Thành phần của chất thải rắn bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh hà nội” (Trang 37 - 39)

Số liệu theo dõi qua quá trình giám sát cân rác thải trực tiếp hàng ngày tại kho chứa rác thải y tế tại bệnh viện và qua sổ sách lưu giữ của năm 2012 và 2013.

Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1 : Kết quả điều tra thành phần CTR bệnh viện trong nhà

TT Thành phần Tỷ lệ %

1 Giấy, bìa, vỏ hộp 9

2 Bơm kim tiêm 9,35

3 Đồ thủy tinh, lọ thuốc tiêm, ống tiêm 5,12

4 Vải, bông, băng, bột bó 13,79

5 Đồ nhựa (túi nilon, ống dẫn lưu, lọ...) 4,19

6 Bệnh phẩm, mô, bộ phận bị cắt bỏ 1

7 Chất thải hữu cơ 35,34

8 Chất thải xây dựng 22,21

Tổng 100

Đối chiếu với thành phần các loại chất thải trung bình của bệnh viện trong nước cho thấy thành phần chất thải của bệnh viện có sự xê dịch rất nhỏ so với thành phần chất thải rắn bệnh viện của cả nước. Tuy nhiên, có một số thành phần chất thải có sự dao động lớn so với trung bình cả nước như bệnh phẩm, mô, u xơ... 0,43% (cả nước là 0,60%); bơm kim tiêm nhựa chiếm 0,30% (cả nước là 0,90%); và đồ nhựa chiếm 6,35% (cả nước là 10,10%).

Thành phần khối lượng các loại chất thải được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ về khối lượng các loại chất thải rắn

(Nguồn: ban chống nhiễm khuẩn của bệnh viện) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chất thải thông thường có tỷ lệ về khối lượng là lớn nhất chiếm 70,74% tổng lượng chất thải rắn của bệnh viện; chất thải lây nhiễm sắc nhọn chiếm 9,35%, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn chiếm 13,79%. Do là bệnh viện tuyến huyện nên các loại thuốc hóa học sử dụng không nhiều nên lượng chất thải hóa học chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 1%. Đối với chất thải tái chế là 5,12% trong tổng số chất thải rắn của bệnh viện. Điều này cho thấy công việc phân loại chất thải của bệnh viện còn nhiều hạn chế vì theo ý kiến của các chuyên gia trong nước cũng như ý kiến của tổ chức y tế

thế giới thì nếu việc phân loại chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng có thể lên tới 20% tổng lượng chất thải rắn của bệnh viện.

Hình thức xử lý phù hợp trong điều kiện thực tế nhất hiện nay là thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng.Tuy lượng chất thải rắn y tế nguy hại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải rắn thông thường nhưng chất thải rắn y tế nguy hại lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyền dịch bệnh , ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và việc xử lý đã được triệt để, để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống. Nếu rác không đem đốt thì phải kí với các công ty trách nhiệm hữu hạn URENCO10.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa đông anh hà nội” (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w