Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện 1 Khối lượng, thành phần chất thải rắn y tế trong bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh hà nội” (Trang 34 - 37)

4.3.1. Khối lượng, thành phần chất thải rắn y tế trong bệnh viện 4.3.1.1. Khối lượng chất thải rắn y tế

Lượng chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại phát sinh thay đổi hàng ngày, hàng tháng, theo mùa và theo thời tiết. Trong bệnh viện, các khối chức năng khác nhau sẽ có lượng chất thải phát sinh, đặc điểm chất thải khác nhau do có hoạt động đa dạng trong bệnh viện. Lượng chất thải đa dạng và nguy

hiểm nhất thường tập trung ở khối kĩ thuật nghiệp vụ như khoa phẫu thuật, khoa hồi sức cấp cứu, các phòng điều trị bệnh, khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh...

Hình 4.2: Biểu đồ khối lượng rác thải của bệnh viện từ năm 2008-2012

(Nguồn: Ban chống nhiễm khuẩn bệnh viện)

Nhìn biểu đồ ta thấy lượng rác thải của bệnh viện có xu hướng tăng dần qua các năm (năm 2008 là 57525 kg đến năm 2012 là 62271 kg tăng 8,25%). Bên cạnh đó do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao nên có điều kiện quan tâm hơn trong việc khám và chữa bệnh, lượng người vào bệnh viện khám và điều trị tăng lên nên lượng rác thải cũng vì vậy mà tăng lên.

Ngoài ra, bệnh viện là nơi hàng ngày có số lượng lớn nhân viên, sinh viên thực tập và số lượng người nhà bệnh nhân cũng góp phần làm tăng lượng rác thải sinh hoạt của bệnh viện lên.

Hình 4.3: Biểu đồ khối lượng chất thải rắn của bệnh viện năm 2012

(Nguồn: Ban chống nhiễm khuẩn bệnh viện)

Trong năm 2012, lượng chất thải rắn của bệnh viện phát sinh là 62271 kg. Nhìn vào đồ thị ta thấy lượng chất thải rắn của bệnh viện trong các tháng có sự biến động không lớn. Tháng có lượng chất thải nhỏ nhất là tháng tháng 1 (4459 kg); tháng 2 (4396 kg), còn tháng 10 (6125 kg) có lượng rác thải lớn nhất.

Lượng rác thải của tháng 2 giảm so với các tháng khác là do tháng 2 số lượng nhân viên trong bệnh viện được nghỉ tết và một số lượng lớn bệnh nhân xin điều trị ngoại trú trong dịp tết Nguyên Đán.

Còn tháng 3 lượng rác thải tăng so với tháng 2 là do số lượng bệnh nhân nhập viện sau thời gian điều trị ngoại trú trong dịp tết. Và một số người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao,... đến nhập viện tăng do sử dụng bia, rượu, bánh kẹo ngọt nhiều nên làm bệnh tăng lên. Ngoài ra tháng 3 là mùa hoa xoan nở kết hợp với khí hậu ẩm ướt mưa phùn của mùa xuân sẽ tạo đều kiện cho một số dịch bệnh như sốt phát ban, lên sởi, quai bị,... Còn vào tháng 5 thường hay mắc các bệnh như dịch tả, ỉa chảy,... nhiều hơn so với các tháng khác. Tháng 5 do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu về sinh hoạt của người nhà

bệnh nhân, bệnh nhân cũng như nhân viên bệnh viện thay đổi như sử dụng nhiều các loại nước giải khát, trái cây, tắm giặt của bệnh nhân.... do vậy lượng chất thải thông thường như (chai nước, bao bì,...) tăng lên đáng kể so với các tháng khác, điển hình là tháng 6, 7 là hai tháng nắng nóng ở huyện Đông Anh. Tháng 10 là tháng có lượng rác thải lớn nhất (6125 kg) do đây là thời điểm chuyển mùa, do vậy khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm cho số lượng bệnh nhân tăng lên và thời điểm này cũng là thời điểm sinh viên của các trường về thực tập nhiều, do đó khối lượng chất thải tăng lên.

Tuy nhiên khối lượng chất thải còn phụ thuộc vào sự bùng phát của các đợt dịch bệnh, các tai nạn bất ngờ như cháy, nổ và các vụ tai nạn giao thông, sự sử dụng các sản phẩm một lần trong khám chữa bệnh... dẫn đến lượng chất thải rắn trong các tháng trong năm có thể thay đổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh hà nội” (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w