1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ

94 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 769,56 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHPHẠM TUẤN VŨ NGHIÊN CỨU CÁC NHẬN THỨC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TUẤN VŨ

NGHIÊN CỨU CÁC NHẬN THỨC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số ngành: 62340121

5/2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TUẤN VŨ MSSV: 4118444

NGHIÊN CỨU CÁC NHẬN THỨC RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số ngành: 62340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN VĂN DUYỆT

5/2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô quan tâm dạy dỗ tận tình Đặc biệt là quý Thầy Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu, là hành trang quý giá giúp em bước vào đời Để có được kết quả như ngày hôm nay em:

- Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

- Gia đình và những người thân đã giúp đỡ và động viên em về tinh thần

và vật chất trong suốt quá trình em học tập tại trường

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý Thầy Cô và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn

Cuối lời, em xin chúc quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

PHẠM TUẤN VŨ

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quảnghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứluận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

PHẠM TUẤN VŨ

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………….………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TRANG CAM KẾT ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 2

1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 3

1.5 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1.1 Khái niệm về ý định mua sắm và khách hàng 5

2.1.2 Các khái niệm về nhận thức rủi 5

2.1.3 Các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng 6

2.1.3.1 Nhận thức rủi ro thời gian 6

2.1.3.2 Nhận thức rủi ro sản phẩm 7

2.1.3.3 Nhận thức rủi ro tài chính 7

Trang 7

2.1.3.4 Nhận thức rủi ro bảo mật thông tin 7

2.1.3.5 Nhận thức rủi ro sự trung thực của người bán 7

2.1.4 Thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến 8

2.1.4.1 Thương mại điện tử 8

2.1.4.2 Mua sắm trực tuyến 10

2.1.4.3 Lịch sử hình thành 11

2.1.4.4 Giao hàng 11

2.1.4.4 Các cách thanh toán 12

2.1.5 Cở sở lý thuyết để phân tích dữ liệu 12

2.1.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 12

2.1.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 13

2.1.5.3 Phân tích hồi quy đa biến 14

2.1.5.3.1 Phân tích tương quan 14

2.1.5.3.2 Phân tích hồi quy đa biến 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp 15

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 15

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 15

2.2.3 Phương pháp phân tích 17

2.2.3.1 Quy trình phân tích số liệu 17

2.2.3.2 Phương pháp phân tích 17

2.2.4 Khung nghiên cứu 21

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 21

3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU 22

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 22 3.1.1 Vị trí địa lý 22

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế 22

Trang 8

3.1.3 Tình hình phát triển văn hóa, xã hội 25

3.2 THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 26

3.2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng Internet 26

3.2.2 Thị phần của TMĐT hiện nay 27

3.2.2 Tình hình hoạt động của các Website TMĐT 27

3.2.2.1 Các mô hình Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và đăng kí 28

3.2.2.2 Tình hình hoạt động của các Website cung cấp dịch vụ TMĐT 28

3.2.2.3 Các sai phạm của Website TMĐT 29

3.2.3 Chỉ số thương mại điện tử ở thành phố Cần Thơ 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 33

4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 33

4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 35

4.1.2.1 Những website khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến 35

4.1.2.2 Thông tin chung về hoạt động mua hàng trực tuyến của khách hàng 35

4.1.2.3 Ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng 37

4.1.2.4 Xếp hạng các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến 38

4.2 Thang đo của mô hình nghiên cứu 38

4.2.1 Đánh giá sự phù hợp của thang đo bằng hệ số Cronbach’ Alpha 39

4.2.2 Đánh giá sự phù hợp của giá trị các nhóm nhân tố trong thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá 41

4.2.3 Mô hình nghiên cứu sau khi dánh giá thang đo 44

4.3 Phân tích hồi quy 45

4.3.1 Phân tích tương quan Pearson 45

4.3.2 Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính 46

4.3.3 Ý nghĩa các biến trong phương trình hồi quy 48

4.3.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết 49

Trang 9

4.4 Giải pháp để làm giảm các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua

sắm trực tuyến của khách hàng 50

4.4.1 Các vấn đề phát hiện trong nghiên cứu 50

4.4.2 Đối với nhận thức rủi ro bảo mật thông tin 50

4.4.3 Đối với nhận thức rủi ro tài chính 50

4.4.4 Đối với nhận thức rủi ro về sản phẩm 51

4.4.5 Đối với nhận thức rủi ro sự trung thực của người bán 51

4.4.6 Giải pháp khác 51

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Kiến nghị 53

5.2.1 Đối với nhà nước 53

5.2.2 Đối với doanh nghiệp và tổ chức bán hàng trực tuyến 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC 57

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 19

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người thành phố cần thơ 2007–2013 25

Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ 25

Bảng 3.3: Tổng quan về số người sử dụng Internet năm 2008-2012 27

Bảng 3.4: Danh sách 5 sàn giao dich TMĐT đầu tiên tính theo doanh thu 29

Bảng 3.5: Các lỗi vi phạm phổ biến Website TMĐT 30

Bảng 3.6: Thống kê chỉ số thương mại điện tử tại thành phố Cần Thơ 32

Bảng 4.1: Đăc điểm mẫu nghiên cứu 34

Bảng 4.2: Website khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến 35

Bảng 4.3: Thông tin chung về hoạt động mua hàng trực tuyến của khách hàng .36

Bảng 4.4: Ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng 37

Bảng 4.5: Xếp hạng các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng 38

Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu 39

Bảng 4.7: KMO and Bartlett's Test 42

Bảng 4.8: Kết quả EFA của thang đo ý định mua sắm trực tuyến 42

Bảng 4.9: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu 44

Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các thành phần 45

Bảng 4.11: Bảng phân tích các hệ số của các yếu tố độc lập trong hồi quy tuyến tính bội .46

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Thuyết nhận thức rủi ro PRT (Bauer, 1960) 6Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 17Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 18Hình 3.1: Số lượng Website cung cấp dịch vụ TMĐT theo mô hình hoạt động 28Hình 3.2: Wedsite cung cấp dịch vụ TMĐT theo mô hình hoạt động 29

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)

WTO World Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới)

tế Châu Á-Thái Bình Dương)

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation (tổ chức Hợp tác kinh EBI E-business Index (chỉ số Thương mại điện tử)

B2B Business-to-Business (Doanh nghiệp với doanh nghiệp)

G2B Government-to-Business (Chính phủ với doanh nghiệp)

B2C Business-to-Consumer (Doanh nghiệp với người tiêu

dùng)

TP Cần Thơ Thành phố Cần Thơ

TMĐT Thương mại điện tử

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày lí do tác giả chọn đề tài trên làm đề tài nghiên cứu luận văn Trong chương này cũng nói rõ về mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kết quả mong đợi và các nghiên cứu có liên quan

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Internet đã thay đổi cuộc sống con người Việt Nam theo xu hướng ngày càng tốt hơn nhìn từ nhiều lĩnh vực Sự bùng nổ của Internet trong thời gian gần đây đã mang lại nhiều ứng dụng hữu ích mà mua sắm trực tuyến là một trong những xu hướng phát triển mới hiện nay Người tiêu dùng có thể truy cập không giới hạn trên nhiều Wedsite, để lựa chọn các sản phẩm, thương hiệu

và nhà cung cấp, họ có thể tự do chuyển đổi nhiều thương hiệu khác nhau trên cùng một loại sản phẩm Theo số liệu thống kê của cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, doanh số bán lẻ của thương mại điện tử năm 2013 đạt 2.2

tỷ USD chiếm khoảng 1,125% so với GDP của cả nước Tuy rất còn khiêm tốn so với GDP của cả nước nhưng Thương Mại Điện Tử đã và sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ với 120 triệu thuê bao di động đang hoạt động năm

2013 và 36 triệu người truy cập Internet trên cả nước, chiếm khoảng 40% dân

số, so với năm 2012 là 35,5%, tăng khoảng 4,6% Theo dự kiến thống kê của cục thương mại và công nghệ thông tin doanh số bán lẻ Thương Mại Điện Tử

sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD trong năm 2015, tăng khoảng 80% so với năm 2013 Tính đến tháng 3-2013 Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia thứ 2 là In-đô-nê-xi-

a với 13,9 triệu người dùng, thứ 3 là Ma-lai-xi-a với 12 triệu người dùng Việt Nam cũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại khu vực So với cùng kì năm 2012 lượng tăng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm đến 14% Đây là những con số thống kê cho thấy tìm năng phát triển của thương mại điện tử nói chung và bán lẻ trực tuyến nói riêng ở Việt Nam là cực kì lớn, đây là lĩnh vực kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận

và tiếp tục phát triển mạnh Ninh Kiều là một quận trung tâm của thành phố Cần Thơ Cũng không nằm ngoài vòng phát triển chung đó nơi mà thị trường mua bán trực tuyến đang sôi động, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.Tuy nhiên trong thời gian gần đây có nhiều rủi ro cho người mua như một số Wedsite mua hàng theo nhóm đã bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhái hoặc đưa ảnh lên Wedsite không giống với hàng thật, gây nhằm lẫn cho khách hàng, hoặc đưa ra chương trình khuyến mãi nhưng lại nâng giá lên cao

Trang 15

rồi giảm xuống tới 50%-70% để đánh vào tâm trí giá rẻ, khiến nhiều người cả tin mua phải sản phẩm có giá đắt hơn ở trên thị trường Một số trường hợp khác thường xảy ra như giao hàng chậm và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém Chính vì những lý do này mà người tiêu dùng thường hay cân nhắc trước khi mua hàng trực tuyến, làm giảm niềm tin của khách hàng đối với lĩnh vực Thương mại điện tử, ảnh hưởng xấu đến các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến chân chính Vấn đề tạo niềm tin cho người tiêu dùng là rất quan trọng mà các tổ chức bán hàng trực tuyến cần phải quan tâm Chính vì

vậy tác giả thực hiện đề tài “nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý

định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” Nghiên cứu tập trung phân tích ở khía cạnh cảm nhận

rủi ro từ phía khách hàng đã mua sắm trực tuyến, ở quận Ninh Kiều khi mua sắm trực tuyến, để đưa ra đề xuất quản trị cho các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh trực tuyến

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu các cảm nhận rủi ro tác động đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu khách hàng mua sắm trực tuyến

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: phân tích thực trạng mua bán hàng trực tuyến hiện nay

Mục tiêu 2: Phân tích các cảm nhận rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại quận Ninh Kiều-TP Cần Thơ

Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng mua sắm trực tuyến

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng mua bán trực tuyến hiện nay như thế nào

- Khách hàng có những nhận thức rủi ro như thế nào đối với hình thức mua sắm trực tuyến

1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Có nhiều nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại quận Ninh Kiều–TP Cần Thơ Nhưng trong nghiên cứu này chỉ tập chung nghiên cứu vào các nhận thúc rủi ro bao gồm: nhận thức rủi ro thời

Trang 16

gian, nhận thức rủi ro sản phẩm, nhận thức rủi ro tài chính, nhận thức rủi ro bảo mật thông tin, nhận thức rủi ro về sự trung thực của người bán.

1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu

Không gian: địa điểm thực hiện nghiên cứu tại quận Ninh Kiều–TP Cần Thơ

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tất cả những khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến tại quận Ninh Kiều–TP Cần Thơ

1.4.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm làm gõ những nhận thức rủi ro tác động như thế nào đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng.Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro đó và thay đổi nhận thức của khách hàng về các rủi ro khi mua sắm trực tuyến, để thu hút những khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ mua sắm lâu dài Đề tài góp phần giúp các công ty, cá nhân đang kinh doanh hình thức bán hàng trực tuyến có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt hơn, phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế, thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện tại

1.5 CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ (Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, tạp chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ, 2014) Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 130 người tiêu dùng (100 người có mua sắm trực tuyến và 30 người không có mua sắm trực tuyến) Trong nghiên cứu này tác giả xác định

và có đưa ra 3 nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng để đưa vào mô hình nghiên cứu Các nhận thức rủi ro đó bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro sản phẩm Phương pháp phân tích nhân

tố, phân tích hồi qui đa biến và phân tích phân biệt được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố rủi ro về tài chính và sản phẩm, đa dạng về lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang Web, rủi ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu) mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Trong đó, nhân tố sự thoải mái tác động lớn nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến

Trang 17

Ảnh hưởng của nhận thức rủi ro trong hành vi mua sắm trực tuyến: sự kiểm tra của một giai đoạn đầu thị trường trực tuyến, (Moudi Almousa, Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị Và Nghiên Cứu Kinh Doanh, 2014, trang 779-787) Nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của nhận thức rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến thông qua thương mại điện tử của người tiêu dùng Ả Rập Saudi Tác giả đưa ra sáu loại nhận thức rủi ro để nghiên cứu bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro xã hội, rủi ro hiệu xuất, rủi ro thời gian, rủi ro tâm lý, rủi ro sự riêng tư Tác giả đã phỏng vấn 320 người tiêu dùng Ả Rập Saudi để thu thập

dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đến thái độ và ý định mua sắm trên Internet của người tiêu dùng Ả Rập Saudi Hai yếu tố nhận thức rủi ro sự riêng tư và nhận thức rủi ro tâm lý có tác động mạnh nhất đến mua sắm qua Internet của khách hàng Hai yếu tố nhận thức rủi

ro hiệu xuất và nhận thức rủi ro tài chính thì khách hàng theo dõi chặt chẽ.Nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng, (Bùi Thanh Tráng, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, số 278, trang 26-38) Bài nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố liên quan đến nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận tay đôi dạng câu hỏi mở với 5 chuyên gia bán hàng trực tuyến và 5 khách hàng thường xuyên mua hàng trực tuyến Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng tiến hành phỏng vấn thông qua 300 bảng câu hỏi gửi đến khách hàng có tham gia mua sắm trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh Phân tích kết quả được thực hiện thông qua kiểm định thang đo bằng hệ

số tin cậy Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui tuyến tính bội và kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhận thức rủi

ro tác động nghịch chiều đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng gồm

4 nhân tố theo thứ tự từ lớn đến nhỏ : (1) rủi ro tài chính, (2) rủi ro sản phẩm, (3) rủi ro bảo mật thông tin và (4) rủi ro gian lận của người bán

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đưa ra một số cơ sở lý thuyết về nhận thức rủi ro của người tiêu dùng,về mua sắm trực tuyến, về các yếu tố nghiên cứu (nhận thức rủi ro

về thời gian, nhận thức rủi ro sản phẩm, nhận thức rủi ro tài chính, nhận thức rủi ro bảo mật thông tin, nhận thức rủi ro về sự trung thực của người bán) Chương 2 cũng trình bày về phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích Trong phương pháp nghiên cứu bao gồm khung nghiên cứu lý thuyết và quy trình nghiên cứu

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm về ý định mua sắm và khách hàng

Theo Moudi Almousa (2013) ý định mua sắm là một dự định sẵn trong lòng thực hiện một hành vi mua sắm

Khách hàng là các cá nhân, tổ chức hướng vào sự thỏa mản các nhu cầu

và mong ước thông qua tiến trình trao đổi Theo Phillip Kotler (2007):

Nhu cầu là trạng thái cảm nhận thiếu về một thứ gì đó của một người Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự từ nhu cầu có tính thúc bách đến nhu cầu ít có tính thúc bách nhất Khi mọi người thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu quan trọng, nhu cầu đó sẽ không còn là động lực thúc đẩy trong hiện tại nữa mà người ấy sẽ bị thúc đẩy để thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo

Ước muốn là hình thái nhu cầu do văn hóa và bản sắc của mỗi con người tạo nên được thể hiện qua những gì cụ thể đáp ứng nhu cầu của con người khi một xã hội thăng tiến, những ước muốn của các thành viên trong xã hội đó tăng rộng thêm Nếu một sản phẩm mới phục vụ nhu cầu được tốt hơn hay rẽhơn thì khách hàng vẫn sẽ có nhu cầu đó nhưng lại là một ước muốn mới.Trao đổi là hành vi thu được một thứ mong muốn từ người nào đó bằng cách để lại vật gì đó Trao đổi là cách qua đó các cá nhân, tổ chức có được thứmong muốn

2.1.2 Các khái niệm về nhận thức rủi

Khái niệm nhận thức rủi ro được xác định bởi Dawling và Staelin (1994)

là “nhận thức của người tiêu dùng về sự không chắc chắn và những hậu quả bất lợi của việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ (Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị

Và Nghiên Cứu Kinh Doanh, 2014, trang 780)

Trang 19

Theo Murphy và Enis (1986) định nghĩa nhận thức rủi ro như sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng và kết quả là sai lầm trong mua hàng Các loại rủi ro: Rủi ro mà sản phẩm sẽ thấp hơn hình ảnh tự khách hàng hình dung, rủi

ro về sự an toàn của người mua hàng hay những người khác trong việc sử dụng sản phẩm, rủi ro mà sản phẩm sẽ không thực hiện như kỳ vọng, rủi ro mà

1 sự lựa chọn sản phẩm có thể mang lại kết quả bối rối trước bạn bè/gia đình, rủi ro về tốn thời gian chuẩn bị bản liệt kê mua hàng, di chuyển tìm thông tin, mua sắm và chờ đợi giao sản phẩm (Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị Và Nghiên Cứu Kinh Doanh, 2014, trang 780)

Theo thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk) của Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro bao gồm 2 yếu tố: (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến

Hình 2.1 Thuyết nhận thức rủi ro PRT (Bauer,1960)Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ: như mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội và nhận thức rủi ro toàn bộ đối với sản phẩm/dịch vụ

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến: các rủi

ro có thể xảy ra khi người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện điện tử như: sự bí mật, sự an toàn, và nhận thức rủi ro toàn bộ về giao dịchTheo Kaplan (1974) đưa ra khái niệm nhận thức rủi ro mang ý nghĩa liên quan đến sự không chắc chắn và mất mát của một giao dịch mua bán và bao gồm 6 nhân tố: tài chính, sự thực hiện (sản phẩm không đúng chức năng), xã hội, tâm lí, sự an toàn, thời gian (Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị Và Nghiên Cứu Kinh Doanh, 2014, trang 781)

Theo Mitchell (1999) cho rằng nhận thức rủi ro là suy nghĩ chủ quan về việc xác định tổn thất, có 2 hàm ý là sự không chắc chắn và hậu quả xấu (Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị Và Nghiên Cứu Kinh Doanh, 2014, trang 781)

2.1.3 Các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng

2.1.3.1 Nhận thức rủi ro thời gian

Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến

Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ

Hành vi mua hàng

Trang 20

Theo Almousa (2014) có khả năng mất thời gian khi thực hiện một quyết định mua hàng không tốt, bởi lãng phí thời gian nghiên cứu và thực hiện mua,

mà có thể dùng thời gian đó thực hiện một hình thức mua hàng khác thay thế nguyện vọng Ngoài ra, các Website bán hàng trực tuyến được thiết kế phức tạp dẫn đến khó khăn cho khách hàng khi đặt hàng, khi mua hàng trực tuyến khách hàng có thể tốn thời gian để tìm các trang Wed có uy tính, tốn thời gian khi so sánh giá cả sản phẩm, phải chờ hàng hóa được giao

2.1.3.2 Nhận thức rủi ro sản phẩm

Khả năng chuyển giao mặt hàng hóa không đáp ứng đúng yêu cầu như ban đầu (Peter & Turpey 1975) Rủi ro sản phẩm trong mua sắm trực tuyến có thể dự kiến ở mức độ cao do người mua không thể kiểm tra và thử nghiệm chất lượng sản phẩm và cũng không có sự lựa chọn để thay thế (Garbarino & Strahilevitz, 2004) Sự không đồng nhất về cơ sở hạ tầng của thiết bị mua sản phẩm trực tuyến, chẳng hạn như cài đặt màn hình và phần mềm máy tính, có thể không phải lúc nào cũng hiển thị các tính năng sản phẩm chính xác trong điều kiện bán hàng truyền thống Vì vậy sự không trắc chắn sản phẩm sẽ tăng lên khi quyết định mua sắm trực tuyến (Tạp chí phát triển kinh tế, số 278, trang 29)

2.1.3.3 Nhận thức rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính bao gồm không có thể nhận được hàng hóa, khách hàng

sẽ không được hoàn tiền nếu sản phẩm bị hư hại không giống mô tả Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể bị mất tiền do sản phẩm mua trực tuyến không đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng Người tiêu dùng có thể phải trả thêm các khoản phụ phí như vận chuyển và giao nhận khi mua hàng trực tuyến (Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, 2014)

2.1.3.4 Nhận thức rủi ro bảo mật thông tin

Khi mua hàng qua mạng, người mua phải cung cấp những thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng, email, số điện thoại, địa chỉ Người mua có cảm giác khó kiểm soát thông tin và ngần ngại cung cấp thong tin cá nhân của mình Theo Featherman and Pavlou (2003) thì khách hàng có khả năng mất kiểm soát đối với thông tin cá nhân, như thông tin của bạn được người khác sử dụng mà không có sự cho phép của bạn

2.1.3.5 Nhận thức rủi ro sự trung thực của người bán

Theo Mccorkle (1990) nhân tố này nêu lên sự quan tâm lo lắng của người mua về độ tin cậy của người bán hàng trực tuyến, chẳng hạn như thông tin về sản phẩm có thể không phản ánh thực sự, chất lượng, khó khăn tìm nơi

Trang 21

để giải quyết những tranh chấp xảy ra khi mua hàng trực tuyến, người bán đưa

ra các thông tin khuyến mãi không trung thực, người bán không thực hiện đúng các cam kết về dịch vụ sau khi bán hàng (Tạp chí phát triển kinh tế, số

278, trang 30)

2.1.4 Thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến

2.1.4.1 Thương mại điện tử

a Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay

EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet

và các mạng máy tính Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đỗi dữ liệu điện tử (EDI) các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu

Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) “ thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các dịch

vụ sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lí thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”, phạm vi của thương mại điện tử rất rộng bao quát hầu hết các hoạt động kinh tế

Theo tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO): “thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán

và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa qua mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa qua mạng Internet”

Theo ủy ban Thương mại điện tử của tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên

Trang 22

Internet Các kỹ năng thông tin liên lạc có thể là Email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ Thương mại điện tử.

Theo Ủy ban Châu Âu: Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là

sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch vụ thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công Theo luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp

dữ liệu Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền không dây, quang học, điện từ hoặc cổng tương tự

Như vậy qua các cơ sở trên có thể hiểu tại Việt Nam TMĐT được hiểu theo nghĩa rộng Tóm lại có nhiều khái niệm về TMĐT, trong đề tài này thì TMĐT được hiểu là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thông qua thông qua các phương tiện điện tử, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh TMĐT càng được biết đến như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet

b Phân loại thương mại điện tử

Phân loại theo phối hợp chia sẽ và sử dụng thông tin qua mạng: thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác

Phân loại theo đối tượng tham gia: có 3 chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch TMĐT: chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), việc kết hợp các chủ thể lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình TMĐT khác nhau

Cũng giống như khái niêm thì phân loại TMĐT kiểu phân loại khác nhau Theo tác giả thì TMĐT có thể phân thành 5 nhóm như sau:

- Sàn giao dịch TMĐT: bao gồm các Website rao vặt, forum mua bán là các Wedsite mà người mua và người bán không có hoặc rất ít giao dịch điện

Trang 23

tử, chỉ là nơi quảng bá thông tin sản phẩm/dịch vụ sau đó tiến giao dịch truyền thống (vatgia.com, enbac.com, 5giay.co, ….).

- Wedsite khuyến mãi, giảm giá: là các Website đi theo mô hình mua chung, tức là nhiều người cùng mua một sản phẩm thì được giá rẻ (nhommua.com, hotdeal.vn , muachung.vn, ….) hoặc các Website bán hàng theo hình thức Flash sale (bán hàng với số lượng hàng nhất định trong một thời gian được ấn định sẵn với mức khuyến mãi cực cao) nhằm mục đích quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ

- Website bán lẻ trực tuyến (online retail): là các Website cho phép khách hàng lựa chọn mặt hàng cần mua sau đó thanh toán qua các hình thức khác nhau

- Wedsite đấu giá trực tuyến: đây là hình thức nhằm quảng bá sản phẩm tới người dùng thông qua tổ chức trò chơi đấu giá xuôi và đấu giá ngược (vbid.vn, daugia321.vn, … )

- Thương mại điện tử địa phương (các Wedsite localize E-commerce) và dịch vụ; là các Website hoặc ứng dụng di động phục vụ nhu cầu trong vùng địa lí cụ thể, không phụ thuộc vào hình thức giao dịch online Các dịch vụ điển hình như gọi đồ ăn về nhà, đặt bàn, đặt vé, (hungrypanda.vn, chonmon/eat.vn)

2.1.4.2 Mua sắm trực tuyến

Theo Kotler, 2007 thì mua sắm trực tuyến là một quá trình mà khách hàng mua trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người bán trong một thời gian xác thực thông qua Internet, quá trình này thông qua các dịch vụ trung gian, đây chính là một dạng của thương hiệu điện tử Mua sắm trực tuyến mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán về phương tiện tìm kiếm khách hàng, thông tin sản phẩm, quá trình tương tác và phân phối sản phẩm Người bán nhận được thanh toán nhanh chóng từ phía người mua thông qua Internet và không phải tốn chi phí đầu tư hệ thống phân phối Đối với người mua thì có thể mua hàng ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào, ngay cả khi ở nhà

và tiếp cận các nhà cung cấp ở xa

Theo David và cộng sự (2002) cho rằng khách hàng mua sắm trực tuyến thường bao gồm những người tiêu dùng có ít thời gian nên họ muốn sử dụng Internet để mua sắm nhằm tiết kiệm thời gian Những người không thích đi mua sắm tại cửa hàng, họ sử dụng Internet để tránh trổ ồn ào, xếp hàng hay phải chờ đợi Những người hiểu biết công nghệ thích mua sắm trên mạng vì nó phù hợp với ngành nghề Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng bị tác động bởi nhiều nhân tố như là đặc biệt cá nhân (giới tính, tuổi, hôn nhân, giáo

Trang 24

dục, tôn giáo, nghề nghiệp và thu nhập, tính cách, lối sống); nhân tố môi trường (gia đình, xã hội và cộng đồng); nhân tố môi trường (gia đình, xã hội

và cộng đồng); nhân tố tác động từ phía người bán bao gồm: giá cả, quảng cáo, xúc tiến thương mại, thương hiệu, những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Wedsite, giao hàng, thanh toán và các dịch vụ khách hàng Những nhân tố này trực tiếp và gián tiếp tác động đến ý định mua sắm của khách hàng

2.1.4.3 Lịch sử hình thành

Năm 1990 Tim Berners–Lee đã tạo ra World Wid Wed Server đầu tiên

và trình duyệt Nó mở ra cho tiền đề sử dụng Thương mại điện tử vào năm

1991 Năm 1994 tiến bộ khác đã diễn ra, chẳng hạn như ngân hàng trực tuyến

và mở một cửa hàng Pizza trực tuyến của PizzaHurt Trong cùng năm đó Nestcape giới thiệu SSL mã hóa dữ liệu truyền trên mạng, mà đã trở thành cần thiết cho mua sắm trực tuyến an toàn Cũng trong năm 1994 các công ty Đức, Intershop giới thiệu hệ thống mua sắm trực tuyến đầu tiên của mình Năm

1995 Amazon ra mắt Wedsite mua sắm trực tuyến, và vào năm 1996 Ebay đã xuất hiện

- Cửa hàng bán lẻ (In storepickup): Đơn hàng của khách hàng được chuyển cho một cửa hàng gần nhất bằng cách sử dụng các công nghệ định vị Sau đó hàng từ đó chuyển cho người mua để tiết kiệm khoảng cách và thời gian vận chuyển

- Gọi điện thoại: Sử dụng để đặt vé, đặt chỗ trước, chỉ bằng một cuộc gọi điện thoại đặt trước khi mua hoặc đến xem

- In ra, cung cấp một mã số, hoặc gửi email, chẳng hạn như vé vào xem bóng đá (ví dụ: giấy chứng nhận các loại, quà tặng và phiếu giảm giá)

- Thả vận chuyển: nhà bán lẻ không giữ hàng hóa trong kho, đơn đặt hàng được chuyển đến nhà phân phối nhà sản xuất hoặc của bên thứ ba, người bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua vị trí địa lí của nhà bán lẻ để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không gian

Trang 25

- Tải về: Đây là phương pháp thường được sử dụng cho các phương tiện truyền thống kỹ thuật số sản phẩm như phần mềm, nhạc, phim ảnh hoặc hình ảnh.

2.1.4.4 Các cách thanh toán

Người mua hàng trực tuyến thường sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, tuy nhiên một số hệ thống cho phép người dùng tạo tài khoản và thanh toán bằng các phương tiện thay thế, chẳng hạn như:

- Chuyển tiền qua bưu điện

- Quà tặng thẻ

- Các loại tiền điện tử

- Thẻ ghi nợ

- Tiền mặt khi giao hàng

- Thanh toán bằng điện thoại di động và điện thoại cố định

Và cách hình thức khác, có một số Website sẽ không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế, một số yêu cầu địa chỉ thanh toán cả hai bên mua và địa chỉ vận chuyển được trong cùng một nước mà Website của mình hoạt động kinh doanh, và vẫn còn các Website khác cho phép khách hàng từ bất cứ nơi nào Phần tài chính của các giao dịch có thể được xử lý trong thời gian thực (ví dụ cho phép, người tiêu dùng biết thẻ tín dụng của họ đã bị từ chối trước khi đăng xuất ra ngoài), hoặc có thể được thực hiện sau này như là một phần của quá trình thực hiện giao dịch

2.1.5 Cở sở lý thuyết để phân tích dữ liệu

2.1.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nội tại càng cao Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ lại Do đó kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại bỏ những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm:

Trang 26

- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Trong bài nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo

có độ tin cậy Cronbach Alpha là lớn hơn 0,7

- Hệ số tương quan biến tổng: các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến gác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu

2.1.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo (gọi là các nhân tố) Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập hợp biến quan sát ban đầu Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo

Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA :

- Phương pháp: đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố EigenValue lớn hơn hoặc bằng 1 Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Compnents với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Đối với thang

đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007)

- Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thực hiện EFA Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0,3

là mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn Tiêu chuẩn chon mức giá trị hệ số tải nhân tố cở mẫu khoảng

100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố là 0.55 ( Hair, 1998; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007)

Từ các cơ sở lý thuyết trên mô hình Nghiên cứu các nhận thức rủi ro

tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, sử dụng 23 biến quan sát để phân tích nhân

tố theo các bước sau:

Trang 27

- Đối với các biến quan sát đo lường 5 khái niệm nhận thức rủi ro và khái niệm ý định mua hàng trực tuyến đều là các thang đo đơn hướng Nên sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigen Values lớn hơn 1.

- Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu gồm :

Kiểm định Barlett: các biến quan sát có liên quan với nhau trong tổng thể

Xem xét trị số KMO: nếu KMO khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố

là phù hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có

hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55

Xem xét thông số Eigen Values (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị lớn hơn 1

Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%; cho biết các nhân tố được giải thích phần trăm sự biến thiên của các biến quan sát)

2.1.5.3 Phân tích hồi quy đa biến

2.1.5.3.1 Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định các mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.1.5.3.2 Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể

mô hình hóa mối quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Trang 28

Nghiên cứu này được thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

Quá trình kiểm định giả thuyết được thực hiện như sau:

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua R2 và R2

hiệu chỉnh

- Kiểm định giả thuyết và độ phù hợp của mô hình

- Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa phân phối chuẩn của phần dư: dựa vào biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem xét giá trị trung bình bằng không

và độ lệch chuẩn bằng một

- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerace) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) Nếu VIF lớn hơn 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý dịnh mua sắm trực tuyến: hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét yếu tố

đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu sẽ thu thập những số liệu sẵn có từ Niêm giám thống kê, các tạp chí trong và ngoài nước, các báo cáo của các Hiệp hội, từ các Website trên Internet và kết quả nghên cứu từ các nghiên cứu trước đây trong nước và ngoài nước

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn khách hàng mục tiêu trên địa bàn Quận Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn

Trang 29

- V= p(1 – p) là độ biến động dữ liệu (trong trường hợp bất lợi nhất là độbiến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:V=p(1-p)  max  V’=1 - 2p = 0 

p = 0.5)

- α là độ tin cậy

- MOE là tỉ lệ sai số

- Z là giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z

Trong nghiên cứu này sử dụng độ tin cậy 95% (hay α= 5% ) nên Zα/2 =

Z2.5%= -1,96, và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5, nên ta có cỡmẫu n = [0,5 x (1 - 0,5)/0,12] x (-1,96) = 96 (cỡ mẫu này đã thuộc cỡ mẫu lớn n>30 tiệm cận phân phối chuẩn để bảo đảm tính suy rộng cho tổng thể) Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thì việc xác định kích thước mẫu chưa được xác định rõ ràng, kích thước mẫu là bao nhiêu và như thế nào là phù hợp nhất Dựa theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (1998) cho tham khảo kích thước mẫu dự kiến, trong bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Trong đề tài này số lượng mẫu n = 23 x 5 = 115 (do có 23 biến quan sát) Tuy nhiên theo nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cở mẫu tối thiểu để các nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn là 150 Do đó tác giả chọn cởmẫu là 160 để thỏa mãn các điều kiện trên và phù hợp với khả năng phỏng vấn của tác giả

- Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài nên tác giả tiến hành chọn mẫu theo theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Convenience sampling) 160 khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Cụ thể là tác giả phỏng vấn các khách hàng có mua sắm trực tuyến dựa vào cơ hội thuận tiện, dễ tiếp xúc với các đáp viên Tổng số mẫu dựkiến là 160 mẫu nhưng thực tế phát sinh 177 mẫu do một số mẫu thu về bị sai

và thực tế được sử dụng là 160 mẫu

- Xây dựng thang đo

Các biến quan sát của các nhân tố nhận thức rủi ro và ý định mua sắm trực tuyến trong mô hình nghiên cứu được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, thay đổi từ 1 = “rất không đồng ý” đến 5 = “rất đồng ý” Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 Do đó ta có ý nghĩa của các mức như sau:

- 1,0 – 1,80: rất không đồng ý

Trang 30

2.2.3.1 Quy trình phân tích số liệu

Quy trình phân tích số liệu của đề tài được thực hiện với 8 bước như sau: từ cơ

sở lý thuyết đưa ra thang đo nháp, phỏng vấn thử 15 khách hàng Sau đó hiệu chỉnh thang đo chính thức và tiến hành phỏng vấn chính thức 160 người, từ dữ liệu thu thập tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tinh cậy của thang đo Từ bộ thang đo phù hợp tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và từ các nhóm nhân tố thu được tiến hành phân tích hồi quy nhị phân Quy trình phân tích đề tài nghiên cứu như sau:

Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu

2.2.3.2 Phương pháp phân tích

Đối với mục tiêu 1 :

Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, thống kê, biểu bảng và biểu đồ

Đối với mục tiêu 2 :

đo, loại bỏ những biến không phù hợp với mô hình

(2) Dùng phương pháp phân tích nhân tố EFA để kiểm định giả thiết thang đo sau khi đã kiểm định sự phù hợp của thang đo và các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến

(3) Chạy mô hình hồi quy đa biến bằng phần mềm spss 16.0 để xác định mức độ tác động của nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng

Phân tích Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tốkhám phá (EFA)Phân tích

hồi quy

Trang 31

Trên cơ sở tập hợp các nghiên cứu khoa học có liên quan đã qua lược khảo Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến, thảo luận nhóm với 5 khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến để xác định 19 biến quan sát thuộc 5 nhóm yếu tố nhận thức rủi ro được cho là tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Qua đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng như sau:

Phương trình tổng quát mô hình hồi quy đa biến được viết như sau:

YDMS = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X5 + Ei Trong đó : biến phụ thuộc YDMS là ý định của khách hàng khi mua sắm trực tuyến Các biến độc lập trong mô hình gồm: X1 là rủi ro thời gian, X2 là rủi ro sản phẩm, X3 là rủi

ro tài chính, X4là rủi ro bảo mật thông tin, X5 là rủi ro sự trung thực của người

Ý định mua sắm trực tuyến

H1

H2

H3

H4 H5

Rủi ro thời gian

Rủi ro sản phẩm

Rủi ro tài chính

Rủi ro bảo mật thông tin

Rủi ro sự trung thực của người bán

Trang 32

bán, Ei là biến độc lập ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố ngẫu nhiên và sai số

có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2, hệ số β là

hệ số để đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

- Tốn thời gian tìm Website có uy tính

- Tốn thời gian khi so sánh giá cả sản

phẩm trên cửa hàng trực tuyến

- Hàng hóa được giao chậm

- Các biến quan sát thuộc nhận thức rủi

ro thời gian nhận giá trị thang đo Likert

5 mức độ

Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, Tạp chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ, 2014

- Cảm thấy rất khó khăn khi so sánh chất

lượng của sản phẩm tương tự

- Các biến quan sát thuộc nhận thức rủi

ro sản phẩm nhận giá trị thang đo Likert

5 mức độ

Tạp Chí Quốc Tế Quản Trị Và Nghiên Cứu Kinh Doanh,

2014, trang 787), Nguyễn ThịBảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, Tạp chí khoa học trương Đại Học Cần Thơ, 2014)

779

Trang 33

-Biến

số

vọng Nhận thức rủi ro tài chính gồm bốn

biến quan sát:

- Có thể không nhận được hàng hóa

X3 Không được hoàn tiền nếu sản phẩm bị

hư hay không giống như mô tả

- Số tài khoản thẻ tín dụng có thể không

đảm bảo an toàn

- Thường phát sinh thêm chi phí

- Các biến quan sát thuộc nhận thức rủi

ro tài chính nhận giá trị thang đo Likert

5 mức độ

Bùi Thanh Tráng, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, số 278, trang 26-38

- Người bán hàng trực tuyến biết được

thông tin tài khoản ngân hàng

- Thông tin cá nhân như số điện thoại, số

tiền mua sắm, địa chỉ mail có thể bị tiết

lộ đến người khác

- Các biến quan sát thuộc nhận thức rủi

ro bảo mật thông tin nhận giá trị thang

đo Likert 5 mức độ

Bùi Thanh Tráng, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, số 278, trang 26-38

-Nhận thức rủi ro sự trung thực người

bán gồm 4 biến quan sát:

- Mua hàng giá rẻ trên Internet đồng

nghĩa với việc mua hàng hàng sửa hạn

Bùi Thanh Tráng, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, số 278 trang 26-38

Trang 34

- Những hứa hẹn về dịch vụ sau khi bán

không được thực hiện

- Thông tin về người bán hàng trực

tuyến được cung cấp không chính xác

-Đối với mục tiêu 3: thông qua kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục

tiêu 2, dựa vào kết quả đó đề xuất các giải pháp để giảm tác động của các nhận thức rủi ro đến ý định mua sắm trực tuyến

2.2.4 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu được trình bày như sau:

Hình 2.4 Khung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của

khách hàng tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

- Mối quan hệ giữa

các yếu tố nghiên cứu

Đề xuất giải pháp

Trang 35

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN HIỆN NAY

Chương 3 trình bày tổng quan về quận Ninh Kiều, tình hình kinh tế-xã hội tại thành phố Cần Thơ Giới thiệu khái quát về tình hình mua sắm trực tuyến hiện nay, trình bày về Chỉ số thương mại điện tử của thành phố Cần Thơ

3.1 SƠ LƯỢC VỀ QUẬN NINH KIỀU

Theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, An Khánh, Hưng Lợi và An Bình Quận Ninh Kiều có 2922,04 ha diện tích tự nhiên, Có địa giới hành chính như sau: phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phí Tây giáp huyện Phong Điền, phía Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng, phía Bắc giáp quận Bình Thủy Cư dân quận ninh kiều có ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer Về tôn giáo phần lớn

là theo đạo Phật và thờ cúng tổ tiên Ninh kiều là quận trung tâm của thành phố Cần thơ

3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung Ương, luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm, giữ vai trò động lực phát triển toàn vùng Thành phố Cần thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, có diện tích khoảng 1409 km2 và dân số năm 2012 khoảng 1.214.100 người với hơn 50% dân số đang trong độ tuổi lao động Thành phố cần thơ có các điểm cực: Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt; Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh; Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyên Thới Lai; Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng

3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 là 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm

2013 đạt 62.600 tỷ đồng tăng gần 3,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng giá trị tăng thêm trên 18.000 tỷ đồng).Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn

Trang 36

2004-2013 đạt 14,5%/năm Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản tăng 2,86%, khu vực công nghiệ - xây dựng tăng bình quân 17,22% và khu vực dịch

vụ tăng bình quân 17,54% (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- GDP bình quân đầu người tăng từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62,9 triệu đồng năm 2013, tương đương 2.989 USD, tăng trên 6 lần so với năm 2004.Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2004 (năm 2004 giá trị công nghiệp 11.520 triệu đồng); bình quân giai đoạn 2004-2013 tăng 17,3%/năm (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh

tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt gần 62.000

tỷ đồng, tăng 7,4 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ đạt 8.343 tỷ đồng); bình quân giai đoạn 2004-2013 tăng 24,8%/năm (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD tăng 4,7 lần so với năm 2004 (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 317,6 triệu USD); bình quân giai đoạn 2004-2013 tăng 19,6%/năm (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với năm 2004 (năm 2004 thu ngân sách trên địa bàn 2.202 tỷ đồng) Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long điều tiết ngân sách về Trung ương (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng (so với năm 2004 là 25) với 227 địa điểm có giao dịch, tổng vốn huy động năm 2013 là 37.800 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn là 46.700 tỷ đồng, nợ xấu dưới mức cho phép, tăng trên 20 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng dư nợ cho vay đạt 2.365 tỷ đồng) Tiếp đón phục vụ 1,25 triệu khách du lịch lưu trú, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2004 (doanh thu năm 2004 là 189 tỷ đồng) Tổng số lượt khách lưu trú tăng bình quân 13,4%/năm; trong đó, khách quốc tế tăng bình quân 10,9%, khách trong nước tăng bình quân 14%/năm; doanh thu tăng bình quân 20,1%/năm (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

Trang 37

- Tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đến năm 2013 là 208 dự

án, tăng 110 dự án so với năm 2004, với tổng vốn đầu tư 1,85 tỷ USD (tăng 1,66 tỷ USD so năm 2004), (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Tổng số dự án nước ngoài đầu tư vào thành phố năm 2013 là 59 dự án, tổng vốn đăng ký là 885 triệu USD, tăng gần 5,6 lần so với năm 2004 (năm

2004 tổng vốn đăng ký 157 triệu USD), (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 36.124 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2004 (năm 2004 tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4.089 tỷ đồng) Trong 10 năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 199.096 tỷ đồng Tỷ lệ vốn đầu

tư trên tổng GDP bình quân đạt 51,42%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 28,2% (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Kết cấu hạ tầng của thành phố được đầu tư phát triển khá đồng bộ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thành phố, góp phần để thành phố Cần Thơ được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương Nhiều công trình quan trọng cấp vùng đã được đầu tư như công trình cầu Cần Thơ, Cảng Cái Cui, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến giao thông được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng như tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61B, đường Võ Văn Kiệt, đường Nguyễn Văn Cừ Nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế quan trọng được đầu tư, đưa vào sử dung như tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Ô Môn, hệ thống các siêu thị được đầu tư hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho thành phố Cần Thơ mà cả vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Metro Cash&Carry, Co-opmart, Vinatex, Maximart, Big C, Nguyễn Kim Bộ mặt đô thị thành phố từng bước được cải tạo, nâng cấp (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Hoàn thành mục tiêu “Trở thành đô thị loại I trước năm 2010” theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

Trang 38

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người thành phố cần thơ 2007–2013

Tuyệt đối (USD)

+322+69+437+400+164+475

28,696,0228,8820,516,9718,9

-Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ.

3.1.3 Tình hình phát triển văn hóa, xã hội

Thành phố Cần Thơ có kết cấu dân số trẻ, có trình độ, dễ tiếp cận khoa học công nghệ mới Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thành phố trong thời gian tới Bên cạnh đó, cũng nhờ tìm năng dân số trẻ, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khu vực này hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ

Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dân số Người 1.180.904 1.189.555 1.209.192 1.214.100

cả nước mở tại thành phố, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng như: trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng

Trang 39

Y tế; trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; trường Công nhân kỹ thuật thành trường Cao đẳng Nghề,… tổng số sinh viên trên 185 nghìn sinh viên (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Từ năm 2004-2013 thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho hơn 433.000 lao động, tăng bình quân 7,2%; số lao động được giải quyết việc làm năm 2013 là 50.898 lao động cao gấp 2 lần so với năm 2004 Tỷ lệ lao động qua đào tạo từng bước được nâng lên, từ 20,5% năm 2004 lên 48,89% năm

2013 (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường: 100% số xã có trạm

y tế; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55 bác sĩ vào năm

2013 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12,7% năm 2013 Nhiều công trình y tế quan trọng của nhà nước và tư nhân có khả năng phục vụ cho cả vùng được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh viện Đa khoa Thanh Quang, bệnh viện phụ sản Quốc tế Phương Châu góp phần đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm y tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013)

- Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet tiếp tục được đầu tư phát triển Đến cuối năm 2013, tỷ lệ thuê bao điện thoại/100 dân đạt 177,8 thuê bao so với năm 2004 139,3 thuê bao (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

Trang 40

Bảng 3.3: Tổng quan về số người sử dụng Internet năm 2008-2012

Năm Số người sử dụng Internet

(đơn vị: người)

Chênh lệch Tương đối (%) Tuyệt đối (người)

9,3317,5714,062,5

1.945.4864.004.1483.768.382751.794

-Nguồn: Sách trắng về Công nghệ thông tin-Truyền thông năm 2013.

Ở Việt Nam, tổng số người dùng Internet năm 2013 vào khoảng 36 tiệu người chiếm khoảng 40% dân số (theo số liệu thống kê của Bộ Thông Tin và Truyền Thông)

3.2.2 Thị phần của TMĐT hiện nay

Ở Việt Nam có khoảng 15,5 triệu người (chiếm 43% lượng người dùng Internet) đã truy cập vào các Website TMĐT (theo số liệu thống kê của BộThông Tin và Truyền Thông năm 2013) Lượng người dùng truy cập vào các Website TMĐT phần lớn để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tham khảo giá, nơi bán và tham gia giao dịch trực tuyến Lượng giao dịch trực tuyến trung bình trên mỗi đầu người là 4 giao dịch/năm Giá trị trung bình mỗi giao dịch giao động khoảng 100.000 VNĐ đến 140.000 VNĐ

Theo thống kê của cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, doanh số bán lẻ của TMĐT năm 2013 đạt khoảng 2,2 tỷ USD chiếm khoảng 1,25% so với GDP của cả nước Và dự đoán doanh số bán lẻ TMĐT sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD năm 2015, tăng khoảng 80% sao với năm 2013 Nhờ vào sựđầu tư mạnh của các công ty lớn trong và ngoài nước, cùng với xu hướng khởi nghiệp về TMĐT đang khá rầm rộ hiện nay

Thị phần doanh số bán lẻ của TMĐT còn khá nhỏ so với GDP của cảnước, nhưng bù lại có tốc độ tặng trưởng nhanh, cùng với sự đầu tư mạnh mẻcủa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ có bức tranh tươi sáng trong vòng 5 năm tới Khi mà các khó khăn được gỡ bỏ dần và niềm tin người tiêu dùng được củng cố

3.2.2 Tình hình hoạt động của các Website TMĐT

Ngày đăng: 24/11/2015, 10:14

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w