- Phương pháp xác định cỡmẫu
n= [p(1-p)/MOE2]Z2α/2 Trong đó:
- p là tỉlệxuất hiện của các phần tử trong đơn vịlấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu (0 ≤ p ≤ 1).
- V= p(1 –p) là độbiến động dữliệu(trong trường hợp bất lợi nhất là độ
biến động của dữliệu ởmức tối đa thì:V=p(1-p) max V’=1 - 2p = 0 p = 0.5).
-α là độtin cậy. - MOE là tỉlệsai số.
- Z là giá trịtra bảng của phân phối chuẩn Z.
Trong nghiên cứu này sử dụng độ tin cậy 95% (hay α= 5% ) nên Zα/2 = Z2.5%= -1,96, và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5, nên ta có cỡ
mẫu n = [0,5 x (1 - 0,5)/0,12] x (-1,96) = 96 (cỡmẫu này đã thuộc cỡmẫu lớn n>30 tiệm cận phân phối chuẩn để bảo đảm tính suy rộng cho tổng thể). Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thì việc xác định kích thước mẫu chưa được
xác định rõ ràng, kích thước mẫu làbao nhiêu và như thếnào là phù hợp nhất. Dựa theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (1998) cho tham khảo kích
thước mẫu dự kiến, trong bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến
quan sát. Trong đềtài này số lượng mẫu n = 23 x 5 = 115 (do có 23 biến quan sát). Tuy nhiên theo nghiên cứu vềcỡmẫu do Roger thực hiện (2006) cởmẫu tối thiểu đểcác nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn là 150.Do đó tác giả chọn cở
mẫu là 160 đểthỏa mãn các điều kiện trên và phù hợp với khả năng phỏng vấn của tác giả.
-Phương pháp chọn mẫu
Do hạn chế về thời gian thực hiện đềtài nên tác giảtiến hành chọn mẫu
theo theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Convenience sampling) 160
khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Cụ thể là tác giả phỏng vấn các khách hàng có mua sắm trực tuyến dựa vào cơ hội thuận tiện, dễtiếp xúc với các đáp viên.Tổng sốmẫu dự
kiến là 160 mẫu nhưng thực tế phát sinh 177 mẫu do một sốmẫu thu về bịsai và thực tế được sửdụng là 160 mẫu.
- Xây dựng thang đo
Các biến quan sát của các nhân tố nhận thức rủi ro và ý định mua sắm trực tuyến trong mô hình nghiên cứu được đo lường dựa trên thang đo Likert 5
mức độ, thay đổi từ1 = “rất không đồng ý” đến 5 = “rất đồng ý”. Khi đó: Giá
trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 -1)/5 = 0,8. Do đó ta có ý
nghĩa của các mức như sau:
- 1,81 –2,60: không đồng ý. - 2,61 – 3,40: trung bình. - 3,41 –4,20: đồng ý. - 4,21 – 5,00: rất đồng ý.