không Vai chơi là linh hồn của trò chơi này, chính nhờ đóng vai mà trẻ có thể trải nghiệm được những xúc cảm buồn vui, sung sướng, khổ đau
* Các mối quan hệ
Đến tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu chơi cùng nhau trong trò chơi ĐVTCĐ đối với trò chơi này, trẻ không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm và có nhiều thành viên trong nhóm cùng chơi với nhau Bởi lẽ, hoạt động của người lớn trong xã hội bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với nhiều người khác, hợp tác với nhau Đó là, đặc trưng của xã hội loài người Do đó, để trò chơi ĐVTCĐ được tiến hành cần phải có nhiều đứa trẻ cùng chơi để phân nhau đóng các vai theo từng chủ đề Từ đó, một “xã hội trẻ em” được hình thành với nhiều mối quan hệ, nhiều khi cũng khá phức tạp, nhưng nổi bật là tính hợp tác giữa các em cùng chơi với nhau
Tính hợp tác là một bước phát triển mới, một nét nhân cách mới được hình thành qua trò chơi ĐVTCĐ Đó cũng chính là những mối quan hệ xã hội trong “xã hội trẻ em” này + Những mối quan hệ thực
Đó là những mối quan hệ qua lại giữa những đứa trẻ cùng tham gia vào trò chơi như những người cùng thực hiện một công việc chung Chúng tập hợp lại thành nhóm
để thỏa thuận với nhau về chủ đề chơi phân vai, cách chơi và giải quyết những vấn đề nảy sinh sinh trong quá trình chơi
+ Những mối quan hệ chơi
Đó là những mối quan hệ qua lại giữa các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, là sự mô phỏng những mối quan hệ có thực giữa người lớn trong xã hội được trẻ quan tâm và trở thành phương tiện định hướng cho trẻ vào cuộc sống xã hội Sức sống của trò chơi này là ở chỗ nó tạo ra quan hệ giữa các vai và đó cũng là bản chất xã hội của trò chơi ĐVTCĐ Bất cứ trò chơi ĐVTCĐ cũng diễn ra 2 mặt:
+ Mặt thứ nhất: Là quan hệ giữa các vai chơi với nhau
+ Mặt thứ hai: Là công việc của các vai
Trang 9Trong đó, mặt thứ nhất được coi là cơ bản Mặt thứ 2 đó là mặt giao tiếp thân tình,
đó mới chính là bản chất xã hội đích thực của trò chơi này được thể hiện trong thái độ của từng vai thông qua việc mô phỏng những mối quan hệ xã hội trong cuộc sống thực
và là mặt cơ bản của trò chơi ĐVTCĐ
c Vai trò của hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo
Chính nhờ bản chất xã hội với những mối quan hệ thực và chơi mà trò chơi ĐVTCĐ chiếm một vị trí đặc biệt - vị trí trung tâm trong hoạt động của trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, bởi lẽ nhờ đó nhân cách - một cấu tạo tâm lý mới của trẻ đang hình thành và lứa tuổi mẫu giáo được coi là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển - giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách của mỗi người - với một lẽ dĩ nhiên là nhân cách chỉ có thể hình thành trong những mối quan hệ xã hội Những phẩm chất tâm lý và đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo đều được phát triển mạnh mẽ trong hoạt động vui chơi đặc biệt là trong trò chơi ĐVTCĐ:
- Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành tính chủ định trong các quá trình tâm lý Khi tham gia vào trò chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ, đứa trẻ buộc phải chú ý và ghi nhớ có chủ định Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi và nội dung của chủ đề
- Tình huống của trò chơi và hành động của vai chơi ảnh hưởng thường xuyên đến
sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo Trong trò chơi, đứa trẻ học hành động với vật thay thế là những ký hiệu tượng trưng và trở thành đối tượng của tư duy Trong khi hành động với vật thay thế, đứa trẻ học suy nghĩ về đối tượng có thực dần dần những hành động chơi với vật thay thế được rút gọn và mang tính khái quát, nhờ đó hành động chơi với các vật thay thế bên ngoài (hành động vật chất) được chuyển vào bình diện bên trong (bình diện tinh thần) Như vậy, trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển tư duy
từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan - hành động) vào bình diện bên trong ( tư duy trực quan - hình tượng) Trò chơi còn giúp trẻ tích lũy biểu tượng về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh làm cơ sở cho tư duy hoạt động Đồng thời với việc nhật vai cho phép đứa trẻ đứng trên quan điểm của người khác mà dự đoán hành vi sắp tới của họ và trên cơ sở đó, trẻ lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân Hơn nữa, trong trò chơi, những tình huống khó khăn nảy sinh đòi hỏi trẻ phải tìm cách khắc phục thúc đẩy tư duy của trẻ phát triển
- Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo Khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ đứa trẻ hành động với vật thay thế, nhận đóng các vai khác nhau, tạo ra hoàn cảnh chơi Năng lực này là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng Về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn có khả năng chuyển trí tưởng tượng
Trang 10từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong Trẻ đã biết xây dựng tình huống mới trong trí tưởng tượng của mình để tạo ra những hoàn cảnh chơi ngày càng phong phú
- Hoạt động vui chơi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo Tình huống chơi đòi hỏi đứa trẻ khi tham gia vào phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Nếu nó không diễn đạt được rõ ràng nguyện vọng và ý kiến của mình không hiểu lời bàn bạc hay chỉ dẫn của bạn cùng chơi thì nó không thể tham gia vào trò chơi được Để đáp ứng những yêu cầu của cuộc chơi đứa trẻ phải nói năng
rõ ràng và mạch lạc, nhờ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách nhanh chóng
- Trò chơi ĐVTCĐ tác động rất mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo Qua từng vai chơi được thể hiện trong nhiều hoàn cảnh chơi khác nhau, trẻ trải nghiệm được tình cảm của con người với những sắc thái phong phú Nhờ trải nghiệm như vậy, qua các vai chơi mà đời sống tình cảm của trẻ ngày càng sâu sắc và phong phú
- Những phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo được hình thành và phát triển qua việc tham gia vào trò chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ việc đóng vai trong mối quan hệ với những vai khác của trò chơi buộc trẻ phải điều tiết hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của trò chơi Nhờ đó, trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội phù hợp với vai trò, tình huống
Kết luận sư phạm:
- Giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề phong phú, hấp dẫn
- Tạo điều kiện để trẻ chơi cùng với nhau để khuyến khích, động viên trẻ
- Giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến các nhóm chơi nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ, tạo không khí thân mật bình đẳng trong nhóm
- Cần thay đổi “thủ lĩnh” trong nhóm chơi của trẻ để trẻ lần lượt phát huy hết vai trò của các em đó
1.1.1.3 Sự phát triển của hoạt động vui chơi
a Sự thay đổi hoạt động chủ đạo ở đầu tuổi mẫu giáo
Sự xuất hiện mâu thuẩn khi trẻ lên ba (cuối tuổi ấu nhi) giữa một bên là nguyện vọng độc lập, tự làm lấy mọi việc như người lớn với một bên là khả năng của trẻ còn rất non nớt Để giải quyết mâu thuẩn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới, trò chơi mô phỏng hoạt động của người lớn xuất hiện không làm thật thì làm giả vờ (tức là chơi) Giai đoạn đầu của trò chơi mô phỏng là trò chơi phản ứng sinh hoạt (Nguyễn Thị Thanh Hà), trẻ mô phỏng một số hành động của người lớn trong sinh hoạt hằng ngày như cho
bé ăn, tiêm cho bé Đây cũng là một dạng sơ khai của trò chơi ĐVTCĐ tạp ra những tiền đề để trẻ bước sang trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi đã xuất hiện ở tuổi ấu nhi kéo theo những đặc điểm tâm lý mới, nhưng đó chỉ là giai đoạn khởi đầu còn hết sức đơn giản Những cấu tạo tâm lý mới đó sẽ được phát triển rõ nét trong suốt thời kỳ mẫu giáo, dần dần xác định rõ ràng mỗi đứa trẻ là một con người có ý thức bản ngã nhất
Trang 11định Điều đó diễn ra cùng với sự kiện hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ chuyển thành hoạt động chủ đạo Đó chính là bước chuyển biến cơ bản trong hoạt động của trẻ khi bước vào tuổi mẫu giáo Hoạt động với đồ vật nguyên là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi nay lùi xuống hàng thứ hai (tuy nó vẫn tiếp tục phát triển) nhường chỗ cho hoạt động vui chơi chiếm vị trí chủ đạo với trò chơi ĐVTCĐ là trung tâm để tạo ra một chuyển biến cơ bản trong tâm lí trẻ: bắt đầu hình thành một nhân cách Tuy đã xuất hiện trò chơi phản ánh sinh hoạt nhưng ấu nhi vẫn thường chơi một mình, chỉ lúi húi với mấy đồ chơi để mô phỏng hành động của người lớn Nếu có vài đứa trẻ thì chúng cũng chỉ chơi cạnh nhau, mỗi đứa làm một việc, không cần biết đến nhau hoặc có để ý đến bạn cũng dành những thứ đồ chơi mà mình cần Nhưng khi trò chơi ĐVTCĐ xuất hiện thì việc chơi một mình không còn thỏa mãn đứa trẻ nữa, vì trẻ nhận thấy người lớn thường hoạt động với những người khác, nên chúng bắt đầu thiết lập những mối quan hệ giữa các vai trong trò chơi và bắt đầu thực hiện những hành động hợp tác với nhau Tất nhiên, đó chỉ là những mối quan hệ mô phỏng lại những mối quan hệ có thực trong cuộc sống Ở đây, sự hướng dẫn của người lớn là vô cùng quan trọng Người lớn hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, cho trẻ tiếp xúc rộng dần với cuộc sống xã hội, bày cho trẻ hành động với vật thay thế như người lớn vẫn làm với đồ vật thật Nhờ đó, trò chơi ĐVTCĐ từ dạng sơ khai (trò chơi phản ánh sinh hoạt) mới được hoàn thiện dần Đầu tuổi mẫu giáo, tuy trò chơi ĐVTCĐ còn non yếu nhưng
nó cũng bắt đầu tạo ra tâm lý mới - một nhân cách hết sức đơn giản và đó chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ Do đó, việc người lớn tập trung mọi cố gắng để phát triển mạnh mẽ hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là một công việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục lớn lao đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo
b Hoàn thiện hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ và hình thành
“xã hội trẻ em”
Ở đầu tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển trò chơi ĐVTCĐ Tuy nhiên, phải đến giữa và cuối tuổi mẫu giáo, trò chơi này mới hoàn thiện, đạt tới dạng chính thức và mang đầy đủ ý nghĩa với những đặc điểm vón có của trò chơi, được thể hiện ở những điểm sau:
* Trẻ thể hiện tính độc lập và rõ nét trong khi chơi
Trò chơi là một hoạt động độc lập và chủ động của trẻ nói chung, nhưng càng về cuối (mẫu giáo nhỡ và lớn) thì tính độc lập, chủ động mới biểu lộ rõ nét ở việc chọn chủ
đề chơi, vai chơi, tìm kiếm đồ chơi, tìm cách khắc phục trở ngại trong khi chơi Đặc biệt là trong việc chọn bạn chơi và thiết lập quan hệ với bạn cùng chơi, phân vai cho nhau và phối hợp hành động với các vai trong trò chơi Hơn nữa, lúc này trẻ đã tiếp xúc rộng rãi hơn với cuộc sống thực xung quanh, xem sách báo, tranh ảnh, ti vi nhiều hơn nên vốn sống của trẻ đã tương đối phong phú, giúp chúng mô phỏng cuộc sống vào trò chơi dễ dàng và linh hoạt hơn
Trang 12* Trẻ thiết lập những mối quan hệ rộng rãi, phong phú và hình thành “xã hội trẻ em” Vui chơi mà đặc biệt là tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động cùng nhau đầu tiên ở trẻ Không có sự phối hợp với nhau giữa các thành viên thì không thành trò chơi ĐVTCĐ Đầu tuổi mẫu giáo, sự phối hợp này còn lỏng lẻo nhưng càng về cuối, sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi chặt chẽ hơn tạo nên các nhóm chơi chẳng khác gì những nhóm xã hội người lớn Trong mỗi trò chơi, trẻ em đã hành động cùng nhau mà tạo thành nhóm chơi - nhóm xã hội Trên thực tế, trẻ thường chơi nhiều trò, tạo thành nhiều nhóm chơi, các nhóm chơi lại liên kết với nhau Trong một lớp mẫu giáo lớn, trẻ em chơi nhiều trò chơi theo nhiều chủ đề khác nhau để mô phỏng xã hội người lớn
“Xã hội trẻ em” tuy còn khác xa với xã hội người lớn, hợp rồi tan, tan rồi hợp, chơi và thực, thực và chơi, nhưng cấu trúc của nó không đơn giản, trong đó mỗi đứa trẻ đều có một vị trí nhất định do thái độ của bạn bè quy định Thông thường, trong nhóm trẻ có một vài cháu nổi hẳn lên được các bạn yêu mến hay nể phục, thích cùng chơi, muốn được ngồi cạnh, muốn được bắt chước chúng và tự nguyện làm theo yêu cầu của chúng; thậm chí có khi còn nhường cả đồ chơi, vai chơi cho chúng, đó là phần tử trung tâm Bên cạnh những đứa trẻ này lại có những trẻ không được các bạn cùng chơi ưa thích đến mức không nhận chúng vào nhóm chơi, đó là phần tử cô đơn Còn lại, các em khác nằm giữa hai cực này Nguyên nhân được các bạn ưa thích có thể do thông minh, nhiều sáng kiến, cũng có thể do tốt bụng, vui tính Vị trí, của mỗi thành viên trong “xã hội trẻ em”, nhất là vai trò “thủ lĩnh” có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành nhân cách của trẻ Những “phần tử cô đơn” thì dễ sinh ra nhút nhát, tự ti, còn những “phần tử trung tâm” nhất là “thủ lĩnh” thì lại trở nên tự mãn, tự kiêu thậm chí còn có thái độ hống hách đối với các bạn Bởi vậy, người lớn cần quan tâm điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ trong nhóm chơi, tạo bầu không khí thân mật, bình đẳng giữa các thành viên Ở “xã hội trẻ em”, cũng đã bắt đầu hình thành “dư luận”, có nghĩa là trẻ biết phục tùng ý kiến chung, ngay cả khi điều đó mâu thuẫn với ấn tượng và kinh nghiệm riêng của mình Tính thích nghi ở trẻ sẽ mất dần nhờ giáo dục, kinh nghiệm sống ngày càng tăng giúp trẻ nhận xét một cách độc lập về các sự kiện xảy ra xung quanh
c.Từ trò chơi ĐVTCĐ đến trò chơi có luật
Cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác, trò chơi cũng tuân theo quy luật: có nảy sinh ở dạng sơ khai - có phát triển để đạt tới dạng hoàn thiện, rồi sau đó sẽ lụi tàn hoặc biến dạng để chuyển hóa thành một dạng khác Trong quá trình phát triển của trò chơi, trò chơi phản ánh sinh hoạt (trẻ mới chỉ mô phỏng hành động đơn giản của người lớn trong sinh hoạt gần gũi hàng ngày), thời điểm bắt đầu của trò chơi mô phỏng ở dạng sơ khai rồi sau đó mới tiến tới dạng chính thức của trò chơi mô phỏng, đó là trò chơi ĐVTCĐ Cao hơn trò chơi ĐVTCĐ là trò chơi có luật, do sự phát triển (hoặc biến dạng đi) của trò chơi ĐVTCĐ mà thành, nó xuất hiện chậm hơn và ở trình độ cao hơn
Trang 13Ở trò chơi ĐVTCĐ, vai chơi là yếu tố nổi lên hàng đầu, còn luật chơi là yếu tố phụ xếp hàng thứ yếu, nói đúng hơn là trò chơi này không có luật, đó mới chỉ là sự mô phỏng lại hành vi của lớn trong xã hội Khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, đứa trẻ mới
để ý đến vai sao cho hành động của nó phù hợp với cách ứng xử của nhân vật mà nó thể hiện Luật chơi chỉ sự thỏa thuận ngầm giữa trẻ với nhau trong các mối quan hệ thì đương nhiên luật là yếu tố nổi lên hàng đầu, còn vai chơi thì chìm xuống hàng thứ yếu
và rồi mất hẳn trong nhiều trò chơi sau này Nắm luật chơi là một bước phát triển mới của hoạt động vui chơi, nó đòi hỏi đứa trẻ phải phát triển ở trình độ cao, thường là về cuối tuổi mẫu giáo hay tuổi tiểu học Vì nắm luật cũng tức là nắm một tri thức mang tính khách quan buộc người chơi phải tuân thủ và điều quan trọng hơn nữa là phải có ý chí để điều khiển hành vi của mình cho đúng luật, mà điều đó thì trẻ đầu tuổi mẫu giáo
là chưa thể có được Cho đến cuối tuổi mẫu giáo hay học sinh tiểu học thì trẻ mới nắm được luật khách quan
Xét trong quá trình phát triển của một đứa trẻ cũng như tiến trình phát triển của trò chơi thì trò chơi có luật xuất hiện chậm hơn trò chơi ĐVTCĐ Nói cách khác, trò chơi
có luật là một biến dạng của trò chơi ĐVTCĐ, khi một phần động cơ di chuyển một phần về phía kết quả của hoạt động Như vậy, khi trò chơi có luật, động cơ của người chơi vừa nằm trong quá trình chơi vừa nằm ở kết quả chơi, nhưng kết quả này vẫn không phải là một lợi ích thiết thực Sau này trò chơi có luật phát triển thành thiên hình vạn trạng và người ta đã chia trò chơi đó thành các loại khác nhau theo nội dung, cách chơi và tác dụng của chúng đến sự phát triển tâm lí trẻ em
1.1.2 Các dạng hoạt động khác
a Nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập
Hoạt động học tập là hoạt động lấy tri thức khoa học làm đối tượng, động cơ của hoạt động này là chiếm lĩnh tri thức khoa học, đó là dạng hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông, và chỉ đến tuổi học sinh phổ thông, dạng hoạt động này mới phát triển tới mức hoàn chỉnh, còn ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập đang ở thời kỳ phôi thai
Ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập chưa được hình thành đầy đủ Nhưng trong nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, ở trẻ mẫu giáo đã xuất hiện những yếu
tố của hoạt động học tập
Trong cuộc sống hàng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ
Nhưng lòng ham hiểu biết của trẻ mẫu giáo vẫn chưa đủ để đảm bảo thái độ sẵn sàng học tập, tiếp thu tri thức một cách có hệ thống trong các môn học Để hình thành những hứng thú bền vững và nảy sinh những kỹ năng trí tuệ chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, người ta đã dạy trẻ trong các hình thức tổ chức đặc biệt gọi là “ tiết học” Trong “tiết học” người ta dạy cho trẻ những tri thức, kỹ năng tương đối có hệ thống về
Trang 14các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ theo một chương trình nhất định Đồng thời trong “tiết học” người ta bắt đầu đề ra cho trẻ những yêu cầu nhất định
về mức độ và chất lượng lĩnh hội các tri thức, luyện tập cho trẻ những kỹ năng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của cô giáo để thực hiện nhiệm vụ cụ thể do cô đề ra
Việc dạy học trong các tiết học có một ý nghĩa quan trọng đối với việc làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập ở trẻ mẫu giáo
Khác với “giờ học” ở trường phổ thông, “tiết học” ở trường mẫu giáo được tổ chức linh hoạt hơn, mang tính tổng hợp hơn, trong đó trò chơi học tập giữ một vị trí vô cùng quan trọng
Trong “ tiết học “, chủ yếu là thông qua các trò chơi học tập, niềm hứng thú đối với các lĩnh vực tự nhiên và xã hội có khả năng xuất hiện ở hầu hết trẻ mẫu giáo Ở đây người ta đã dạy trẻ những tri thức mang tính hệ thống nhất định, trong đó những quan
hệ chủ yếu của các hiện tượng vốn có ở mỗi lĩnh vực trong hiện thực được bộc lộ trước trẻ em
Cùng với trò chơi, “tiết học” còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của học tập Kỹ năng đó đòi hỏi trước hết phải hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ học tập như là một nhiệm vụ cần phải thực hiện, từ đó biết phân biệt nhiệm vụ học tập với các nhiệm
vụ khác trong đời sống thực tế
Việc tổ chức trò chơi có định hướng cùng với việc tổ chức các “tiết học” vừa sức
và phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo, sẽ làm thúc đẩy những yếu tố của hoạt động học tập nảy sinh một cách thuận lợi, chuẩn bị tốt cho trẻ học tập ở trường phổ thông sau này
b Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động
Hoạt động lao động là một loại hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích cho
xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho loài người Đó chính là hình thức hoạt động cơ bản của người lớn, nó đòi hỏi những điều kiện thể lực và tâm lý cao Những phẩm chất tâm lý của người lao động chưa thể có được ở tuổi mẫu giáo nhưng những tiền đề của chúng đang được hình thành ở lứa tuổi này Việc hình thành những tiền đề cần thiết cho hoạt động lao động ở lứa tuổi mẫu giáo lại được diễn ra theo con đường đặc biệt, chủ yếu ở bên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lao động
Trẻ em làm quen bước đầu với hoạt động khi chúng quan sát người lớn làm việc hay thông qua kể chuyện, tranh vẽ… Trong những cuộc chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận những biểu tượng cần thiết về lao động., về ý nghĩa xã hội và tính chất tập thể của
nó Thông qua trò chơi, ở trẻ cũng được hình thành những hình thức đầu tiên của sự phân công hợp tác của những người lao động
Trong những hình thức hoạt động có sản phẩm, trẻ mẫu giáo đã biết thực hiện những hành động nhằm tạo ra một kết quả nhất định Trong hoạt động đó ở trẻ hình
Trang 15thành nên những kỹ năng cần thiết Việc thực hiện những nhiệm vụ học tập đơn giản cũng góp phần hình thành ở trẻ sự tự kiểm tra, tự đánh giá công việc của mình Tất cả những điều đó là tiền đề cần thiết để hình thành nên hoạt động lao động Tuy nhiên những tiền đề đó còn bị tản mạn trong nhiều hình thức hoạt động khác nhau Để thống nhất lại, cần phải hình thành ở trẻ em những hình thức sơ đẳng của lao động, trước hết
là hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ lao động đơn giản nhằm đạt được một kết quả cụ thể
Hướng dẫn trẻ em hợp tác với nhau trong nhiệm vụ lao động chung có một ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến công việc chung, và đó là những điều kiện cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này
Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mẫu giáo mà thường những nhiệm vụ lao động được tổ chức gắn liền với trò chơi Hơn nữa, điều quan trọng không phải là làm sao cho những hành động lao động cho trẻ mẫu giáo thực sự mang lại kết quả cao, mà điều chủ yếu là làm sao để trẻ hiểu được thế nào là lao động Cần tổ chức cho trẻ tham gia những hình thức lao động đơn giản, nhằm tạo cho sự xuất hiện những tiền đề của hoạt động lao động
1.2 Phát triển tâm vận động của trẻ mẫu giáo
1.2.1 Sự phát triển vận động
Đến tuổi mẫu giáo, trẻ đã có khả năng vận động hài hòa Di chuyển nhanh nhẹn, trẻ đi vững và có khả năng cân bằng tốt Sự phối hợp tay - chân đã phát triển và nhịp nhàng
Một đặc trưng chủ yếu của động tác, cử chỉ của trẻ đầu tuổi mẫu giáo (3 tuổi) là tính tự phát và tự nhiên Đây chính là thời kỳ mà những điệu bộ, động tác của trẻ được thể hiện một cách tự nhiên, thoải mái Tính tự phát về vận động được thể hiện trong các hoạt động khám phá môi trường của trẻ và nó có lợi cho sự phát triển các vận hành (vận hành là một tổng thể phản ứng vận động được phối hợp lại để thực hiện hành động có hiệu quả) Dần dần tính tự phát sẽ mất đi (khoảng 4 tuổi) cùng với những khám phá của trẻ, cùng với việc phát triển sự nhận thức về mục đích hành động cần đạt được và trẻ bắt đầu tính đến hiệu quả của những tác động của nó tới người khác, đồ vật
Sự phát triển về vận hành giúp chức năng điều chỉnh vận động, hành động trở nên linh hoạt hơn Từ đó, trẻ thu được những thông tin ngày càng chính xác hơn về môi trường Sự phát triển khả năng điều chỉnh hành động, vận động là hệ quả của sự phát triển những hiểu biết, kinh nghiệm, những cấu trúc cảm giác - vận động và không thể không kể đến sự phát triển của chức năng tượng trưng ở trẻ
Do sự phát triển khả năng ức chế của não, phát triển khả năng kiểm soát trương lực, ở tuổi này, cử chỉ, động tác, hành động của trẻ ít động tác thừa hơn Khoảng 4 - 5
Trang 16tuổi, vận động của trẻ trở nên hài hòa và nhịp nhàng Đậy thực sự là một biểu hiện của
sự hoàn thiện về mặt vận động Việc tham gia vào các trò chơi và nhất là tham gia vào các tình huống hiện thực của cuộc sống rất có lợi cho sự phát triển vận động của trẻ
1.2.2 Phát triển hiểu biết về cơ thể bản thân
Hiểu biết về cơ thể bản thân chính là ý thức về chính cơ thể mình, về những khả năng vận động, hành động và biểu hiện của cơ thể đó Vận động là nguồn gốc để mỗi chủ thể tạo ra hình ảnh thân thể mình Tuy nhiên, sự hiểu biết về cơ thể lại là điều kiện cho vận động diễn ra
Hiểu biết về cơ thể là một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự hình thành nhân cách của đứa trẻ Trẻ nhận ra mình, nhận ra người khác và mọi vật xung quanh dựa theo chính con người đó Đứa trẻ hiểu biết cơ thể mình, biết được cơ thể gồm nhiều bộ phận được thông nhất lại thành một chỉnh thể, biết cơ thể mình là thuộc về chính mình sẽ có khả năng hành động bằng cơ thể đó một cách hiệu quả, phù hợp Càng hiểu biết rõ về cơ thể bản thân, con người càng dễ dàng nhận ra mình, chấp nhận mình và chịu trách nhiệm về mình và ngược lại
Sự phát triển về mặt này ở trẻ được thể hiện bằng việc nhận được hình ảnh cơ thể trong gương và khám phá, nhận biết về cơ thể bản thân Việc nhìn ra hình ảnh mình trong gương được bắt đầu từ khoảng tháng thứ tư nhưng phải đến giữa năm thứ hai trẻ mới biết rằng hình ảnh trong gương và cơ thể mình chỉ là một Đến cuối năm thứ hai, trẻ nắm vững hơn hình ảnh về bản thân, từ đó chế ngự và hành động với nó Sự khám phá và nhận biết về cơ thể bản thân được bắt đầu vào cuối tháng thứ ba khi trẻ đưa mắt dõi theo sự di chuyển của tay Từ lúc này cho đến khoảng cuối năm thứ hai, trẻ nhận ra những bộ phận khác nhau của cơ thể nó
Từ ba tuổi trở đi, chức năng nội tâm hóa phát triển, trò chơi tượng trưng, trí tưởng tượng phát triển làm cho hiểu biết về cơ thể của trẻ có những thay đổi Sự hợp nhất giữa hình ảnh cơ thể mà trẻ nhìn thấy được qua soi gương với các cảm giác xúc giác và vận động do cơ thể mang lại giúp trẻ hiểu rõ hơn và làm phong phú thêm hình ảnh mà
nó nhìn thấy về cơ thể mình Để trẻ hiểu biết tốt về cơ thể bản thân cần giúp trẻ làm phong phú các cảm nhận về xúc giác và nhất là về vận động Giáo dục cần giúp cho trẻ tạo dựng được những quan hệ chính xác giữa cái mà trẻ nhìn thấy về cơ thể nó với cái
nó cảm thấy từ chính cơ thể đó Khi hình ảnh do mắt nhìn thấy về cơ thể và hình ảnh do vận động mang lại được hợp nhất, theo Wallon, là một bước phát triển quan trọng trong hiểu biết về cơ thể và cũng là một bước tiến về nhân cách
1.2.3 Phân hóa thuận nghịch phải - trái
Phân hóa thuận nghịch phải - trái, còn gọi là phân hóa ưu thế thuận cơ thể, ưu thế trội một bên của hai phần đối xứng của cơ thể đưa đến việc sử dụng thiên về một phía, xác định sự thuận phải hoặc trái
Trang 17Sự thuận nghịch phải - trái trước hết bị chi phối bởi những nguyên nhân về sinh lí, những yếu tố có tính chất bẩm sinh - di truyền Ngoài ra còn có những yếu tố văn hóa, giáo dục, những yếu tố tâm lý gia đình và tình cảm (nhất là về thuận tay) Sự phân hóa thuận nghịch phải - trái còn bị chi phối bởi sự luyện tập và hoạt động của chính trẻ Chính vì vậy, mà phân hóa thuận nghịch phải - trái ở trẻ em đa dạng, nhiều hình nhiều
vẻ
Phân hóa thuận nghịch phải - trái của cơ thể có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ Trước hết, nó ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về chính bản thân mình, một yếu tố chủ yếu của sự hình thành nhân cách Phân hóa ưu thế thuận là cơ sở của sự định hướng, phân biệt phải - trái, một thành phần quan trọng của sự định hướng không gian Để định hướng được trong không gian, trước hết đứa trẻ tìm điểm mốc trên
cơ thể mình rồi chiếu những điểm mốc đó vào thế giới xung quanh Trẻ hiểu được phải
- trái chính là từ tính trội một phía so với phía kia của cơ thể Sự hiểu biết này rõ ràng, chắc chắn khi tính trội phải - trái được xác định và thuần nhất (thuận về bên phải hoặc bên trái của cả mắt, tai, tay và chân) Khả năng định hướng, phân biệt phải - trái còn chịu ảnh hưởng của yếu tố giáo dục Tuy vậy, tác động của giáo dục có hiệu quả đến mức nào vẫn phụ thuộc vào yếu tố “gốc”, đó là cơ thể của trẻ với những đặc điểm phát triển của nó
Mặc dù bị chi phối bởi những yếu tố bẩm sinh di truyền nhưng không phải tính trội một bên cơ thể được thể hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên của cuộc sống đứa trẻ Phân hóa thuận nghịch phải - trái rõ ràng thông thường phải sau 4 tuổi mới có được Vì vậy, trong giáo dục trẻ, không nên yêu cầu trẻ nắm được “phải”, “trái” trước khi sự thuận trái
- phải đã hình thành thực sự
Phân hóa ưu thế thuận cơ thể, sự định hướng, phân biệt được phải - trái có ảnh hưởng lớn đến việc học tập của trẻ, cụ thể là học đọc, học viết, học tính toán Đọc hay viết đều theo hướng từ trái sang phải Muốn nhận chữ đúng (ví dụ: b và d; p và q) phải biết được cái gạch đứng bên phải hay bên trái bụng chữ quay trái hay phải Trong học tính toán, nếu trẻ nhầm 12 với 21, phép cộng theo chiều dọc lẽ ra phải làm từ phải qua trái thì lại làm ngược lại sẽ không thể có kết quả đúng Nhiều nghiên cứu về những khó khăn mà trẻ gặp phải khi tập đọc, viết đã tìm thấy mối tương quan có tính chất nguyên nhân - hậu quả giữa định hướng phải - trái và những khó khăn này
Sau 4 tuổi, khi trẻ đã có sự phân hóa thuận nghịch phải - trái rõ ràng, cùng với hoạt động ngày càng phức tạp của trẻ, cùng với những kinh nghiệm ngày càng phong phú của các em, sự thuận nghịch phải - trái của cơ thể càng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ
1.2.4 Cấu trúc hóa không gian
Cấu trúc hóa không gian chính là sự định hướng, sự cấu trúc hóa thế giới bên ngoài Đứa trẻ luôn luôn ở trong một không gian nhất định, ở đó trẻ phải biết được vị trí
Trang 18của mình, xác định vị trí giữa các vật với nhau, biết tự tổ chức sắp đặt bản thân trong không gian mình ở Sự cấu trúc hóa không gian không thể thiếu trong việc giúp con người sống và hoạt động bình thường Nó là một bộ phận cấu thành của đời sống con người
Đứa trẻ định hướng và cấu trúc hóa không gian nhờ vào chính cơ thể của nó Sau khi đã nhận ra cơ thể mình, trẻ xác định vị trí của nó trong mối liên quan với các đối tượng xung quanh, tạo dựng quan hệ giữa vận động của nó với những biến đổi của thế giới Như vậy, khả năng định hướng, cấu trúc hóa không gian có liên quan chặt chẽ với khả năng hiểu biết về cơ thể
Thế giới không gian của trẻ được tạo dựng cùng với sự phát triển cảm giác - vận động Trẻ tri giác không gian dựa trên những kinh nghiệm cơ thể Không gian của trẻ có hạn và có liên quan với những ấn tượng của trẻ có được khi tiếp xúc với cơ thể của mẹ qua vòn tay mẹ Với trẻ nhỏ, môi trường và cơ thể không khác biệt nhau Xuất phát từ định hướng trên cơ thể và chiếu vào thế giới rồi dần dần sau đó mới xác định bằng vị trí của các vật, các đối tượng trong không gian
Tuổi mẫu giáo là thời kì trẻ phát triển khả năng nhận biết những đặc điểm của không gian Từ tuổi này, trẻ biết dùng những từ như: gần, xa, cao, thấp, trước, sau Đây là những khái niệm để biểu thị không gian, những khái niệm này được cấu tạo ra trước hết nhờ vào cơ thể bản thân, lấy cơ thể bản thân làm gốc rồi chiếu vào không gian Để định hướng được trong không gian, con người phải sử dụng một hệ tọa độ nhất định Với trẻ em, hệ tọa độ gốc chính là trục của cơ thể Với 3 trục cơ bản: thẳng đứng, chính diện, nằm ngang của cơ thể, trẻ định hướng cho bản thân và mọi vật trong thế giới xung quanh Tương ứng với vị trí thẳng đứng của cơ thể là khái niệm trên - dưới; cao - thấp; theo phương chính diện là trước - sau, theo phương nằm ngang là phải - trái Trong các khái niệm biểu thị không gian mà trẻ biết được thì trên - dưới được nhận biết sớm hơn Nắm được phải - trái là khó hơn cả Trẻ chỉ nắm được 2 khái niệm này khi ưu thế thuận nghịch phải - trái của cơ thể trẻ được xác định chắc chắn Theo nghiên cứu, trong 3 nội dung cơ bản của định hướng, phân biệt phải - trái của trẻ cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) là: Vị trí của cơ thể bản thân, vị trí tương đối giữa các vật với nhau, nhận biết và chuyển hóa đảo ngược phải - trái của mình và người đối diện thì kết quả cao nhất thuộc về nội dung thứ nhất, trẻ gặp khó khăn nhất ở nội dung thứ 3 Tuy vậy, chỉ
có khoảng gần 30% trẻ được nghiên cứu nhận biết chắc chắn về vị trí phải - trái của các
bộ phận cơ thể
Ở tuổi này, khả năng định hướng, cấu trúc hóa không gian căn cứ vào những điểm mốc nằm bên ngoài trẻ, ít cần lấy cơ thể làm gốc, còn yếu Phải đến cuối tuổi mẫu giáo
và cũng chỉ ở một số ít trẻ mới hình thành khả năng này
1.2.5 Định hướng, cấu trúc hóa thời gian
Trang 19Sự định hướng, cấu trúc hóa thời gian là khả năng tự xác định vị trí của bản thân theo sự tiếp diễn của các sự kiện, sự kéo dài của những khoảng cách thời gian, sự thay đổi chu kỳ thời gian và tính chất không đảo ngược của thời gian
Đối với trẻ em, sự phát triển khả năng này luôn gắn liền với hoạt động của trẻ Cùng với sự cấu trúc hóa không gian, định hướng và cấu trúc hóa thời gian là những yếu tố hàng đầu giúp cho con người có thể thích ứng với môi trường
Khả năng định hướng và cấu trúc hóa thời gian là khả năng khó, những khái niệm
về thời gian là những khái niệm rất trừu tượng, trẻ rất khó nắm bắt Thời gian gồm hai loại: Thời gian chủ quan, do ấn tượng của chúng ta, thay đổi tùy người và tùy theo tình huống hoạt động; thời gian khách quan là thời gian theo cách tính toán học, lúc nào cũng vẫn thế, một giờ bao giờ cũng 60 phút
Nhịp thời gian có trước hết trong chính nhịp của các hoạt động sinh học của cơ thể trẻ, trong những vận động của nó Những kinh nghiệm mà trẻ có được từ sự trải nghiệm của cơ thể sống cho trẻ những nhận biết đầu tiên về tính nhịp độ của thời gian Sự cảm nhận về nhịp thời gian thông qua vận động của cơ thể giúp trẻ có được những tri giác ban đầu về thời gian Tuy vậy, cho đến 5 tuổi, khả năng thông hiểu về trật tự thời gian ở trẻ vẫn rất không chắc chắn Nguyên nhân là trẻ chưa thể sử dụng phối hợp một cách hợp lý những mốc thời gian khách quan với nhiều loại kích thích tác động vào bản thân trẻ Về độ dài thời gian, trẻ chưa thể trừu tượng hóa được độ dài thời gian có tính khách quan
1.2.6 Vẽ, viết
Vẽ là hoạt động mà ở đó tập hợp những cảm nhận mà trẻ có về cơ thể mình và về thế giới xung quanh được phóng chiếu vào đường nét, hình dạng do nó tạo ra Tranh vẽ của trẻ thể hiện sự tri giác của nó về chính cơ thể mình, thế giới khách quan xung quanh Vẽ, viết là kết quả của sự thống nhất giữa tri giác và vận động, thống nhất và thể hiện những điểm mốc không gian có được từ kinh nghiệm cảm giác - vận động Nhịp điệu của nét vẽ phụ thuộc vào chính nhịp điệu của cơ thể, thể hiện trong sự nhanh hay chậm, ngắn hoặc dài, đậm hay mãnh của các nét vẽ Thời gian và không gian cũng được thể hiện ở chủ đề được lựa chọn hoặc cách thức thể hiện chúng Xúc cảm, tình cảm, thái
độ của trẻ cũng được thể hiện trong nét vẽ, viết
Trong năm thứ hai, trẻ bắt đầu vạch ra những đường nét đầu tiên Những đường nét này còn nguệch ngoạc này tiến bộ hơn, ý đồ vẽ đã rõ hơn và trẻ bắt đầu vẽ hình người sơ khai Sang 4 tuổi, trẻ vẽ giống thực hơn, không chỉ vẽ được hình vuông mà còn vẽ được hình tròn khép kín 5 tuổi biết vẽ lại theo mẫu, 6 tuổi là thời điểm mà ảnh hưởng của người lớn đến trẻ được thể hiện khá rõ trong việc trẻ vẽ, viết
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là thời kì cuối của tuổi mầm non, đến đây, sự phát triển tâm vận động đã đạt được những thành tựu đủ để trẻ chuyển sang giai đoạn phát triển tiếp theo: tuổi tiểu học
Trang 20Mặc dù mỗi giai đoạn phát triển mang những đặc trưng riêng, tâm vận động luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển Sự phát triển bình thường của trẻ em phụ thuộc vào sự phát triển tâm vận động và được thể hiện thông qua chính sự phát triển ấy
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
6 Nêu đặc điểm của định hướng không gian ở trẻ mẫu giáo
7 Thế nào là định hướng và cấu trúc hóa thời gian? Trẻ em định hướng và cấu trúc hóa thời gian căn cứ vào đâu? Nêu đặc điểm định hướng, cấu trúc hóa thời gian của trẻ mẫu giáo
8 Trình bày đặc điểm phát triển về vẽ, viết của trẻ tuổi mẫu giáo Tại sao vẽ, viết lại được coi là một yếu tố của tâm vận động?
Thảo luận: Vai trò của hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai
theo chủ đề đối với sự phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo
Trang 21TRONG NHÂN CÁCH TRẺ MẪU GIÁO
2.1 Sự hình thành và phát triển ý thức về bản thân ở trẻ mẫu giáo
2.1.1 Bước phát triển mới ý thức về bản thân ở đầu tuổi mẫu giáo
Ý thức về bản thân (hay ý thức bản ngã, “cái tôi”) đã chớm nãy sinh từ cuối tuổi
ấu nhi (lên ba) khi trẻ biết tách mình ra khỏi những người xunh quanh để nhận ra chính mình, nhận ra sức mạnh chủ quan của mình Nhưng ý thức về bản thân của trẻ ấu nhi còn rất mơ hồ, nên trẻ vẫn chưa phân biệt đâu là ý muốn chủ quan, đâu là khách quan Lớn dần lên, trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài rộng lớn thì đã biết nhiều điều lí thú trong thiên nhiên, nhưng quan trọng là trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới con người và khám phá ra những mối quan hệ giữa người và người trong xã hội Đến tuổi mẫu giáo, trẻ muốn khám phá những mối quan hệ, nhập vào đó để học làm người lớn Trò chơi ĐVTCĐ là một hình thức hoạt động đặc biệt giúp trẻ khám phá ra những mối quan hệ
ấy một cách có hiệu quả Trò chơi ĐVTCĐ là nơi trẻ có thể gia nhập vào quan hệ xã hội để tiếp thu những kinh nghiệm về cuộc sống xã hội
Khi nhập vào những mối quan hệ xã hội trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn cùng chơi, trẻ có dịp đối chiếu, so sánh những bạn cùng chơi với bản thân, thấy được vị trí của mình trong nhóm chơi, khả năng của mình so với các bạn và cần phải điều chỉnh hành vi của mình như thế nào để phù hợp với cuộc chơi chung Dần dần trẻ sẽ nhận ra mình, nhưng nhận ra được bản thân đâu phải dễ, trẻ phải trải qua một thời kỳ khá dài từ 3 đến 6 tuổi, lúc này ý thức bản ngã bắt đầu hình thành
rõ nét
Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của ý thức bản ngã, lúc này trẻ vẫn chưa phân biệt rõ đâu là ý muốn chủ quan của mình với tính chất khách quan của sự vật và những quy định của xã hội, nên dễ rơi vào tình trạng duy kỉ (tự kỉ) - lấy mình làm trung tâm Biểu hiện của hiện tượng duy kỉ ở chỗ trẻ thường thích làm những việc rất vô lí miễn sao thỏa mãn ý muốn của mình Do chưa nhận ra quy luật khách quan nên trẻ đã gán ý muốn chủ quan của mình cho sự vật xung quanh và bất chấp những quy định của
xã hội Người lớn bình thường biết phân biệt rõ ràng một bên là bản thân (bao gồm cảm giác, suy nghĩ, nhu cầu tình cảm của mình, tức là cái tâm lí bên trong - cái chủ quan, một bên là đối tượng xung quanh, bao gồm các vật thể và những người khác là cái bên ngoài - cái khách quan, nên biết nhìn nhận thực tế khách quan để hành động cho hợp lí Trẻ từ 3 tuổi trở xuống, bao gồm cả tuổi mẫu giáo bé chưa phân rõ thế giới thành 2 phía khách quan và chủ quan Hành động của trẻ thường xuất phát từ chủ quan, chưa phân biệt đâu là ý muốn, ý đồ của mình, đâu là tính chất khách quan của sự vật và những quy
Trang 22định quy tắc trong xã hội nên có nhiều hành động phi lí, không phù hợp với quy luật khách quan Trẻ thường xuất phát từ ý muốn của bản thân mà hành động, tức là lấy mình làm trung tâm Phải qua một quá trình phát triển khá dài trẻ mới có hành động khách quan thực tế Để giúp trẻ thoát ra khỏi hiện tượng duy kỉ, một mặt phải để cho trẻ năng hoạt động cọ xát với thế giới đồ vật, dần dần trẻ mới nhận ra sự khác nhau giữa ý muốn của mình với sự vật khách quan, giúp trẻ nhận ra thuộc tính của sự vật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mình Mặt khác, lại cần cho trẻ giao tiếp rộng rãi với mọi người xung quanh, qua đó trẻ mới nhận ra luật lệ, quy tắc xã hội buộc mọi người phải tuân thủ, chứ không thể muốn làm gì thì làm Chính đó cũng là một quá trình giúp cho trẻ nhận thức về bản thân một cách sâu sắc, ý thức bản ngã (cái “tôi”) nhờ đó cũng được xác định rõ nét hơn
2.1.2 Sự xác định rõ ràng về ý thức bản ngã ở cuối tuổi mẫu giáo
- Khi bước vào tuổi mẫu giáo, đứa trẻ chưa biết gì mấy về bản thân với những phẩm chất của mình Nhưng càng về sau, trẻ mới biết mình là người như thế nào, có những ưu và khuyết điểm gì, ngoan, hư ra sao, những người xung quanh đối xử với mình thế nào, tại sao mình hành động như thế nào, thế kia Ý thức về bản thân hay tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về những khả năng và cả sự bất lực nữa
Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe người xung quanh đánh giá mình như thế nào
- Ở tuổi mẫu giáo lớn, tự ý thức còn biểu hiện rõ trong việc nhận biết giới tính của mình, trẻ không những nhận biết mình là trai hay gái mà còn biết hành động như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình Về vấn đề này, sự giáo dục và những tấm gương của người lớn có ảnh hưởng đáng kể
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với nhiều chuẩn mực, quy tắc xã hội, làm cho hành vi của trẻ mang tính xã hội cao - hành vi mang tính nhân cách đậm nét
Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn giúp cho hoạt động tâm lý của trẻ có chủ tâm hơn, nhờ đó hoạt động tâm lý của trẻ mang tính chủ định rõ nét (như tri giác có chủ định, ghi nhớ có chủ định, chú ý có chủ định )
Trang 23- Giúp trẻ giao tiếp rộng rãi với mọi người xung quanh, qua đó trẻ mới nhận ra luật
lệ, quy tắc chuẩn mực xã hội
2.2 Sự phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ ở trẻ mẫu giáo
2.2.1 Sự xuất hiện động cơ hành vi
Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ở trẻ diển ra những biến đổi căn bản trong hành vi: chuyển từ hành vi bột phát sng hành vi có động cơ - hành vi mang tính nhân cách Đó cũng là quá trình hình thành động cơ của hành vi Tuy nhiên, ở đầu lứa tuổi mẫu giáo bước chuyển này cũng mới ở thời điểm khởi đầu Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn giống với hành động của trẻ ấu nhi Trẻ hành động do những nguyên nhân trực tiếp như theo ý muốn củ quan của mình hoặc do tình huống khách quan tác động trực tiếp, mà chưa ý thức được nguyên nhân nào khiến mình hành động như vậy
Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nãy sinh động cơ Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mơ hồ Thông thường hành động của trẻ được thức đẩy bởi những động cơ sau đây:
a Động cơ gắn liền với nguyện vọng được làm như người lớn
Người lớn có thể dựa vào nguyện vọng đó của trẻ để thực hiện những yêu cầu giáo dục hằng ngày, đặc biệt trong việc tự phục vụ
b Những động cơ gắn liền với hoạt động chơi
Những động cơ này thúc đẩy mạnh mẽ hành động của trẻ Trẻ ham chơi không phải do kết quả của hoạt động vui chơi mang lại mà chính quá trình chơi đã hấp dẫn chúng Khi vượt ra khỏi phạm vi trò chơi để làm một việc nào đó nói chung là trẻ làm việc đó một cách khó khăn, nhưng nếu công việc đó biến thành một trò chơi thì trẻ làm một cách hào hứng hơn Trong trường hợp này, động cơ chơi đã thúc đẩy hành động của trẻ, chính động cơ chơi đã làm cho hành vi của trẻ mang một sắc thái đặc biệt và đó chính là nét đọc đáo của tuổi mẫu giáo Đứa trẻ có thể biến mọi việc nghiêm chỉnh thành trò chơi và nó làm việc đó một cách hứng thú
c Động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng
Vào tuổi mẫu giáo, đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh làm xuất hiện ở trẻ động cơ muốn làm cho người lớn vui lòng, động cơ này đã thúc đẩy trẻ thực hiện những hành vi tích cực, đồng thời kiềm chế những hành vi tiêu cực Trẻ cố gắng làm những việc tốt để được khen ngợi và được yêu mến Tuy nhiên việc thích được người lớn khen ngợi và yêu mến thường đi đôi với những yêu cầu cụ thể như được thưởng quà hay được đi chơi Ở đây ta thường gặp phải một vấn đề giáo dục tế nhị, người lớn thường khen thưởng và cũng cố hành vi tốt đẹp của trẻ Vấn đề là khen thưởng như thế nào để không kích thích những hành vi có động cơ vụ lợi
Trang 24Trên cơ sở cũng cố bằng những món quà mang ý nghĩa tinh thần như vậy, động cơ đạo đức của trẻ sớm được hình thành loại động cơ này thường xuất hiện vào cuối tuổi mẫu giáo đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người
2.2.2 Sự hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ
Sự biến đổi căn bản hành vi của trẻ suốt thời kỳ mẫu giáo được biểu hiện rõ nhất là
sự hình thành một hệ thống thứ bậc các động cơ Ở giữa tuổi mẫu giáo (mẫu giáo nhỡ), trong việc thực hiện hành vi của trẻ đã mang khá nhiều động cơ càng về cuối tuổi mẫu giáo thì những động cơ đạo đức thể hiện thái độ của trẻ đối với những người xung quanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi Những động cơ này gắn liền với sự lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi
xã hội Lúc đầu chỉ là phương tiện để trẻ duy trì mối quan hệ qua lại tích cực giữa mình với những người khác Sau rồi do được tán thưởng, khen ngợi mà đứa trẻ vui vẻ thực hiện những hành vi đó như một sự mong đợi của người lớn - một nghĩa vụ xã hội, có ý nghĩa là trẻ đã hiểu được ý nghĩa xã hội của những hành vi này Những động cơ đó mang ý nghĩa xã hội ngày càng cao, ý nghĩa xã hội ngày càng rõ nét, trẻ muốn làm những việc nào đó để đem lại lợi ích cho người khác Những động cơ như vậy bắt đầu
có vị trí ngày càng quan trọng trong nhiều động cơ đạo đức, nếu người lớn luôn tỏ thái
độ đồng tình để trẻ hình dung được rằng những việc mình làm quả là có mang lại niềm vui cho những người mà mình quan tâm
Sự hình thành động cơ đạo đức, động cơ mang tính xã hội ngày càng phong phú vào cuối tuổi mẫu giáo đánh dấu một bước trưởng thành của trẻ
Sự biến đổi động cơ trong tuổi mẫu giáo nhở và lớn không chỉ thể hiện ở mặt nội dung của động cơ, với sự xuất hiện nhiều động cơ xã hội khác nhau, mà điều cần lưu ý
là trong lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ tự của các động
cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ Đó là một cấu tạo tâm lý mới xuất hiện trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo
Trong hệ thống thứ bậy này, những động cơ không nằm ngang nhau do mức độ quan trọng khác nhau của mỗi động cơ đối với bản thân đứa trẻ nên chúng tồn tại không bình đẳng với nhau Trong hệ thống thứ bậc các động cơ của mỗi đứa trẻ thường có một động cơ nào đó nổi hẳn lên hàng đầu, chiếm vị trí ưu thế, có thể là động cơ vì người khác hay động cơ vì mình Đó là dấu hiệu xu hướng nhân cách của đứa trẻ - xu hướng vị tha (vì người khác) hay vị kỷ (vì bản thân) Sự khác nhau giữa những đứa trẻ
rõ nhất là khi hành động động cơ nào chiếm vị trí ưu thế Điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc Một đứa trẻ có động cơ ưu thế là vị tha thì trong đại đa số trường hợp thể hiện những hành động có đạo đức tốt đẹp, ngược lại đứa trẻ có động cơ ưu thế là vị kỷ thì nó luôn hành động để thỏa mản ý thích hay tìm kiếm quyền lợi cá nhân, ích kỷ dễ đưa đến sai phạm đạo đức xã hội
Trang 25Việc phát hiện hệ thống thứ thứ bậc các động cơ, nhất là phát hiện động cơ ưu thế
là việc làm có ý nghĩa giáo dục quan trọng Tuy vậy, trẻ đang ở tuổi mẫu giáo, giai đoạn đầu của sự hình thành nhân cách, nên mọi cái đều chưa thật ổn định, đều dễ thay đổi, dễ uốn nắn Bởi vậy người lớn cần kịp thời uốn nắn những động cơ lệch lạc, khuyến khích những động tốt đẹp khi mà hệ thống thứ bậc các động cơ vừa mới hình thành
2.3 Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo
2.3.1 Tuổi mẫu giáo, trẻ em sống nặng về tình cảm
Ở tuổi ấu nhi cũng như tuổi mẫu giáo, tình cảm chi phối tất cả các mặt hoạt động tâm lý của trẻ Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo đời sống tình cảm của trẻ có một chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn ở lứa tuổi trước đó
Tình cảm của con người chỉ nảy sinh trong mối quan hệ giữa người với người, mà quan hệ của trẻ mẫu giáo với những người xung quanh được mở rộng một cách đáng kể khiến cho tình cảm của trẻ được phát triển về nhiều phía đối với những người trong xã hội Có thể coi đây là nguồn sức mạnh quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của trẻ Trẻ mẫu giáo rất cần sự trìu mến thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước thái độ thờ
ơ lạnh nhạt của những người xung quanh của mình nhất là những người gần gũi Nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo rất lớn Hiện tượng thường thấy là trẻ rất buồn khi người thân đau ốm, không những chúng tỏ ra thông cảm mà còn muốn làm một việc
gì đó để chăm sóc, an ủi họ
Trẻ mẫu giáo tuy chưa có tình bạn ổn định như lứa tuổi lớn hơn, trẻ thường kết bạn tùy theo hoàn cảnh cụ thể, nhưng do được chơi trong nhóm bạn bè nên cũng đã quan tâm đến bạn Trẻ không những quan tâm đến bạn cùng lứa mà cả đến những em bé hơn mình, sẵn sàng nâng đỡ, nhường nhịn và thích chơi với em bé
Có thể nói tình thương yêu của trẻ mẫu giáo đối với người xung quanh được bọc lộ khá rõ ràng và nồng nhiệt Tình cảm đó cũng dễ dàng được trẻ chuyển vào những nhân vật trong truyện nhất là truyện cổ tích Trẻ thông cảm với nổi bất hạnh của những nhân vật trong truyện Tình cảm của trẻ không những bộc lộ đối với người thân thích hay nhân vật trong truyện mà còn đối với cả những nhân vật, cây cỏ, đồ vật và cả hiện tượng thiên nhiên
2.3.2 Đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo
Từ những biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo được nêu lên ở trên, chúng ta có thể nhận định rằng đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo phát triển khá mạnh liệt, nỗi bật lên
là tính đồng cảm (dễ cảm thông và sẵn sàng chia sẽ niềm vui, nỗi buồn với người khác)
và tính dễ xúc cảm (nhạy cảm với những rung động của người khác) đối với con người cũng như cảnh vật xung quanh Đây là một thời điểm giáo dục thuận lợi lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo
Trang 26Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn biểu hiện ra nhiều mặt trong đời sống tình cảm của trẻ, nhờ đó các loại tình cảm như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm trí tuệ đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong cuộc sống, về thực chất đó là tình cảm được khêu gợi lên bởi những xúc cảm về cái đẹp của con người, của tình người Trẻ mẫu giáo biết rung cảm khá nhạy bén với những cái đẹp trong thế giới xung quanh Có thể nói lên đây thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ, tức là những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc với cái đẹp, khiên trẻ thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, kích thích chúng làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người
Quan sát trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta dễ nhận thấy trẻ mẫu giáo (nhất là
từ 4 tuổi trở đi) rất dễ ngỡ ngàng trước những vẻ đẹp tưởng rất bình dị trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong cuộc sống Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ và chính qua việc giáo dục thẩm mỹ mà mang lại một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, khó gì có thể sánh nổi Thông qua giáo dục thẩm mỹ để giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ, bởi lẽ đối với trẻ mẫu giáo thì “cái đẹp” và “cái tốt” chỉ là một, khó mà chia cắt rạch ròi Như vậy
là trong tình cảm thẩm mĩ đã chứa đựng yếu tố đạo đức nên có thể gọi đó là tình cảm thẩm mĩ - đạo đức Đây là mặt phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo, có khả năng thúc đẩy các mặt khác phát triển theo
Ở giai đoạn cuối, trong tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn có thêm một nhân tố mới, đó
là tính hợp lý khiến cho tình cảm của trẻ trở nên bền vững hơn giai đoạn trước Sự phát triển tính hợp lý trong tình cảm của trẻ mẫu giáo không chỉ biểu hiện ở thái độ đối với người xung quanh mà còn ở thái độ đối với bản thân mình Ý thức trách nhiệm của trẻ bắt đầu rõ nét đối với công việc, trẻ thực sự tự hào khi được khen vì hoàn thành nhiệm
vụ, nhưng cũng xấu hổ khi bị quở trách vì không làm tròn nhiệm vụ được giao Có nghĩa là trẻ bắt đầu nhạy cảm với sự đánh giá của người lớn đối với hành vi của mình
Sự lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và các quy tắc hành vi giúp cho tình cảm trách nhiệm của trẻ phát triển, không những được biểu hiện khi có đông người xung quanh
mà ngay cả khi chỉ có ở một mình
Do có tính hợp lý trong tình cảm, trẻ còn biết nén lại tình cảm mình trong trường hợp cần thiết và đôi khi còn biết sử dụng tình cảm của mình tác động tới người khác để thông báo cho họ biết thái độ của mình về một việc gì đó Lúc này, trẻ không những biết kiềm chế những xúc cảm mạnh mẽ và đột ngột của mình mà còn nắm được những hình thức thể hiện tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, điệu bộ, ngữ điệu của giọng nói Trẻ còn có khả năng bắt chước rất nhanh những phương tiện biểu cảm tinh tế của người lớn để vận dụng vào cuộc sống của mình, như biết tặng quà
Trang 27cho người mình yêu mến, tỏ lời khen ngợi em bé hơn mình hoặc nói lời thán phục khi bạn bè làm được việc tốt
Kết luận sư phạm:
- Giáo viên phải thường xuyên quan tâm, chia sẻ nói chuyện với trẻ
- Giáo dục cho trẻ lòng nhân ái Nuôi dưỡng trẻ nhu cầu muốn làm mình trở nên đẹp
- Giáo dục cho trẻ tình cảm thẩm mỹ để làm cho tình cảm của trẻ trở nên hợp lý và bền vững hơn, từ đó giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
- Giáo viên cần quan tâm đến đồ dùng, đồ chơi, việc trang trí lớp học phải đảm bảo tính thẩm mĩ Tận dụng cái đẹp sẵn có cho trẻ cảm thụ, tạo cái đẹp và khuyến khích trẻ làm ra cái đẹp
2.4 Sự phát triển ý chí ở trẻ mẫu giáo
2.4.1 Vai trò của ý chí đối với trẻ mẫu giáo
Ở tuổi mẫu giáo, ý chí xuất hiện như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi của bản thân trẻ Trong quá trình giáo dục, do ảnh hưởng của người lớn và bạn bè, trẻ mẫu giáo bắt đầu hình thành khả năng bắt hành động của mình phục tùng một nhiệm vụ nào
đó và khắc phục những khó khăn để đáp ứng những yêu cầu của người lớn hay bạn bè đặt ra Đó là việc khó khăn đối với trẻ đầu tuổi mẫu giáo, nhưng đến cuối tuổi mẫu giáo thì các cháu đã có thể chủ động điều khiển hành vi của mình
Trẻ mẫu giáo cũng đã bắt đầu điều khiển hoạt động tâm lý của mình như điều khiển chú ý, tri giác, trí nhớ từ chổ không chủ định đến chủ định Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn biết điều khiển hoạt động tư duy của mình
Tuy vậy, trẻ mẫu giáo còn nhiều hành động bột phát, không chủ định song song tồn tại với những hành động ý chí Trong nhiều trường hợp, hành động ý chí còn bị lấn
át bởi hành động bột phát do ảnh hưởng của những cảm xúc và những nguyện vọng trước một tình huống nào đó gây nên Xét trong toàn bộ phát triển thì cuối tuổi mẫu giáo hành động ý chí ngày càng tăng và chiếm một tỉ lệ đáng kể hành vi của trẻ, khi được giáo dục tốt Ngược lại, nếu đứa trẻ nào quá được nuông chiều hoặc bị thả nổi thì hành động ý chí khó có thể phát triển được Nếu đứa trẻ được giáo dục tốt về cách ứng
xử, về tình cảm đối với mọi người thì những phẩm chất ý chí tốt đẹp dễ được hình thành
Sự phát triển ý chí của trẻ có liên quan mật thiết với sự biến đổi của các động cơ hành vi Chính sự xuất hiện một động cơ nổi bật trong hệ thống thứ bậc các động cơ đã được hình thành có vai trò giúp trẻ vượt khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra mà không bị kích thích bởi một động cơ thấp hèn khác
Kết luận sư phạm:
- Giáo viên là tấm gương sáng để trẻ noi theo
Trang 28- Trong quá trình giáo dục giáo viên phải thường xuyên giáo dục trẻ cách ứng xử, thể hiện tình cảm tốt đối với mọi người xung quanh để hình thành phẩm chất ý chí ở trẻ
- Phối kết hợp với việc giáo dục gia đình và nhà trường trong việc hình thành phẩm chất ý chí ở trẻ
2.4.2 Mối quan hệ giữa mục đích, động cơ và ngôn ngữ trong sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo
Trong quá trình phát triển ý chí của trẻ cuối tuổi mẫu giáo, có thể kể ra ba mặt tác động với nhau:
+ Thứ nhất: là đặt mục đích (cái nhằm tới) của hành động hoặc chấp nhận mục đích do người khác đặt ra
+ Thứ hai: là xác lập mối quan hệ giữa mục đích và động cơ (cái thúc đẩy hành động)
+ Thứ ba: là tăng cường vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động
Tuy nhiên, việc làm này không phải dễ dàng đối với mọi trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ mẫu giáo bé Thường thì trẻ nhỏ khó xác lập mối quan hệ giữa mục đích và động cơ Nhờ giáo dục, dần dần đứa trẻ nắm được kĩ năng bắt những hành động phục tùng động
cơ, nhất là đối với những động cơ xã hội Để xác lập mối quan hệ giữa mục đích và động cơ của hành động, người lớn cần thường xuyên nhắc nhở động viên trẻ, để chúng không quên nhiệm vụ, đặc biệt là không quên động cơ, có thể bằng những lời nói
Trong những tình huống có hai hay nhiều động cơ tác động theo nhiều chiều khác nhau, buộc đứa trẻ phải hành động theo một động cơ nhất định, dẫn đến một cuộc đấu tranh động cơ và sẽ kết thúc bằng thắng lợi của một trong các động cơ đó Đến tuổi mẫu giáo lớn, khả năng lựa chọn động cơ đúng tăng lên rõ rệt
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
1 Xác định mối quan hệ giữa phát triển ý thức bản ngã với sự phát triển hành vi
xã hội của trẻ mẫu giáo?
2 Thế nào là hệ thống thứ bậc động cơ, khi nào thì hệ thống thứ bậc đó xuất hiện
ở trẻ Hệ thống thứ bậc các động cơ tác động đến hành vi của trẻ như thế nào?
3 Chứng minh rằng: “Cái đẹp” là dòng suối trong lành nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh của trẻ
4 Chứng minh rằng điều kiện quan trọng để phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo là hướng dẫn trẻ thiết lập mối quan hệ giữa mục đích với động cơ của hành động và sử dụng ngôn ngữ để điều chỉnh hành động của mình?
Thảo luận:
1 Nhận xét và so sánh tự ý thức của ba trẻ mẫu giáo bé và lớn Qua đó nêu rõ con đường phát triển tự ý thức của trẻ ở tuổi mẫu giáo?
Trang 293.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo
3.1.1 Bước chuyển về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ trên các phương diện: ngữ âm, vốn từ và sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo diễn ra khi hoạt động của trẻ ngày càng phong phú và giáo tiếp với những xung quanh được mở rộng
Bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ tham gia nhiều hình thức hoạt động như: tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, múa, hát, đọc thơ, kể chuyện… với việc sử dụng ngôn ngữ ngày càng tích cực nhằm đạt kết quả cao trong các hoạt động Hơn nữa, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo có liên quan chặt chẽ với sự hoạt động trong quá trình tâm lí, nhờ ngôn ngữ, trẻ có ý thức được các quá trình tâm lí của mình, biến chúng thành những chức năng tâm lí bậc cao Đặc biệt ngôn ngữ có liên quan mật thiết đối với tư duy, nó
có vai trò to lớn trong việc chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài (kiểu tư duy trực quan – hành động) vào bình diện bên trong (kiểu tư duy trực quan – hình tượng), bắt đầu có lập luận
Tất cả những điều đó kích thích đứa trẻ vươn lên tới nắm các phương tiện ngôn ngữ, thúc đẩy vốn từ tăng lên rõ rệt, phát âm chính xác hơn, cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ hoàn thiện dần
Nếu ở trẻ ấu nhi, ngôn ngữ gắn liền với sự vật trẻ đang tri thức hay đang hành động với nó trong một tình huống cụ thể nhất định thì ở trẻ mẫu giáo ngôn ngữ cho phép trẻ biết được những cái không tồn tại trước mắt mà có thể hình dung những cái trong quá khứ hay tương lai qua giao tiếp với người lớn trong quá khứ hay trong tương lai qua giao tiếp với người trong những câu chuyện Đến cuối tuỗi mẫu giáo, trẻ có thể
sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hằng ngày Ngôn ngữ đã thực
sự trở thành phương tiện cơ bản để cải tổ chức năng tâm lí, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có chất lượng mới
Từ 6 tuổi, trẻ em đứng trước một nền văn hóa đồ sộ của dân tộc và của nhân loại
mà nó chiếm lĩnh trong quá trình lớn lên với phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ Vì vậy, việc phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo là một nhiệm vụ cực kì quan trọng, nhất là
ở độ tuổi mẫu giáo lớn, nhiệm vụ đó phải hoàn thành tốt nhất
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn phát triển nhạy cảm (nhạy cảm cao) đối với hiện tượng ngôn ngữ khiến cho phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tới tốc độ nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ em đầu có thể sử dụng thông thạo tiến mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày
Kết luận sư phạm:
Trang 30- Rèn luyện cho trẻ phát triển ngôn ngữ thong qua cách phát âm chuẩn ngữ âm và
mở rộng vốn từ
- Cần phải có biện pháp giúp đỡ những trẻ chậm phát triển nói năng ấp úng, phát
âm sai Phải thường xuyên cho trẻ ca hát, kể chuyện để trẻ phát triển hơn về ngôn ngữ
- Tổ chức trò chơi ĐVTCĐ để trẻ phát triển ngôn ngữ trong việc giao tiếp
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, GV luôn có cách giải đáp phù hợp với những câu hỏi mà trẻ đặt ra Giáo viên hướng dẫn trẻ từ từ, nhẹ nhàng, nói chuyện với trẻ một cách chậm rãi, rõ ràng
3.1.2 Các hướng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
a Về ngữ âm và sử dụng khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng, trong lứa tuổi mẫu giáo, tai nghe âm vị của trẻ được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận ngữ âm khi nghe người lớn nói Mặt khác, cơ quan phát âm đã chín muồi giúp trẻ phát ra những âm tương đối chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ Chỉ trong trường hợp bộ máy phát âm bị tổn thương, hay do ảnh hưởng của tật nói ngọng địa phương thì trẻ mới phạm nhiều lỗi ngữ âm
Càng về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ còn biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể cho người khác nghe Các cháu biết dùng ngữ diệu êm ái để biểu thị cảm xúc của mình cho người khác hiểu
b Về phát triển vốn từ của ngữ pháp
Suốt tuổi mẫu giáo, vốn từ được trẻ tích lũy khá phong phú, không những về danh từ mà cả các loại từ khác như động từ, tính từ, đại từ… Nhìn chung, việc tăng vốn từ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày Tuy vậy, việc đó không có ý nghĩa đáng kể nếu trẻ không đồng thời nắm được kĩ năng kết hợp các từ trong câu theo quy tắc ngữ pháp điều đó phụ thuộc nhiều vào sự giáo dục của người lớn Ở đây sự khác biệt về cá nhân thể hiện rõ rệt hơn so với bất kì lĩnh vực trong sự phát triển tân lí của trẻ Trong điều kiện sống và giáo dục tốt, trẻ mẫu giáo có thể sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ một cách tự nhiên mặc dầu quá trình đó diễn ra không ý thức, khác với quá trình học ngữ pháp một cách có ý thức trong chương trình Tiếng Việt ở trường phổ thông sau này
Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn được quyết định bởi tính tích cực của bản thân đứa trẻ đối với ngôn ngữ Những em bé năng giao tiếp, năng tìm hiểu hiện tượng ngôn ngữ (tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của ý thức các cháu) thì không trẻ hiểu từ ngữ
và nắm ngữ pháp một cách vững vàng mà còn “sáng tạo” ra nhưng từ ngữ, những cách nói mới chưa có ngôn ngữ của người lớn Trong khi sử dụng ngôn ngữ, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa và nguồn của từ Trong thời hiện đại, trẻ được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin đại chúng, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ càng trở nên phong phú và hiện đại
Trang 31c Về ngôn ngữ mạch lạc
Lời nói mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển cao không chỉ về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy nữa Tư duy phát triển là điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển lời nói mạch lạc, ngược lại lời nói mạch lạc không thể phát triển trong tư duy, nhất là tư duy logic Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy như thế
sẽ tồn tại vững chắc trong bước phát triển sau này của mỗi người
Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống, trong khi giao tiếp để hỗ trợ cho lời mình nói, nên chỉ có những người trong tình huống mới hiểu được trẻ nói gì Dần dần, cuộc sống đòi hỏi trẻ cần phải xây dựng cho mình ngôn ngữ khác, ít phụ thuộc vào tình huống, nhất là khi cần miêu tả lại cho người khác biết những điều mình mắt thấy tai nghe, dẫn đến ngôn ngữ cảnh xuất hiện, mang tính rõ ràng, rành mạch
Một kiểu ngôn ngữ khác đang phát triển trong lứa tuổi mẫu giáo, đó là kiểu ngôn ngữ giải thích Ở tuổi này, trẻ có nhu cầu giải thích cho những người xung quanh các vấn đề mà trẻ cần họ hiểu, như giải thích về nội dung trò chơi, cách tạo ra đồ chơi, những yêu cầu của bản thân đối với sự việc nào đấy, phải nêu bật những điểm hợp lí… Ngôn ngữ giải thích đòi hỏi đứa trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định, phải nêu bật những điểm chủ yếu và những mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng một cách hợp lí để người nghe đồng tình Đây là một kiểu ngôn ngữ đòi hỏi tính chặt chẽ, mạch lạc cao, do đó được gọi là ngôn ngữ mạch lạc Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành mối quan hệ qua lại giữa trẻ với những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ Muốn cho ngôn ngữ được mạch lạc thì những điều nói ra cần được trẻ suy nghĩ rõ ràng, logic ngay từ trong đầu, tức là cần được duy trì hỗ trợ Mặt khác, chính ngôn ngữ mạch lạc lại là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một chất lượng mới Đó là phương tiện làm nảy sinh các yếu tố tư duy trừu tượng, nhờ đó hoạt động tâm lí của trẻ nâng lên một trình độ cao hơn
d Về phong cách ngôn ngữ
Trong phong cách ngôn ngữ (phong cách chính trị - xã hội, phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật ) Nếu đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận, thì việc nói năng của nó không những đúng mà còn hay Trong phong cách sinh hoạt còn được hỗ trợ thêm màu sắc của phong cách nghệ thuật, tức là trẻ nói năng có văn hóa
Trẻ ở cuối độ tuổi này đã nắm được tiếng mẹ đẻ, nếu không chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tháng học ở trường phổ thông và trong cả bước đường trưởng thành sau này Gia đình và trường mầm non cần phải coi trọng nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nội dung hết sức quan trọng của Giáo dục mầm non, đặc biệt là trong thời kì phát cảm của ngôn ngữ (từ 2 đến 5 tuổi)
Trang 323.2.1 Sự định hướng vào thuộc tính của đối tượng
Sự định hướng vào các thuộc tính của đối tượng bao gồm hai mặt tác động qua lại với nhau là phát triển hoạt động nhận cảm và lĩnh hội nhận cảm
a Sự phát triển các hành động nhận cảm
Ở tuổi ấu nhi trẻ đã có những hành động tri giác nhưng những hành động này còn sơ lược và còn lung tung, chưa giúp cho trẻ tri giác chi tiết các thuộc tính phức tạp của đối tượng nhằm hình thành dạng hoạt động mới của trẻ vẽ, nặn, xây dựng… Đến đầu tuổi mẫu giáo, hoạt động nhận cảm của trẻ được tiến bộ một cách đáng kể Điều
đó được thể hiện hành động nhận cảm bằng sự quan sát trẻ mẫu giáo qua các độ tuổi khác nhau khi chúng tìm hiểu, tiếp xúc với một đối tượng mới
Đối với trẻ mẫu giáo bé, trước một đối tượng mới, để tìm hiểu nó, các em liền bắt tay ngay hành động với đối tượng Chúng không có ý định ngắm nghía hay xem xét đối tượng đó Nếu được hỏi đối tượng như thế nào, thì trẻ không trả lời được hoặc trả lời không chính xác
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, các em đã bắt đầu xem xét, ngắm nghía đối tượng, nhưng trẻ làm việc đó không theo một thứ tự nào và bình thường chuyển sang hành động ngay Khi cần mô tả lại bằng lời, trẻ chỉ nêu lên được bộ phận hay dấu hiệu dễ thấy mà không tìm được mối liên hệ giữa chúng với nhau
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, thì trẻ bắt đầu khảo sát và mô tả các đối tượng có trình
tự và tỉ mỉ hơn Khi khảo sát, các em cầm đồ vật lên tay, xoay trở mọi phía ngắm nghía, nhìn, sờ mó cẩn thận và chú ý những đặc điểm nổi bật nhất của nó Phải đến 7 tuổi (mà cũng không phải tất cả mọi đứa trẻ) các em mới khảo sát đối tượng một cách
có kế hoạch và có hệ thống hơn Lúc này chúng không cần cầm đồ vật lên tay nữa mà chỉ cần tri giác bằng mắt thôi cũng có thể mô tả được khá đầy đủ thuộc tính của đối tượng
Đầu tuổi mẫu giáo trẻ chỉ nắm thuộc tính của đối tượng chủ yếu bằng hành động thực tiễn với đối tượng chứ không phải bằng tri giác Sau đó tri giác được kết hợp với hành động thực tiễn Hai thành phần này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo thành hành động nhận cảm của trẻ Và phải đến cuối tuổi mẫu giáo thì hành động đó mới trở nên
có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo một hình tượng tương đối đầy đủ về đối tượng Như vậy, sự hoàn thiện hành động nhận cảm ở trẻ mẫu giáo dựa trên một qui luật tâm lí quen thuộc, đó là sự biến đổi hành động định hướng bên ngoài thành các hành động tri giác Nói cách khác, hành động nhận cảm của trẻ được hình thành theo
cơ chế “chuyển vào trong” (Từ hoạt động thực tiễn thành hoạt động tâm lí)
Nhờ những hành động nhận cảm, trẻ có thể đối chiếu, so sánh thuộc tính của những đối tượng muôn hình muôn vẻ để lĩnh hội các chuẩn nhận cảm mà loài người đã xây dựng nên
Trang 33b Sự lĩnh hội các chuẩn nhạy cảm
Lĩnh hội các chuẩn nhận cảm là một biểu hiện của sự phát triển năng lực tri giác định hướng của trẻ em vào các thuộc tính của sự vật
Ở tuổi ấu nhi, trẻ đã tích lũy là một biểu tượng nhất định về các thuộc tính của đối tượng (về màu sắc, âm thanh, hình thù, độ lớn…) Những biểu tượng đó bắt đầu giữ vai trò như những mẫu mà trẻ dùng để so sánh các thuộc tính của đối tượng trong quá trình tri giác
Trẻ mẫu giáo bắt đầu lĩnh hội các chuẩn nhận cảm với những hình học, với các mẫu giáo trong quang phổ… trong nhiều hoạt động, đặc biệt là nặn, chắp ghép, xây dựng…
Nếu đứa trẻ lĩnh hội các chuẩn một cách chính xác thì hoạt động nhận cảm của
nó sẽ đạt hiệu quả cao, không bị nhầm lẫn giữa các màu vàng với màu da cam, hay giữa da cam với màu đỏ, vì trẻ chưa nắm được chính xác chuẩn các màu sắc, nhất là màu da cam Trẻ mẫu giáo lớn do nắm được các chuẩn tương đối đầy đủ nên phân biệt
rõ giữa ba màu vàng, đỏ, da cam, có cháu còn phát hiện ra mối tương quan giữa ba màu đó Trong nhiều trường hợp, nếu không dạy về các chuẩn màu sắc trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình, thì trẻ mẫu giáo lớn vẫn bị nhầm lẫn
Trẻ thường lĩnh hội khó khăn các chuẩn về độ lớn của các vật và các chuẩn về
độ lớn mang tính ước lượng, đó là thước đo do con người xác lập nên (mét, xen- mét…) mà ở tuổi mẫu giáo các em chưa thể học được Tri giác về độ lớn ở trẻ mẫu giáo được hình thành trên một cơ sở khác: Các em lĩnh hội biểu tượng về độ lớn quan
ti-hệ các vật bằng các từ “lớn”, “nhỏ”, “lớn hơn”, “nhỏ nhất”…
Giới thiệu một cách tuần tự với trẻ em về các chuẩn nhận cảm khác nhau hệ thống hóa chúng lại là một trong những nhiệm vụ cơ bản Sự định hướng không gian và tri giác tranh vẽ
3.2.2 Sự định hướng vào không gian và tri giác tranh vẽ
a Định hướng vào không gian
Ở tuổi ấu nhi, trong hoạt động với đồ vật, trẻ đã biết sắp xếp các vật vào mối quan hệ không gian nhất định nhưng trẻ không nắm được hướng không gian và quan hệ không gian giữa chúng Khi lên 3, những biểu tượng ban đầu về hướng không gian trẻ lĩnh hội được còn gắn liền với bản thân các em đó Đối với chúng, thân thể của mình là vật chuẩn hay “điểm gốc” mà chỉ có dựa vào đó trẻ mới xác định được phương hướng Được sự hướng dẫn của người lớn, dần dần trẻ phân biệt được và gọi đúng tay phải mình đó Đó là bàn tay thực hiện chủ yếu những hành động hằng ngày như xúc cơm, cầm bút chì… Từ đó, trẻ có thể xác định được các bộ phận khác trên thân thể là phải hay hay trái theo tay phải của mình Chẳng hạn, khi hỏi một cháu xem mắt phải của cháu ở đâu thì nó liền giơ tay phải lên rồi mới chỉ được mắt phải Đối với trẻ, “phải”
Trang 34hay “trái”hình như là một cái gì cố định, “bất dịch” và do đó nó không thể thiếu được một vật ở bên phải người này lại có thể ở bên trái người khác
Những hướng khác của không gian ( như phía trên, phía dưới, đằng trước, đằng sau) trẻ cũng lấy mình làm chuẩn
Dần dần, trẻ mới nắm được quan hệ giữa các vật trong không gian mà không cần lấy mình làm chuẩn nữa Chẳng hạn trẻ nhận ra lọ hoa để trên bàn và con chó nằm ở dưới bàn Các dạng hoạt động như vẽ, nặn, xây dựng giúp trẻ nhận ra hướng không gian một cách thuận lợi Đặc biệt nếu dạy trẻ sử dụng mô hình thì sự tiến bộ ngày càng nhanh hơn
Đối với trẻ mẫu giáo, hướng không gian dễ nhận ra nhất là trên - dưới, rồi đến trước – sau và muộn hơn mới là phải – trái
Cuối tuổi mẫu giáo, nhiều em còn nhận ra hướng phức tạp như: góc bên phải, góc dưới bên trái Khả năng định hướng vào không gian quan hệ mật thiết tới việc diễn đạt bằng lời Nhờ đó trẻ nhận ra và ghi lại hướng không gian
Chỉ đến cuối tuổi mẫu giáo ( không phải là tất cả ) trẻ mới hình thành sự định hướng trong không gian mà không cần dựa vào vị trí của bản thân và có khả năng thay đổi “ điểm gốc” Nhưng nếu dạy trẻ tự thay đổi quan hệ không gian giữa mình với các vật, đặt chúng ở những vị trí khác nhau so với bản thân và tập diễn đạt bằng lời những quan hệ đó thì khả năng định hướng vào không gian sẽ tăng lên rõ rệt
b Tri giác tranh vẽ
Mặc dầu ngay tuổi ấu nhi, trẻ em nhận biết tranh vẽ rất nhanh, nhận ra trong đó
có những đồ vật, những người, những tình huống quen thuộc, nhưng trẻ nhận tranh vẽ không giống như người lớn
Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ đã thiết lập mối quan hệ giữa tranh vẽ và hiện thực Đặc biệt là trẻ đã xác định đúng được độ lớn tương đối của các vật quen thuộc trong các tranh phối cảnh và các em sẽ trả lời rằng ngôi nhà một tầng nhỏ hơn tòa nhà cao tầng Song đó chỉ là đối với những vật quen thuộc và cũng chỉ mới thiết lập mối quan hệ giữa tranh vẽ và hiện thực nhưng chưa đủ để tri giác đúng thuộc tính của tranh vẽ và mối tương quan giữa chúng Do trẻ chưa nắm được quy luật của nghệ thuật tạo hình, nhất là luật viễn cận và luật tối sàn, nên việc tri giác vẽ vẫn còn thiếu nhiều sai lệch Chẳng hạn một con voi ở xa vẫn chỉ là một con vật rất bé hoặc những con vật trong tối được trẻ coi
là bị bôi bẩn hay bị che khuất Chỉ đến cuối tuổi mẫu giáo và ở tuổi học sinh nhỏ (lớp 1, 2) trẻ mới tri giác tranh vẽ một cách đúng đắn mà không cần có sự thêm bớt nào cả, đặc biệt đối với những tranh vẽ theo chủ đề quen thuộc Nhìn những bức tranh ấy, trẻ có thể
kể chuyện theo tranh, còn nếu là những chủ đề xa lạ thì trẻ chỉ có thể liệt kê từng sự vật trong tranh
Về bố cục thì trẻ mẫu giáo chưa thể bao quát toàn bộ bức tranh mà chỉ chú ý đến những vật, những chi tiết riêng lẻ đập ngay vào mắt hoặc phù hợp với ý thích của nó, có
Trang 35ý nghĩa là trẻ chỉ bám vào chi tiết chứ không hiểu nội dung bức tranh Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã có khả năng nhìn bao quát bức tranh và hiểu được nội dung một số bức tranh bố cục phức tạp Các em còn biết giải thích khá đúng về nội dung bức tranh cho người khác hiểu nếu chủ đề bức tranh không vượt khỏi khuôn khổ những hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của chúng
Việc người lớn kể chuyện theo tranh và dạy trẻ cách xem tranh sẽ giúp trẻ đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cảm thụ tranh vẽ
3.2.3 Định hướng thời gian và tri giác âm thanh
a Định hướng thời gian
Định hướng thời gian đối với trẻ mẫu giáo khó hơn định hướng không gian Những phản ứng cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày theo một trình tự nhất định là cơ sở cho trẻ định hướng về thời gian
Các khái niệm về thời gian như “hôm nay”, “ngày mai”, “hôm qua”… là không ngừng biến đổi Cái hôm qua gọi là “ngày mai” thì bây giờ lại gọi là “hôm nay” và đến ngày mai thì gọi là “hôm qua” Phạm trù quá khứ, hiện tại, tương lai, phải cần một thời gian dài thì trẻ mới hình thành rõ nét Đến cuối tuổi mẫu giáo thì trẻ mới phân biệt được
rõ ràng
Để có được biểu tượng về giờ giấc trong ngày, sự định hướng vào thời gian trước hết dựa vào hành động của bản thân trẻ Định hướng thời gian còn dựa vào sự quan sát những biến đổi của thế giới xung quanh Nếu trẻ được cung cấp những mẫu quả của thời gian nhất định thì sẽ hình thành được khả năng ước lượng thời gian ở trẻ
Ở tuổi mẫu giáo, người ta có thể dạy trẻ biết các ngày trong tuần Những ngày
mà trẻ nhận ra dễ nhất là ngày thứ bảy và chủ nhật Những ngày khác, nếu có những hoạt động ổn định thì trẻ cũng dễ nhận ra
b Tri giác âm thanh ( Tiếng nói và âm thanh)
Âm thanh không có hình thù cụ thể, lại diễn ra theo thời gian, điều đó gây khó khăn cho việc tri giác về cường độ (to hay nhỏ), cường độ (dài hay ngắn), cao độ (cao hay thấp), nhịp độ (chia âm thanh ra những khoảng thời gian ngắn)…
Tri giác âm thanh gắn liền với những vận động của dây thanh đới Trẻ hát lên những giai điệu hay nổi lên các tiếng ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt Lúc đầu, trẻ lắng nghe các giai điệu hay các tiếng một cách tổng thể, không tách ra từng chi tiết Khả năng nắm bắt được các thuộc tính của giai điệu hay giọng nói được hình thành trong suốt thời kì mẫu giáo trên cơ sở luyện tập bộ máy phân tích âm thanh, phát âm Trẻ nghe và phát âm lại phù hợp với đặc điểm của âm thanh đã nghe được Những bài hát
có giai điệu đẹp; những bài thơ có âm hưởng hay đều tác dụng tích cực phát triển khả năng tri giác âm thanh của trẻ ngày càng một chính xác hơn Trong sự phát triển tri giác nghe, các vận động của chân tay và toàn thân có ý nghĩa quan trọng Trong khi nhún
Trang 36nhảy hay uốn lượn theo bài hát hay bài thơ, các vận động đó giúp trẻ nhận ra nhịp điệu khá chính xác
Trẻ thật khó ngồi yên khi ca hát, mà đối với trẻ mẫu giáo thì ca hát bao giờ cũng gắn liền với nhảy múa
3.3 Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo
3.3.1 Sự phát triển trí nhớ không chủ định
Ở trẻ mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh, những gì xảy ra trước lứa tuổi lên ba hầu như ta không còn nhớ được gì, nhưng sự kiện diễn ra lứa tuổi mẫu giáo đã để lại dấu ấn rõ rệt mang trong kí ức của mỗi người
Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ thường mang tính chất máy móc, không chủ định
mà L.S.Vưugốtxki đã gọi là trí nhớ trực tiếp hay trí nhớ tự nhiên được hình thành do tác động trực tiếp của các ấn tượng bên ngoài và ngày nay chúng gọi là trí nhớ không chủ định Thông qua việc làm quen với các thế giới xung quanh, trong khi tích cực tham gia vào các hoạt động trẻ mẫu giáo ghi lại được nhiều ấn tượng một cách tự nhiên Trong nhiều trường hợp, người lớn cứ đặt cho trẻ một nhiệm vụ nhất định là phải nhớ một điều
gì đấy, có khi lại ảnh hưởng xấu đến kết quả ghi nhớ của trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo bé
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng trẻ càng tích cực hoạt động thực tiễn, đặc biệt là tham gia hoạt động vui chơi bao nhiêu thì càng tốt những gì diễn ra trong đó bấy nhiêu Trong một thí nghiệm, người ta cho hai nhóm trẻ cùng xem tranh gồm nhiều
bộ (bộ tranh vẽ hoa quả, bộ tranh vẽ vật dụng nấu ăn, bộ tranh vẽ các công trình xây dựng) Đối với nhóm thứ nhất, các cháu chỉ được xem một cách tự nhiên; đối với nhóm thứ hai, người ta gợi ý để trẻ sắp xếp các bức tranh thành bộ Sau đó hỏi trẻ nhớ được gì
ở những bức tranh đó Trẻ ở nhóm thứ nhất kể lại một cách không rõ ràng về những gì chúng ta thấy trong các bức tranh; còn trẻ ở nhóm thứ hai thì hầu hết nhớ khá đầy đủ và chính xác, vì khi chọn tranh để xếp theo bộ trẻ đã phải quan sát kĩ càng, phân biệt được chỗ khác nhau và giống nhau giữa chúng (Thực nghiệm do một nhóm sinh viên khoa Giáo Dục Mầm Non trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiến hành – 1992)
Trẻ thường ghi nhớ điều gì mà mình thích thú hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt là những sự vật hiện tượng mang tính trực quan hình tượng rõ nét và tác động mạnh đến đời sống tình cảm của chúng Trong một thực nghiệm có hai nhóm trẻ cùng được nghe một câu chuyện Nhóm thứ nhất chỉ nghe qua lời cô kể còn nhóm thứ hai được nghe tranh và có cả hình những con rối Kết quả sau 3 ngày, trẻ nhóm thứ hai nhớ gần toàn bộ câu chuyện, kể cả những chi tiết (trang phục, đồ dùng…) còn nhóm trẻ nhất thì nhớ đại khái và quên khá nhiều chi tiết Sau một tuần thì độ chênh lệch rõ hơn (Thực nghiệm do một nhóm sinh viên khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư pham Hà Nội tiến hành -1993)