Tình hình phát triển văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)

Thành phố Cần Thơ có kết cấu dân số trẻ, có trình độ, dễ tiếp cận khoa

học công nghệ mới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thành phố trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cũng nhờ tìm

năng dân số trẻ, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khu vực

này hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Bảng3.2: Dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ

Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dân số Người 1.180.904 1.189.555 1.209.192 1.214.100

Mật độ dân số Người/km2 849 856 870 873

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013.

- Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên

địa bàn thành phố ngày càng nâng cấp, mở rộng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm giáo dục

– đào tạo của vùng. Trong 10 năm thành lập mới 4 trường đại học (Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại

học Y DượcCần Thơ) và nhiều phân hiệu, cơ sở của các trường đại học trong

cả nước mở tại thành phố, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp được nâng lên thành trường cao đẳng như: trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng

Y tế; trường Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật; trường Công nhân kỹ thuật thành trường Cao đẳng Nghề,… tổng số sinh

viên trên 185 nghìn sinh viên (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013).

- Từ năm 2004-2013 thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho hơn 433.000 lao động, tăng bình quân 7,2%; số lao động được giải quyết việc làm

năm 2013 là 50.898 lao động cao gấp 2 lần so với năm 2004. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từng bước được nâng lên, từ 20,5% năm 2004 lên 48,89% năm

2013 (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ

2004-2013).

- Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và tăng cường: 100% số xã có trạm

y tế; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 5,46 bác sĩ năm 2004 lên 10,55 bác sĩ vào năm

2013. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12,7% năm 2013.

Nhiều công trình y tế quan trọng của nhà nước và tư nhân có khả năng phục vụ

cho cả vùng được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Trung tâm y tế dự phòng, Trung

tâm phòng chống HIV/AIDS, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, bệnh

viện Đa khoa Thanh Quang, bệnh viện phụ sản Quốc tế Phương Châu... góp phần đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm y tế của vùng đồng bằng

sông Cửu Long(theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013).

- Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet tiếp tục được đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ thuê bao điện thoại/100 dân đạt 177,8 thuê bao so với năm 2004 139,3 thuê bao (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013).

Hoạt động khoa học và công nghệ đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất kỹ

thuật được quan tâm đầu tư, trong đó có một số trung tâm mang tính chất vùng. - Tỷ lệ hộ nghèo thành phố giảm nhanh, năm 2013 giảm còn 11.867 hộ

nghèo, chiếm 3,95% tổng số hộ (theo báo cáo thành tựu 10 năm phát triển kinh tế

xã hội thành phố Cần Thơ 2004-2013).

3.2 THỰC TRẠNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN HIỆN NAY 3.2.1 Tổng quan vềtình hình sửdụng Internet

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)