1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh hà nội”

61 2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 20,89 MB

Nội dung

– Chất thải thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố gây nhiễm, yếu tố hóa học, phóng xạ nguy hại, dễ cháy nổ, gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh trừ các buồng

Trang 1

ỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết

Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế có những bước chuyểnbiến tích cực góp phần nâng cao đời sống của người dân Cùng với nhữngthành tựu khoa học trong và ngoài nước nền y học đã có những bước tiếnmạnh mẽ và trở thành ngành quan trọng của quốc gia, đóng vai trò chữa bệnh,chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của con người Nhưng trong quá trìnhhoạt động các cơ sở y tế đã thải ra môi trường những chất thải làm ô nhiễmnghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí và làm lan truyền mầm bệnhtới các cộng đồng xung quanh khu vực bệnh viện do công tác quản lý chấtthải y tế chưa thực sự đem lại hiệu quả

Hiện nay, chất thải y tế đang là mối đe dọa lớn với sức khỏe con ngườiđặc biệt là chất thải rắn Các bệnh viện không chỉ phát triển về quy mô màcòn phát triển theo hướng chuyên sâu nên chất thải y tế cũng tăng nhanh về sốlượng, thành phần Theo tổ chức y tế thế giới, trong chất thải y tế có khoảng10% là chất nhiễm khuẩn, 5% là chất thải không nhiễm khuẩn nhưng độc hạinhư chất phóng xạ, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoánđiều trị Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ lànguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây lan cácbệnh truyền nhiễm, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh kháng thuốc và ảnhhưởng tới sức khỏe cộng đồng Chính vì vậy mà vấn đề về quản lý và xử lýchất thải y tế là một trong những thách thức hiện nay

Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài bối cảnhtrên Trên địa bàn huyện đã có một hệ thống bệnh viện đa khoa và các cơ sở y

tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Trong đó, bệnh viện đakhoa Đông Anh – Thành phố Hà Nội là một bệnh viện với quy mô lớn phục

vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân Tuy nhiên do quy

Trang 6

mô lớn nên việc quản lý và xử lý chất thải rắn nói chung và rác thải y tế nóiriêng của bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập Để góp phần nâng cao hiệu quảquản lý chất thải rắn của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nóichung và bệnh viện đa khoa Đông Anh nói riêng Xuất phát từ thực tiễn trênchúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thảirắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh-Hà Nội’’

1.2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu

– Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về công tác quản lý chất thảirắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh;

– Điều tra, đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tạibệnh viện đa khoa Đông Anh;

– Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chấtthải rắn y tế bệnh viện Đa Khoa Đông Anh

Trang 7

PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số khái niệm thuật ngữ có liên quan

Theo điều 3 chương I quyết định số 43/2007/ QĐ – BYT ngày 30 tháng

11 năm 2007 của Bộ y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế:

Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ

sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường

Chất thải rắn y tế: Là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động khám

chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo

Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức

khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễcháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thảinày không được tiêu hủy an toàn

Quản lý chất thải y tế nguy hại: Quản lý chất thải y tế là hoạt động

quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảmthiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sátviệc thực hiện

Giảm thiểu chất thải y tế: Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động

làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y

tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt,kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác

Thu gom: Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập

hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải ngay tại địa điểm phát sinh chấtthải trong cơ sở y tế

Vận chuyển: Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ

nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy

Trang 8

Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có

nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi phát sinh khi vận chuyển tới nơi lưu trữhoặc tiêu hủy

Tiêu hủy: Là quá trình sử dụng công nghiệp nhằm cô lập (bao gồm cả

chôn lấp) chất thải nguy hại làm mất khả năng nguy hại đối với môi trường vàsức khỏe con người

Tái sử dụng: Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho

đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới,mục đích mới

Tái chế: Tái chế việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản

phẩm mới

2.2 Phân loại, thành phần chất thải rắn y tế

2.2.1 Phân loại chất thải rắn y tế

Theo tổ chức y tế Thế Giới (WHO)

Chất thải thông thường: các chất thải không độc hại, về bản chất thìtương tự chất thải sinh hoạt

Chất thải bệnh phẩm: mô, cơ quan, bào thai, rau thai, xác động vật,máu, dịch thể,

Chất thải hóa học: có tính độc hại, tính ăn mòn, tính gây cháy, nhiễmđộc gen hay không độc

Chất thải chứa phóng xạ: chất thải từ các quá trình chiếu, chụp quang, phân tích tạo hình cơ quan cho cơ thể, điều trị và khu trú khối u

X-Chất thải nhiễm khuẩn: gồm các chất thải có chứa các tác nhân gâybệnh như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu bịnhiễm khuẩn

(Nguồn: Đánh giá nguy cơ của môi trường với sức khỏe 1997 NXB Yhọc Hà Nội)

Trang 9

Ở Việt Nam

Theo điều 5 và 6 quy chế quản lý chất thải y tế quyết định số 43/2007/QĐ/BYT, chất thải trong các cơ sở y tế tại Việt Nam được phân chia làm 5loại như sau:

- Chất thải lây nhiễm: bao gồm 4 nhóm khác nhau:

Nhóm A: Chất thải sắc nhọn: là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc

chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, kim lấy máu, đầusắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủytinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế

Nhóm B: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: là chất thải bị thấm

máu, thấm dịch sinh học của cơ thể người bệnh và các chất thải phát sinh từbuồng bệnh nhân cách ly

Nhóm C: Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: là chất thải phát sinh

trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng bệnh phẩm

Nhóm D: Chất thải giải phẫu: bao gồm các cơ quan, bộ phận cơ thể

người, rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm

- Chất thải hóa học nguy hại:

 Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

 Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế

 Chất gây độc tế bào gồm: vỏ trai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dínhthuốc gây độc tế bào và các chất tiết ra từ người bệnh được điều trị bằng hóatrị liệu

 Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân-Hg (từ nhiệt kế, huyết áp

kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi-Cd (từ pin,acquy), chì-Pb (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăntia phóng xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị)

Trang 10

– Chất thải phóng xạ gồm: các chất phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh

từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất

Bình chứa áp suất gồm: bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung.

Đa số các bình chứa khí nén này thường rễ nổ, dễ cháy, nguy cơ tai nạn caonếu không được tiêu hủy đúng qui cách

– Chất thải thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố gây

nhiễm, yếu tố hóa học, phóng xạ nguy hại, dễ cháy nổ, gồm:

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế, như các chai

lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãyxương kín Nhưng chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chấthóa học nguy hại

Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu,vật liệu đóng gói, thùng cát tông, túi nilon, túi đựng phim

– Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

(Nguồn: quyết định số 43/2007/ QĐ – BYT về quy chế quản lý chất thải)

2.2.2 Thành phần, nguồn gốc chất thải rắn y tế

 Thành phần chất thải rắn y tế ở bệnh viện:

Chất thải rắn y tế phát sịnh trong bệnh viện chủ yếu là do các hoạt độngchuyên môn và phụ thuộc vào số giường bệnh, số bệnh nhân nằm điều trị (tỷ

lệ sử dụng giường bệnh) và còn một lượng chất thải sinh hoạt từ nhân viên y

tế trong bệnh viện Đối với các bệnh viện ở Việt Nam, do đặc điểm có mặtmột số lượng đáng kể người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi, một vài dịch vụkhác như nhà hàng ăn uống, sách báo vv mà số lượng người vãng lai nàykhá lớn nhiều khi tương đương với số bệnh nhân nằm viện Chính hiện trạngnày làm cho khối lượng phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện tăng lên, đặcđiểm thành phần chất thải bệnh viện cũng thay đổi theo (có thể tăng tỉ lệ khối

Trang 11

lượng chất thải rắn thông thường) Kết quả này dẫn đến sự quá tải hệ thốngthu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giường bệnh Sự quá tảinày cũng là nguyên nhân dẫn đến quản lý, thu gom; phân loại; xử lý thiếunghiêm ngặt và không tuân thủ các quy định bắt buộc, do đó đẫn đến tìnhtrạng là một tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại có thể bị lẫn vào chất thải rắnchung và phát tán ra môi trường bên ngoài, trở thành nguồn gây ô nhiễm vàkhả năng gây ra các rủi ro về môi trường và sức khỏe (Nguồn: Đánh giánguy cơ của môi trường với sức khỏe 1997 NXB Y học à Nội).

 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế:

Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khácnhư: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh,phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu ysinh học, ngân hàng máu, hầu hết chất thải rắn y tế đều có tính chất độc hại vàtính độc thù khác với các loại chất thải rắn khác Các nguồn xả chất lây lan độchại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật

Các loại CTR đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế như:

Chất thải thông thường: Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành

chính, các loại bao gói

Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh: Các phế thải từ phẫu thuật, các

cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trìnhxét nghiệm, các gạc bông lẫn máu, dịch của bệnh nhân

Chất thải bị nhiễm bẩn: Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh

nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà

Chất thải đặc biệt: Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất

phóng xạ, hóa chất dược từ các khoa khám như khoa lâm sàng (nội, ngoại,sinh,khám bệnh) khoa cận lâm sàng (dược, X-quang, xét nghiệm, ) chữabệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược

(Nguồn: Thanh Hằng (2008) tình hình phát sinh chất thải rắn y tế)

Trang 12

2.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế

2.3.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên Thế Giới

Theo báo cáo của Uỷ ban nghiên cứu và bảo vệ môi trường Liên hợpquốc, ngày nay lượng chất thải ngày càng gia tăng về số lượng và tính chấtđộc hại, đặc biệt tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng vàtính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông đúc dân cư, rác thải khôngđược thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh nghiêm trọng.(Nguồn: Thanh Hằng (2008) tình hình phát sinh chất thải rắn y tế)

Bảng 2.1 : Lượng phát sinh ở trên thế GiớiVùng Chất thải phát sinh hàng ngày (kg/giường)

(Nguồn: Thanh Hằng (2008) tình hình phát sinh chất thải rắn y tế)

Qua bảng 2.1 cho chúng ta thấy ở những vùng có nền kinh tế phát triển,thì sự quan tâm của người dân trong vấn đề sức khỏe càng lớn nên nhu cầukhám chữa bệnh của người dân tăng cao, từ đó lượng phát sinh CTRYT cũngkhông ngừng tăng Như ở Bắc Mỹ chiếm số lượng cao nhất 11,4 – 17 kg/giường sau đó tới Iran 6,4 – 11,3 kg/ giường Thấp nhất là Thái Lan chiếm

Trang 13

0,89 – 1,26 kg/giường do nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân ở nơiđây là chưa cao.

2.3.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại gồm: 1.263

cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành

và bệnh viện trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhiên;1.016 cơ sở y tế dự phòng từ trung ương, 77 cơ sở đào tạo y dược cổ truyềntrung ương – tỉnh; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã; với tổng

số hơn 219.800 giường bệnh Tuy số lượng cơ sở khám chữa bệnh và lượnggiường bệnh là khá lớn nhưng tính bình quân, số lượng giường bệnh trên mộtvạn dân, đã giảm đi theo thời gian Nếu năm 1995, tỷ lệ này là 26,7 giường/1vạn dân, giảm xuống còn 25,6 giường/1 vạn dân (năm 1999) và năm 2008, tỷ

lệ này chỉ còn là 25,5 giường/1 vạn dân Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng

và đầu tư của ngành y tế không theo kịp sự phát triển chung của xã hội

(Nguồn: Chương 6 – quản lý chất thải rắn 2010 hiện trạng môi trườngquốc gia)

Với số lượng bệnh viện và số giường bệnh khá lớn, thống kê đã cho thấy,tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ ngày,trong đó có 40 – 50 tấn/ ngày là CTR y tế nguy hại Đến năm 2008, tổng lượngCTR y tế phát sinh là hơn 490 tấn/ ngày, trong đó có khoảng 60 – 70 tấn/ ngày làCTR y tế nguy hại phải xử lý Tỷ lệ này khác nhau giữa các bệnh viện, tùy thuộc

số giường bệnh, BV chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn đượcthực hiện tại BV, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng

(Nguồn: Chương 6 – quản lý chất thải rắn 2010 hiện trạng môi trường quốc gia)

Bảng 2.2 : Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Trang 14

Tổng lượng chất thải phátsinh (kg/giường.ngày)

Tổng lượng chất thải y tếnguy hại (kg/giường ngày)

BV trungương(TW)

BVtỉnh

BVhuyện

BVtrungương

BVtỉnh BV huyệnHồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18

Nếu chỉ riêng 19 bệnh viện tuyến trung ương, khối lượng chất thải y tếphát sinh vào khoảng 19,8 tấn/ ngày; trong đó, khoảng 80,7% là CTR y tếthông thường, 19,3% còn lại là chất thải y tế nguy hại (chất thải lây nhiễm,chất thải hóa học và chất thải phóng xạ)

(Nguồn: Bộ y tế 2009, xây dựng kế hoạch cho quản lý và xử lý chất thải y tế)

Bảng 2.3 : Thành phần trong CTR từ các bệnh viện đa khoa

Trang 15

Tỷ trọng chất thải nguy hại (tấn/m3) 0,12 – 0,16

Độ ẩm của chất thải nguy hại (%) 38,2 – 40,5

Độ tro của chất thải nguy hại (%) 12,5 – 15,6

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái, 2007)

Qua bảng 2.3 ta thấy các chất thải y tế được sản sinh ra từ: các bệnhviện, các phòng khám đa khoa, các phòng xét nghiệm và thí nghiệm, các khuđiều dưỡng, ngân hàng máu, nhà xác, trung tâm khám nghiệm tử thi, các cơ

sở sản xuất dược phẩm,…

Các chất thải bệnh viện gồm: chất thải nhiễm khuẩn, những phần cơ thể

bị cắt bỏ và xác chết động vật, các vật sắc nhọn, hóa chất, dược phẩm hết hạn,không dùng đến và bị nhiễm bẩn, vật liệu có hoạt tính phóng xạ, kim loạinặng,…

2.4 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe con người và môi trường 2.4.1 Tác hại của chất thải y tế lên sức khỏe cộng đồng

Chất thải rắn y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ tiềm tàng cho sứckhỏe con người Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặctổn thương Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hay nhiều đặctrưng cơ bản sau đây: chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tácnhân nguy hại trong rác thải y tế; các hóa chất dược phẩm có thành phần độc,

Trang 16

tế bào nguy hiểm; các chất chứa đồng vị phóng xạ Các vật sắc nhọn có thểgây tổn thương và một số chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội

Những đối tượng chính có nguy cơ cao đối với tác hại của chất thải y tế:– Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên văn thư lưu trữ, văn thư đóng dấu,trực điện thoại, tạp vụ của bệnh viện, những người thực hiện các thủ thuậtxâm lấn, tiêm, thay băng,vv

– Những người thực hiện nhiệm vụ phân loại, thu gom và vận chuyểnchất thải y tế từ ngay tại nguồn về nơi tập kết của bệnh viện

– Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc bệnh nhân ngoại trú

– Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi

– Những công nhân làm việc trong các lĩnh vực hỗ trợ bệnh viện phục

vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công,vận chuyển bệnh nhân, vệ sinh tẩy rửa, vệ sinh môi trường

– Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại bãi đổ rácthải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu rác

– Cộng đồng dân cư xung quanh

Bệnh viện là nơi tập trung rất lớn các tác nhân gây bệnh do các vật sắcnhọn bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh là một ví dụ Các vật sắc nhọn có thểkhông chỉ là nguyên nhân gây ra những vết cắt, vết đâm thủng mà còn gâynhiễm trùng các vết thương nếu nó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh Như vậy,những vật sắc nhọn được coi là một loại chất thải y tế rất nguy hiểm bởi nógây những tổn thương kép: vừa gây tổn thương lại vừa lây truyền các bệnhtruyền nhiễm (Nguồn: Đinh hữu Dung 2003, thực trạng tình hình quản lý vàảnh hưởng của CTRYT)

2.4.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường

Theo quy định của pháp luật, các chất thải y tế phải được kiểm soátnghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy định, nhưng

Trang 17

thực tế hiện nay lại khác Chất thải y tế đặc biệt là chất thải y tế nguy hại phầnlớn chưa được xử lý hay xử lý không đạt tiêu chuẩn quy định đã và đang làvấn đề đáng lo ngại cho môi trường:

Chất thải y tế bao gồm cả chất thải thông thường và chất thải y tế nguyhại Hai dạng chất thải này đều có tác động đến môi trường nước ở các mức

độ khác nhau Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, chứa kim loạinặng, phần lớn là thủy phân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim Xquang Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gâyniễm độc nguồn nước cấp

Trong chất thải thông thường, rác hữu cơ khi vào môi trường nước sẽ bịphân hủy dưới tác dụng của nhiều yếu tố Phần chât nổi lên sẽ thông qua quátrình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian cuối cùng làchất khoáng và nước Phần chìm trong nước sẽ bị quá trình phân hủy yếm khítạo thành các chất trung gian và tạo các khí CH4, H2S, H2O,… có nguy cơ gâynhiễm bẩn môi trường nước, làm cho nước có mùi khó chịu và tăng độc tínhtrong nước Ngoài ra trong rác sinh hoạt còn chứa một lượng các vi sinh vậtgây ô nhiễm nguồn nước và làm giảm chất lượng nguồn nước

Nghiêm trọng hơn là chất thải y tế nguy hại với đặc tính chứa nhiềumầm bệnh và các chất độc hại khi không được quản lý chặt chẽ sẽ lan truyềnrất nhanh đến các nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm mộtcách nghiêm trọng Điều này sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng khi

sử dụng nguồn nước này

Môi trường đất bị ô nhiễm do chất thải y tế chứa nhiều các mầm bệnh,

kí sinh trùng, hóa chất độc hại, tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại nhưtro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải đi vào trong đất Các nhân tốgây ô nhiễm này có thể đi vào đất qua con đường nước ngầm từ nguồn chảytràn, thấm từ nước mặt hoặc các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh Các yếu tố

Trang 18

này sẽ góp phần đáng kể vào quá trình suy thoái đất, không dùng làm đất canhtác được Con người cũng có thể bị ảnh hưởng do sử dụng các loại thực phẩmtrồng trên các vùng đất bị ô nhiễm.

Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hạiđược thiêu đốt trong điều kiện không đảm bảo tiêu chuẩn Việc thiêu đốtkhông đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khóiđen Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC cùng với các loại dượcphẩm nhất định có thể tạo ra khí chứa axit, thường là HCl và SO2 Trong quátrình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl, Br, I,…) ở nhiệt độ thấp thường tạo raaxit như HCl, điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxin, một loại hóa chất vôcùng độc hại ngay cả ở nồng độ thấp Các kim loại nặng như thủy ngân cóthể phát thải theo khí lò đốt gây mùi hôi khó chịu và sản sinh ra nhiều chấtđộc hại

Các mầm bệnh kí sinh trùng, vi trùng và vi khuẩn trong chất thải y tế cóthể phát tán vào không khí làm nhiễm bẩn môi trường không khí gây ra một

số loại bệnh như bệnh cảm cúm Sự lan truyền của những bệnh này sẽ gây ranhững hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế - xã hội

Trang 19

2.5 Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế

2.5.1 Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới

Ở Pháp: các chất thải nguy hại chỉ được thiêu hủy khoảng 40%, số cònlại chưa được xử lý hợp vệ sinh Hiện nay hàng năm có khoảng 20 triệu tấnchất thải không được xử lý đã chất đống ở những nơi hoang vu và khôngngười khai thác Ngoài ra do phí lưu giữ chất thải ở Pháp khá rẻ nên các nướcláng giềng đã không do dự mang chất thải của quốc gia mình sang đổ ở cácbãi chất thải tại Pháp

Ở Hà Lan: việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lựccủa chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành Chất thải nguyhại được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu hủy,một phần được tái chế Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu hủy chất thải nguyhại ở ngoài biển Hằng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải, 60%trong số này được đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêuhủy hoặc tái chế Để bảo vệ môi trường, chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêugiảm chất thải hàng năm để giảm chi phí xử lý Công nghệ xử lý chất thảinguy hại chủ yếu được áp dụng là thiêu hủy, nhiệt năng do các lò thiêu hủysinh ra sẽ được hòa nhập vào mạng lưới năng lượng chung của đất nước Việcthiêu hủy chất thải nguy hại được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với kĩthuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trìnhđặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc chế biến

Ở Hồng Kông: cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung được xây dựng

từ năm 1987 đến năm 1993 Với hệ thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử

lý hiện đại, công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hóa/ lý, đã xử lý đượchầu hết lượng chất thải nguy hại tại Hồng Kông Tại đây người ta cũng đã tiếnhành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung về sự tiêu hủy chất thải, đặc biệt làchất thải hóa học Nhờ hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ thống kiểm soát

Trang 20

việc chôn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển xử lý và tiêu hủy chất thải,nhất là chất thải rắn nguy hại đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý ởHông Kông.

(Nguồn: Thanh Hằng 2008 biện pháp quản lý và xử lý lượng chất thảirắn y tế)

2.5.2 Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam

2.5.2.1 Tình hình quản lý chất thải rắn y tế

Đới với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các cơ sở y tế quản

lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn chưa được chútrọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ tại nguồn (chất thải y tế thôngthường và chất thải y tế nguy hại )

Trang 21

Hình 2.1: Quản lý và xử lý chất thải rắn của bệnh viện

Chất thải rắn bệnh viện( nơi phát sinh )

CT hóa học ngây hại ( túi màu đen )

Bình chứa

áp suất (túi màu xanh)

CT phóng

xạ ( túi màu đen )

CT sắc

nhọn

Nhóm A

CT lây nhiễm không sắc nhọn Nhóm B

CT có nguy

cơ lây nhiễm cao Nhóm C

CT giải phẫu Nhóm D

CT tái chế ( túi màu trắng )

Khử trùng

Chôn lấp

theo quy

định

Thiêu đốt

Trả lại nơi sản xuất ban đầu

Tái chế, tái sử dụng

Xử lý theo pháp lệnh an toàn bức xạ

Trang 22

Kết quả điều tra năm 2002 của bộ y tế tại 294 bệnh viện trong cả nướccho thấy 94,2% bệnh viện phân loại CTYT tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8%bệnh viện chưa thực hiện Các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnhviện tư nhân thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn tốt hơn các bệnh việntuyến huyện và bệnh viện ngành Có 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vậtsắc nhọn ra khỏi CTYT, hầu hết các bệnh viện sử dụng chai nhựa, lọ truyền

đã dùng để đựng kim tiêm Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại CTYT

ở một số bệnh viện chưa chính xác , làm giảm hiệu quả của việc phân loạichất thải 85% bệnh viện sử dụng mã màu trong việc phân loại, thu gom vàvận chuyển chất thải

Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của Đinh Hữu Dung(2003) cho thấy: cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồnphát sinh nhưng chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của

bộ y tế và việc phân loại phụ thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện

Kết quả thanh tra, kiểm tra Bộ Y tế (2004) về RTYT ở 175 bệnh việntại 14 tỉnh, thành phố, cho thấy số bệnh viện có thùng chứa chất thải chiếm76%, có bể chứa rác chiếm 9,6%, có nắp đậy thùng rác hoặc mái che bể chứarác chiếm 43%, rác được để riêng biệt chiếm 19,3% trong tổng số bệnh viện,nơi chứa rác thải đảm bảo vệ sinh chiếm 35,5%; 29% bệnh viện chôn CTRtrong bệnh viện; có 3,2% bệnh viện vừa chôn, vừa đốt trong khuôn viên bệnhviện Hầu hết các CTR trong bệnh viện đều không được xử lý trước khi đemđốt hoặc chôn Một số ít bệnh viện có lò đốt RTYT nhưng lại quá cũ kỹ vàgây ô nhiễm môi trường

Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2007) tại 4 bệnh viện Hà Nội, bệnh việnlao và bệnh viện phổi trung ương được đánh giá là bệnh viện quản lý rác thảitốt nhất trong 4 bệnh viện được kiểm tra nhưng đoàn kiểm tra đã phát hiệntrong buồng bệnh chỉ có thùng đựng rác sinh hoạt thiếu thùng chứa đờm của

Trang 23

bệnh nhân Ở bệnh viện Việt đức tất cả rác thải đều chứa chung trong một loạitúi đựng rác màu vàng.

Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏichất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vậnchuyển và tiêu hủy chất thải Trong số các bệnh viện đã thực hiện hành táchriêng vật sắc nhọn, có tới 11,4 % bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhưngchưa thu gom vào các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định,

đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng các vật sắc nhọn vào vỏ chai truyềndịch, chai nhựa đựng nước hay vật dụng tự tạo

Về công tác vận chuyển, thực tế ở nhiều bệnh viện vẫn còn tình trạng

xe chở rác quá cũ kỹ, không có nắp đậy lại không được vệ sinh thường xuyên

Do đó trong quá trình vận chuyển còn làm vương vãi rác, lúc lưu trữ thì pháttán mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện, cộng đồng dân cư xungquanh và sức khỏe bệnh nhân (chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắpđậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che đẻ lưugiữ RTYT) trong đó 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế Đây là những yếu tố đểđảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường

Việc vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài do các bệnh viện kí hợpđồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tuy hủy chấtthải Trường hợp ở địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách pháp nhân trên thì cơ

sở y tế phải báo cáo với chính quyền địa phương để giải quyết Chất thải rắn y

tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo vệsinh, đáp ứng yêu cầu tại thông tư số 12/2011/TT – BTNMT của bộ tàinguyên và môi trường về hướng dẫn các điều kiện hành nghề và thủ tục lập

hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại Chấtthải rắn nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng góitrong các thùng để tránh bị bục, vỡ trên dường vận chuyển Đối với chất thải

Trang 24

giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng gói riêng trong thùnghoặc hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “ Chất Thải Giải Phẫu “ trước khi vậnchuyển đi tiêu hủy.

Tuy nhiên, việc vận chuyển chất thải ra khỏi bệnh viện phải có hồ sơtheo dõi Mỗi bệnh viện phải có hệ thống số theo dõi lượng chất thải phát sinhhàng ngày, có chứng từ chất thải nguy hại và chất thải thông thường được vậnchuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy định tại thông tư số 12/2011/TT – BTNMTcủa bộ tài nguyên và môi trường về hướng dẫn các điều kiện hành nghề và thủtục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

(Nguồn: Đinh Hữu Dung 2003 thực trạng tình hình quản lý và ảnhhưởng của CTYT tới môi trường)

2.5.2.2.Một số biện pháp xử lý chất thải rắn y tế hiện nay

Về xử lý chất thải ban đầu

Theo quy định, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý antoàn gần nơi chất thải phát sinh Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy

cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

– Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm caotrong dung dịch Cloramin B 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc cáchóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và quyđịnh của Bộ y tế

– Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm caovào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫncủa nhà sản xuất

– Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút

Dưới đây là hình 2.2 các phương pháp xử lý chất thải rắn bệnh việnđược áp dựng hiện nay ở nước ta:

Trang 25

CT dược

CT gây độc tế bào

CT hóa chất

CT phóng

xạ mức thấp

Đốt trong lò 2 buồng

Hấp trong autoclave

Thanh trùng bằng hóa chất

Đốt trong lò 1 buồng

Đốt trong lò xây đơn giản

Chôn trong bệnh viện

Chôn lấp hợp vệ sinh

XL bằng vi sóng

Trơ hóa

Trả lại nơi cung cấp

Đổ vào cống

Tự phân rã trong kho

Trang 26

(Nguồn: Đinh Hữu Dung 2003, thực trạng tình hình quản lý và ảnhhưởng của CTYT tới môi trường)

Các phương pháp tiêu hủy cuối cùng

Về xử lý chất thải rắn lây nhiễm có các hình thức xử lý như sau:

– Thiêu đốt chất thải lây nhiễm:trong các lò đốt chuyên dụng Đây là

phương pháp xử lý được bộ y tế khuyến khích và chiếm phần lớn trong cáchình thức xử lý chất thải lây nhiễm hiện nay ở nước ta Theo quy chế quản lýchất thải của bộ y tế, có 3 loại mô hình thiêu đốt như sau:

Mô hình thiêu đốt chất thải rắn nguy hại (CTRNH) tập trung: theo mô

hình này, CTRNH phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế khác nhau trongthành phố, được thu gom, vận chuyển và thiêu đốt tại cơ sở quản lý CTRNHtập trung của thành phố

Nhược điểm:

Chi phí vận chuyển cao vì phải thu gom và vận chuyển CTRYT từ các

cơ sở y tế khác nhau, ở các địa điểm khác nhau Việc vận chuyển CTRYTphát sinh từ bệnh viện lao và bệnh viện phổi qua khu dân cư đô thị khôngđảm bảo an toàn, có nguy cơ lan truyền bệnh Tuy nhiên với các phương tiện

Trang 27

thu gom, vận chuyển và ô tô chuyên dụng sẽ góp phần hạn chế nhược điểmtrên.

Mô hình thiêu đốt CTRYT theo cụm bệnh viện: đây là quy trình phân

loại CTRYT tại nguồn phát sinh, thu gom, vận chuyển tập trung đốt tại mộtđịa điểm nào đó như một số cơ sở y tế ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh đã làm.Đối với các đô thị ở Việ Nam hiện nay, mỗi đô thị có từ 4 – 6 bệnh viện.Trong trường hợp này thì việc bố trí lò đốt CTRYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh

là hợp lý Các bệnh viện khác, CTRYT được phân loại ngay tại nguồn phátsinh, chuyển tới đây bằng xe chuyên dụng đốt tại đây

Mô hình thiêu đốt CTRYT tại mỗi bệnh viện: đối với các bệnh viện ở vị

trí độc lập, hay trong trường hợp cự ly giữa các bệnh viện quá xa nhau, đểgiảm chi phí vận chuyển và hạn chế việc vận chuyển CTRYTNH qua khu dân

cư, có khả năng lây truyền bệnh, có thể áp dụng mô hình thiêu đốt CTRYTngay tại mỗi bệnh viện

Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình thiêu đốt CTRYT nào còn phụ thuộcvào quy mô tính chất của đô thị, khả năng tài chính, điều kiện đất đai, khảnăng đáp ứng công nghệ và yêu cầu môi trường mà lựa chọn cho phù hợp

– Chôn lấp hợp vệ sinh: chỉ áp dụng tạm thời đối với các bệnh viện các

tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại của bệnh

Trang 28

viện đạt tiêu chuẩn tại địa phương Hố chôn lấp tại địa phương theo quy địnhcủa chính quyền và được sự chấp nhận của cơ quan quản lý môi trường tại địaphương Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào bao quanh , khótiếp cận, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100 mét, đáy hố cách mức nước

bề mặt tối thiểu 1,5 mét, mieenhj hố nhô cao và che tạm thời để tránh nướcmưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dày từ 10 – 25 cm

và lớp đất trên cùng dày 0,5 mét Không chôn chất thải lây nhiễm với chấtthải thông thường Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chônlấp Hiện nay, phần lớn là chôn lấp chất thải giải phẫu

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như yêu cầuphải có diện tích đầy đủ lớn để chôn lấp chất thải y tế; là tác nhân gây ô nhiễmmôi trường đất và nguồn nước ngầm cao; là nguồn ủ cho các bệnh truyềnnhiễm và gây thành các dịch bệnh cho an toàn xã hội Cho nên, hiện nay người

ta không khuyến khích các bệnh viện sử dụng các biện pháp chôn lấp

Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệttrùng bằng nhiệt ướt, vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩnsau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường

– Về xử lý chất thải hóa học nguy hại: bệnh viện có thể trả lại nhà cung

cấp theo hợp đồng , hoặc thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao, cũng có thể sửdụng biện pháp trơ hóa trước khi chôn lấp

– Về xử lý chất thải phóng xạ: tiêu hủy chất thải phóng xạ phải tuân

thủ các quy định cảu pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996.Nghị định 50/CP ngày 16/7/1998 của chính phủ quy định chi tiết việc thi hànhpháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ

– Về xử lý và tiêu hủy chất thải thông thường:

Đối với những chất thải thông thường có thể tái chế, tái sử dụng phảiđảm bảo không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh

Trang 29

hưởng cho sức khỏe Chất thải tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức

cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải Danh mụcchất thải thông thường được phép tái chế, tái sử dụng kèm theo phụ lục

Đối với chất thải thông thường không thể tái chế, tái sử dụng được thìđược vận chuyển và chôn lấp chất thải trên địa bàn

(Nguồn: Bộ Y tế 2000 quản lý chất thải y tế NXB y học Hà Nội)

Trang 30

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn y tế và công tác quản lý chất thải rắn y tế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Bệnh viện Đa Khoa Đông Anh – Hà Nội

3.3 Nội dung nghiên cứu

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Anh

– Nguồn gốc phát sinh và tính chất của chất thải y tế bệnh viện đakhoa Đông Anh

– Khối lượng, thành phần chất thải rắn y tế trong bệnh viện đa khoaĐông Anh

– Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện (phân loại, thugom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn của bệnh viện)

– Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

– Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý chất thải rắn y tế phù hợp tạibệnh viện huyện Đông Anh

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu có nguồn đáng tin cậy,những báo cáo tổng hợp của bệnh viện về quản lý rác thải rắn y tế, sách, báo,các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, các trang web để biết được: thôngtin về tự nhiên; kinh tế xã hội; cơ sở hạ tầng của bệnh viện đa khoa Đông Anh– Hà Nội Số liệu về tình hình chất thải tại bệnh viện; các văn bản pháp luật

áp dụng tại bệnh viện

Ngày đăng: 22/11/2015, 08:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ y tế (2009) xây dựng kế hoạch cho quản lý và xử lý chất thải y tế, dự án “Hỗ trợ y tế cho các tỉnh Bắc Trung Bộ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ y tế cho các tỉnh Bắc Trung Bộ
15. Quy định quản lý chất thải bệnh viện đa khoa Đông Anh hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn “Đông Anh tháng 5 năm 2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Anh tháng 5 năm 2007
16. Quản lý chất thải rắn www.ctu.edu.vn/colleges/environment/.../Quan_ly_chat_thai_ran.pdf17. Quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện Việt Namhttp://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/quan-ly-chat-thai-ran-tai-cac-benh-vien-o-viet-nam/9780.ebook Link
18. Quản lý rác thải y tế đã quy củ hơnhttp://suckhoedoisong.vn/2335p0c61/quan-ly-rac-thai-y-te-da-quy-cu-hon.htm Link
19. Thực trạng rác thải y tế Việt Namhttp://files.myopera.com/file986/files/Rac%20thai%20y%20te.doc20. Thực trạng và giải pháp về chất thải y tế năm 2011 của viện nghiên cứu chế tạo và chuyển giao công nghệ thiết bị y tế Link
1. Bộ tài nguyên và Môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường quốc qia năm 2010, chương 6 – quản lý chất thải rắn Khác
3. Bộ y tế-WHO (1997), đánh giá nguy cơ của môi trường với sức khỏe, NXB y học, Hà Nội Khác
4. Bộ y tế (1999) quy chế quản lý chất thải y tế, NXB y học Hà Nội Khác
5. Bộ y tế. Điều 3, chương I, Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế; Bộ y tế. Điều 5, chương II, Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế Khác
6. Phạm Ngọc Châu (2004) môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải NXB thế giới Khác
7. Đinh Hữu Dung (2003) nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng đề xuất các giải pháp cải thiện, trường đại học y Hà Nội Khác
8. Thanh hằng (2003) tìm hiểu tình hình phát sinh chất thải rắn y tế và đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý lượng chất thải rắn y tế Khác
9. Vũ Đình Phong (2009), Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai, luận văn tốt nghiệp-Đại học bách khoa tp.HCM Khác
11. Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2010), Bài giảng quản lý môi trường đại học nông nghiệp Hà Nội.12. Chất thải y tế Khác
13. Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ y tế, WHO, 2009. Bản dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải bệnh viện Khác
14. Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2013 Khác
21. Thông tư số 12 của bộ tài nguyên môi trường 12/2011/TT-BTNMT ngày 14.4.2011 hiệu lực 01.6.2011 bệnh viện đa khoa Đông Anh khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Khác
22. Văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư 18 năm 2009 của Bộ y tế Đông Anh tháng 3 năm 2010 Khác
23. Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đối với các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định 64/2003/QĐ-TTG Khác
24. Bộ y tế (2000) tài liệu hướng dẫn thực hành Quản lý chất thải y tế, NXB Y học, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w