Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa dạng có nhiều tàinguyên quí giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặcbiệt là cư dân vùng cửa sông ven biển.. Trong đó có một
Trang 1MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Yêu cầu 2
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Các khái niệm liên quan 3
2.1.1 Khái niệm đất ngập nước và hiện trạng các vùng đất ngập nước ở Việt Nam 3
2.1.2 Khái niệm rừng ngập mặn 4
2.1.3 Khái niệm đa dạng sinh học 5
2.1.4 Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 5
2.2 Vai trò của RNM 6
2.2.1 Vai trò của RNM đối với hệ sinh thái 6
2.2.2 Vai trò của RNM đối với sinh kế của người dân 7
2.2.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng chống thiên tai 10
2.3 Hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh 13
2.3.1 Hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM ở Việt Nam 13
2.3.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở Quảng Ninh 17
III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến phát triển RNM 19
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đồng Rui 19 3.2.3 Giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đồng Rui.20
Trang 23.3 Phương pháp nghiên cứu 20
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.2 Thực trạng công tác quản lý RNM xã Đồng Rui 32
4.2.1 Hiện trạng RNM xã Đồng Rui 32
4.2.2 Công tác quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn xã Đồng Rui 37
4.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ RNM xã Đồng Rui 46
4.3.1 Thành công và hạn chế trong công tác quản lý RNM xã Đồng Rui 46
4.3.2 Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong công tác quản lý và bảo vệ rừng 48
4.4 Giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh 49
4.4.1 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cộng đồng 49
4.4.2 Tuyên truyền, giáo dục thông qua nhận thức, nâng cao dân trí 50
4.4.3 Phát triển sinh kế thay thế hợp lý 50
4.4.4 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng 51
4.4.5 Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm 53
4.4.6 Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân 54
4.4.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng 54
4.4.8 Ứng dụng khoa học công nghệ 55
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 62
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng khác trong giai đoạn
1988 – 2003 17
Bảng 2.2: Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha) 17
Bảng 4.1: Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2011 26
Bảng 4.2: Tình hình dân số tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên 27
Bảng 4.3: Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2011 28
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu lao động theo ngành xã Đồng Rui năm 2011 30
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp diện tích RNM huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 – 2010 .33 Bảng 4.6: Bảng phân bố rừng ngập mặn xã Đồng Rui năm 2011 34
Bảng 4.7: Bảng giao đất, giao rừng xã Đồng Rui năm 2006 37
Bảng 4.8: Các đợt trồng RNM ở Đồng Rui 44
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh 22
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của xã Đồng Rui 29
Hình 4.3: Cây RNM bị chặt phá dể NTTS 32
Hình 4.4: RNM ở nơi NTTS đang đắp dở 32
Hình 4.5: Biến động diện tích rừng ngập mặn từ năm 2006 – 2011 36
Hình 4.6: Hình ảnh xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh qua vệ tinh 40
Hình 4.7: Bảng tin truyền thông bảo vệ rừng cạnh đường chính đi vào xã 41
Hình 4.8: Bảng tin truyền thông bảo vệ rừng ở các thôn 41
Hình 4.9: Bảng tam giác truyền thông bảo vệ RNM và động vật hoang dã 42
Hình 4.10: Lưới bẫy chim 42
Hình 4.11: Rừng trồng đợt 6, năm 2005 45
Hình 4.12: Trồng rừng đợt 8, năm 2007 45
Hình 4.13: Rừng ngập mặn đang dần được phục hồi, năm 2011 45
Trang 5Đa dạng sinh học
Ủy ban nhân dânĐộng vật nổiThực vật nổiThực vật ngập mặn
Tổ chức phi chính phủ
Trang 6I ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên luôn gắn với cuộc sống của loài người đã từ rấtlâu Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị kinh tế, xã hội hay giá trị môitrường nhất định Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đa dạng có nhiều tàinguyên quí giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặcbiệt là cư dân vùng cửa sông ven biển Rừng ngập mặn cung cấp gỗ củi, tanin,các loài cây làm thuốc Các loài động vật trong rừng ngập mặn cho thịt và nhiềunguồn lợi thuỷ sản Rừng ngập mặn có vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗithức ăn ven biển, ổn định vật lý đối với bờ biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo
vệ các vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió và sóng biển và có tác dụngnhư những bồn chứa dinh dưỡng và cacbon Ngoài ra, rừng ngập mặn cũng là tàinguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng Tuy nhiên do phương thức quản lý và sửdụng chưa thật hiệu quả, rừng ngập mặn hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang
bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng
Rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên (cửa sông Ba Chẽ), tỉnhQuảng Ninh là một hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học cao
và đang chịu nhiều áp lực do đói nghèo, do phát triển kinh tế - xã hội Xã ĐồngRui có tổng diện tích tự nhiên là 4.974,21 ha, trong đó có 2750,75 ha rừng ngậpmặn và 245,3 ha rừng trồng Trước năm 2006, diện tích rừng ngập mặn bị suygiảm do người dân phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản, thu nhập từ đánh bắthải sản và nuôi trồng thủy sản chiếm trên ½ thu nhập tổng của xã Tuy nhiênnhững năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đã cónhững dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ rừngngập mặn cũng đang bị suy kiệt Nguyên nhân là do các hoạt động phát triểnkinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thứcnuôi trồng đa phần là quảng canh cải tiến
Trang 7Để nghiên cứu nguyên nhân suy giảm số lượng và chất lượng rừng ngậpmặn và thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui – huyện Tiên
Yên – Tỉnh Quảng Ninh em đã tiến hành đi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”.
I.2 Mục tiêu của đề tài
I.2.1 Mục tiêu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn xãĐồng Rui - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải phápnhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
I.2.2 Yêu cầu
- Xác định hiện trạng phân bố và chất lượng rừng ngập mặn xã Đồng Rui
- huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh
Xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến rừng ngập mặn xãĐồng Rui - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Trang 8II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm đất ngập nước và hiện trạng các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
Theo công ước RamSar, (Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được địnhnghĩa như sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặcnước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng haychảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mứctriều thấp, không quá 6m”
Ngoài ra, Công ước (Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước: “
Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước,cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trongcác vùng đất ngập nước”
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hěnh và hệ sinh thái,thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển Trong đó có một số kiểu cótính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trịnhư cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ,bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác;xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lạitác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài độngvật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát)
- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á
U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầmlầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam Do đặc tínhpha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất
Trang 9phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn Cấu trúc quần xãsinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biểnven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới Quần xă rạn san
hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn.Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thúbiển Dugon
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống cácđảo rất phong phú Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá cómức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển [4]
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằngsông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha.Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vậtvùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684
ha Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồnsông Mê Công Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là nhữngvùng có tiềm năng sản xuất cao Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằngsông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ởvùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh.Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vàotừng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.[4]
2.1.2 Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, venbiển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Cây ngập mặn sinh trưởng và phát
Trang 10triển tốt trên các bãi bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thủy triều lên xuốnghằng ngày.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km với nhiều cửa sông giàu phù sanên RNM sinh trưởng tốt, có khoảng 50 loài cây ngập mặn được nhận dạng(Phan Nguyên Hồng và ctv., 1995)
Rừng ngập mặn (RNM) không những có tác dụng to lớn cho bảo vệ bờbiển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rấtquan trọng;ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, được khai tháctrực tiếp không chỉ trong các hệ thống kênh rạch, mà còn cả một vùng ven biểnrộng lớn xung quanh Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫnchưa đầy đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi Cho nên, việc quản
lý bền vững hệ sinh thái này là trách nhiệm của chính quyền địa phương, cácngành nông – lâm – ngư nghiệp và cộng đồng ven biển [3]
2.1.3 Khái niệm đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học"(biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vậtsống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các
hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật làmột thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa cácloài và giữa các hệ sinh thái
Đa dạng sinh học nói đến sự phong phú về nguồn gen, loại sinh vật trong
hệ sinh thái trong tự nhiên Ví dụ trong hệ sinh thái môi trường không những cócác sinh vật sống mà còn có cả động và thực vật khác nhau và nhiều vi sinh vậtkhác nhau thì đa dạng sinh học rất phong phú Ngược lại nếu số lượng cá thểđông nhưng nguồn gen lại ít, thì đa dạng sinh học nghèo nàn.[5]
2.1.4 Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là các dạng vật chất được hình thành trong suốt quá trình hìnhthành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người Các dạng vật
Trang 11chất này cung cầp nguyên liệu, nhiên liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu củacon người.[6]
2.2 Vai trò của RNM
2.2.1 Vai trò của RNM đối với hệ sinh thái
Nguồn thức ăn đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hảisản là xác hữu cơ thực vật dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sảnphẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chổi, rễ,…của cáccây ngập mặn Bên cạnh đó những chất thải rắn trong sinh hoạt, y tế, côngnghiệp, nông nghiệp cùng với các hóa chất dư thừa từ nội địa theo sông ra RNMđược giữ lại và nhờ VSV phân hủy, biến chúng thành thức ăn cho hệ sinh vật ởđây và làm trong sạch nước biển Người ta đã ví RNM là quả thận khổng lồ lọccác chất thải cho môi trường vùng ven biển
RNM không những là nơi cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôidưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, một số các loài động vật có thểtìm thấy trong rừng ngập mặn như: các loại cá, chim, cua, sò huyết, ngêu, hàu,tôm, ốc, chuột, rơi và khỉ
RNM còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng quan trọngcủa nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm Lá và thân cây ngập mặn , khi bị phânhủy sẽ cung cấp các vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho cácloài thủy sinh Tương tự như vậy các loài động vật phù du sống dưới rễ của cáccây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loại cá
Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thươngmại, vốn đã có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mụcđích bảo vệ con của chúng Quan trọng hơn, 75% các loài cá đánh bắt thươngmại ở vùng nhiệt đới trải qua một thời gian nào đó trong vòng đời của mình tạikhu rừng ngập mặn
RNM đóng một vai trò trong các hệ thống lưới thức ăn phức tạp Điềunày có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tác động rất xấu và rộng
Trang 12đến đời sống thủy sinh và đại dương Sự suy kiệt của RNM là một nguyên nhânchính dẫm đến suy kiệt đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóngvai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ Kếtquả là trữ lượng thủy sản không thể được tái tạo Sản lượng cá, tôm, động vật có
vỏ và cua sẽ giảm Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa
là không có những nguồn cá để đánh bắt trong tương lai.[3]
2.2.2 Vai trò của RNM đối với sinh kế của người dân
2.2.2.1 RNM cung cấp gỗ
Cung cấp gỗ và vật liệu: Gỗ các loài cây đước, vẹt, cóc, dà rất cứng, mịn,bền dùng làm cột nhà, ván, xà, đồ dùng trong gia đình, cầu, cọc chài lưới Gỗcác loài cây tạp như mắm, bần, giá dùng làm ván ép Lá cây dừa nước dùng đểlàm nhà, làm vách, mui thuyền và một số dụng cụ gia đình khác
Cung cấp Tanin: Tanin chiết từ vỏ của cây đước, vẹt, dà có chất lượng tốt,
tỉ lệ cao, dùng nhuộm vải, lưới, thuộc da Trụ mầm của các cây trong họ đướccũng chứa nhiều tanin, nhân dân ven biển Thái Bình trước đây đã khai thác đểlàm thuốc chữa bệnh tiêu chảy và nhuộm lưới
Cung cấp chất đốt: Các cây ngập mặn là nguồn chất đốt chủ yếu của nhândân vùng ven biển Nếu như biết khai thác hợp lý và phát triển rừng trồng trêncác bãi bồi thì có thể sử dụng lâu dài Than đước, vẹt có nhiệt lượng cao, lâu tànđược nhân dân các thành phố và thị trường thế giới ưa chuộng
Cung cấp thức ăn, đồ uống: Hầu hết lá các loài cây ngập mặn là thức ăngiàu đạm cho gia súc Quả mắm nhiều đạm, có thể muối dưa, luộc ăn khi thiếugạo Một số loài cá như cá dứa rất thích quả mắm Nhựa cây dừa nước lấy từcuống quả là loại nước uống bổ, ngon, có thể khai thác để sản xuất đường, nướcngọt, cồn
Thuốc chữa bệnh: Nhiều loài cây ngập mặn là những cây thuốc dân gian
có giá trị Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân và cán bộ vùng chiến khu đã dùng
Trang 13các loài cây thuốc nam đó chữa được nhiều bệnh Hiện nay đã điều tra được 15loài cây ngập mặn nước ta có thể dùng làm thuốc [3]
2.2.2.2 Vai trò của rừng ngập mặn trong nuôi trồng thủy sản
RNM là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ và cung cấp thức ăn cho nhiều loài độngvật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển Từ bao đời nay nhữngngười dân ven biển đã biết nuôi tôm, cá, ngao sò ở các bãi triều hoặc kênh rạchtrong vùng RNM, gần đây là nuôi tôm xuất khẩu Nhưng mãi tới năm 1970, cácnhà khoa học mới tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa RNM và nguồn lợi hải sản.Những loài hải sản nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, đều có thời gian từhậu ấu trùng đến khi trưởng thánh sống trong kênh rạch RNM (tôm) hoặc đàohang dưới gốc cây (cua) sau đó mới ra biển để đẻ, ấu trùng theo dòng triểu trởvào sinh sống trong RNM
Nếu không có RNM và các thảm thực vật khác ở vùng cửa sông ven biểnthì không thể có tôm bố mẹ (để cho sinh sản nhân tạo) Điều này hình như nhiềungười nuôi hải sản không biết nên vẫn tìm mọi cách để phá RNM RNM cũng làmôi trường sống của nhiều loài hải sản khác như cá vược, cá măng, cá đối vàmột số loài thân mềm có giá trị kinh tế cao.[3]
2.2.2.3 Tiềm năng du lịch
Du lịch sinh thái có thể cung cấp công việc trực tiếp tới các cư dân địaphương, hoặc có thể tài trợ các hoạt động từ khu du lịch sinh thái Các lợi íchnày có thể thu từ các nguồn như: phí vào cửa, cho thuê đất trong khu du lịchsinh thái, và cũng từ du khách chi tiêu ở bên ngoài khu du lịch sinh thái nhưviệc lưu trú, thức ăn và đồ thủ công mỹ nghệ,
Các dịch vụ tại địa phương được cải thiện, có thêm nhiều nguồn thu nhậpmới từ bên trong và bên ngoài khu du lịch sinh thái Từ những lợi ích đó, địaphương có thể cải thiện nhiều dịch vụ an sinh xã hội phục vụ đời sống nhân dânnhư giáo dục, y tế, mở rộng thêm nhiều vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng Ngoài
Trang 14ra còn hạn chế nhiều tệ nạn, xã hội do an ninh được cải thiện và trình độ dân trícủa người dân không ngừng nâng cao.
RNM Tiên Yên được đánh giá là khu HST RNM điển hình của khu vựcphía Bắc Khu HST ĐNN ở đây bao gồm HST bãi triều, cửa sông và RNM vớithành phần loài đa dạng sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với những ai muốn khámphá và nghiên cứu khoa học
Mặt khác, Đồng Rui là một xã đảo nằm trên quốc lộ 18A đi Móng Cái, vànằm ngay cửa sông Ba Chẽ, nơi tiếp giáp với biển Đông Trung tâm xã cáchhuyện lỵ 23 km về phía Nam, phía tây giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyệnVân Đồn và phía bắc giáp xã Hải Lạng, thị trấn Tiên Yên Chính điều kiện về vịtrí địa lý này đã tạo cho Đồng Rui một vị thế thuận lợi trong phát triển du lịch
Về phía cộng đồng dân cư ở Đồng Rui, có tới 34 người trên tổng số 53người được hỏi về phương hướng giải quyết công ăn việc làm cho lao động dưthừa của xã nhà đều bày tỏ ý kiến muốn phát triển du lịch từ RNM
Ngoài những thuận lợi trên, Đồng Rui còn có được thuận lợi từ mục tiêuphát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh Du lịch - dịch vụ là một trong cácchỉ tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh và mục tiêu cụ thể là tăng trưởng 13% mỗinăm trong giai đoạn 2000-2010.[3]
2.2.2.4 Nuôi ong
Nghề nuôi ong đã được phát triển từ khá lâu Sản phẩm thu được từ nuôiong như mật ong, sữa ong vv là những thực phẩm có giá trị cao Để phát triểnđàn ong cần phải có những khu rừng, cách đồng hoa cung cấp đủ thức ăn choong Ý tưởng phát triển nghề nuôi ong trong rừng ngập mặn sẽ tận dụng nguồnthức ăn là các loài hoa của cây ngập mặn Đây sẽ là hướng đi mang lại hiệu quảtrong phát triển kinh tế bền vững Góp phần bảo vệ và phục hồi diện tích rừngngập mặn Việc phát triển nghề nuôi ong trong rừng ngập mặn sẽ cho được hiệuquả cao vừa tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, vừa thân thiện với môitrường.[3]
Trang 152.2.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng chống thiên tai
2.2.3.1 Vai trò của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn
Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiênphong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện chotrầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển Chúng vừa ngăn chặn
có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm chotrầm tích lắng đọng Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến rabiển 60÷70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25÷30m, Trà
vinh, Sóc trăng 15÷30m, Bạc liêu, Cà mau 30÷40m (Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006).
Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sathường ngưng đọng trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảonổi Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiênphong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho những loài cây đến sau và đất bồi đượcnâng dần lên, như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, Nam Định, Cồn Vành ởThái Bình, Cồn Ngoài và Cồn Trong ở Tây Nam mũi Cà Mau
Những nơi trồng và bảo vệ tốt RNM thì bờ biển và đê không bị xói lở,thiệt hai do thiên tai ở mức rất thấp Ví dụ như: đoạn bờ Bằng La, Đại Hợp (HảiPhòng) trước đây không có RNM thì bị xói lở rất mạnh Từ khi có các dải RNMphòng hộ do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ (1997 – 2005) thì không những không
bị xói lở mà trong các cơn bão lớn năm 2005 đã bảo vệ toàn vẹn đê quốc gia
Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn Nhờ có RNM màquá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước
đã đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng vớithân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.[11]
Trang 162.2.3.2 Tích tụ cacbon và giảm tác hại của thiên tai.
Theo Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng, đã có nhậnxét: các quần xã RNM là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt
độ tối đa và biên độ nhiệt
Hệ sinh thái RNM giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khíhậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính Nhờ có cáctán lá cây hút CO2 mạnh nên hàm lượng CO2 nơi có rừng giảm mạnh, qua đólàm cho pH của nước phù hợp với điều kiện sống của thủy sinh vật
RNM có chức năng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phươngthức khác nhau Thứ nhất, khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, nhữngcây ngập mặn vẫn có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo
vệ cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng Có được như vậy là vì các câyngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộngvới thân và tán lá cây cùng kết hợp để phân tán sức mạnh của sóng thần Thứ hai,khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh RNM thì chúngvẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinhchính mình để bảo vệ cuộc sống con người Rễ cây ngập mặn có khả năng pháttriển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải Khi cây ngập mặn bị đổ xuốngthì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước
Tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng, bảo vệ những cánh RNM là cáchgiải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe doạ
khác trong tương lai (Scheer 2005) Theo khảo sát của IUCN (2005) tại những
vùng bị tác động của sóng thần cho thấy: những vùng ven biển có RNM rậm, có các
vành đai cây phòng hộ như phi lao, dừa, cọ thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất
nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đấtsang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm hay xây dựng khu du lịch
Ngoài ra, cũng như các rừng nội địa, RNM còn có tác dụng to lớn trongviệc điều hoà khí hậu Về mùa hè, các cây thoát hơi nước nhiều, làm tăng độ ẩm
Trang 17không khí Do đó cũng làm tăng lượng mưa ở địa phương RNM thu nhận mộtkhối lượng khí cácboníc thải ra trong sinh hoạt, trong công nghiệp và thải ra mộtlượng lớn ôxy trong quá trình quang hợp làm cho không khí trong lành, vì vậynhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ví RNM ở Cần Giờ như “lá phổi” củathành phố.[11]
2.2.3.3 Vai trò của RNM trong điều hòa khí hậu
RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, các quần xã cây ngập mặn làmột tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn Cũng giống như các loài thực vậtkhác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 quaquá trình quang hợp Chẳng hạn như RNM Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xemnhư lá phổi xanh của thành phố
Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sôngsuối, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy được nước sông mang ra các vùngcửa sông ven biển RNM hấp thụ các chất này và tạo ra các hợp chất ít độc hạihơn đối với con người
Ở một số nơi sau khi thảm thực vật ngập mặn bị tàn phá thì cường độ bốchơi nước tăng, làm cho độ mặn của nước và đất tăng theo
Ngoài ra, RNM là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư, tạothành các sân chim lớn với hàng vạn con và dơi quạ RNM Việt Nam có nhiềuloài chim quí hiếm của thế giới như các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng (Võ Quý, 1984)
Trong RNM còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc hồng Đặc biệt,
các chủng vi sinh vật RNM còn mang các thông tin di truyền tồn tại cho đếnngày nay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm Đó là nguồn gen quí cho việccải thiện các giống vật nuôi và cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai.[11]
Trang 182.3 Hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh
2.3.1 Hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM ở Việt Nam
a) Diện tích
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích RNM Việt Nam tính đếnngày 21/12/1999 là 155.290 ha Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732hachiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876 ha chiếm 61,95%.(Viện Điều traQuy hoạch Rừng, 2009).[11]
b) Phân bố
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễnthám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực khácnhau Cụ thể như sau:
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn;
Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường;
Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến Vũng Tàu;
Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên.[3]
c) Các chính sách bảo vệ rừng của Việt Nam.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội –sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam, theo đó sẽ trồng mới 5 triệu harừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 – 2010 nhằmnâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010 Dự ánđược Quốc hội Việt Nam phê duyệt bằng nghị quyết số 08/1997/QH10 và đượcThủ tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng nghị quyết số 661/QĐ –
TT ngày 29/07/1998 Dự án trồng 5 triệu ha rừng tuy có nhiều tồn tại, khuyếtđiểm nhưng được đánh giá là các thành tích đáng ghi nhận Theo báo cáo tổngkết giai đoạn 1 (1998 – 2005) sau 8 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu harừng, cả nước đã trồng được 1.424.135 ha rừng, tuy chỉ đạt 28,5% so với mụctiêu để ra nhưng dự án đã góp phần nâng độ che phủ của rừng ở Việt Nam lên36,7% (tăng 3,5% so với năm 1999) Việt Nam cũng được đánh giá là rất cố
Trang 19gắng trong công tác trồng rừng và là một trong 10 nước có diện tích rừng trồnglớn nhất thế giới.
Việt Nam có 4 vùng được công nhận là khu Ramsar của Việt Nam:
- Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam vàongày 20/09/1988
- Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận là khuRamsar thứ 2 của Việt Nam vào ngày 04/08/2005
- Ba Bể được công nhận là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam vào ngày02/02/2011
- Vườn quốc gia Tràm Chim dự kiến sẽ được công nhận là khu Ramsarthứ 4 của Việt Nam vào ngày 21 – 22.5.2012.[3]
c) Các tồn tại và thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ RNM ở Việt Nam
Để triển khai việc phục hồi RNM cho bảo vệ môi trường và phòng chốngthiên tai có hiệu quả trên thực tế đòi hỏi chúng ta phải vượt qua một số tháchthức và giải quyết những tồn tại chính sau đây:
Ở hầu hết các địa phương ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế,nguy cơ thiên tai cao, mặc dù người dân đã có nhận thức vai trò lớn của RNMtrong phòng chống thiên tai nhưng chưa tạo được được quỹ đất cụ thể cho từngvùng để phục hồi RNM đã bị suy thoái cũng như để trồng mới RNM Các tỉnhven biển Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long cũng không còn quĩ đất đểphục hồi mặc dù biết rằng mất RNM kéo theo suy giảm nguồn lợi thủy hải sản
và thiệt hại sẽ vô cùng to lớn khi thiên tai xảy ra Hơn nữa, việc bảo vệ và pháttriển RNM vẫn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu cuộc sống hàng ngày của ngườidân vẫn chưa được đáp ứng
Trong thời gian qua chúng ta đã nỗ lực trồng RNM mới nhưng phần lớnchỉ trồng có một loài cây (cây Trang ở miền Bắc, cây Đước đôi ở miền Nam)nên hiệu quả kinh tế và môi trường phòng chống thiên tai không cao Đó là chưa
Trang 20nói đến sự cố khi có dịch bệnh, sâu hại và thiên tai rất dễ bị tàn phá vì rừng chủyếu chỉ có một loài cây Chúng ta đang thiếu các giải pháp kỹ thuật thích hợp và
áp dụng cho từng vùng trong việc phục hồi RNM, cải thiện chất lượng rừng hiện
có và trồng mới RNM đáp ứng nhu cầu phòng chống thiên tai và bảo vệ môitrường ở từng địa phương cụ thể
Có thể nói rằng chúng ta đang lãng phí rất lớn khi chưa phối hợp, lồngghép những hoạt động cụ thể của những đề án mới với các chương trình hiện cócủa quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm phục hồi, bảo vệ và sửdụng bền vững RNM Mặt khác, chúng ta đang thiếu sự phối hợp liên ngành,chưa tạo ra được cơ chế tài chính bền vững nhằm huy động các nguồn thu chocông tác phục hồi, quản lý các khu bảo vệ, đề xuất thành lập các khu bảo tồnRNM có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế
Một số mô hình phục hồi và bảo tồn hiệu quả RNM có sự tham gia củacộng đồng như ở Ninh Hòa (Nha Trang), Rú Trá (Huế), Thạch Hà (Hà Tĩnh),Sóc Trăng… chưa được nhân rộng, chưa có cơ chế huy động cộng đồng thamgia, công tác xã hội hóa việc phục hồi RNM cho phòng chống thiên tai chưađược coi trọng nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Thực tế RNM vẫn tiếp tục bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Đổ chất phế thải trong khai thác than đã vùi lấp các dải RNM
Ở Quảng Ninh có nhiều mỏ than lộ thiên sát ven biển hoặc sông nướcmặn như: Hà Tu, Cẩm Phả, Mông Dương Khi khai thác than các xí nghiệp đổvật phế thải xuống sông, biển lấp các bãi lầy có cây ngập mặn sinh sống Việcxây dựng một số cảng than như cảng Uông Bí, Cửa Ông đã phá hủy nhiều đámRNM và hủy hoại các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động vật và hải sản ởvùng ven bờ và biển nông
Việc khai thác than với tốc độ cao như hiện nay đang là mối đe dọa lớn đốivới HST RNM ở một số địa phương trên vì lượng chất thải rất lớn vẫn tiếp tục đổ ra
Trang 21sông, biển hoặc do mưa làm xói mòn đất, than từ mỏ xuống các sông vùi lấp cácnhững RNM ven sông và phá huỷ môi trường sống của các động vật hoang dã ở đó.
Phá RNM để phát triển đô thị, cảng biển
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá đất nước, nhiều vùng RNM ở venbiển, cửa sông đã và đang bị lấp đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cảngbiển như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Tuần Lễ (Khánh Hoà),thị xã Hà Tiên Hiện nay diện tích RNM đã bị thu hẹp mạnh, nếu không cóbiện pháp bảo vệ những dải RNM còn lại ở một số địa phương thì không nhữnglàm mất đi nguồn tài nguyên quí giá mà còn mất cảnh quan đặc thù của vùngnhiệt đới Hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển khó tránh khỏi, kinh phí để chốngxói lở có thể gấp hàng trăm lần tiền trồng và bảo vệ RNM
Buông lỏng quản lý, chạy theo nguồn lợi trước mắt
Các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương chưa đánh giá đúng vaitrò to lớn của HST RNM; buông lỏng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên vùngven biển có RNM; không kiên quyết xử lý việc phá rừng để nuôi tôm Nhiều địaphương chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt là cho đấu thầu đất bãi lầy có RNM ởven biển, cửa sông để nuôi tôm xuất khẩu mà chưa tính đến hậu quả lâu dài dothiên tai và suy giảm tài nguyên khi không còn rừng
Nước biển dâng
Hiện tượng này được tạo ra bởi tổ hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt do sựtăng khí thải công nghiệp, nông nghiệp như CO2, CH4 và mất RNM Những dựbáo cho biết trong thế kỷ này, Trái đất sẽ ấm lên, mức nước biển sẽ dâng caohơn mức hiện nay có thể từ 60-100cm Trong điều kiện đó nhiều vùng đất thấpven biển, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập trong nướcbiển, các rừng cây ngập mặn, các đầm tôm cũng không còn nữa.[11]
Trang 222.3.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở Quảng Ninh
a) Sự suy giảm RNM
Tổng số RNM đã bị hao hụt từ năm 1988 đến năm 2003 là 2509 ha chiếmgần 11 % số diện tích RNM toàn tỉnh (Bảng 2.1)
b) Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015
Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015 bao gồm:
Bảo vệ rừng hiện có: 17.682,55 ha
Khoanh nuôi có trồng bổ xung: 3.720,45 ha
Trồng rừng mới: 3.000,00 ha
Sản xuất lâm ngư kết hợp: 2.000,00 ha
Mục tiêu tiến độ bảo vệ RNM ở Quảng Ninh thể hiện trong Bảng 2.2
Bảng 2.1: Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng khác trong giai
đoạn 1988 – 2003
TT Tên huyện
Tổng diện tích chuyển đổi (ha)
Nuôi thuỷ sản (ha)
Mục đích khác (ha) Địa điểm chuyển đổi
Quảng Minh, Đường Hoa
5 Hạ Long 295 161 134 Bãi Cháy, Cao Xanh, Hà Khẩu, Đại
Yên, Giếng Đáy, Thống Nhất
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004)
Bảng 2.2: Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha)
Trang 232006-2010 2011-2015
Bảo vệ rừng hiện có 167.697,8 88.412,75 79.285,05Bảo vệ rừng khoanh nuôi có trồng bổ xung 18.602,25 18.602,25
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004)
Trang 24III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
III.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh
III.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Theo không gian: Tập trung nghiên cứu về RNM và công tác quản lýRNM ở xã Đồng Rui
- Theo thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 1996 đến nay
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến phát triển RNM
3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng
3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đặc điểm xã hội: dân số, lao động, dân tộc
- Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đồng Rui
- Hiện trạng RNM xã Đồng Rui: diện tích, phân bố, số lượng, mức độ suy
thoái, đa dạng loài, đa dạng sinh học,…
- Đánh giá công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Các chính sách bảo vệ rừng ngập mặn ở Đồng Rui
+ Công tác trồng RNM
Trang 25+ Vai trò các tổ chức xã hội trong quản lý và bảo vệ RNM
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý RNM xã Đồng Rui:
+ Thành công và hạn chế trong công tác quản lý RNM xã Đồng Rui
+ Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong công tác quản lý và bảo
vệ rừng
3.2.3 Giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đồng Rui
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Đồng Rui; diện tích, phân bố rừngngập mặn trong xã Đồng Rui; các quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng ngập mặn
xã Đồng Rui;…được thu thập tử UBND xã Đồng Rui; thu thập từ mạng Internet,tài liệu tiếng anh,…
Phương pháp kế thừa
Các tư liệu, thông tin hiện có trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý
và xây dựng mô hình sinh kế bền vững, phục hồi rừng ngập mặn được kế thừa từcác đề tài nghiên cứu trước đó
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các thông tin liên quan được thu thập trong quá trình xây dựng và thựchiện nhiệm vụ sẽ được tổng hợp, phân tích phục vụ cho việc triển khai và hoànthành nhiệm vụ
Trang 26Phương pháp điều tra khảo sát
Được tiến hành tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên nhằm đánh giá tình hìnhphát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu cũng nhưđánh giá sơ bộ về hiện trạng RNM và công tác quản lý RNM tại Đồng Rui
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức trao đổi, tham vấn ý kiến góp ý của các các cơ quan, các nhà khoa học, quản lý hoạt động trong lĩnh vực sử dụng, khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng ngập mặn.
Trang 27IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – tỉnh Quảng Ninh
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Trung tâm
xã cách huyện lỵ 23 km về phía Nam, phía tây giáp huyện Ba Chẽ, phía đônggiáp huyện Vân Đồn và phía bắc giáp xã Hải Lạng, thị trấn Tiên Yên Tổng diệntích đất tự nhiên của xã là 4.955,17 ha Xã nằm trong toạ độ địa lý từ 21011’đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông
Hình 4.1: Sơ đồ xã Đồng Rui – huyện Tiên Yên – Tỉnh Quảng Ninh
4.1.1.2 Địa hình
Đồng Rui là một xã đảo nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn vàsông Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra
Trang 28biển, có độ cao từ 1,5m đến 3 m Một số đã được cải tạo thành đất canh tác, đắpđầm NTTS, còn lại là bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều.
4.1.1.3 Khí hậu
Khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên mang đặc trưng của vùng khí hậunhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh Tuy nhiên, do đặcđiểm về vị trí địa lý và địa hình phức tạp, đồi núi chạy sát biển nên tạo cho khuvực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miềnnúi, ven biển
4.1.1.4 Thủy văn
Tiên Yên ít sông nhưng lại có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi núichảy ra phía biển Lớn nhất là sông Tiên Yên, có lưu vực 1.070 km2, dài 82 km,lưu lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng nước lớn nhất 2.090 m3/s Sông có 7nhánh, nhánh lớn nhất là sông Phố Cũ Ngoài ra còn có sông Ba Chẽ đổ ra khuvực cửa biển thuộc vùng đất phía Tây Nam xã Đồng Rui
Mạng lưới sông ở Tiên Yên có dạng cành cây và mang đặc điểm của sôngmiền núi và ven biển, dốc và ít thác ghềnh, phía thượng lưu rộng, thu hẹp ở phía
hạ lưu, cửa sông hẹp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều Chế độ thuỷ vănkhông điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa 2 mùa Vềmùa khô (mùa kiệt) mực nước sông thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, lúc nàyxâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước
lợ Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài vì lũ lên nhanh vàcũng rút nhanh Do địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối, chia cắtthành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4-6% thoátnước nhanh, nhưng vì sông suối hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gâyngập lụt ở một số nơi, ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS, gây ra hiện tượngngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệthống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi
Trang 294.1.1.5 Hải văn
a Thuỷ triều:
Khu vực Tiên Yên có chế độ nhật triều thuần nhất, tức là trong một ngày
có một lần nước lớn và một lần nước ròng Về mùa hè, nước thường lên vàobuổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng Các đỉnh triều (nước lớn)thường cách nhau 25 giờ Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuốngchiếm 85-95% (tức trên 25 ngày) trong tháng Khu vực Tiên Yên có biên độthuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 - 4,0m
b Sóng và hướng sóng:
Vào mùa đông, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5-0,7 m với tần suấtrất bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12 Hầu hết các tháng trongnăm ở cấp 0,25-0,5 m Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97-99% Hướngsóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30-38%, sau là hướng Đông Bắcchiếm khoảng 10 – 20 % Tần xuất hướng Đông, Đông Nam và Nam vào khoảng 10– 15% Sóng hướng Tây có tần suất xuất hiện ít nhất, chỉ ở mức 1 – 3%
Vào mùa hè, tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88-94% Cấp độcao sóng từ 0,25-0,5 m chiếm 4-9% Cấp độ cao cao nhất lên đến 2-2,5 m vàotháng 7 và tháng 8 do bão ảnh hưởng trực tiếp gây ra Hướng sóng thịnh hànhtrong mùa hè chủ yếu hướng Đông Nam với tần suất 20-40% Tần suất sónghướng nam cũng khá cao 15-25% Tần suất sóng hướng Tây nhỏ không đáng kể
c Độ mặn nước biển:
Nước ven bờ là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi caophía Tây, Tây-Bắc theo các dòng sông Ba Chẽ, Tiên Yên và Cái Mắm đổ ra vịnhtheo quy luật mùa Vào mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nước biểnchiếm ưu thế, độ mặn trong mùa này dao động từ 26-300/00 Vào mùa mưa, từtháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa lớn trên vùng vịnh và được cộng thêm lượngnước mưa từ phía các vùng núi cao đổ xuống đã làm cho độ mặn giảm xuốngđáng kể Độ mặn trung bình trong mùa này thường dao động từ 5-170/00
Trang 304.1.1.6 Gió bão
Tai biến thiên nhiên xảy ra ở Tiên Yên chủ yếu là bão Hàng năm khu vựcTiên Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão mạnh và khoảng 3-4 cơn bãoảnh hưởng gián tiếp Tháng có nhiều bão đổ bộ vào Tiên Yên là tháng 7 vàtháng 8, sớm hơn các khu vực khác ở miền Bắc Phần lớn các cơn bão đổ bộ vàoTiên Yên là bão vừa và nhỏ (tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10) Vào mùa bão,trung bình mỗi tháng có 1 cơn bão, năm nhiều có thể lên đến 3 hoặc 4 cơn bãomột tháng Ngược lại, nhiều tháng, nhiều năm không có cơn bão nào Kèm vớibão thường là mưa to gió lớn và gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực Tốc độ gió lớnnhất khi có bão tới trên 20 m/s, thậm chí không hiếm những cơn bão tốc độ lớnhơn 40 m/s gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực NTTS Bão kèm theo mưalớn, lượng mưa của các cơn bão đổ bộ trực tiếp ít nhất cũng trên 100mm, có khitới 300 – 400 mm gây ngọt hóa đột ngột hoặc lũ lụt phá vỡ các ao, đầm NTTS.Cùng thời gian khi mưa về nhiệt độ không khí lại càng giảm nhanh, làm cho rủi
ro của nuôi trồng thủy sản càng cao
4.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên đất
Đất đai xã Đồng Rui được hình thành chủ yếu do sản phẩm của sông, biểnbồi tụ và nước biển xâm nhập Diện tích đất của xã chủ yếu được sử dụng đểphục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản (Bảng 4.1)
Trang 31Bảng 4.1: Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất xã Đồng Rui năm 2011
Diện tích đất năm
2011 (ha)
Tỷ lệ (%)
Kế hoạch Năm 2015
(ha)
Năm 2020 (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 4.974,21 4.974,21 4.974,21
I Đất nông, lâm nghiệp 3.916,25 78,73 4.114,25 4.112,25
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 271,35 5,46 469,47 471,35 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 894,15 17,97 744,03 670,15
II Đất phi nông nghiệp 180,98 3,64 182,98 184,98
2.5 Đất phi nông nghiệp khác 137,56 2,77 137,56 137,56
(Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Đồng Rui năm 2011)
Năm 2011, diện tích đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm78,73% diện tích đất của toàn xã Ủy ban nhân dân xã Đồng Rui đưa ra kế hoạchtới năm 2015 tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tiến hành thuhẹp diện tích đất nuôi trồng thủy sản xuống còn 670,15 ha Diện tích đất lâmnghiệp chiếm tới 55,30% nhưng trên thực tế diện tích đất có rừng chỉ là 1472,9 ha
b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt chủ yếu do các hồ và lượng nước mưa cung cấp, khốilượng chưa nhiều (diện tích: 85 ha, trữ lượng khoảng 1.100.000 m3)
- Nguồn nước ngẩm có trữ lượng lớn, nếu đầu tư tốt sẽ đảm bảo nước chonhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
- Diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản hiện nay còn 894,03 ha bằng17,9% tổng diện tích đất tự nhiên
- Như vậy, với những tiềm năng về rừng, đất, nước rất thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp, khai thác các loại thủy hải sản có giá trị dưới tán RNM
c Tài nguyên rừng
Trang 32Đồng Rui hiện có 2.750,75 ha RNM (bao gồm: cây sú, vẹt, trang,đước, ), chiếm 55,3% diện tích đất tự nhiên RNM được giao cho các thôn quản
lý theo ranh giới RNM có tác dụng phòng hộ ngập mặn, bao chắn bảo vệ cáccon đê, giữ gìn cân bằng môi trường sinh thái, cũng là nơi sinh sống và pháttriển cho các loài hải sản quý có giá trị kinh tế
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số, dân tộc và cơ cấu ngành nghề
Về dân số
Xã Đồng Rui có 4 thôn là thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Bốn.Tính đến cuối năm 2011 xã Đồng Rui có 641 hộ với 2438 khẩu Trong đó namchiếm 49,21% và nữ chiếm 50,79% Thôn Thượng có 755 người, là thôn đôngdân nhất trong xã Thôn Hạ có 486 người là thôn ít dân nhất Số hộ và số khẩu
cụ thể của 4 thôn được thể hiện trong Bảng 4.2
Bảng 4.2: Tình hình dân số tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên
594268326
278 50,27 275 49,73
(Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Đồng Rui, 2011)
Xã Đồng Rui có rất ít người dân bản địa, chủ yếu là dân di cư từ huyệnTiên Lãng, Hải Phòng vào những năm 1978, 1990, 1996 trong các chương trìnhkinh tế mới của nhà nước và người dân tộc thiểu số di cư đến xã năm 1998 theoChương trình kinh tế mới của tỉnh Quảng Ninh Ngoài ra, có một số hộ dân tộcthiểu số di cư tự do đến sinh sống tại xã
Trang 33Về dân tộc
Huyện Tiên Yên có 9 dân tộc sinh sống là Kinh, Tày, Dao, Sán Dìu, SánChỉ, Hoa, Cao Lan, Thái, Nùng Nhưng ở xã Đồng Rui hiện chỉ có 5 dân tộc sinhsống, gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ và Hoa Người kinh chiếm khoảng85,3% dân số và đồng bào thiểu số người chiếm khoảng 14,7% (Bảng 4.3)
Bảng 4.3: Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2011
392 (16%)21336305
(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2011)
Các dân tộc thiểu số sống tương đối tập trung Dân tộc Dao đông nhất, có
73 hộ với 336 khẩu, sinh sống chủ yếu ở thôn Bốn (chiếm 53% dân số của thônBốn) và thôn Hạ So với năm 2008, số hộ dân tộc Dao tăng lên 13 hộ do các hộnày di cư đến từ Đắk Nông, nhưng trước đây đã từng sinh sống tại Tiên Yên.Tiếp đến là dân tộc Sán Chỉ, có 30 khẩu, cũng sinh sống tại thôn Bốn Dân tộcTày có 21 khẩu sống tại thôn Trung Dân tộc Hoa ít nhất, chỉ có 5 khẩu sinhsống rải rác tại các hộ gia đình người Kinh tại thôn Trung và thôn Thượng
Cơ cấu kinh tế
Đồng Rui có 511 hộ làm nông nghiệp (79,7%), chủ yếu là trồng trọt, chănnuôi gia đình quy mô nhỏ và khai thác thủy hải sản biển
Cơ cấu kinh tế của xã (Hình 4.2) gồm:
- Nông, lâm ngư nghiệp chiếm: 86,7% Sản xuất nông nghiệp ngáy càngphát triển đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã, góp phần ổn định kinh
Trang 34tế xã hội Trong đó nghành thủy sản (khai thác) cho giá trị kinh tế cao nhờ khaithác các loại thủy sản dưới RNM.
- Nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, chiếm 3%
- Ngành thương mại, dịch vụ, chiếm 10,3% với các hàng, cử hiệu ngàycàng phát triển cả về số lượng và quy mô
86.7
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Thương mại và dịch vụ
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của xã Đồng Rui
Cơ cấu lao động
- Tổng số lao động trong độ tuổi tham gia trong các ngành kinh tế: 1.429người chiếm 58,61% tổng dân số của xã
- Cơ cấu lao động phân theo ngành xã Đồng Rui được thể hiện trong Bảng 4.4
10,3%
3,0%
86,7%
Trang 35Bảng 4.4: Bảng cơ cấu lao động theo ngành xã Đồng Rui năm 2011 Lao động theo ngành nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Lao động nông, lâm, ngư nghiệp 1.109 77,6
Lao động công nghiệp, tiểu thủ
( Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Đồng Rui, 2011)
Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,6% số laođộng của toàn xã Lao động trong các ngành nghề khác chiếm số lượng nhỏ,trong đó chiếm số lượng ít nhất là lao động trong ngành thương mại và dịch vụ
- Lao động phân theo trình độ văn hóa:
+ Tiểu học: 13%
+ THCS: 67%
+ THPT: 20%
4.1.2.2 Điện, nước sinh hoạt và chất đốt
- Điện: Trên địa bàn huyện Tiên Yên có một nhà máy thuỷ điện KheXoong với công suất 680.800 KW/h, ngoài ra huyện còn tiếp nhận điện lướiQuốc gia 900.000 KW/h để phục vụ đời sống và sản xuất của huyện Mặc dùvậy, hiện nay mới chỉ có 6/11 xã, thị trấn trong huyện có điện hạ áp phục vụ sảnxuất và đời sống nhân dân Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vănhóa và sản xuất của người dân Đến cuối năm 2007, nhà nước đã đầu tư 1,6 tỷđồng xây dựng đường điện hạ thế cho thôn Hạ và thôn Bốn Đến này, nhân dântoàn xã đã có điện sinh hoạt và sản xuất, điều kiện sinh hoạt hàng ngày củangười dân đã được cải thiện
- Nước sinh hoạt: Xã Đồng Rui chưa có nước sạch Khoảng 90% hộ giađình sử dụng nước giếng khơi và giếng khoan để ăn uống và sinh hoạt, chỉ 10%
Trang 36số hộ có bể nước mưa Nhiều hộ vẫn phải dùng nước hồ để ăn, uống, sinh hoạt.Nước tưới trong khu vực cũng rất hạn chế Vào vụ chiêm, nước tưới chủ yếu làbơm từ các hồ lên, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồngđặc biệt là cây lúa.
- Chất đốt: Người dân xã Đồng Rui chủ yếu dùng củi làm chất đốt, chỉmột số ít hộ gia đình dùng than và gas Người dân thường đi vớt củi ngoài bãitriều, mang về phơi khô rồi sử dụng Nhiều hộ đi lấy củi tại các rừng, đồi ở BaChẽ khi các chủ đồi/rừng chặt cây để trồng keo và ở vùng rừng ngập mặn Tuynhiên, nguồn chất đốt này không ổn định, các nguồn chất đốt này sẽ mất đi khicác chủ hộ đã trồng xong các rừng keo
4.1.2.3 Công tác tài nguyên môi trường – xây dựng cơ bản
Về công tác môi trường
- Là xã có địa bàn dân cư sống tập trung thuận tiện cho sản xuất và sinhhoạt, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là nước mưa (bể), nước giếngđào, giếng khoan; một số hộ đồng bào dân tộc vẫn sử dụng nước tại hồ nướcngọt thôn Hạ để sinh hoạt
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 62,4% (400/641 hộ)
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước) đạt tiêuchuẩn 8% ( 50/641 hộ)
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 62,8% (350/641 hộ)
- Xử lý chất thải: Hiện xã chưa có công trình thu gom và xử lý rác thảisinh hoạt và rác thải chăn nuôi Phần lớn các hộ gia đình tự xử lý rác thải của giađình mình bằng cách đốt hoặc đổ trên các khu đổ rác trên địa bàn xã
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 45/83
cơ sở đạt 54,2%, chưa đạt là 38/83 bằng 45,8%
Để bảo vệ và phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp, xã thường xuyên
có các hoạt động như: trồng cây xanh, thường xuyên tổ chức cho thanh niên dọn
Trang 37vệ sinh đường làng, ngõ xóm; có ý thức bảo vệ các loại sinh vật có ích bảo vệcây trồng; quản lý, bảo vệ và tăng cường các nguồn tài trợ để trồng RNM,
4.2 Thực trạng công tác quản lý RNM xã Đồng Rui
4.2.1 Hiện trạng RNM xã Đồng Rui
Diện tích RNM xã Đồng Rui
Rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện tiên Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trướcđây với tổng diện tích khoảng 3.000 ha, được coi là hệ sinh thái rừng ngập mặnđiển hình của khu vực phía bắc Việt Nam Rừng ngập mặn tại địa phương trướcđây có chất lượng rừng tốt, rất phong phú về số lượng loài cây, về hệ sinh thái
cư trú các loài hải sản và động vật đã đem lại nguồn lợi thu nhập tốt cho ngườidân địa phương Tuy rừng ngập mặn xã Đồng Rui đang bi suy thoái nghiêmtrọng cả về diện tích (xấp xỉ 50%) và chất lượng trong vòng 15 năm qua Hiệntại, những diện tích rừng còn sót lại vẫn đang tiếp tục bị đe dọa tàn phá và suythoái do liên quan tới những lý do nêu trên và làm ảnh hưởng xấu nghiêm trọngtới môi trường, sản xuất và đời sống các cộng đồng địa phương
Trang 3820 ha rừng ngập mặn, nâng cao nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn đối vớimôi trường, đời sống cộng đồng nhằm giảm áp lực lên rừng ngập mặn Một số
hộ dân được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng hầm biogas, giảm hoạt động khai thác
gỗ rừng ngập mặn làm nhiên liệu
Cuối năm 2010, diện tích rừng ngập mặn được trồng đều phát triển tốt,chỉ một số ít cây bị chết, và một số cần được chăm sóc và tiếp tục bảo vệ Tạirừng ngập mặn, các loài thủy, hải sản được sử dụng hợp lý, bền vững, đảm bảocho việc khai thác lâu dài không làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môitrường Cộng đồng tại địa phương đã dần hạn chế khai thác tài nguyên rừngngập mặn, đất rừng bừa bãi Người dân được trang bị kiến thức về quản lýnguồn tài nguyên, tham gia hoạt động tự quản, giúp cho việc bảo vệ rừng ngậpmặn sau khi trồng được tốt hơn do có sự giúp sức của người dân (Bảng 4.5)
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp diện tích RNM huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 – 2010
STT Đơn vị
(xã)
Diện tích rừng ngập mặn (ha)
Ghi chú Tổng
Chia theo trạng thái Rừng tự
nhiên
Rừng trồng
Chưa có rừng
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên)
Tới năm 2010, huyện Tiên Yên có tổng cộng 2750,75 ha rừng ngập mặn.Trong đó xã Đồng Rui có tổng diện tích rừng lớn nhất, chiếm 43% tổng diệntích rừng ngập mặn toàn xã Từ năm 2005 – 2011, ở Đồng Rui có 245,3 ha rừngđược trồng mới chiếm 8,9% tổng diện tích rừng của xã Hiện nay ở Đồng Rui có