5.1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hiện trạng chất thải y tế là một loại chất thải rắn được xếp vào loại chất thải nguy hại, vì vậy để đảm bảo an toàn cho con người cũng như tránh ô nhiễm môi trường thì việc thực hiện tốt từng công đoạn trong công tác quản lý là vô cùng quan trọng từ khâu phân loại, thu gom tới vận chuyển xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa Đông Anh.
Lượng rác thải qua các năm của bệnh viện có xu hướng gia tăng trong mấy năm gần đây năm 2008 là 57525 kg đến năm 2012 là 62271 kg gấp 1,08 lần. Nguyên nhân của việc gia tăng lượng rác thải ở đây chủ yếu là do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao.
Chất thải thông thường có tỷ lệ về khối lượng là lớn nhất chiếm 70,74% tổng lượng chất thải rắn của bệnh viện; chất thải lây nhiễm sắc nhọn chiếm 9,35%; chất thải lây nhiễm không sắc nhọn chiếm 13,79%; chất thải hóa học chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 1%; chất thải tái chế là 5,12% trong tổng số chất thải rắn của bệnh viện.
Chất thải trong bệnh viện được tiến hành phân loại tại nguồn phát sinh (phân thành 2 loại: rác thải y tế thông thường và rác thải y tế nguy hại) được thực hiện bởi nhân viên hộ lí từng khoa, phòng và nhân viên môi trường của bệnh viện trong quá trình thu gom.
Rác thải y tế nguy hại sau khi phân loại được các nhân viên môi trường thu gom, vận chuyển về khu lưu giữ chất thải y tế và được nhân viên của công ty URENCO 10 thực hiện thu gom vận chuyển đi nơi khác xử lý. Còn rác thải thông thường cũng được thu gom, vận chuyển về khu tập kết rác thải thông thường của bệnh viện và được nhân viên của công ty môi trường đô thị xử lý thực hiện thu gom vận chuyển hàng ngày đến bãi rác tập chung của thành phố Hà Nội.
Bệnh viện cũng có biên bản bàn giao theo mẫu của sở tài nguyên và môi trường. Bệnh viện cũng có giám sát, có sổ theo dõi tổng hợp chất thải của từng khoa, từng loại tổng hợp chung.
Ngoài ra có những giải pháp, chính sách: quy định nội bộ trong phạm vi của bệnh viện về công tác vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm khuẩn, quản lý CTRYT, phân công trách nhiệm cho từng đối tượng, thưởng phạt nghiêm minh, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý chất thải, công tác giáo dục tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dưới các hình thức phù hợp.
5.2. Kiến nghị
Bệnh viện phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chất thải lây nhiễm thất thoát ra môi trường bên ngoài. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Để có thể kiểm soát được ôi nhiễm do chất thải rắn y tế gây ra cần thiết phải có giải pháp tổng thể cho bệnh viện. Các giải pháp cần có sợ kết hợp hài hòa giữa các công cụ chính sách, công cụ kinh tế cũng như các giải pháp kỹ thuật.
– Bệnh viện cần xây đựng các chính sách, chương trình mang tính chất định hướng cho bệnh viện.Từ đó các cơ quan liên quan như Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở y tế để phối hợp triển khai thực hiện bằng các biện pháp cụ thể hóa các chương trình đã được xây dựng.
– Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp thực hiện thành phố cũng cần phải xây dựng lộ trình thực hiện. Lộ trình thực hiện cần phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện. Có như vậy mí đảm bảo các mục tiêu đề ra.
Đồng thời cũng cần có sợ phối hợp của các cán bộ, chính quyền, các đơn vị chuyên môn để cùng hành động. Bên cạnh đó, một đối tượng rất quan trọng đó là các y tá, nhân viên thu gom chất thải bệnh viện. Bởi đây chính là lực lượng chính quyết định sự thành công của công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế.
– Xây dựng các lò đốt cho các bệnh viện, xây dựng các lò đốt để đốt các chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế nhỏ như trạm y tế xã; y tế tư nhân, để đảm bảo môi trường tránh làm lây lan các mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.