1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non

83 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

- Thiết kế các chương, bài giảng theo hướng sử dụng CH – BT để tổ chức nhận thức cho SV khi dạy học phần : “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”.. Trong dạy học Sinh học, việ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- -NGUYỄN TRỌNG BÌNH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI – BÀI TẬP

ĐỂ DẠY HỌC PHẦN:

“ SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON”

CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Vinh 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với các thầygiáo cô giáo, khoa Sinh, khoa đào tạo sau đại học và các thầy cô khác của trường Đại họcVinh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi học tốt các chuyên đề của chuyênngành Lý luận và PPDH Sinh học

Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn sau sắc với các thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục Mầmnon, khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Tự nhiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và cácđồng nghiệp trong và ngoài trường, các bạn học cùng khoá Sau đại học (2008 – 2010) đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình, chu đáo, có hiệu quả của thầy giáo –

PGS TS Nguyễn Đình Nhâm, chủ nhiêm khoa Sinh học trường Đại học Vinh hướng

dẫn tôi viết và hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo, các bạn động nghiệp, cácbạn cùng khoá cao học, các bạn bè thân hữu gần xa và người thân đã giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Trọng Bình

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2

5.2 Phương pháp điều tra 3

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3

5.4 Phương pháp xử lý số liệu thông kê toán học 3

5.5 Những đóng góp mới của luận văn 5

Nội dung và kết quả nghiên cứu 6

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 6

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6

1.1.2 Cơ sở lý luận về CH – BT 7

1.1.2.1 Khái niệm vê phương tiện và phương tiện dạy học …7

1.1.2.2 Khái niệm về bài tập 7

1.1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của câu hỏi bài tập 8

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 8

1.2.1 Điều tra thực trạng sử dụng CH – BT trong giảng dạy ở Trường CĐSP NA 9

1.2.1.1 Về phương diện dạy học của giáo viên……… 9

1.2.1.2 Về phương pháp giảng dạy của giáo viên……… 9

1.2.1.3 Tình hình sử dụng câu hỏi bài tập ……… 10

1.2.2 Nhận xét đánh giá kết quả điều tra 11

1.2.2.1 Về phía giáo viên……… ………11

1.2.2.2 Về phía sinh viên……….…….11

1.2.2.3 Về tài liệu tham khảo………12

1.2.3 Phân tích cấu trúc nội dung học phần: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi MN 13

Trang 4

Chương 2: Xây dựng hệ thống CH – BT để giảng dạy học phần: Sự phát triển thể

chất trẻ em lứa tuổi MN 17

2.1 Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi 17

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng CH – BT trong dạy học 17

2.1.2 Quy trình xây dựng và sử dụng CH – BT để hình thành kiến thức 17

2.1.2.1 Quy trình xây dựng câu hỏi bài tập trong dạy học……… 18

2.1.2.2 Quy trình xây dựng câu hỏi bài tập trong nghiên cứu tài liệu mới……… 18

a Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập trong nghiên cứu tài liệu mới ………… 18

b Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập để củng cố hoàn thiện kiến thức……… 19

2.2 Kết quả xây dựng CH – BT trong dạy học phần: “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” 21

Chương I: Cấu tạo chung cơ thể trẻ em 21

Chương II: Máu và bạch huyết 30

Chương III: Hệ tuần hoàn 41

Chương IV: Hệ hô hấp 48

Chương V: Hệ tiêu hóa 57

Chương3: Thực nghiệm sư phạm 69

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 69

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 69

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 69

3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 69

3.2.1 Nội dung của thực nghiệm sư phạm 69

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 69

3.2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 70

3.2.3.1 Phân tích kết quả định lượng 70

3.2.3.2 Phân tích kết quả định tính 77

Kết luận và đề nghị 79

1 Kết luận 79

2 Đề nghị 79

Tài liệu tham khảo 80

PHỤ LỤC

Trang 5

Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) đã khẳng định: “GD & DT cùng với khoa học công nghệ

là quốc sách hàng đầu” Do đó “Phải đổi mới dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học,khuyến khích tự học, áp dụng các phương pháp Giáo Dục hiện đại để bồi dưỡng cho họcsinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề …”

Trong thực tiễn dạy học của nước ta hiện nay, phổ biến vẫn áp dụng phương pháp dạyhọc truyền thống (thầy thuyết trình, giảng giải Trò ghi chép và tiếp thu một cách thụđộng…) Vì thế chất lượng dạy học của chúng ta chưa cao, chưa đồng đều, chưa đóng gópkịp thời với sự phát triển của khoa học, kinh tế xã hội hiện tại và tương lai

Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, đào tạo ra conngười tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, góp phần xây dựng đấtnước giàu mạnh Tuy nhiên việc đổi mới PPDH ở nước ta còn chậm Nghị quyết TW II(Khóa VIII) đã nhận định :“Phương pháp GD & ĐT ở nước ta chậm đổi mới, chưa pháthuy được tính chủ động, sáng tạo của người học” Chính điều này đã làm hạn chế chấtlượng dạy và học ở trường Sư phạm hiện nay, trong đó có học phần: “ Sự phát triển thểchất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”

Để đổi mới PPDH có nhiều hướng, một trong những hướng có tính khả thi và mang lạihiệu quả, đó là sử dụng Câu hỏi (CH) – Bài tập (BT) đẻ tổ chức hoạt động nhận thức chohọc sinh, sinh viên

Trong dạy học Sinh học nói chung, đặc biệt trong dạy học phần kiến thức : Sự pháttriển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non nói riêng Việc sử dụng CH – BT để tổ chức SVhoạt động nhằm hình thành kiến thức mới còn ít được quan tâm Bởi vì, tài liệu về việc sử

Trang 6

dụng CH – BT để hình thành kiến thức mới còn thiếu, mặt khác số SV trong lớp lại đông,chưa đồng đều, kinh nghiệm của giảng viên về vấn đề sử dụng câu hỏi bài tập còn ít Do

đó, việc sử dụng CH – BT để tổ chức các hoạt động nhận thức cho SV nếu được thực hiệnthì thường chỉ được thực hiện vào các giờ thi Giảng viên dạy giỏi ở tổ, ở khoa, ở trường, ởcác cấp

Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường Sư

phạm, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng CH – BT để dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” cho SV Cao đẳng Sư phạm Mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu:

Góp phần đổi mới PPDH Sinh học ở trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng tíchcực hóa hoạt động nhận thức của SV nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần : “ Sự pháttriển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động nhận thức cho SV Cao đẳng Sư phạm Mầmnon khi dạy học phần: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non bằng phương pháp

sử dụng CH – BT

- Khách thẻ nghiên cứu: SV năm thứ nhất – Khoa Giáo dục Mầm non – Trường Caođẳng Sư phạm Nghệ An

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa lý luận dạy học của CH – BT

- Điều tra tình hình sử dụng PPDH học phần: “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầmnon ” , đặc biệt là việc sử dụng CH – BT để dạy học phần trên

- Nghiên cứu nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình học phần “ Sựphát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non ” từ đó để xây dựng CH – BT cho nội dungchương trình đó

- Thiết kế các chương, bài giảng theo hướng sử dụng CH – BT để tổ chức nhận thức cho

SV khi dạy học phần : “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ”

- Thực nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của đề tài

- Xử lý kết quả thực nghiệm và viết báo cáo

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Trang 7

* Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, nghị quyết về cải cách giáo dục theo hướng tíchcực hóa người học Nghiên cứu mô hình dạy học và các công trình cải tiến PPDH theotinh thần lấy học sinh làm trung tâm

*Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc xác định mục đích của đề tài, lựachon PPDH phù hợp để triển khai đề tài một cách có hiệu quả

5.2 Phương pháp điều tra:

5.2.1 Đối với Giảng viên: Tiến hành đàm thoại với Giảng viên dạy Sinh học ở khoa

giáo dục Mầm non, giảng viên giảng dạy học phần trên và với giáo viên ở một số trườngPTTH khác Sử dụng phiếu thăm dò, dự giờ trực tiếp để đánh giá, làm cơ sở thực tiễn cho

đề tài

5.2.2 Đối với SV: Tiến hành điều tra chất lượng lĩnh hội kiến thức Sinh học nói

chung và kiến thức : “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non ” nói riêng

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

5.3.1 Mục đích: Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng CH –

BT trong dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”

5.3.2 Phương pháp thực nghiệm: Chọn 2 lớp (có trình độ tương đương để tiến hành

thực nghiệm)

Hai lớp hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non để dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ emlứa tuổi Mầm non”: Một lớp đối chứng (ĐC) và một lớp thực nghiệm (TN)

- Lớp đối chứng (ĐC) dạy bằng phương pháp thuyết trình giảng giải …

- Lớp thực nghiệm (TN) dạy bằng phương pháp sử dụng CH – BT

5.3.3 Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm cách sử dụng CH – BT để dạy học phần

: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non

5 4 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:

1

i i i

Trang 8

S2 =

10 1

Cv = 30% - 100%: Độ dao động lớn, độ tin cậy nhỏ

+ Hiệu trung bình cộng (ĐTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng (X) của nhóm lớp

TN và ĐC trong các lần liểm tra

TN : Phương sai của lớp TN

S2

ĐC: Phương sai của lớp ĐC

NTN: Số bài kiểm tra của lớp TN

NĐC: Số bài kiểm tra của lớp ĐC

Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối student với α = 0.05 và bậc tự do

f = n1+ n2- 2 nếu |td|≥ tα thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có ý nghĩa

Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Exce, tính sốlượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5 trở lên làm cơ sở định lượngđánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượnghọc tập

Trang 9

Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hóa trong đáp ánbài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và được chấm theo thang điểm 10, chi tiết 0,10 điểm.Kết quả xử lí các số liệu sẽ cho phép tôi đi đến nhận xét:

- Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm

- Khả năng sử dụng CH-BT trong phương án thực nghiệm thể hiện trên các giá trịqua mỗi đợt kiểm tra, qua độ tin cậy (Tđ), qua tỷ lệ sinh viên kém, trung bình, khá, giỏi

5.5 Những đóng góp mới của luận văn:

* Về giá trị lý luận: - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Xây dựng các tiêu chuẩn của CH-BT trong dạy học phần trên

- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phòng chống bệnh và các biện phápphòng chống bệnh cho trẻ em Mầm non

* Về giá trị thực tiễn: Thực nghiệm sư phạm để rút ra giá trị thực tiễn của vấn đề nghiên

cứu đối với đào tạo nghề cho SV sư phạm Mầm non

Trang 10

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu :

1.1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài: Vấn đề này

được các nước trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1970 của thế kỷ XX Ví dụ: Ở Liên

Xô (cũ ) của các tác giả:

Socolop Skaia, Abra Mopva, DB.Gophman, Kadosnhicova, Nhikisop… đã đề cập đến vaitrò của bài tập ,phương pháp xây dựng và sử dụng CH-BT để dạy học Sinh học Ví dụ: ỞPháp, trong những năm 1970 của thế kỷ XX có chú ý khuyến khích dùng Bài tập để rènluyện tính tích cực ,chủ động của học sinh Họ quan niệm Bài tập vừa là phương pháp,vừa là nội dung, vừa là biện pháp dạy học cụ thể Đồng thời, trong chừng mực nào đó cònđược coi là mục tiêu của việc dạy học Do đó, Bài tập cần được thiết kế và sử dụng hợp

1.1.1.2 Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài

Các bộ môn như Toán,Vật lý, Hóa học … đã sử dụng CH-BT từ lâu Trong Sinh học nóichung và bộ môn: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” nói riêng đã có nhiềucông trình nghiên cứu như: Tạ Thúy Lan ,Trần Thị Loan (1977và 2005), Lê Thanh Vân(2005) Trần Bá Hoành (1970) Nguyễn Đức Thành (1986) Lê Đình Trung (1994) Vũ ĐứcLưu (1995) Lê Thanh Oai (2004)

Trong dạy học Sinh học, việc phân loại và sử dụng CH-BT đã được đề cập khá nhiều,nhưng chủ yếu ở Sinh học PTTH Còn việc xây dựng và sử dụng CH-BT để dạy học phần:

“Sự phát triển thể chất trẻ em ở lứa tuổi Mầm non” nghiên cứu muộn hơn, nó chỉ mới chú

ý trong những năm gần đây như công trình nghiên cứu của :

- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1997) Sinh lý học trẻ em – Nhà XB Hà Nội

- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2005) Giải phấu Sinh lý người – Nhà XB ĐHSP Hà Nội

- Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2005) Sinh lý học trẻ em – Nhà XB ĐHSP Hà Nội

Trong những năm trở lại đây, nhiều luận văn Thạc Sỹ,Tiến Sỹ, nhiều công trìnhnghiên cứu về sử dụng CH-BT như là phương pháp ,biện pháp dạy học cụ thể để hình

Trang 11

thành kiến thức mới cho Học sinh, Sinh viên góp phần vào việc tích cực hóa người học,rèn luyện kỹ năng và phương pháp tư duy, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề,rèn luyện kỹ năng trả lời các CH- BT Qua đó, hình thành kiến thức mới đem lại hiểu quảcao trong dạy học ở trường Sư phạm và làm cơ sở cho các đề tài và các công trình khác rađời

1.1.2- Cơ sở lý luận về CH-BT:

1.1.2.1 Khái niệm về phương tiện và phương tiện dạy học:

* Nếu sự vật hay hiện tượng nào đó được dùng làm công cụ hoặc là điều kiện để ngườigiáo viên tổ chức các hoạt động dạy, là công cụ để học sinh thực hiện hoạt động học khi

đó nó là phương tiện của hoạt động dạy (hay hoạt động học)

* CH-BT là sự mã hóa những thông tin về đối tượng dạy học nó bao gồm những điều đãbiết và những điều chưa biết được giáo viên thiết kế nhằm để thay thế đối tượng, vừa làđiều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy học

“Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trìnhdạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâutrung gian tác động vào đối tượng dạy học” Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy,dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạyhọc

* CH-BT vừa là nội dung, vừa là phương tiện của quá trình dạy học Với phương pháp sửdụng nội dung bài học làm phương tiện dạy học đến lượt nó cũng chính là phương tiện dạyhọc

1.1.2.2 Khái niệm về bài tập

Khái niệm bài tập còn có nhiều quan niệm khác nhau: Theo Hoàng Phê (2000) cho rằng:

“Bài tập là bài ra cho học sinh để vận dụng những điều đã học” Theo tác giả Vũ Đức Lưu:

“Bài tập là nhiệm vụ mà người giải cần thực hiện, trong bài tập có dự kiện và yêu cầu cầntìm” Nghĩa là trong BT luôn chứa đụng những điều đã biết và những điều chưa biết mâuthuẩn lẫn nhau thôi thúc người giải vận dụng những điều đã học để tìm cách giải nhằmhình thành kiến thức mới, hoặc củng cố hoàn thiện trí thức hay kiểm tra đánh giá mức độnhận thức của người giải về những kiến thức đã học Bài tập được sử dụng ở cả 3 khâu củaquá trình dạy học đó là:

- Dùng BT để hình thánh kiến thức mới

- Dùng BT để củng cố hoàn thiện tri thức

Trang 12

- Dùng BT kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.

BT gồm giả thiết và yêu cầu phải thực hiện, trong đó giả thiết có thể là hình vẽ, dự kiện,bảng số liệu, đồ thị… Kết luận là một mệnh lệnh mà người giải phải thực hiện, có thểtruyền đạt bằng câu hỏi hay một mệnh lệnh

1.1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của CH-BT trong dạy học

CH- BT Có ý nghĩa mã hóa những cái đã cho và những cái cần tìm cần phải giải quyết lànhững kết luận CH – BT có vai trò thay thế đối tượng như là một phương tiện để học sinhtác động lên nó sẽ có kiến thức mới Như vậy CH – BT là một phương tiện hữu hiệu trongviệc nhận thức học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em ở lứa tuổi Mầm non” Bời vì trong

1 tiết 45 phút khó có thể sử dụng một phương tiện khác hữu hiệu hơn Nhưng để CH – BT

có vai trò thực sự hữu hiệu trong hoạt động nhận thức của học phần trên thì khi thiết kếcần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhất định CH – BT được thiết kế đưa vào sửdụng phải là nhân tố kích thích chủ đạo, khơi dậy tính tự giác hoạt động nhận thức củasinh viên Sau khi SV bị kích thích đúng ngưỡng thì nó sẽ bắt đầu hoạt động khám phá…Quá trình đó diễn đạt bằng sơ đồ sau:

Qua sơ đồ đó ta thấy, việc sử dụng CH – BT có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong lý luậndạy học hiện đại, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục trong giai đoạn mới Bởi vì

CH – BT có vai trò kích thích, định hướng hoạt động nghiên cứu tài liệu, giáo trình của

SV, qua đó giúp SV hình thành kĩ năng đọc sách, tham khảo tài liệu, tìm và chọn nhữngnguồn kiến thức quan trọng

- Biết cách thiết kế CH – BT của giáo viên mà luôn đặt sinh viên vào tình huống có vấn đề, lôi cuốn SV vào giải quyết các mâu thuẩn, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức thông quatrả lời CH – BT Như vậy, CH – BT khi đã thiết kế đạt yêu cầu sẽ có vai trò quan trọng

Thầy thiết kế Trò thi công Cùng kiểm tra đánh giá quá Thầy - trò

trình thiết kế gia công của thầy và thi công của SV

SV NCTLGKTrao đổi nhóm

SV lĩnh hội được tri thức mớiTrò tự thể hiện,

bổ sung, chỉnh lí, hoàn thiện tri thứcCH- BT Định

hướng

Trang 13

trong việc biến SV trở thành chủ thể của quá trình nhận thức qua đó khắc phục được tìnhtrạng dạy học lấy GV làm trung tâm.

- Tuỳ theo mức độ nhận thức của từng đối tượng mà CH – BT có thể cấu trúc mở để quaviệc giải quyết các CH – BT thì sẽ phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo, năng lựcnghiên cứu tài liệu cho SV Đây là vai trò có ý nghĩa to lớn đối với dạy học trong giaiđoạn hiện nay

- Qua việc hoạt động tương tác với hệ thống CH – BT còn giúp SV biết hệ thống kiến thứctheo những cách khác nhau, tiện cho việc sử dụng nó trong quá trình ứng dụng vào cuộcsống sau này

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Điều tra thực trạng sử dụng CH – BT trong giảng dạy ở trường CĐSP

- Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có kế hoạch tìm hiểu thực trạng dạyhọc các môn học nói chung và học phần “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”nói riêng ở trường CĐSP NA ở cả 2 khối: - Hệ THSPMN chính quy dạy học phần Giảiphẩu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em (K15 và K16 hệ THSP)

- Hệ CĐSPMN chính quy dạy học phần “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”

ở cả trong 2 năm học: 2008 – 2009 (cho K7 CĐMN) và 2009 – 2010 (Cho K8CĐMN)

1.2.1.1 Về phương tiện dạy học của giáo viên

Điều tra về sử dụng phương tiện dạy học ở khoa GDMN trong những năm gần đây chothấy mặc dù đã có sự quan tâm mua sắm thiết bị dạy học, song để đáp ứng nhu cầu thiếtthực của việc dạy học còn bất cập, hiệu quả chưa cao Phòng thí nghiệm hầu hết còn thiếu,cách xa chỗ học của sinh viên Nội dung, điều kiện các thí nghiệm chưa đồng bộ, phụtrách thí nghiệm chưa có chuyên môn, công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu đổi mớiPPDH

Nhiều GV quan niệm phương tiện dạy học chỉ nói đến các dụng cụ: Tranh vẽ mô hình,SGK, đồ dùng thí nghiệm… Còn khi nói đến sử dụng CH – BT để làm phương tiện dạyhọc, 1 số GV tỏ vẻ không thống nhất ở khái niệm CH – BT là phương tiện

1.2.1.2 Về phương pháp giảng dạy của giảng viên

Việc xác định mục tiêu của chương, của bài học, hầu như chưa xác định mục tiêu một giờdạy theo hướng lấy HS làm trung tâm Nhiều GV xác định mục tiêu của bài học chỉ làhình thức, mục tiêu ghi chung Còn về phương pháp dạy học, phương pháp hiện nay GV

Trang 14

đang phổ biến sử dụng đó là PPDH truyền thống (thầy thuyết trình giảng giải, trò ghichép và tiếp thu một cách thụ động…)

Qua điều tra số giáo viên ở khoa GDMN trường CĐSPNA trong 2 năm học: 2008-2009 và2009-2010 kết quả thu được như sau:

bộ phận; dạy học giải quyết vấn đề), sau đó là CH – BT… và các PP khác

1.2.1.3 Tình hình sử dụng CH – BT trong dạy học phần “Sự phát triển thể chất trẻ

em lứa tuổi Mầm non”

Qua dự giờ thăm lớp, thao giảng trao đổi với GV cùng bộ môn, tôi tự nhận thấy giáoviên sử dụng CH – BT vào việc hình thành kiến thức mới còn ít ỏi, các GV ít quan tâmtrong việc chế tác các nội dung trong SGK để tạo thành các phương tiện cho SV màthường đi theo cấu trúc nội dung trong SGK Nhìn chung PPDH tích cực chưa được ápdụng nhiều trong dạy học phần sự phát triển thể chất ở trẻ em lứa tuổi MN cho SVSPMN.Nguyên nhân của những hạn chế đó là:

- Nội dung kiến thức học phần chủ yếu là lý thuyết, không có bài tập nên việc mã hóanhững nội dung kiến thức đó thành dạng bài tập cho sinh viên là rất khó nên giáo viên ngạiđọc sách, chưa chịu khó tìm tòi

- Số tiết dành cho ôn tập quá ít

- Các tài liệu tham khảo, cơ sở lý luận để xây dựng CH – BT sử dụng làm phương tiệntrong dạy học chưa nhiều

- Đổi mới phương pháp dạy học chưa sát thực với yêu cầu của giáo viên đứng lớp

- Do quá trình tự rèn luyện nghề nghiệp trong những môi trường khác nhau cho nên không

có tính thống nhất trong quan điểm đến trình độ chuyên môn

1.2.2 Nhận xét đánh giá kết quả điều tra

1.2.2.1 Về phía giáo viên.

Trang 15

PPDH phổ biến hiện nay ở trường CĐSPNA vẫn là thuyết trình giảng dạy là chính PPDHtích cực đã bắt đầu được ứng dụng (vào những tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng thi đua …).Đối với học phần “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” GV chưa được quantâm nhiều đến PPDH tích cực, chưa sử dụng các phương tiện tối đa để phục vụ cho dạyhọc: Sơ đồ, biểu đồ, mô hình, tranh ảnh,vật thật, đèn chiếu,…

Nguyên nhân của những hạn chế đó là :

- Đa số GV quen với kiểu truyền thụ truyền thống, chưa nhận thức được vai trò của mìnhtrong PPDH tích cực theo hướng lấy SV làm trung tâm

- Trong soạn giảng của GV, có một số coi giáo án chỉ là hình thức ,soạn đối phó, tríchlược ý chính về kiến thức trong SGK, mục tiêu bài giảng không rõ ràng

- Qúa trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của GV nhằm nâng cao kiến thức, đổi mớiPPDH chưa thật sát thực với yêu cầu chung của đội ngũ GV đứng lớp

- Tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận để xây dựng CH-BT làm phương tiện dạy học chưanhiều, chưa cụ thể

- Đa số GV ngại đến phòng thư viện, thí nghiệm, thực hành để mượn sơ đồ, biểu đồ, môhình, tranh ảnh, đèn chiếu,… để làm phương tiện phục vụ cho dạy học của môn mình phụtrách

- Do trình độ chuyên môn của GV còn hạn chế, năng lực soạn CH – BT chưa nhiều

- Đa số GV an phận chưa tích cực thi đua nghiên cứu áp dụng các PPDH tích cực nênchưa gây hứng thú học tập cho SV trong quá trình dạy học Khâu kiểm tra đánh giá cònnhiều bất cập nên chưa kích thích được học tập của SV

1.2.2.2 Về phía sinh viên:

Hầu hết SV quen kiểu thuộc lòng, chưa biết cách học, cách phân tích,chứng minh làm rõnội dung bài học, thầy đọc trò nghi chép

- Đa số SV không đầu tư thời gian công sức vào việc học tập, việc học của SV không cóđộng cơ bên trong mà chỉ mang tính đối phó với GV trong các giờ kiểm tra, thi kết thúchọc phần

1.2.2.3 Về phía tài liệu tham khảo.

Với cách dạy học truyền thụ kiến thức là chủ yếu, các tài liệu tham khảo còn ít, tập trungrèn luyện kỹ năng tiếp cận giải quyết các vấn đề thực tiễn, nội dung kiến thức tích hợptrong tài liệu còn quá ít

Trang 16

1.2.3 Phân tích cấu trúc, nội dung học phần “ Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non hệ CĐSPMN chính quy.

Về cấu trúc, nội dung của Giáo trình:

Tổng số gồm 45 tiết, số đơn vị học trình: 3

Trong đó:

+ Lý thuyết: 39 tiết.

+ Thực hành: 3 tiết;

+ Kiểm tra: 3 tiết

Chương I: Cấu tạo chung của cơ thể trẻ em (7 tiết).

a Nội dung: Chương này trình bày một cách khái quát về mặt cấu tạo cơ thể

người, những đặc điểm về mặt cấu tạo, chức phận thể hiện sự thống nhất của cơ thể trẻ

em, nội dung chương này còn bao hàm các kiến thức về sự tăng trưởng và phát triển củatrẻ em qua các giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hiểu được cácquy luật và các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ em Từ đó đề ra cáchchăm sóc cho trẻ qua từng giai đoạn một cách hợp lý khoa học

b Cấu trúc:

Gồm: 1- Cơ thể con người là một khối thống nhất

2- Môi trường bên trong và nội cân bằng

3- Quá trình phát triển của cơ thể trẻ em

4- Các chỉ số đánh giá phát triển thể chất của trẻ em

5- Các quy luật sinh trưởng và phát triển của trẻ em

6- Các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em

Chương II: Máu và bạch huyết.( 3 tiết)

a Nội dung: Chương này chủ yếu trình bày đặc điểm về cấu tạo, chức năng và cơ

chế hoạt động của máu và các thành phần trong máu, cơ chế đông máu và các nhóm máu.Nội dung của chương còn bao hàm các kiến thức về đặc điểm thành phần, tính chất máucủa trẻ em từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống các bệnh về máu cho trẻ

b Cấu trúc.

Gồm: 1 - Chức năng của máu

2 - Số lượng và tỷ trọng của máu

3- Các thành phần của máu

4- Đặc điểm của máu trẻ em

Trang 17

5- Tính chất của máu

6- Nước mô và bạch huyết

7- Miễn dịch HIV/AIDS

Chương III: Hệ tuần hoàn (3 tiết)

a Nội dung: Nội dung của chương này bao gồm những kiến thức cơ bản về cấu tạo,

chức năng và cơ chế hoạt động của hệ tuần hoàn nói chung và của trẻ em nói riêng, nhữngkiến thức cơ bản về chu kỳ hoạt động của tim, biến đổi tần số tim, thể tích tâm thu vàhuyết áp ở trẻ em Từ những đặc điểm đó đề ra các biện pháp chăm sóc vệ sinh hệ tuầnhoàn cho trẻ

b Cấu trúc

Gồm: 1- Cấu tạo hệ tuần hoàn

2- Hoạt động của tim

3- Các vòng tuần hoàn

4- Huyết áp

5- Điều hoà hoạt động của tim mạch

6- Tuần hoàn bạch huyết

Chương IV: Hệ hô hấp (3 tiết)

a Nội dung: Chương này đề cập đến cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp nói

chung, đặc điểm cơ quan hô hấp của trẻ nói riêng Qua đó thấy được sự khác nhau cơ bản

về đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp của trẻ em và người lớn để có biện pháp chăm sóc vệsinh và phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ

b Cấu trúc.

Gồm: 1- Cấu tạo của hệ hô hấp

2- Cơ chế hoạt động của hệ hô hấp

3- Dung tích sống

4- Điều hoà hoạt động hô hấp

5- Vệ sinh hô hấp và hô hấp nhân tạo

Chương V: Hệ tiêu hoá (4 tiết)

a Nội dung: Nội dung chương này đề cập đến cấu tạo và chức năng sinh lý của bộ

máy tiêu hóa, sự hoạt động của các tuyến tiêu hóa, đặc điểm bộ máy tiêu hóa và sự tiêuhóa thức ăn trong ống tiêu hóa của trẻ, cơ sở sinh lý của khẩu phần ăn từ đó có biện pháp

tổ chức ăn uống một cách hợp lý và khoa học để bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ

Trang 18

b Cấu trúc

Gồm: 1- Vai trò của hệ tiêu hoá

2- Cấu tạo của hệ tiêu hoá

3- Sự tiêu hoá thức ăn

4- Sự hấp thu thức ăn

5- Vệ sinh tiêu hoá ở trẻ em

Chương VI: Hệ bài tiết (2 tiết)

a Nội dung: Chương này nói về cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết nước tiểu, đặc

điểm của hệ bài tiết nước tiểu trẻ em, từ đó đưa ra các biện pháp vệ sinh bài tiết và phòngchống chứng đái dầm ở trẻ Nội dung của chương còn đề cập đến một số dạng bài tiết khácnhư: Bài tiết mồ hôi, bài tiết các chất nhờn qua da

b Cấu trúc:

Gồm: 1 - Cấu tạo của hệ bài tiết

2- Quá trình hình thành nước tiểu

3- Đặc tính lý hoá của nước tiểu

4- Quá trình bài xuất nước tiểu

5- Vệ sinh hệ tiết niệu

6- Một số dạng bài tiết khác

Chương VII: Trao đổi chất và năng lượng (3 tiết)

a Nội dung: Nội dung trong chương này nói lên tầm quan trọng của trao đổi chất

và năng lượng đối với cơ thể, cơ chế chuyển hóa các chất trong cơ thể Qua đó giúp SVhiểu rõ vai trò của từng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và biết cách xây dựng khẩuphần ăn hợp lý cho trẻ em

b Cấu trúc:

Gồm: 1- Đại cương về trao đổi chất và năng lượng

2- Chuyển hoá các chất cơ bản trong cơ thể

3- Trao đổi năng lượng trong cơ thể

4- Cơ sở sinh lý của khẩu phần thức ăn

5- Trao đổi nhiệt năng và cơ chế điều hoà thân nhiệt

Chương VIII: Hệ sinh dục (2 tiết).

a Nội dung: Chương này nói về đặc điểm cấu tạo và cơ chế hoạt động của cơ quan

sinh dục, đặc điểm phát triển cơ quan sinh dục của trẻ em Từ những hiểu biết đó đề ra các

Trang 19

biện pháp vệ sinh chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em và hiểu rõ cơ sở sinh lý học củacác biện pháp này.

b.Cấu trúc:

Gồm: 1- Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ

2- Các tế bào sinh dục nam và tế bào sinh dục nữ

3- Sự sản sinh trứng và chu kỳ kinh nguyệt

4- Sự sản sinh tinh trùng và xuất tinh

5- Cơ chế điều tiết các chức năng sinh dục

6- Cơ chế thụ tinh và thụ thai

Chương IX: Các tuyến nội tiết (2 tiết)

a Nội dung: Nội dung kiến thức của chương này đề cập đến vai trò của tuyến nội

tiết trong cơ chế điều tiết hoạt động của cơ thể, trình bày quá trình phát triển và hoạt độngcủa các tuyến nội tiết trong các giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể và đặc điểm củahoạt động nội tiết trong quá trình phát triển cá thể

b.Cấu trúc

Gồm: 1- Đại cương về nội tiết

2- Chức năng của từng tuyến nội tiết

Chương X: Sinh lý vận động (3 tiết).

a Nội dung: Trình bày cấu tạo chức năng của hệ vận động, nói rõ về cấu tạo, hoạt

động của hệ xương và hệ cơ của trẻ em, từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc, rèn luyện để

cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa

b Cấu trúc

Gồm: 1- Hệ Xương

2- Hệ cơ

Chương XI: Hệ thần kinh (3 tiết).

a Nội dung: Chương này trình bày cấu tạo, chức năng vai trò của hệ thần kinh, các

nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thần kinh Nội dung chương còn đi sâu tìm hiểuđặc điểm phát triển về mặt cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trong quá trình pháttriển của trẻ em

b Cấu trúc

Gồm: 1- Nơ ron

2- Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Trang 20

3- Đặc điểm phát triển hệ thần kinh trẻ em.

Chương XII: Cơ quan phân tích (4 tiết)

a Nội dung: Chương này chủ yếu trình bày các đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo và

chức năng của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển của trẻ em, các nguyên tắc

cơ bản trong tiếp nhận thông tin của các cơ quan phân tích thể hiện qua các mã hóa khácnhau Qua đó vận dụng các kiến thức của chương trong việc chăm sóc bảo vệ và rèn luyệncác giác quan cho trẻ

b Cấu trúc.

Gồm: 1- Đại cương về các cơ quan phân tích

2- Cấu tạo và chức phận của các cơ quan phân tích

Chương XIII: Sinh Lý hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em (3 tiết)

a Nội dung: Nội dung của chương nói về hoạt động thần kinh cấp cao, cơ chế

thành lập các phản xạ có điều kiện, cách duy trì và củng cố các phản xạ có điều kiện chotrẻ, bản chất sinh lý của giấc ngủ để tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ Ngoài ra nội dung củachương còn đề cập đến các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao, đặc điểm hoạt động thầnkinh cấp cao trong các giai đoạn phát triển của trẻ để áp dụng vào việc nuôi dạy trẻ

Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI – BÀI TẬP ĐỂ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “

SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON”

2.1 Các nguyên tắc xây dựng CH-BT:

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng CH – BT trong dạy học Khi xây dựng CH – BT phải đảm

bảo một số nguyên tắc sau đây:

1 CH-BT phải có tác dụng nêu vấn đề, đồng thời vấn đề đó phải chứa đựng mâu thuẩnnhận thức luôn buộc SV ở trạng thái có nhu cầu giải quyết

Trang 21

2.CH-BT thiết kế phải có tính hệ thống phù hợp với cấu trúc của chương, bài để sau khitrả lời SV thu được một kiến thức mới có hệ thống.

3 CH-BT được thiết kế phải có nội dung yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác Yêu cầu

CH – BT phải có quan hệ với nguồn tri thức, tài liệu trong quá trình tìm lời giải

4.Trong mỗi bài học CH – BT đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, có tác dụnghấp dẫn kích thích SV đam mê nghiên cứu tìm tòi lời giải

5.CH-BT khi thiết kế phải có tính kế thừa, sao cho khi trả lời một CH – BT sẽ cho thêmmột giả thiết, giúp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến câu hỏi khác được dễ dànghơn

6 CH-BT phải có khả năng huy động tính tự lực chủ động sáng tạo của nhiều đối tượng

SV Nghĩa là CH-BT được xây dựng phải vừa sức, không khó quá, không dễ quá, phù hợpvới năng lực của SV

7.CH-BT không nên yêu cầu đơn thuần là trình bày kiến thức trong tài liệu giáo trình màphải có những yêu cầu phân tích, giải thích chứng minh cho những kiến thức mà SV lĩnhhội từ tài liệu giáo khoa hay tài liệu tham khảo khác

8 Khi dạy học phần: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non” phải luôn chú ýmối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận của từng mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.Phân biệt được cấu tạo, chức phận từng mô, cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể trẻ em với cơthể người lớn Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đối với cơ thể trẻ em qua các chương,bài cụ thể

2.1.2 Quy trình xây dựng và sử dụng CH-BT để hình thành tri thức mới:

2.1.2.1 Quy trình xây dựng CH-BT trong dạy học: Gồm 4 bước.

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Là việc làm cần thiết có tính chiến lược khi tiến hànhbài dạy Thực chất của nó là xác định cái mà SV cần đạt được sau giờ dạy về kiến thức, kỹnăng và thái độ

Bước 2: Phân tích nội dung dạy học: Vì toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học

có mỗi liên hệ logich với nhau

Bước 3: Xác định nội dung kiến thức để hình thành tri thức mới

Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức để thành bài tập

2.1.2.2 Quy trình sử dụng CH-BT trong dạy học.

a.Phương pháp sử dụng CH-BT trong nghiên cứu tài liệu mới:

Trang 22

CH-BT được thiết kế nhằm mục đích giới thiệu nội dung kiến thức mới, giới thiệu nộidung khoa học tuỳ từng chương, bài theo cấu trúc, phân phối chương trình tài liệu giáokhoa CH-BT đưa ra sử dụng phải có định hướng của GV bằng sự phối hợp với nhiềuphương pháp khác nhằm tạo cho SV có nhiều lối thoát trong giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Để tiện cho việc thiết kế sử dụng CH-BT trong nghiên cứu tài liệu mới khi dạy

chương I : “Cấu tạo chung của cơ thể trẻ em” Ta có thể thiết kế như sau

Ví dụ 1: Hãy sắp xếp các ý giữa cấu tạo và chức năng của tế bào cho phù hợp rồi điền

vào cột ghép câu

1- Màng tế bào a, Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào 1…c

2- Tế bào chất b, Điều khiển mọi hoạt động sống cơ bản của tế bào,

giữ vai trò quan trọng trong di truyền

2…a

Ví dụ 2 Ghép các câu ở cột bên trái với các câu ở cột bên phải cho phù hợp rồi điền

vào cột ghép câu

2- Mô liên kết b, Có chức năng co giãn tạo nên sự vận động của các

cơ quan và vận động cơ thể

2…d

3- Mô cơ c, Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh,

xử lý thông tin, điều hoà hoạt động của các cơ quan

3…b

4- Mô thần

kinh

Ví dụ 3 Khi theo dõi sự phát triển của trẻ trên biểu đồ, hiện nay người ta dùng chỉ số nào?

Đánh dấu x vào phương án đúng nhất:

a, Cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu

b, Dùng chỉ số chiều cao

c, Dùng chỉ số cân nặng

d, Cả b và c

Ví dụ 4: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) để hoàn thiện các câu sau:

a Sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi được chia thành ….(1) … thời kỳ

b Thời kỳ… (2) trẻ làm quen và thích nghi dần với môi trường ngoài tử cung

c Thời kỳ….(3)… cơ thể lớn rất nhanh (chiều cao gấp 1,5 lần và cân nặng gấp 3 lần so với thời kỳ ….(4)…

Đáp án Câu d

Trang 23

d Trẻ mọc đủ 20 răng sữa ở thời kỳ….(5)…

Đáp án : (1) 4 (4) Sơ sinh (2) Sơ sinh (5) Răng sữa (3) bú mẹ

Ví dụ 5: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau: Đáp án:

a Khi mới sinh vòng đầu của trẻ lớn hơn vòng ngực Đ

b.Vòng đầu của trẻ tăng nhanh nhất ở tuổi mẫu giáo S

c Yếu tố thần kinh quyết định sự phát triển thể chất của trẻ S

d Dùng chỉ số cân năng và chiều cao để theo dõi sự phát triển của trẻ ở trên biểu đồ.Đ

b Phương pháp sử dụng CH-BT để củng cố hoàn thiện kiến thức: Việc củng cố hoàn

thiện kiến thức là việc làm thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trìnhdạy: “Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non” Tuỳ theo yêu cầu nội dung củatừng chương, thời lượng cụ thể mà sử dụng CH-BT cho hợp lý

Ví dụ: Khi dạy chương V: “Hệ tiêu hoá” sử dụng CH-BT để củng cố hoàn thiện kiến thức

ta có thể thiết kế như sau:

Ví dụ 1: Tìm các câu phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng: Các con đường vận

chuyển các chất dinh dưỡng đã đựơc hấp thụ

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và

vận chuyển theo đường máu

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vàvận chuyển theo con đường bạch huyết

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và

vận chuyển theo đường máu

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vàvận chuyển theo con đường bạch huyếtGlucoza, glixerin và axít béo, axit amin,

các vitamin tan trong nước, muối

khoáng, nước

- Các hạt Lipit được nhũ tương hóa

- Các vitamin tan trong chất béo (vitaminA; D, E,K)

Ví dụ 2 Điền cụm từ cho sẵn vào chỗ trống cho phù hợp:

Khẩu phần ăn không hợp lý làm cho…(1)…có thể bị xơ cứng…(2)…bị rối loạn nên hiệu quả kém, trẻ dễ bị …(3)… Đáp án

a, Rối loạn tiêu hoá b, Gây tắc ruột 1…d 2…c 3…a

c, Hoạt động tiêu hoá d, Các cơ quan tiêu hoá

Ví dụ 3: Điền cụm từ thay thế cho các số 1; 2; 3; 4 cho phù hợp:

Trang 24

Ở trẻ ….(1)… dạ dày có dạng hình tròn Lúc 1 tuổi dạ dày có dạng…….(2)… và đến ….(3)… có hình dạng giống người lớn Dạ dày của trẻ em có ….(4)… nên không cho trẻ ăn quá no.

3 Tuổi mẫu giáo 4 Dung tích nhỏ

Ví dụ 4: Ở dạ dày, sự biến đổi lý học có sự tham gia của …? Đánh dấu x vào phương án

Ví dụ 5: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau: Đáp án:

a Trẻ em đều bắt đầu mọc răng sữa lúc 5 – 6 tháng tuổi S

d Các loại răng đều có cấu tạo gồm 3 phần chính:

2.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG CH-BT TRONG DẠY HỌC PHẦN “ SỰ PHÁT TRIỂN

THỂ CHẤT TRẺ EM LỨA TUỐI MẦM NON”

Chương I: Cấu tạo chung của cơ thể trẻ em (7 tiết )

A- Mục đích – yêu cầu: Học xong chương này SV phải:

- Thấy được một cách khái quát về cấu tạo của cơ thể con người

- Nắm được những đặc điểm về cấu tạo và chức phận thể hiện sự thống nhất của cơ thể trẻ

- Biết được cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa

cơ thể và môi trường

- Hiểu được các quy luật và các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ em

B- Phương tiện dạy học

- Giáo trình “sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm non”

- Tranh ảnh phóng to: Hình 1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5;Bảng : 1.1; 1.2; 1.3; 1.4

- Phiếu học tập (PHT) và đáp án

C- Tiến trình bài dạy 1, Ổn định tổ chức

Trang 25

2, Kiểm tra bài cũ

3, Bài mới

SV: Nghiên cứu giáo trình từ trang 9 ->

11

CH1: Tất cả các bộ phận và các cơ quan

trong cơ thể đều được cấu tạo từ ?

CH2: Trong cơ thể có nhiều loại tế bào

khác nhau nhưng tất cả các tế bào đều có

SV2: Đều có chung 3 thành phần:

- Màng tế bào

- Tế bào chất

- Nhân

GV: Phát PHT cho SV và hoàn thành trong 15’

PHT1: Hãy sắp xếp các ý giữa cấu tạo và chức năng của tế bào cho phù hợp rồi điền vào cột ghép câu :

câu

Đápán

1 Màng tế bào a, Thực hiện các hoạt động sống cơ bản của tế bào 1… 1…c

2 Tế bào chất b, Điều khiển mọi hoạt động sống cơ bản của tế

bào, giữ vai trò quan trọng trong di truyền

PHT2: Đánh dấu X trước phương án trả lời đúng nhất? Cấu trúc nào không có trong tế bào của cơ thể người?

a, Ty thể b, Tiểu thể c, Lục lạp

d, Nhiễm sắc thể e, Trung thể Đáp án: Câu c

PHT3: Ghép các câu ở cột bên trái với các câu ở cột bên phải cho phù hợp rồi điền vào cộtghép:

câu

Đápán

2 Mô liên kết b, Chức năng co giãn tạo nên sự vận động của

các cơ quan và vận động của cơ thể

Trang 26

3 Mô cơ c,Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần

kinh, xử lý thông tin, điều hoà hoạt động các cơquan

CH3: Giữa cấu tạo và chức phận có mối

quan hệ như thế nào? Cho VD:

CH7: Mỗi quan hệ đồng hoá và dị hoá

2.Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận

SV3: - Có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau

- Răng cửa: Sắc để cắn thức ăn

- Răng nanh: Nhọn để xé thức ăn

- Răng hàm: Nghiền nhỏ nên bề mặt rộng không bằng phẳng

3 Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá

SV4: - Là vì mọi hoạt động của cơ thểđều được thể hiện thông qua hai quátrình: Đồng hoá và dị hoá

SV5: Đồng hoá là quá trình tổng hợpnên các chất hữu cơ đặc trưng của cơthể từ những chất lấy ở môi trườngngoài, đồng thời tích luỹ năng lượngtrong các chất đã được tổng hợp

SV6: Dị hoá là quá trình cơ thể phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng

SV7: Đồng hoá tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ thể, tích luỹ năng lượng

Dị hoá phân giải các chất đặc trưng, giải phóng năng lượng Đồng hoá cungcấp vật chất cho dị hoá, dị hoá cung

Trang 27

CH8: Biểu hiện cơ bản của sự thống nhất

giữa các cơ quan trong cơ thể là gì? Cho

ví dụ?

CH9: Môi trường để tế bào sống và hoạt

động và phát triển được gọi là gì?

CH10: Sự ổn định về tính chất lý, hoá của

nội môi gọi là gì?

CH11: Khả năng tự điều chỉnh là gì? Cho

ví dụ?

CH12: Cơ chế điều tiết các chức năng

trong cơ thể gồm có những cơ chế nào?

cấp năng lượng cho đồng hoá

4.Sự thống nhất giữa các cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể

SV8:- Biểu hiện cơ bản của sự thốngnhất giữa các cơ quan trong cơ thể làmột cơ quan hoạt động sẽ ảnh hưởngtới các cơ quan khác và ngược lạinhiều cơ quan hoạt động có ảnh hưởngtới một cơ quan

- Ví dụ: Khi nuốt thức ăn ngừng thở

- Khi chạy bộ thì tim, phổi đều phảihoạt động tích cực hơn Khi đi bộ thì

có sự phối hợp 2 chân

II Môi trường bên trong và nội cân bằng

1 Môi trường bên trong

SV9: Môi trường để tế bào sống hoạtđộng và phát triển được gọi là môitrường bên trong ( nội môi)

SV10: Sự ổn định về tính chất lý, hoácủa nội môi gọi là nội cân bằng

GV: Phát PHT cho SV và hoàn thành trong 10 phút :

PHT4: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không tham gia đảm bảo nội cân bằng cho cơ thể? Đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất:

a, Nội môi, khả năng tự điều chỉnh Đáp án: Câu b

b, Phát triển không đồng thì và không đồng tốc

Trang 28

- Cơ chế điều tiết bằng con đường thầnkinh.

III Quá trình phát triển của cơ thể

1 Khái niệm sinh trưởng và phát triển

GV: Phát PHT cho SV và hoàn thành trong 10 phút:

PHT5: Sinh trưởng là gì? Đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất

a, Là sự tăng lên về khối lượng của cơ thể trong một giai đoạn nhất định

b, Là sự gia tăng về chiều dài, dung tích và khối lượng cơ thể Đáp án: Câu b

c, Là sự thay đổi về chất và có sự phức tạp hoá các tổ chức cơ thể

d, Là sự tăng lên và thay đổi về lượng và chất trong cơ thể

PHT6: Phát triển là gì? Đánh dấu x trước phương án trả lời đúng nhất

a, Là sự thay đổi về lượng trong cơ thể trẻ em

b, Là sự biến đổi về chất trong cơ thể, có sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể

c, Là sự thay đổi về kích thước, khối lượng và dung tích sống của cơ thể

d, Cả a, b, c, đều đúng

CH15: Quá trình phân hoá các cơ quan

xẩy ra từ khi nào?

CH16: Đặc điểm của quá trình phân hoá

các cơ quan là gì?

CH17: Hình dáng đặc trưng của cơ thể

trẻ em chỉ có được khi nào?

2 Phân hoá các cơ quan

SV15: Xẩy ra trong thời kỳ phát triểnphôi thai

SV16: Không đồng thì và không đồngtốc

3 Tạo thành hình dáng đặc trưng

SV17: Có được khi các cơ quan và hệ

cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh, sau

Trang 29

khi đã trưởng thành sinh dục

IV: Các chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em

1 Các chỉ số thể chất của trẻ em

GV: Phát PHT cho SV và hoàn thành trong 10 phút:

PHT7: Khi theo dõi sự phát triển của trẻ em trên biểu đồ hiện nay người ta dùng chỉ sốnào? Đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất

a, Cân nặng, chiều cao, vòng ngực, vòng đầu

b, Dùng chỉ số chiều cao Đáp án: Câu d

c, Dùng chỉ số cân nặng

d, Cả b và c

2 Một số chỉ số thể chất của trẻ em lứa tuổi Mầm non

PHT8: Để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ em ta thường dùng công thức nào sau đây?Đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất

a, X =75 cm + 5cm (N-1)

b, X = Pss + 600g(500g) x n Đáp án: Câu d

c, X = 9kg + 1,5kg x ( N- 1)

d, Cả a, b và c

CH20: Ngoài hai chỉ số cân nặng và

chiều cao đứng người ta còn tính

thêm được chỉ số nào nữa?

- Khối lượng tính bằng kg

- Chiều cao đứng tính bằng m

SV21: - Vòng ngực tăng nhanh trong nămđầu tiên Ba năm đầu vòng ngực tăngtrung bình 6cm/năm Từ 3 đến 6 tuổi tăng1cm/ năm

- Vòng đầu: Tăng nhanh năm đầutiên Ba năm đầu tăng 6cm/năm Từ 3 –

6 tuổi tăng 0,6cm/năm

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi Mầm

Trang 30

PHT9: Điền đúng (Đ) hoặc sai ( S) và các câu sau: Đáp án

a, Khi mới sinh vòng đầu của trẻ lớn hơn vòng ngực

b, Vòng đầu của trẻ tăng mạnh nhất ở tuổi mẫu giáo

c, Yếu tố thần kinh quyết định sự phát triển thể chất của trẻ

d, Dùng chỉ số cân nặng va chiều cao để theo dõi sự phát triển của trẻ trên biểu đồ tăngtrưởng

PHT10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ ? Đánh dấu X vào phương

án trả lời đúng nhất

a, Yếu tố nội tiết và thần kinh

b, Các yếu tố di truyền, các bệnh tật

c, Điều kiện sống, môi trường, khí hậu Đáp án:

d, Chế độ dinh dưỡng, phương pháp và hình thức giáo dục Câu e

e, Cả a, b, c, và d

CH22: Xem hình 1.2 tỷ lệ chiều cao

của đầu so với chiều cao cơ thể của

trẻ như thế nào?

CH23: Trong quá trình phát triển của

trẻ em Tốc độ phát triển sẽ thay đổi

1 Quy luật phát triển theo giai đoạn

SV22: Trong quá trình sinh trưởng tỷ lệgiữa các phần của cơ thể thay đổi khônggiống nhau, tỷ lệ chiều dài của đầu so vớichiều dài của thân cũng thay đổi: Trẻ sơsinh 1/4 Trẻ 2 tuổi: 1/5 Trẻ 6 tuổi: 1/6

3 Hiện tượng tăng tốc:

SV24: Nguyên nhân là do chế độ dinhdưỡng

Do sự thay đổi khí hậu Do trình độ pháttriển y tế Do phương pháp và hình thức

ĐS

ĐS

Trang 31

giáo dục Do ưu thế lai.

GV phát PHT cho SV theo nhóm và hoàn thành trong 10 phút

VI Các giai đoạn phát triển của trẻ em

1, Giai đoạn phát triển phôi thai

PHT11: Dùng mũi tên ( ) điền vào chỗ thích hợp sau đây:

PHT12: Điền đúng ( Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:

a, Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ Đáp án Đ

b, Chỉ số cân nặng hoàn toàn do gen quy định S

c, Chiếu cao là tỷ số đáng tin cậy nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ S

d, Thời kỳ răng sựa chậm lớn hơn thời kỳ bú mẹ Đ

PHT13: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) để hoàn thiện các câu sau: Đáp án

a, Sự phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tuổi được chia thành…… thời kỳ a: 4

Tạo thành 2 cực

Tạo túi noãn hoàngTạo thành túi phôi

Xuất hiện màngXuất hiện nhau

Giai đoạn 1 (ngoài

tử cung )

Giai đoạn 2 ( trong

tử cung)Giai đoạn phôi

Phân chia tế bào

Trang 32

b,Thời kỳ để trẻ làm quen và thích nghi dần với môi trường ngoài tử cung b: Sơ sinh

c, Thời kỳ…cơ thể trẻ lớn nhanh (chiều cao gấp 1,5 lần, cân nặng gấp 3 lần

d, Trẻ mọc đủ 20 răng sữa ở thời kỳ … d: Răng sữa

PHT14: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho phù hợp Đáp án

1-Sự phát triển cơ thể trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ a Răng sữa 1-b

2- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi dần với môi trường b Bào thai 2-c

3- Trẻ bắt đầu hình thành các phản xạ có điều kiện c Sơ sinh 3-d 4- Trẻ chậm lớn nhưng phát triển các chức năng tâm lý mạnh d Bú mẹ 4-a

PHT15: Thực hiện ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3

D- Củng cố: Giúp SV nắm vững một số nội dung chính và làm được một số bài tập

sau đây:- Thấy được một cách khái quát về cấu tạo của cơ thể con người

- Nắm được những đặc điểm về cấu tạo và chức phận thể hiện sự thống nhất của

Bài tập1: Hãy xác định đúng các chỉ số của các thời kỳ: Đáp án

1- Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là… a: 9 kg 1….b

2- Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là … b: 45-50 2… c

3- Chiều cao trung bình của trẻ 1 tuổi là … c: 2,8- 3,0kg 3… d

4- Cân nặng trung bình của trẻ 1 tuổi là…… d: 75cm 4… a

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống cho thích hợp.

a, Tăng trưởng đến 1 giai đoạn nhất định thì xấy ra quá trình … và phát triển làm… cho

sự tăng trưởng

b, Từ… tuổi là thời kỳ “vươn dài người” lần thứ nhất, tuổi….là thời kỳ “vươn dài người”lần hai

Trang 33

c, Thời kỳ răng sữa trung bình mỗi năm tăng trưởng được… kg

d, Sự phát triển thể chất của trẻ phụ thuộc vào yếu tố… và …

Đáp án: a Phát triển, thúc đẩy

b 6, 7 tuổi, dậy thì

c 1,5kg

d Bên trong và bên ngoài

E- Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi ở giáo trình trang 42

- Làm một số bài tập sau đây

Bài tập 1: Tính cân nặng và chiều trung bình của trẻ 5 tuổi ?

Bài tập2: Căn cứ nào sau đây để đánh giá sự phát triển về cân nặng của trẻ trên biểu đồ:

a, So sánh cân nặng của các trẻ trong cùng một nhóm

b, Chiều hướng của đường biểu diễn phát triển cân nặng của trẻ

c, Vị trí của điểm chấm cân nặng trên biểu đồ

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các tính chất của máu trẻ em như cơ chế đôngmáu, nhóm máu, giải thích được cơ sở sinh lý học của các biện pháp cầm máu khi trẻ bịchấn thương

- Hiểu được những đặc điểm về quá trình tạo máu và các thành phần của máu, các yếu tốảnh hưởng đến quá trình tạo máu của trẻ em Từ đó có các biện pháp phòng chống sự thiếumáu của trẻ em

- Thấy được tầm quan trọng của việc phòng chóng bệnh và các biện pháp phòng chóngmột số bệnh thông thường về máu ở trẻ em

B Phương tiện dạy học: -Giáo trình sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi Mầm

non

- Tranh ảnh phóng to: Hình 2.1; 2.2; 2.3;2.4;2.5;2.7

Trang 34

Bảng 2.1;2.2;2.3;2.4;2.5;2.6;2.7;2.8;2.9.

- PHT và đáp án

C Tiến trình bài dạy: 1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ

a, Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất?

b, Đặc điểm trẻ em trong giai đoạn phát triển phôi thai dưới 1 tuổi và giai đoạn nhà trẻ?

khối lượng cơ thể trẻ em?

CH3: Tỷ trọng của máu phụ thuộc

vào những yếu tố nào?

I Chức năng của máu:

SV1: Máu có những chức năng sau:

-Chức năng vận chuyển: Khí O2 và khí CO2

- Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng

- Máu vận chuyển các chất thải, các hoóc môn

- Chức năng bảo vệ cơ thể

- Chức năng điều hoà thân nhiệt

- Chức năng đảm bảo hằng tính của nội môi

II Khối lượng và tỷ trọng của máu

1 Khối lượng máu

SV2: Tuổi càng cao thì tỷ lệ máu so với khốilượng cơ thể của trẻ em càng giảm, đặc biệt

là từ sơ sinh đến 1 tuổi giảm 4%, từ 1 đến

11 tuổi giảm 2%

2 Tỷ trọng của máu

SV3: - Tuổi ( trẻ sơ sinh 1,060 – 1,080; trẻ 1 tháng tuổi 1,052- 1,063;) người trưởng thành : Nam là 1,055- 1,062 Nữ 1,050- 1,056

- Bệnh lý: Người khoẻ tỷ trọng cao hơn người yếu

- Thời gian: Tỷ trọng ban ngày cao hơn ban

Trang 35

tế bào máu gồm hồng cầu,…(3)

….và tiểu cầu Hồng cầu vận

chuyển 02 và …(4)…

CH5: Thành phần chính của huyết

tương gồm có những gì? Và mỗi

loại chiếm bao nhiêu phần trăm?

CH6: Huyết tương có chức năng gì?

CH7: Hồng cầu có cấu tạo như thế

nào?

CH8: Nhìn vào bảng 2.2 số lượng

hồng cầu trong 1 mm3 của người

Việt Nam bạn có nhận xét gì?

CH9: Nơi sinh sản, nơi tiêu huỷ

hồng cầu ở đâu? Xem hình 2.3 bạn

có nhận xét gì về nơi sinh sản của

hồng cầu ?

đêm

III Các thành phần của máu

SV4: -Huyết tương (1)-Tế bào máu (2)

SV6: Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoóc môn, kháng thể…

2 Tế bào máu ( thể hữu hình )

a, Hồng cầu:

SV7: Hồng cầu là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm 2 mặt, số lượng lớn, thay đổi tuỳ theo lứa tuổi

SV8: - Số lượng giảm dần theo tuổi

- Khác nhau về giới tính

SV9: Tuổi thọ hồng cầu 120 – 125 ngày, nơi tiêu huỷ hồng cầu ở gan và lách Nơi sinh sản của hồng cầu là ở tuỷ đỏ xương từ tế bào gốc tạo máu đa năng

Tế bào gốc tạo máu đa năngTiền nguyên hồng cầu

Trang 36

CH10: Chức năng chủ yếu của hồng

cầu là gì? Cơ chế vận chuyển của

nó ra sao?

CH11: Xem hình 2.4 bạn thấy bạch

cầu có cấu tạo như thế nào?

CH12: Nhìn vào bảng 2.4 số lượng

bạch cầu trong 1 mm3 máu của

người Việt Nam bạn có nhận xét

gì?

CH13: Bạn có nhận xét gì về thời

gian sống, nơi sinh sản, nơi tiêu

huỷ của bạch cầu?

SV10: Chức năng chủ yếu của hồng cầu là:

SV12: - Số lượng bạch cầu giảm dần theo tuổi

- Số lượng bạch cầu khác nhau ở Nam và Nữ

SV13: - Thời gian sống: Ngắn hơn hồng cầu, chỉ tồn tại 6 – 8 giờ

- Nơi sinh sản: Giống hồng cầu là tế bào gốctạo máu đa năng trong tuỷ đỏ xương

- Nơi tiêu huỷ: Ở bề mặt niêm mạc, viêm đường hô hấp, viêm mủ ( mủ của vết thương)

SV14: Tỷ lệ giữa các loại bạch cầu biến độngtheo tuổi Nhưng cùng một độ tuổi tỷ lệ giữacác bạch cầu rất ít thay đổi gọi là công thức bạch cầu

GV phát PHT cho SV theo nhóm và hoàn thành bài tập trong 15 phút

PHT1: Đánh dấu X trước phương án trả lời đúng nhất về chức năng chủ yếu của bạch cầu:

a, Vận chuyển các chất dinh dưỡng

Trang 37

b, Thực bào, tiết ra kháng thể, bảo vệ cơ thể Đáp án: Câu b

c, Chống mất máu cho cơ thể

d, Cả a, b và c

CH15: So với hồng cầu, bạch cầu thì tiểu

cầu cấu tạo và số lượng như thế nào?

(Nhìn vào bảng 2.6 để đánh giá )

c, Tiểu cầu

SV15: Tiểu cầu là những tế bào khôngnhân hình tròn bầu dục, kích thước rấtnhỏ Số lượng không ổn định, giaođộng tuỳ theo tuổi, khác nhau về giớitính

PHT2: Đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất về chức năng của tiểu cầu

a, Vận chuyển các chất trong cơ thể

b, Tham gia vào quá trình đông máu Đáp án: Câu b

c, Tiết ra kháng thể

d, Đảm bảo hằng tính của nội môi

PHT3: Điền dấu X vào các cột của bảng cho phù hợp Đáp ánChức năng chủ yếu

cầu

T

cầuVận chuyển 02, C02

C02

x

Chống mất máu cho cơ thể khi bịtổn thương

x

CH16: Sự tạo máu ở trẻ em diễn ra như

thế nào?

Điều đó có ý nghĩa như thế nào về

phòng và chữa bệnh thiếu máu?

IV: Đặc điểm máu của trẻ em

1 Đặc điểm tạo máu ở trẻ em

SV16: Sự tạo máu ở trẻ em diễn ra mạnh

và không ổn định, khi thiếu máu nặng phải huy động gan, lách tham gia tạo máu Trẻ em dễ thiếu máu nhưng chóng hồi phục

- Ý nghĩa: Dinh dưỡng của trẻ phải đầy

đủ để đề phòng bệnh thiếu máu

2 Đặc điểm về thành phần và tính chất

Trang 38

CH17: Thành phần và tính chất của máu

trẻ em có những đặc điểm gì?

CH18: Giải thích hiện tượng “ Vàng

da sinh lý” ở trẻ em ?

CH19: Nhìn vào bảng 2.7 bạn thấy yếu

tố nào tham gia quá trình đông máu ?

CH20: Nhìn vào hình 2.7 bạn thấy quá

trình đông máu được diễn ra như thế

nào?

của máu trẻ em

SV17: Thành phần các chất vô cơ trong máu trẻ em gần giống người lớn, các chất hữu cơ thì thay đổi theo tuổi Đến 3tuổi gần giống người lớn

SV18: Vàng gia sinh lý trẻ em là do quá trình tiêu huỷ hồng cầu cũ, chất bilirubinđược tích luỹ trong cơ thể trẻ mới sinh gây hiện tượng vàng da sinh lý

V Tính chất của máu

1 Sự đông máu

SV19: Yếu tố tham gia quá trình đông máu gồm Fibrinogen , Protrombin, Tromboplastin, Ioncanxi, Accelerin ( có trong huyết tương)

- Antihemophilia A, Christmas, Stuart, tiền chất Trom boplatin, Hageman, yếu

Huyết thanhTiểu cầu vỡ

Trang 39

CH21: Ở người có những nhóm máu

nào?

CH22: Thế nào gọi là nhóm máu có

chứa yếu tố Rhezut

CH23: Khi truyền máu cho trẻ em cần

phải có những điều kiện gì?

* Các điều kiện cần thiết khi truyền máu cho trẻ em

SV23: Khi truyền máu cho trẻ em cần có những điều kiện: - Xác định nhóm máu của đứa trẻ cần được truyền

- Khi xét nghiệm máu người cho phải xác định các bệnh lây truyền

- Các dụng cụ truyền máu phải vô trùng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

GV phát PHT cho SV theo nhóm và hoàn thành trong thời gian 15 phút

PHT4: Điền đúng ( Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau : Đáp án:

a, Thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong máu trẻ giống người lớn S

b, Trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng nhiều Đ

c, Ở thời kỳ bào thai chỉ gan, lách tham gia tạo máu S

d, Trẻ mầm non dễ bị thiếu máu do quá trình sản xuất máu bị rối loạn ĐPHT5: Bảng sau là kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu của người cho và nhận Hãy đánh dấu X vào các ô trong bảng chỉ hồng cầu không bị kết dính

Hồng cầu củanhóm máu máungười cho

Trang 40

Cho đượcngười cónhóm máu

Nhận đượcmáu thuộcnhóm

-Chức năng: Vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng từ mao mạch vào trong tế bào và vận chuyển CO2, các chất thải từ trong tế bào vào mao mạch rồi đến các

cơ quan bài xuất ra ngoài

2 Bạch huyết

SV25: - Bạch huyết là chất dịch chảy trong hệ mạch bạch huyết, được hình thành từ nước mô ( Chiếm 1/5 khối lượng cơ thể) Bạch huyết là chất dịch trong suốt, màu vàng nhạt, có tỷ trọng và

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thuỳ Ái, Nguyễn Ngọc Thân, Bùi Thị Thoa. (2005) Giáo trình Giải phẩu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em. Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giải phẩu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
2. Phạm Mai Chí, Lê Thị Ngọc Ái (1996) Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trẻ từ 0 – 6 tuổi. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ trẻ từ 0 – 6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Lê Đắc (1994), Khoa học sư phạm, Trường Trung học sư phạm miền núi Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Lê Đắc
Năm: 1994
6. Lê Thị Mai Hoa ,Trần Văn Dần (2008) Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Trần Bá Hoành , Lê Thị Huệ (1994) Sinh học 9 tập II (In lần thứ 9). Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 9 tập II
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2008) Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Bùi Phương Nga, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Phương (1998), Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội
Tác giả: Bùi Phương Nga, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Trần Bích Ngọc, Trần Hồng Tâm (1998), Phương pháp dạy học môn sức khoẻ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn sức khoẻ
Tác giả: Trần Bích Ngọc, Trần Hồng Tâm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Trịnh Bích Ngọc , Trần Hồng Tâm (1997) Giải phẫu sinh lý trẻ em. Tài liệu bồi dưỡng chuẩn hoá THSPMN cho giáo viên nhà trẻ mẫu giáo hệ 9+1. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu sinh lý trẻ em
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Trần Xuân Nhĩ, Nguyễn Quang Vinh (1994) ,Sinh học 9 tập I (Tái bản lần thứ 10). Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 9 tập I
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Đào Như Phú (1998), Át Lát Giải phẫu sinh lý người.Lớp 9 (In lần thứ 2). Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Át Lát Giải phẫu sinh lý người.Lớp 9
Tác giả: Đào Như Phú
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Lê Văn Sách, Nguyễn Trọng Bình (2005) . Sinh học đại cương (Tài liệu lưu hành nội bộ). Trường CĐSP Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học đại cương
15. Lê Văn Sách, Nguyễn Trọng Bình (2006), Sinh lý trẻ em (Tài liệu lưu hành nội bộ). Trường CĐSP Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: nh lý trẻ em
Tác giả: Lê Văn Sách, Nguyễn Trọng Bình
Năm: 2006
16. Lê Văn Sách ,Nguyễn Trọng Bình ( 2007) , Vệ sinh phòng bệnh trẻ em (Tài liệu lưu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh phòng bệnh trẻ em
17. Trần Trọng Thủy , Trần Quỵ ( 1998) . Giải phẫu sinh lý và vệ sinh phòng bệnh trẻ em. Giáo trình đào tạo Giáo viên THSP Mầm non hệ 12 + 2 .Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu sinh lý và vệ sinh phòng bệnh trẻ em. "Giáo trình đào tạo Giáo viên THSP Mầm non hệ 12 + 2
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Nguyễn Quang Vinh, Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Trần Bá Hoành (năm 1994) Sinh học 9, Sách giáo viên (tái bản lần thứ 7) ,Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 9, Sách giáo viên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Phan Thị Ngọc Yến, Trần Minh Kỳ, Nguyễn Thị Dung (2006), Đặc điểm Giải phẫu sinh lý trẻ em. Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm Giải phẫu sinh lý trẻ em
Tác giả: Phan Thị Ngọc Yến, Trần Minh Kỳ, Nguyễn Thị Dung
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
19. Phan Thị Ngọc Yến, Trần Thu Hòa ( 1994), Giải phẫu Sinh lý trẻ Trường Cao Đẳng Sư phạm nhà trẻ mẫu giáo Trung Ương 1 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. 1: Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i  bài kiểm tra 1 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3. 1: Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i bài kiểm tra 1 (Trang 71)
Bảng 3.2: Bảng tần suất hội tụ tiến (fi↑) số SV đạt điểm x i  trở lên bài kiểm tra 1 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.2 Bảng tần suất hội tụ tiến (fi↑) số SV đạt điểm x i trở lên bài kiểm tra 1 (Trang 72)
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn  tần suất hội tụ tiến  (fi↑) của bài kiểm tra 1  Nhận xét: Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn tần suất hội tụ tiến (fi↑) của bài kiểm tra 1 Nhận xét: Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC (Trang 73)
Bảng 3.4: Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i  bài kiểm tra 2 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.4 Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i bài kiểm tra 2 (Trang 74)
Bảng 3.5: Bảng tần suất hội tụ tiến (fi↑) số SV đạt điểm x i  trở lên bài kiểm tra 2 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.5 Bảng tần suất hội tụ tiến (fi↑) số SV đạt điểm x i trở lên bài kiểm tra 2 (Trang 74)
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn  tần suất hội tụ tiến  (fi↑) của bài kiểm tra 2 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn tần suất hội tụ tiến (fi↑) của bài kiểm tra 2 (Trang 75)
Bảng 3.6: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 2 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.6 Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 2 (Trang 75)
Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i  bài kiểm tra 3 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.7 Bảng tần suất (fi%) số SV đạt điểm x i bài kiểm tra 3 (Trang 76)
Bảng 3.9: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 3 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.9 Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 3 (Trang 78)
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả 3 bài kiểm tra như sau - Xây dựng và sử dụng câu hỏi   bài tập để dạy học phần sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non cho sinh viên cao dẳng sư phạm mầm non
Bảng 3.10 Bảng tổng hợp kết quả 3 bài kiểm tra như sau (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w